Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học - Chủ đề 2

I. MỤC TIÊU

 - Nhận ra và nêu được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số con vật quen thuộc sống dưới nước.

 - Biết sử dụng các nét đã học để vẽ và trang trí một số con vật sống dưới nước theo ý thích.

 - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

1. Phương pháp: Xây dựng cốt truyện.

2. Hình thức tổ chức:

 - Hoạt động cá nhân

 - Hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên:

 - Sách học Mĩ thuật lớp 2.

 - Hình ảnh phù hợp với nội dung chủ đề.

 - Video về các con vật sống dưới nước (nếu có).

 - Một số bài vẽ các con vật sống dưới nước, sử dụng nét để trang trí, hoặc bài nặn, xé dán con vật của HS.

2. Học sinh:

 - Sách học Mĩ thuật lớp 2.

 - Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

docx10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề môn Mỹ thuật cấp Tiểu học - Chủ đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sắc để vẽ theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: Gợi mở, Trực quan, Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên:	- Sách dạy, học mĩ thuật lớp 1
	- Tranh, ảnh thiên nhiên có màu sắc đẹp.
	- Bài vẽ của HS.
2. Học sinh:	- Sách học mĩ thuật 1
	- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- KT đồ dùng học tập
- Khởi động: GV chia lớp làm hai đội chơi trò chơi: Kể tên các màu có trong hộp màu của em.
Kết luận: Màu sắc trong thiên nhiên và cuộc sống rất phong phú đa dạng. Màu sắc do ánh sáng tạo lên.
HĐ1: Tìm hiểu nội dung chủ đề
Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
-Yêu cầu cho HS quan sát H2.1 và H2.2 sách học MT (Tr8) để cùng nhau thảo luận, nêu tên:
+Kể tên các sự vật trong tranh?
+Kể tên các đồ vật trong tranh?
+Kể tên màu sắc của các hình ảnh trong tranh?
- Kết luận: Xung quanh ta là thế giới đầy màu sắc. Màu sắc làm cho thiên nhiên và mọi vật thêm đẹp.
- HS quan sát H2.3 để nhận biết ba màu chính:
+ Hãy gọi tên các màu ở H2.3.
 - HS quan sát H2.4 rồi trải nghiệm với màu sắc và trả lời câu hỏi: 
+ Nêu hình ảnh và màu sắc trong bức tranh?
- Có thể kết hợp ba màu chính với các màu khác để vẽ các sự vật, đồ vật
- Lớp trưởng báo cáo
- HS tham gia trò chơi.
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên thảo luận và trả lời câu hỏi
- Các nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát và trả lời.
- Ba màu đỏ, lam, vàng là ba màu chính (ba màu cơ bản) trong hội họa.
- HS quan sát nhận xét.
HĐ2: Cách thực hiện
- Yêu cầu HS vẽ màu theo nhạc.
- HS quan sát H2.5b để cùng nhau nhận biết về cách vẽ màu.
- GV làm mẫu cách cầm bút, cách vẽ màu vào hình 2.5a. Yêu cầu HS vẽ màu vào H2.5a.
- HS chọn màu để vẽ.
HĐ3:Thực hành
- Cho HS hoạt động cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát H2.6 để tham khảo:
+ Vẽ các hình ảnh theo ý thích bằng cách phối hợp ba màu đỏ, vàng, lam với các màu khác để tạo thành bức tranh.
- Trước khi thực hành, GV đọc phần lưu ý (Tr10).
- GV yêu cầu HS thực hành.
- Cá nhân
- HS quan sát cách vẽ
- HS thực hành
HĐ4: Trưng bày,giới thiệu sản phẩm
- HDHS trưng bày sản phẩm.
- HDHS thuyết trình về bài vẽ của mình.
- Gợi ý cho HS cùng tham gia đặt câu hỏi để tự đánh giá, chia sẻ, trình bày cảm xúc:
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện bài vẽ này không?
+ Em đã thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của mình?
+ Em thích bài vẽ nào nhất của các bạn trong lớp?
