Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật Lớp 1 - Chủ đề 13: Khu nhà em ở

Hoạt động 1: Tìm hiểu:

- Giới thiệu một số tranh ảnh về ngôi nhà khác nhau, ở từng vùng miền khác nhau cho HS quan sát .( hình 13.1 và 13.2 tr 59 sách Mĩ thuật1)

- Gợi ý cho các nhóm trả lời các câu hỏi sau:

+ Ngôi nhà có các bộ phận gì?.

+ Các bộ phận này thường có hình dạng gì?

+ Màu sắc các ngôi nhà như thế nào ?

+ Ngôi nhà nào cao tầng?.Ngôi nhà nào thấp tầng?

+ Tìm ra những điểm khác nhau của ngôi nhà.

+ Ngôi nhà em ở đâu, vùng nào, có đặc điểm gì?

+ Các ngôi nhà xung quanh có điểm nào giống và khác với ngôi nhà của em ?

- GV nhận xét, bổ sung.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật Lớp 1 - Chủ đề 13: Khu nhà em ở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 1
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 13: KHU NHÀ EM Ở
( 4 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
 - Nhận ra và nêu được đặc điểm cơ bản của một vài ngôi nhà đơn giản.
 - Vẽ và trang trí được ngôi nhà theo ý thích.
 - Biết hợp tác nhóm để tạo ra khu nhà nơi em sống.
 - Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình,nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 1
	- Sản phẩm của HS : Tranh vẽ đề tài ngôi nhà, các bước vẽ tranh theo chủ đề 
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 1
	- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán, các vật liệu dạng hộp, đất nặn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu: 
- Giới thiệu một số tranh ảnh về ngôi nhà khác nhau, ở từng vùng miền khác nhau cho HS quan sát .( hình 13.1 và 13.2 tr 59 sách Mĩ thuật1)
- Gợi ý cho các nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Ngôi nhà có các bộ phận gì?. 
+ Các bộ phận này thường có hình dạng gì?
+ Màu sắc các ngôi nhà như thế nào ?
+ Ngôi nhà nào cao tầng?.Ngôi nhà nào thấp tầng?
+ Tìm ra những điểm khác nhau của ngôi nhà. 
+ Ngôi nhà em ở đâu, vùng nào, có đặc điểm gì?
+ Các ngôi nhà xung quanh có điểm nào giống và khác với ngôi nhà của em ? 
- GV nhận xét, bổ sung.
Tóm lại: Nhà có nhiều bộ phận như: thân nhà, cửa ra vào, của sổ, mái nhà, với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau: có nhà cao tầng, thấp tầng. Cửa ra vao thường có dạng hình chữ nhật, cửa sổ hình vuông, hình tròn, mái nhà hình tam giác, mái bằng, mái hình thang.
- Cho HS đọc lại ghi nhớ Sách MTH tr 59.
- GV nhận xét tiết học
- HS quan sát tranh , thảo luận trả lời câu hỏi theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm bạn nhận xét
-HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Cách thực hiện
