Giáo án dạy tốt Tháng 4 - Tiết 61, Bài 58: Đa dạng sinh học (tt) - Năm học 2015-2016 - Đỗ Phạm Duy Nhân

Hoạt động 1: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa

Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I/189/SGK, trả lời câu hỏi

H: Khí hậu ở môi trường nhiệt đới gió mùa khác như thế nào so với đới nóng và đới lạnh ?

H: Từ khí hậu em dự đoán ĐDSH ở môi trường này như thế nào?

Treo bảng phụ về nhu cầu sống của 7 loài rắn yêu cầu HS quan sát thảo luận (5 phút)

+ Giải thích vì sao trên đồng có 7 loài rắn cùng sống mà không hề cạnh tranh?

+Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao như vậy?

+ Tương tự hãy cho một ví dụ minh họa ?

+So sánh với đới nóng và đới lạnh?

GV gọi đại diện nhóm trả lời kết quả

GV nhận xét, bổ sung

GV bổ sung thêm ví dụ:

Nhiều loài cá sống trong ao:

+ Loài kiếm ăn ở tầng nước mặt như cá mè

+ Tầng đáy: cá trạch, cá quả

+ Đáy bùn: lươn

Hoạt động 2: Lợi ích của đa dạng sinh học

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong mục II/190/ SGK trả lời câu hỏi

H: ĐDSH động vật mang lại lợi ích gì ? Cho ví dụ.

H: Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học còn có giá trị gì đói với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước?

Giáo dục biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai:

Đa dạng sinh học đảm bảo sự cân bằng của các hệ sinh thái→giảm tác động của biến đổi khí hậu