- Yêu cầu HS tự đánh giá bài học của mình vào sách MT (Tr11).
*Củng cố:
- Tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích các HS chưa hoàn thành.
- Gợi ý cho HS thực hiện phần: Vận dụng - Sáng tạo và chuẩn bị cho tiết học sau.
*HĐ nối tiếp:
Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng để học chủ đề sau: Sáng tạo cùng hình vuông, hình tròn,hình chữ nhật,hình tam giác.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS lần lượt lên thuyết trình về sản phẩm của mình,cùng chia sẻ và bổ sung cho sản phẩm của bạn.
- HS tự đánh giá vào ô hoàn thành hay chưa hoàn thành.
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Lớp 2
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 2: NHỮNG CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC 
(2 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ cùng nhau, sáng tạo câu chuyện
I. MỤC TIÊU
	- Nhận ra và nêu được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số con vật quen thuộc sống dưới nước.
	- Biết sử dụng các nét đã học để vẽ và trang trí một số con vật sống dưới nước theo ý thích.
	- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: Xây dựng cốt truyện.
2. Hình thức tổ chức:
	- Hoạt động cá nhân
	- Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên:
	- Sách học Mĩ thuật lớp 2.
	- Hình ảnh phù hợp với nội dung chủ đề.
	- Video về các con vật sống dưới nước (nếu có).
	- Một số bài vẽ các con vật sống dưới nước, sử dụng nét để trang trí, hoặc bài nặn, xé dán con vật của HS.
2. Học sinh:
	- Sách học Mĩ thuật lớp 2.
	- Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động.
- Cho HS chơi trò chơi: “Tôi bị lạc” (Tìm chọn sắp xếp đúng vị trí những con vật sống dưới nước)
- GVHD cách chơi.
- Giới thiệu bài: Có rất nhiều con vật sống ở dưới nước, mỗi con vật mang đặc điểm và vẻ đẹp khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ học bài "Những con vật sống dưới nước".
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS tham gia trò chơi.
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
- Chia nhóm.
- QS hình 2.1, 2.2 sách học Mĩ thuật để thảo luận:
? Hãy kể tên những con vật sống dưới nước?
? Con vật đó có hình dáng và màu sắc ntn? Gồm những bộ phận nào?
? Trên thân của con vật có đường nét trang trí gì?
? Em có nhận ra con vật nào trong những bức tranh này không?
? Hình vẽ con vật có cân đối với tờ giấy không?
? Các con vật trang trí bằng những đường nét nào?
? Tìm và chỉ ra những nét màu đậm, màu nhạt, nét to và nét nhỏ được vẽ trên các con vật?
Kết luận: Có rất nhiều con vật sống dưới nước với những đặc điểm riêng, cần lưu ý để vẽ cho sinh động.
- HSHĐ theo nhóm
+ Tôm, cua, rùa, cá
+ Các con vật sống dưới nước có hình dáng và màu sắc rất đa dạng. VD: con rùa đầu nhỏ, thân dạng tròn,trên lưng có mai, bốn chân ngắn....Con tôm có thân dạng dài, có nhiều chân, thân có đốt....
+ Mỗi con vật trong hình vẽ có nét trang trí riêng. VD: con cá được vẽ bởi những nét cong tạo vây, vảy, đuôi, được vẽ màu sắc sặc sỡ, ....con cua được trang trí bằng những nét gấp khúc.....
- Các nhóm trình bày phần thảo luận.
HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện.
- GV minh họa 1 hoặc 2 con vật để HS nhận ra cách vẽ các con vật.
- Cho HSQS hình 2.3 để tham khảo cách vẽ .
- GVTT: Cách trang trí con vật sống dưới nước:
+ Vẽ phác hình dáng con vật.
+ Vẽ chi tiết các bộ phận, đường nét trang trí.
+ Vẽ màu
- Quan sát cách vẽ các con vật.