- Từ những ngân hàng hình ảnh ở tiết 1 và tham khảo một số bức tranh về ngôi nhà của HS năm trước, các em ghi nhớ và vẽ hoặc tạo hình thành một bức tranh về ngôi nhà.
- Hướng dẫn HS vẽ hoặc tạo hình ngôi nhà bằng giấy màu và trang trí ngôi nhà theo các bước: 
B1: Vẽ thân nhà và mái nhà.
B2: Vẽ cửa ra vào và cửa sổ.
B3: Trang trí bằng đường nét và màu sắc.
- GV gợi ý thêm ý tưởng cho các nhóm để tạo tính phong phú hơn.Ví dụ :
+ Nhóm em sẽ vẽ ngôi nhà ở vùng miền nào?
+ Ngôi nhà đó có những hình ảnh nào?
- Học sinh quan sát, tham khảo tranh và hình thành ý tưởng tạo tranh của nhóm.
- HS quan sát cách thực hiện.
Hoạt động 3. Thực hành
3.1. Hoạt động cá nhân
- GV hướng dẫn học sinh hoạt động cá nhân.
+ Vẽ ngôi nhà và trang trí theo ý thích.
+ Cắt hoặc xé rời hình ngôi nhà ra khỏi tờ giấy để tạo kho hình của nhóm (H13.5 Sách MTH tr 60)
+ Có thể vẽ thêm cây cối, hàng rào, con vật,cho sinh động.
 3.2. Hoạt động nhóm:
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các ngôi nhà thành khu nhà, hướng dẫn các em dán lên tờ giấy khổ lớn (A2) theo nhóm 4
*Gợi ý HS vẽ thêm các hình ảnh khác để tạo thành bức tranh sinh động hơn (hình 13.6 trang 61/ sách HMT). Chú ý sắp xếp bố cục cho cân đối, nổi bật được hình ảnh chính, màu sắc có đậm có nhạt..
- HS thực hiện cá nhân, vẽ và tô màu theo ý thích.
- Cùng các bạn trong nhóm sắp xếp các ngôi nhà thành khu nhà.
Hoạt động 4. Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Hướng dẫn HS tham quan sản phẩm nhóm bạn.
- Gợi ý HS đặt câu hỏi về sản phẩm của các nhóm, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. Ví dụ :
+ Hình ảnh này bạn làm bằng những vật liệu gì?
+ Làm thế nào bạn có thể tạo được hình ảnh này?
+ Bạn đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của nhóm? 
+ Em thích bài vẽ nào của các bạn trong lớp. Em học hỏi được gì từ bài vẽ của các bạn?
- GV nhận xét chung: Qua bài học này ta biết trân trọng và yêu quý ngôi nhà của chúng ta,luôn có ý thức bảo vệ môi trường, luôn luôn giữ gìn bản sắc dân tộc mà ông cha ta đã để lại. 
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài học của mình vào Sách HMT tr 60
- GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành bài của nhóm, sự cố gắng của các thành viên.
*Củng cố:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích HS chưa hoàn thành bài.
* HĐ nối tiếp:
- Hướng dẫn HS tham khảo tranh hình 13.8; yêu cầu HS vẽ ,tạo hình, trang trí ngôi nhà bằng các chất liệu khác như : vỏ hộp, bìa theo nhóm 4.
- Vệ sinh lớp học
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm bằng cách lưu vào tủ cá nhân hoặc trang trí trên lớp học.
- Các nhóm trưng bày.
- Tham quan các sản phẩm của nhóm bạn.
- HS trao đổi, chia sẻ cách làm của nhóm cùng với cả lớp.