-GV kết luận

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy tốt Tháng 4 - Tiết 61, Bài 58: Đa dạng sinh học (tt) - Năm học 2015-2016 - Đỗ Phạm Duy Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY TỐT THÁNG 4
Ngày soạn: 28/3/2016
Tiết 61
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức
- Giải thích được ở môi trường nhiệt đới sự đa dạng về loài là cao hơn hẳn ở môi trướng hoang mạc và đới lạnh
 - Nêu được ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học , Nêu được nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học
2. Kĩ năng: Phân tích, khái quát hóa, tìm hiểu thông tin, quan sát tranh
* Kĩ năng sống
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi làm suy giảm đa dạng sinh học
- Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểusự đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa, những lợi ích của đa dạng sinh học, về nguy cơ suy giảm và nhiệm vụ bảo vệ sự đa dạng sinh học của toàn dân.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh học
II.CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập củng cố
 2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn các lệnh trong SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tình hình lớp (1 phút) 
-Điểm danh học sinh trong lớp.
-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
Câu hỏi kiểm tra
Câu 1/ ĐDSH động vật ở môi trường đới nóng và đới lạnh thể hiện như thế nào? Cho ví dụ để chứng minh ? 
 Dự kiến phương án trả lời của học sinh: 
 Câu 1/ Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đặc biệt rất thấp chỉ tồn tại những loài có cấu tạo và tập tính thích nghi với điều kiện và thời tiết khắc nghiệt 
 Đới lạnh: Gấu trắng có hiện tượng ngủ đông
-Đới nóng: Cấu tạo Chân dài và cao
 Móng rộng, đệm thịt dày
 Bướu mỡ lạc đà 
 3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài (1 phút) Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới thể hiện như thế nào? 
* Tiến trình bài dạy: 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12 phút
Hoạt động 1: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa 
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I/189/SGK, trả lời câu hỏi
H: Khí hậu ở môi trường nhiệt đới gió mùa khác như thế nào so với đới nóng và đới lạnh ?
H: Từ khí hậu em dự đoán ĐDSH ở môi trường này như thế nào? 
Treo bảng phụ về nhu cầu sống của 7 loài rắn yêu cầu HS quan sát thảo luận (5 phút)
+ Giải thích vì sao trên đồng có 7 loài rắn cùng sống mà không hề cạnh tranh? 
+Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao như vậy? 
+ Tương tự hãy cho một ví dụ minh họa ? 
+So sánh với đới nóng và đới lạnh?
GV gọi đại diện nhóm trả lời kết quả 
GV nhận xét, bổ sung
GV bổ sung thêm ví dụ: 
Nhiều loài cá sống trong ao:
+ Loài kiếm ăn ở tầng nước mặt như cá mè
+ Tầng đáy: cá trạch, cá quả
+ Đáy bùn: lươn
Hoạt động 1: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa 
HS nghiên cứu thông tin mục I/189/SGK, trả lời câu hỏi
→Thời tiết dễ chịu hơn, ấm áp, mưa vào mùa đông khí hậu ôn hòa 
→Rất cao thể hiện ở số loài nhiều
Thảo luận nhóm hoàn thành 
Kết quả trên bảng nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung 
→Vì chúng tận dụng nguồn thức ăn khác nhau, thời gian đi tìm thức ăn cũng khác nhau 
→Vì mỗi loài chuyên hóa và thích nghi với điều kiện sống khác nhau 
→Trong một ao cá có nhiều loài cá cùng chung sống
→ĐDSH ở đây cao hơn, số lượng loài nhiều hơn 
-Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
-HS ghi nhận
 I: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa 
ĐDSH động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú
Số loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống thích hợp
10 phút
Hoạt động 2: Lợi ích của đa dạng sinh học
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong mục II/190/ SGK trả lời câu hỏi
H: ĐDSH động vật mang lại lợi ích gì ? Cho ví dụ.
H: Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học còn có giá trị gì đói với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước?
Giáo dục biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai:
Đa dạng sinh học đảm bảo sự cân bằng của các hệ sinh thái→giảm tác động của biến đổi khí hậu
-GV kết luận
Hoạt động 2: Lợi ích của đa dạng sinh học
HS nghiên cứu thông tin trong mục II/190/ SGK trả lời câu hỏi
→Đáp ứng nhu cầu về nhiều mặt : thực phẩm, dược phẩm, xuất khẩu, sức kéo, phân bón
→+Sản phẩm công nghiệp: da, lông, sáp ong.
+Văn hóa: cá cảnh, chim cảnh,..
+ Sản phẩm nông nghiệp: thức ăn gia súc, phân bón
+ Có giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao và uy tín trên thị trường thế giới như cá basa, tôm hùm, tôm càng xanh
Và hình thành khu du lịch
 II: Lợi ích của đa dạng sinh học
ĐDSH mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế đất nước:
+Sản phẩm công nghiệp: da, lông, sáp ong.
+Văn hóa: cá cảnh, chim cảnh,..
+ Sản phẩm nông nghiệp: thức ăn gia súc, phân bón...
+ Trong nghiên cứu khoa học: chuột bạch, ếch
10 phút
Hoạt động 3: Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ ĐDSH
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong mục III/190/ SGK trả lời câu hỏi
H: Nguyên nhân nào dẫn tới việc suy giảm ĐDSH ? 
H: Cần có biện pháp gì để bảo vệ Đ DSH động vật và dựa trên cơ sở nào để bảo vệ ? 
H: Bản thân mỗi em cần làm gì để bảo vệ Đ DSH ?
Giáo dục BĐKH và phòng chống thiên tai cho Hs: Từ việc hiểu biết những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới,giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh học bằng cách thực hiện và tuyên truyền mọi người:
+ Nghiêm cấm khai thác rừng bữa bãi
+ Nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật hoang dã
+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học.
-GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3: Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ ĐDSH
HS nghiên cứu thông tin trong mục III/190/ SGK trả lời câu hỏi
→Do nhiều hoạt động của con người như: phá rừng, du canh, du cư, khai hoang,., do nhu cầu phát triển của xã hội 
→Giáo dục, tuyên truyền rộng rải trong nhân dân, bảo vệ động vật cấm săn bắn chống ô nhiễm môi trường xây dựng cần dựa trên: bảo vệ phải gắn với bảo vệ thực vật , mùa sinh sản 
→Tuyên truyền, không săn bắn động vật và nuôi động vật có gía trị
-Đại diện HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
-HS ghi nhận
III: Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ ĐDSH
1/ Nguyên nhân suy giảm
 -Do nhu cầu phát triển của xã hội
-Ý thức của người dân: đốt rừng, săn bắt bừa bãi
2/ Bảo vệ ĐDSH
+ Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân
+Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi
+ Nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật hoang dã
+ Chống ô nhiễm moi trường
+Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học 
5 phút
Hoạt động 4:Củng cố
-GV treo bảng phụ, yêu cầu HS hoàn thành bài tập trên bảng phụ
-GV chấm bài 3 Hs làm nhanh, sau đó sửa bài
-Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
Hoạt động 4:Củng cố
HS làm bài
+Trong môi trường nhiệt đới gió mùa, có mưa nhiều, khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định
+Trong cùng điều kiện sống có nhiều loài sinh vật cùng sống nên đã tận dụng hết nguồn sống, giảm được sự cạnh tranh-khống chế không cần thiết giữa các động vật, giữa động vật-thực vật
Các dấu hiệu
Môi trường
Nhiệt đới gió mùa
Đới nóng, đới lạnh
1. Môi trường sống sinh vật
2. Nguồn thức ăn
3. Khí hậu
4. Độ đa dạng sinh học động vật
Đáp án
Các dấu hiệu
Môi trường
Nhiệt đới gió mùa
Đới nóng, đới lạnh
1. Môi trường sống sinh vật
Nhiều
Ít
2. Nguồn thức ăn
Phong phú
Khan hiếm
3. Khí hậu
Nóng ẩm tương đối ổn định
khắc nghiệt
4. Độ đa dạng sinh học động vật
Cao
Thấp
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1 phút)
-Ra bài tập về nhà:
 Học bài trả lời câu hỏi 2/191/SGK.
-Chuẩn bị bài mới: Soạn các lệnh nội dung bài “Biện pháp đấu tranh sinh học”
 IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG : 

File đính kèm:

  • docBai_58_Da_dang_sinh_hoc_tiep_theo.doc