- Tham khảo các bước vẽ con vật sống dưới nước. 
HĐ 3: Hướng dẫn thực hành
* Hoạt động cá nhân:
- Cho HS vẽ cá nhân và trang trí một con vật sống dưới nước theo ý thích ra giấy.
* Hoạt động nhóm: GVHD: 
+ Cắt rời con vật sau khi đã vẽ và trang trí hoàn thiện.
+ Lựa chọn và sắp xếp hình trên khổ giấy lớn tạo thành bức tranh tập thể.
+ Vẽ hoặc cắt, xé dán thêm hình cho bức tranh sinh động hơn.
- Thực hành vẽ cá nhân.
- Thực hành theo nhóm.
HĐ4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- GVHD trưng bày sản phẩm.
- HDHS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình: 
? Em đã vẽ con vật gì và trang trí nó như thế nào?
? Các em đã thảo luận trong nhóm để sắp xếp vị trí các con vật và các hình ảnh khác như thế nào?
? Em thích bài vẽ của nhóm nào? Em có nhận xét gì về hình ảnh và màu sắc của các sản phẩm?
? Những con vật trong bức tranh sống ở đâu? Các con vật đang làm gì?
? Có thể vẽ thêm hoặc bớt những hình ảnh nào để bức tranh đẹp hơn?
* Củng cố:
- Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài.
*HĐ nối tiếp:
- Gợi ý HS sáng tạo sản phẩm về các con vật sống dưới nước bằng các chất liệu khác nhau như: đất nặn, giấy màu, bìa.....
- HS thực hành theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm.
- HS thuyết trình theo gợi ý.
Lớp 3
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 2: MẶT NẠ CON THÚ 
(3 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ cùng nhau
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.
	- Tạo hình được mặt nạ con thú theo ý thích.
	- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1.Phương pháp: Quy trình Xây dựng cốt truyện, Tiếp cận theo chủ đề.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên:	- Sách học Mĩ thuật lớp 3.
	- Một số hình ảnh mặt nạ hoặc mặt nạ thật.
	- Hình minh họa cách thực hiện.
2. Học sinh:	- Sách học Mĩ thuật lớp 3.
	- Giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, bìa, kéo,...
	- Sưu tầm mặt nạ con thú (nếu có)
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động.
- Gợi ý HS liên tưởng đến tết Trung thu và các món đồ chơi dân gian trong dịp đó.
- GV giới thiệu chủ đề: "Mặt nạ con thú".
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu.
- Chia nhóm. Yêu cầu HS quan sát H2.1 SGK để tìm hiểu:
? Trong hình có mặt nạ của những con vật gì?
? Hình dáng mặt nạ có sự đối xứng không?
? Màu sắc của các mặt nạ như thế nào? 
? Mặt nạ thường được làm bằng chất liệu gì?
? Thường thấy mặt nạ có những nét biểu cảm gì?
- Kết luận:
+ Mặt nạ con thú rất phong phú đa dạng, có thể che một nửa hoặc cả khuôn mặt. Mặt nạ có thể ở dạng 2D hoặc 3D.
+ Mặt nạ thường được vẽ tạo hình cân đối theo chiều dọc, màu sắc rực rỡ, tương phản. Đôi khi cảm xúc, tính cách của con người như: buồn, vui, cáu giận,... được gửi gắm trong mặt nạ con thú.
+ Mặt nạ con thú có thể được sử dụng trong các trò chơi dân gian, trong các lễ hội truyền thống: tết Trung thu, Tết cổ truyền,....
- HS nhớ lại các món đồ chơi có trong dịp tết Trung thu: đèn ông sao, mặt nạ....
- HS quan sát và và thảo luận nhóm
+ Thỏ, hổ, trâu
+ Đối xứng theo chiều dọc.
+ Màu sắc rực rỡ, tươi sáng.
+ Giấy, nhựa, da, gỗ
+ Vui tươi , buồn giận
- Các nhóm trình bày phần thảo luận.
- Ứng dụng của mặt nạ.
HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện.
- Gợi ý cách làm mặt nạ:
? Để làm mặt nạ con thú cần chuẩn bị vật liệu gì?
? Em sẽ làm mặt nạ con thú nào? Con thú đó có đặc điểm gì?