- HS tự đánh giá 
- HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân.
- HS quan sát và thực hiện
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 2
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 13: EM ĐẾN TRƯỜNG 
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
	-Học sinh tìm hiểu được hình dáng của con người trong quá trình hoạt động. (Ví dụ như: đi, đứng, chạy, nhảy...).
	-Học sinh biết cách nặn, vẽ, xé dán thể hiện qua các hoạt động con người.
	-Học sinh phát biểu được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 2 
	- Giấy A 4, bìa cứng, tranh ảnh, bài vẽ của học sinh để truyền đạt.
	- Sản phẩm của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 2
	- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
-Tìm hiểu: Quan sát hình 13.1
+ Các bạn trong hình đang làm gì, ở đâu, trong mỗi học sinh khác nhau, tư thế của cơ thể (đầu, mình, tay) có thay đổi không. 
+ Tìm hiểu các tư thế được tạo hình trong sản phẩm ở hình 13.2.
+ Em nhận ra hoạt động của các nhân vật trong hình vẽ?
+ Em có nhận ra hoạt động trong hình vẽ không? Đó là hoạt động gì.
+ Các bộ phận chân, tay, mình, đầu có phù hợp với tư thế hoạt động không?
Hoạt động 2. Cách thể hiện
-Quan sát cách vẽ dáng người ở hình13.3.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ dáng người qua các bước:
+ Vẽ bộ phận chính trước.
+ Vẽ chi tiết sau. 
+ Vẽ màu.
+ Chú ý xem tranh
+ Thảo luận: học sinh trả lời câu hỏi.
+ Khi tham gia các hoạt động khác nhau (đi, đứng, chạy, nhảy) sẻ thay đổi chân tay và hình dáng.
- Học sinh vẽ các bộ phận chính (đầu, mình, tay, chân thành dáng người hoạt động.
Vẽ các chi tiết.
Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3. Thực hành
- Hoạt động cá nhân:
+ Tham khảo các bài vẽ kí họa dáng người của các bài của học sinh (Hình 13.4) để hình thành ý tưởng tạo hình dáng người.
+ Vẽ kí họa dáng người.
+ Tạo kho lưu trữ hình ảnh
- Hoạt động nhóm:
+ Chia nhóm HS từ 5 đến 6 em, mỗi nhóm có thể chọn một nội dung để làm bài.
-Cách 1: Chọn hình ảnh trong kho để sắp xếp nội dung, chủ đề.
+ Giấy khổ lớn
+ Vẽ hoặc cắt dán...
+ Tạo thành sản phẩm
-Cách 2: Lưạ chọn dáng người trong kho hình ảnh để làm con rối.
+ Vẽ hoặc xé dáng người trong kho hình ảnh.
+ Sáng tạo riêng các nhân vật cho phù hợp với nội dung.
- Học sinh chú ý quan sát.
- Học sinh lựa chọn đề tài làm theo từng nội dung, theo ý thích.
- Học sinh hoàn thành sản phẩm đúng chủ đề, nội dung.
Hoạt động 4: Trưng bày, giờ thiệu sản phẩm.
+ Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
+ Giới thiệu sản phẩm của mình.
- Yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm theo từng cá nhân hoặc nhóm: Hoàn thành - chưa hoàn thành.
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi HS tích cực.
* HĐ nối tiếp:
+ Học sinh biết cách sử dụng các hình ảnh đã có từ sản phẩm tập thể để xây dựng nội dung câu chuyện.
- Chuẩn bị chủ đề sau.
+ Học sinh thảo luận đưa ra ý kiến của từng sản phẩm.
+ Học sinh đóng vai diễn
Lớp 3
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 13: CÂU CHUYỆN EM YÊU THÍCH 
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
 Hiểu được nội dung,biết cách khai thác hình ảnh tiêu biểu của câu chuyện để vẽ minh họa.
 Thể hiện được bức tranh vẽ câu chuyện yêu thích, thể hiện bằng hình thức vẽ.
 Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 3
	- Sản phẩm của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 3
	- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu.
*GV giới thiệu H13.1
- Mỗi bức tranh minh họa cho câu chuyện nào?
-Hãy kể các câu chuyện khác mà em biết.
