Giáo án dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột môn Tự nhiên Xã hội Lớp 1 - Tiết 23: Cây hoa - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tám

- GV cho HS lần lượt kể tên một số cây hoa mà em biết?

+ GV nêu: Các cây hoa rất khác nhau, đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dạng, kích thước nhưng các cây hoa đều có chung về mặt cấu tạo

– Vậy cấu tạo của cây hoa gồm những bộ phận chính nào?

Bước 2 : Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua vật thực hoặc hình vẽ về cây hoa.

Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi:

+ GV cho HS làm việc theo nhóm 4.

+ GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm: Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học:

- Cây hoa có nhiều lá không?

- Cây hoa có nhiều bông hoa hay ít bông hoa?

- Cây hoa có nhiều rễ không?

- Lá cây hoa có gai không ?

Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá.

+ GV hướng dẫn, gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.

Bước 5 : Kết luận, rút ra kiến thức

+ GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát, thảo luận.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột môn Tự nhiên Xã hội Lớp 1 - Tiết 23: Cây hoa - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/02/2016
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 02 năm 2016
Tự nhiên – Xã hội 
 Tiết 23: CÂY HOA
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
 - Quan sát, phân biệt, nói đúng tên các bộ phận chính của cây hoa.
 - Nêu được một số cây hoa và nơi sống của chúng.
 - Nêu được lợi ích của hoa, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây hoa.
 II. Đồ dùng
+ GV : Phiếu kiểm tra, hình vẽ các cây hoa trang 48 và 49 SGK, 1 cây hoa hồng, máy chiếu. 
+ HS : Sưu tầm một số cây hoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra 2 HS về các nội dung sau :
 - Vì sao chúng ta nên ăn nhiều rau ?
 - Khi ăn rau cần chú ý điều gì ?
 + GV nhận xét đánh giá, chốt lại nội dung bài cũ
Bài mới : 
a) Giới thiệu :
- GV bật loa cho HS hát theo bài cây bông hồng 
- Trong bài hát các em vừa nghe được nhắc đến cây gì? ( cây hoa hồng)
- GV đưa cây hoa hồng ra trước lớp cho HS quan sát và nêu : Cây hoa có nhiều ích lợi đối với chúng ta, tiết học hôm nay lớp chúng mình sẽ tìm hiểu về cây hoa.
b) Các bước thực hiện:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoát động 1 : Tìm hiểu các bộ phận chính của cây hoa 
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát :
- GV cho HS lần lượt kể tên một số cây hoa mà em biết?
+ GV nêu: Các cây hoa rất khác nhau, đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dạng, kích thước  nhưng các cây hoa đều có chung về mặt cấu tạo 
– Vậy cấu tạo của cây hoa gồm những bộ phận chính nào?
Bước 2 : Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua vật thực hoặc hình vẽ về cây hoa.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi:
+ GV cho HS làm việc theo nhóm 4.
+ GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm: Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học:
- Cây hoa có nhiều lá không?
- Cây hoa có nhiều bông hoa hay ít bông hoa?
- Cây hoa có nhiều rễ không?
- Lá cây hoa có gai không ?
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá.
+ GV hướng dẫn, gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.
Bước 5 : Kết luận, rút ra kiến thức 
+ GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát, thảo luận.
 + GV cho HS vẽ các bộ phận chính của một cây hoa.
 + GV hướng dẫn HS so sánh và đối chiếu.
+ GV gọi 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây hoa.
- Nội dung lên và chốt lại các bộ phạn chính của cây hoa
Hoạt động 2: Làm việc với SGK tìm hiểu về lợi ích của việc trồng hoa.
+ Cho HS làm việc nhóm 4: quan sát tranh: 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, các em khác bổ sung.
+ GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
Hoạt động 3 : Trò chơi Đúng – Sai
+ GV chia 10 HS tham gia chơi thành hai đội và dán 2 phiếu kiểm tra lên bảng 
+ Trong 3 phút đội nào được nhiều câu đúng nhất thì đội đó thắng.
+ GV kết thúc, tuyên dương đội thắng cuộc.
- GV đưa tranh ảnh về một số loài cây hoa và nêu về tác dụng của chúng.
Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) 
 + GV gọi vài HS lần lượt nhắc lại nội dung bài học.
 + Dặn HS về nhà học bài, và chuẩn bị bài mới.
 + GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt.
- HS quan sát, nghe tình huống
- HS lần lượt kể tên một số cây hoa mà mình biết.
+ HS nghe và suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi, khám phá.
+ HS làm việc cá nhân thông qua vật thực hoặc hình vẽ về cây hoa – ghi lại những hiểu biết của mình về các bộ phận chính của cây hoa vào vở ghi chép thí nghiệm ( HS có thể viết hoặc vẽ hình ).
+ HS làm việc theo nhóm 4: Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của một cây hoa.
+ Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi về cấu tạo của cây hoa .
+ Các nhóm quan sát cây hoa và thảo luận các câu hỏi ở bước 3 .
+ Đại diện các nhóm trình bày kết luận về cấu tạo của cây hoa.
+ HS vẽ và mô tả lại các bộ phận chính của một cây hoa vào vở ghi chép thí nghiệm.
+ HS so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không?
 + 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây hoa.
- HS quan sát, nghe và nhắc lại 
+ HS làm việc nhóm 4: quan sát tranh ở trang 48, 49 thảo luận các câu hỏi :
- Các hình ở trang 48, 49 vẽ các loại hoa nào?
- Các em còn biết loại hoa nào nữa?
- Hoa được dùng để làm gì?
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Hs chơi trò chơi Đúng – Sai 
- Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm thích hợp:
- Cây hoa là loài thực vật 
- Cây hoa khác cây su hào 
- Cây hoa có rễ, thân, lá và hoa . . . .
- Lá của cây hoa hồng có gai 
- Thân cây hoa hồng có gai .
- Cây hoa đồng tiền có thân cứng
- Cây hoa để trang trí, làm cảnh, làm nước hoa 
- HS quan sát nghe và ghi nhớ
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

File đính kèm:

  • docBàn tay nặn bột TNXH Lớp 1 Cây hoa tám 2016.doc