? Con thú mà em tạo hình có tính cách gì? Em sẽ vẽ như thế nào để thể hiện tính cách đó?
? Sau khi đã vẽ được mặt nạ em sẽ làm thế nào để sử dụng được chiếc mặt nạ này?
- Yêu cầu HS QS H2.2 tìm hiểu cách làm mặt nạ.
- GV hướng dẫn cách làm:
+ Gập đôi hoặc kẻ trục dọc lên tờ giấy khổ A4 hoặc tờ bìa để vẽ hình các bộ phận hai bên cho bằng và giống nhau. Vẽ hình mặt nạ vừa với khuôn mặt của mình, lưu ý nét biểu cảm thể hiện tính cách nhân hóa của con thú đó.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Cắt hình mặt nạ ra khỏi tờ giấy. Có thể làm hai vòng bằng bìa để đội đầu, đính khuy hai bên để luồn dây đeo hoặc làm tay cầm cho mặt nạ.
- Yêu cầu QS hình 2.3 để có thêm ý tưởng sáng tạo.
- HS thảo luận tìm ra cách thực hiện.
+ Giấy, bìa, màu vẽ, dây đeo.
+Vui tươi, buồn
+ Làm dây đeo.
- HS quan sát cách làm mặt nạ.
- HS quan sát để có thêm ý tưởng thực hiện.
HĐ 3: Hướng dẫn thực hành.
- Cho HS quan sát một số mặt nạ để có hứng thú.
- Yêu cầu HS:
+ Vẽ và trang trí một chiếc mặt nạ vào giấy vẽ.
+ Dán mặt nạ đã tạo hình vào giấy bìa tạo độ cứng.
+ Cắt hình mặt nạ ra khỏi tờ bìa. Làm dây đeo.
* Lưu ý: 
+ Thể hiện được đặc điểm và tính cách đã được nhân hóa của con thú được mình lựa chọn làm mặt nạ.
+ Tạo hình mặt nạ vừa với khuôn mặt. Vị trí hai mắt trên mặt nạ vừa với vị trí mắt người sử dụng.
- HS quan sát, rút kinh nghiệm,
- HS thực hành vào giấy vẽ.
- Các điểm cần chú ý khi làm mặt nạ.
HĐ 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- HDHS trưng bày, thuyết trình về sản phẩm:
? Nhóm em làm mặt nạ hình con thú nào?
? Tính cách của con thú trong mặt nạ đó là gì?
? Em sẽ sử dụng mặt nạ vào những dịp nào?
? Em có thể dựa vào những câu chuyện về các con thú để xây dựng một vở kịch có lời thoại giữa các con thú không? Lời thoại đó như thế nào?
? Em định kể câu chuyện gì về các con thú? (Một cuộc phiêu lưu hay một sự kiện? Cuộc phiêu lưu, sự kiện đó diễn ra như thế nào? Ở đâu? Bài học gì được rút ra ?).
? Nhóm em sẽ phân công nhiệm vụ sắm vai các nhân vật cho ai? Ai sẽ là người giới thiệu, thuyết trình?
* Củng cố: Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực. Động viên, khuyến khích HS chưa hoàn thành.
* Hoạt động nối tiếp:
- Gợi ý HS làm mặt nạ bằng những chiếc đĩa giấy.
- HS thực hiện.
- HS trưng bày sản phẩm của mình.
- HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm.
- Xây dựng câu chuyện dựa trên những sản phẩm của mình, của bạn.
- Học sinh phân công nhiệm vụ
- Học sinh thực hành.
Lớp 4
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
CHỦ ĐỀ 2: CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
(3 tiết)
Quy trình dạy học: Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết và nêu được đặc điểm về hình dáng, môi trường sống của một số con vật.
- Thể hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều.
- Tạo dựng được bối cảnh, không gian, chủ đề câu chuyện cho nhóm sản phẩm.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: Vận dụng quy trình: 	+ Vẽ cùng nhau, xây dựng cốt truyện.
	+ Tạo hình ba chiều
	+ Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
2. Hình thức tổ chức:	- Hoạt động cá nhân.
	- Hoạt động cá nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1.Giáo viên chuẩn bị:	- Sách học Mĩ thuật lớp 4.
	- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề:
1.Học sinh chuẩn bị:	- Sách học Mĩ thuật lớp 4.
	- Đồ dùng học tập : Bút chì màu vẽ, giấy vẽ, đất nặn