*Gv giới thiệu H13.2
-Những bức tranh gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào?hình ảnh trong tranh mô phỏng nội dung gì trong câu chuyện?
- Hình dáng, đường nét,màu sắc và cách sắp xếp các hình ảnh trong bức tranh như thế nào?
 -Nhân vật chính trong câu chuyện có tính cách như thế nào? Thể hiện rõ tính cách chưa?
*GV kết luận: ( ghi nhớ SGK) 
-HS quan sát, thảo luận trả lời(nhóm 2):
H1: Cây khế, H2: Tấm Cám,
H3: Bạch Tuyết và bảy chú lùn,
H3: Người cá.
-HS kể:
-HS quan sát trả lời:
H1: Hoàng tử Ếch:Ếch xanh biến thành hoàng tử đi cùng với công chúa.
H2 Bạch Tuyết và bảy chú lùn: Bạch Tuyết vui chơi cùng bảy chú lùn:
H3: Cây tre trăm đốt: Lão nhà giàu bảo chàng trai nghèo vào rừng tìm cây tre trăm đốt. 
H4: Cô bé quàng khen đỏ: Trên đường đi qua nhà bà ngoại, cô bé quàng khen đỏ gặp chó Sói.
- Bố cục bức tranh cân đối, màu sắc tươi sáng.
- Hình ảnh chính đã thể hiện được tính cách nhân vật.
- HS đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2. Cách thực hiện:
*GV giới thiệu H13.3 cách tạo hình nhân vật trong câu chuyện.
- Bức tranh vẽ câu chuyện gì?
Bước 1, 2,3: vẽ như thế nào?
* Kết luận: Ghi nhớ (SGK)
-HS quan sát trả lời:
+Câu chuyện : Rùa và Thỏ
B1- Vẽ hình ảnh chính.
B2- Vẽ thêm hình ảnh phụ.
B3- Vẽ màu.
-HS đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động3: Thực hành
*Gv tổ chức hoạt động học tập
*GV quan sát và giúp đỡ các nhóm để hoàn thiện sản phẩm.
+HS hoạt động theo nhóm. 
-HS thảo luận thống nhất câu chuyện.Tao hình nhân vật theo sự phân công của nhóm.Sắp xếp các nhân vật theo nội dung câu chuyện.
Hoạt động4: Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
+Câu chuyện của nhóm em là gì? có nội dung như thế nào? nhân vật chính, các hình ảnh phụ ra sao?
- Hướng dẫn HS đánh giá sản phẩm của các nhóm, bình chọn bài yêu thích.
- GV nhận xét chung.
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi HS tích cực.
* HĐ nối tiếp:
- Yêu cầu HS tìm hiểu thêm một số câu chuyện khác mà em thích.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-Từng nhóm lên giới thiệu nội dung câu chuyện và chia sẻ sản phẩm của nhóm mình.
-HS tự đánh giá: -Hoàn thành 
 - Chưa hoàn thành
+Có thể tạọ hình khác cho câu chuyện.
+Viết một đoạn văn ngắn dựa trên hình minh họa của nhóm
Lớp 4
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 13: EM ĐẾN TRƯỜNG 
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
	-Học sinh tìm hiểu được hình dáng của con người trong quá trình hoạt động. (Ví dụ như: đi, đứng, chạy, nhảy...).
	- Học sinh biết cách nặn, vẽ, xé dán thể hiện qua các hoạt động con người.
	-Học sinh phát biểu được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 4
	- Sản phẩm của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 4
	- Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu
- Hướng dẫn HS quan sát hình 13.1
+ Các bạn trong hình đang làm gì, ở đâu, trong mỗi học sinh khác nhau, tư thế của cơ thể (đầu, mình, tay) có thay đổi không. 
+ Tìm hiểu các tư thế được tạo hình trong sản phẩm ở hình 13.2.
+ Em nhận ra hoạt động của các nhân vật trong hình vẽ?
+ Em có nhận ra hoạt động trong hình vẽ không? Đó là hoạt động gì.
+ Các bộ phận chân, tay, mình, đầu có phù hợp với tư thế hoạt động không?
+ Chú ý xem tranh
+ Thảo luận: học sinh trả lời câu hỏi.
+ Khi tham gia các hoạt động khác nhau (đi, đứng, chạy, nhảy) sẻ thay đổi chân tay và hình dáng.
Hoạt động 2: Cách thể hiện
-Quan sát cách vẽ dáng người ở hình 13.3.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ dáng người qua các bước
- Vẽ các bộ phận chính (đầu, mình, tay, chân thành dáng người hoạt động.
- Vẽ các chi tiết.
- Vẽ màu.
Hoạt động 3. Thực hành
-Hoạt động cá nhân:
+ Tham khảo các bài vẽ kí họa dáng người hoạt của các bài của học sinh (Hình 13.4) để hình thành ý tưởng tạo hình dáng người.
+ Vẽ kí họa dáng người.
+ Tạo kho lưu trữ hình ảnh
-Hoạt động nhóm:
+ Chia nhóm học sinh từ 5 đến 6 em, mỗi nhóm có thể chọn một nội dung để làm bài.
-Cách 1: Chọn hình ảnh trong kho để sắp xếp nội dung, chủ đề.
+ Giấy khổ lớn
+ Vẽ hoặc cắt dán...
+ Tạo thành sản phẩm
-Cách 2: Lưạ chọn dáng người trong kho hình ảnh để lảm con rối.
+ Vẽ hoặc xé dáng người trong kho hình ảnh.
+ Sáng tạo riêng các nhân vật cho phù hợp với nội dung.
- Học sinh chú ý quan sát.
- HS lựa chọn đề tài làm theo từng nội dung, theo ý thích.
- Hoàn thành sản phẩm đúng chủ đề, nội dung.
Hoạt động 4: Trưng bày, giờ thiệu sản phẩm.
+ Em cùng các bạn trưng bày sản phẩm theo sự hướng dẫn của Thầy, cô giáo.
+ Giới thiệu sản phẩm của mình.
- Yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm theo từng cá nhân hoặc nhóm. Hoàn thành - chưa hoàn thành.
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi HS tích cực.
* HĐ nối tiếp:
Học sinh biết cách sử dụng các hình ảnh đã có từ sản phẩm tập thể để xây dựng nội dung câu chuyện
+ Học sinh thảo luận đưa ra ý kiến của từng sản phẩm.
+ Học sinh đóng vai diễn
Lớp 5
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 13: XEM TRANH “ BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC” 
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động mĩ thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ.
- Nêu được hình ảnh, màu sắc, nội dung và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh “ Bác Hồ đi công tác “.
- Thể hiện được bức tranh về Bác Hồ hoặc mô phỏng lại nội dung của tacphẩm được xem.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp:	- Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 5
	- Sản phẩm của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 5
	- Giấy vẽ, giấy màu, đất nặn, keo dán, màu vẽ và các chất liệu tìm được.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồ dùng
2. Khởi động: (2 phút)
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu.
1.1.Tìm hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Văn Thụ.
Tiểu sử.
Sự nghiệp và phong cách sáng tác.
1.2. Xem tranh “ Bác Hồ đi công tác.”
- Quan sát bức tranh hình 13.1 để tìm hiểu về chất liệu, hình ảnh, dáng vẻ, phong thái, màu sắc.
- Tham khảo một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Văn Thụ.
- Hs đọc tiểu sử
- Quan sát tranh và trả lời.
Hoạt động 2: Cách thể hiện.
- Quan sát hình 13.3a và hình 13.3b để nhận ra một số cách tạo sản phẩm mô phỏng lại tranh “ Bác Hồ đi công tác”.
- Quan sát một số sản phẩm trong hình 13.4 để có thêm ý tưởng thực hiện mô phỏng lại tranh” Bác Hồ đi công tác”.
- HS xem tranh hình 13.2
- HS thực hiện.
Hoạt động 3: Thực hành trải nghiệm, liên kết với tác phẩm.
- Yêu cầu HS mô phỏng lại tranh “ Bác Hồ đi công tác” hoặc hình ảnh Bác Hồ theo ý thích.
- Hướng dẫn HS thực hiện.
- Thực hành theo nhóm.
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm 
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
- Kể chuyện về Bác Hồ.
- Yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét chung.
* Củng cố:
- Nhận xét tiết học. Khen ngợi HS tích cực.
* HĐ nối tiếp:
- Về nhà vẽ 1 bức tranh về Bác Hồ theo ý thích.
- Chuẩn bị chủ đề sau.
- Hs trưng bày sản phẩm và giới thiệu chia sẻ sản phẩm của mình.
- Hs thực hiện ở nhà.

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_theo_chu_de_mon_my_thuat_lop_1_chu_de_13_khu_nha.doc