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Cho HS hát bài “ Gà trống , mèo con và cún con”
?Trong bài nhắc đến những con vật nào? Nhà em có nuôi chúng không?
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân.
- QS màu sắc ở các hình 2.1, 2.2, sách học Mĩ thuật lớp 4 và thảo luận:
+ Trong hình là những con vật nào?
+ Đặc điểm, hình dáng của mỗi con vật?
+ Hoạt động và môi trường sống của chúng?
- Kết luận: Các con vật sống ở các môi trường khác nhau: trên cạn, dưới nước, trong rừng, hay trang trại. Mỗi loài vật có đặc điểm và hình dáng với các hoạt động khác nhau =>Khi tạo dáng các con vật cần chú ý tới các đặc điểm đó.
- Em hãy vẽ hoặc xé dán một hoặc nhiều con vật theo ý thích .
*Lưu ý: Vẽ hình cân đối. Phối hợp ba màu chính với các màu sắc khác.Vẽ màu kín hình và vẽ màu có đậm, có nhạt.
- Quan sát hình 2.2 (Tr.13) yêu cầu HS tìm hiểu về chất liệu và hình thức thể hiện các sản phẩm.
+ Em thấy hình ảnh những con vật nào trong mỗi sản phẩm ?
+Hình dáng, màu sắc của các con vật trong các sản phẩm như thế nào ?
+ Các sản phẩm đó được thể hiện bằng hình thức nào? Từ chất liệu gì ?
Kết luận: Có nhiều hình thức tạo hình sản phẩm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Khi tạo hình cần chú ý đặc điểm hình dáng, hoạt động của con vật.
- HS hát theo nhạc.
- Học sinh hoạt động cá nhân.
- Học sinh quan sát thảo luận và đại diện nhóm trả lời câu hỏi : 
+ Con hươu, voi, trâu, chó, công, gà, cá
+ HS trả lời theo cảm nhận.
- HS nhớ lại các hình ảnh trong thiên nhiên mà giáo viên gợi ý.
- HS thực hành vào giấy.
(Hoạt động cá nhân)
- Học sinh hoạt động cá nhân.
+ Trong hình có: con công, con chim, con thỏ, con hươu cao cổ, con trâu, con cá, con mèo
+ Hình dáng các con vật khác nhau
+ Các sản phẩm đó được thể hiện bằng hình thức tạo hình, các con vật được làm từ chất liệu giấy bìa, đất nặn, dây thép uốn hình
HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện
- Cho HS quan sát H2.4a; 2.4b (Tr.14) để tham khảo các bước nặn con vật và nhận biết cách thực hiện
- Cho HS quan sát H2.5 (Tr.15) để tham khảo các bước tạo hình con vật và nhận biết cách thực hiện.
* Hướng dẫn nặn, xé dán các con vật.
- Căn cứ trên vật liệu tìm được lựa chọn con vật để tạo hình sản phẩm.
- Sử dụng các vật liệu tìm được để tạo các bộ phận chính và thêm các chi tiết cho con vật (H2.5)
- GV thực hành mẫu.
- HS quan sát hình.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
HĐ3: Hướng dẫn thực hành
* Cá nhân:
-Em hãy lựa chọn con vật để vẽ.
- GV quan sát và hướng dẫn HS thực hành.
* Nhóm:
- Hướng dẫn HS thực hiện nặn theo nhóm:
+ B1: Lựa chọn các con vật trong kho hình ảnh sắp xếp thành bố cục có hình ảnh chính, hình ảnh phụ.
+ B2: Sáng tạo thêm các hình ảnh khác để tạo không gian cho bức tranh thêm sinh động.
*Lưu ý: Các hình ảnh phụ phù hợp với hình ảnh chính 
- HS tạo hình con vật bằng cách vẽ theo ý thích (Hoạt động cá nhân)
- Sắp xếp hình ảnh tạo không gian cho bức tranh tập thể (Thực hành nhóm)
- Phân công nhiệm vụ sắp xếp bố cục các hình nặn cho hợp lý.
HĐ4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo khu vực.
- Gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. 
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện bài tạo hình này? 
+ Em thích sản phẩm của nhóm nào? Em học hỏi được gì từ bài vẽ của các bạn?
- YC HS tự đánh giá sản phẩm của mình vào SHMT(Tr9)
* Củng cố:
- Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài.
* Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.
- Em hãy sáng tạo các con vật từ vật liệu dễ tìm để trang trí góc học tập, nhà cửa, lớp học
- HS trưng bày sản phẩm theo sự hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm lên thuyết trình về sản phẩm của mình thông qua các câu hỏi tương tác của GV và các bạn.
Lớp 5
Thiết kế bài học theo chủ đề môn Mĩ thuật
Ngày soạn: .... / .... / ........
Ngày giảng: .... / .... / ........
Chủ đề 2: SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ CỦA CÁC HÌNH KHỐI 
(3 tiết)
Quy trình dạy học: Tạo hình ba chiều.
I. MỤC TIÊU
- Nhận ra và phân biệt được các hình khối cơ bản
- Chỉ ra sự liên kết của các hình khối trong đồ vật, sự vật, các công trình kiến trúc
- Tạo được hình khối ba chiều từ vật liệu dễ tìm và liên kết chúng thành các đồ vật, ngôi nhà, phương tiện giao thông, theo ý thích
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp: Tạo hình 3D
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: - Sách học Mĩ thuật 5
	 - Đồ vật thật hoặc hình ảnh, mô hình về các đồ vật, con vật, nhà...
	 - Sản phẩm tạo hình của HS các lớp đã học.
2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 5.
	 - Giấy màu, màu vẽ, keo dán, kéo, các vật tìm được (vỏ hộp, chai)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
*Khởi động: 
- Tổ chức chơi trò chơi “Bịt mắt đoán đồ vật và khối hình cơ bản của đồ vật”. 
- Giới thiệu chủ đề.
- Tham gia trò chơi: 2-4 HS
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu HS quan sát hình và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Tên và đặc điểm các hình khối?
+ Cái bình thủy được tạo thành từ những hình khối chính nào?
+ Liên hệ thực tế, kể tên các đồ vật, công trình kiến trúc được tạo thành từ các hình khối?
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- GV chốt ý chính.
Thảo luận, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
- Quan sát, nhận xét. Liên hệ thực tế.
Hoạt động 2: Cách thực hiện
- Yêu cầu HS thảo luận để lựa chọn nội dung, hình thức và vật liệu, tham khảo sách để tìm hiểu cách tạo hình sản phẩm
- GV chốt lại ghi nhớ
- Thảo luận chọn cách thực hiện sản phẩm.
HĐ3: Hướng dẫn thực hành
*Hoạt động cá nhân:
 Yêu cầu HS thực hành cá nhân: gợi ý HS lựa chọn vật liệu để tạo hình sản phẩm theo ý tưởng đã chọn
- Tạo ngân hàng hình ảnh để HS nhận xét, cảm nhận về đường nét
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
* Hoạt động nhóm:
- Gợi ý HS lựa chọn một trong hai cách để thể hiện:
+ Thảo luận nhóm, thống nhất ý tưởng về sản phẩm, sau đó thực hiện tạo hình các chi tiết chính, săp xếp thành một bố cục sau đó tạo thêm không gian cho sản phẩm.
+ Chọn các sản phẩm cá nhân, sắp xếp thành một bố cục và thêm các chi tiết tạo không gian cho sản phẩm của nhóm.
- Hoạt động cá nhân: Tự lựa chọn tạo hình sản phẩm theo ý thích.
- Tham khảo ngân hàng hình ảnh.
- Hoạt động nhóm: Thảo luận thống nhất cách sắp xếp các sản phẩm tạo thành chủ đề cụ thể. 
- Thiết kế không gian . 
HĐ4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. Gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. Đặt câu hỏi gợi mở để HS khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình, tự đánh giá
- GV yêu cầu HS tự đánh giá và ghi nhận xét, đánh giá của GV.
*Củng cố:
Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích

File đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_mon_my_thuat_cap_tieu_hoc_chu_de_2.docx