Giáo án dạy theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Tiết 51 đến 53 - Chủ đề: Châu Đại Dương

Câu 1. Hãy cho biết vị trí địa lí và phạm vi của châu Đại Dương.

Câu 2. Về động vật, lục địa Ô-xtrây-li-a nổi tiếng vì sự độc đáo của:

A. đà điểu và cừu.

B. nhiều loài bò sát.

C. các loài thú có túi.

D. nhiều loài thú có vú.

GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN

Câu 2. C

Câu 3. Hãy trình bày đặc điểm dân cư châu Đại Dương.

Câu 4. Hãy trình bày đặc điểm kinh tế của châu Đại Dương.

Mức độ thông hiểu:

Câu 1. Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?

Câu 2. Nêu khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương.

Mức độ vận dụng thấp:

Câu 1. Dựa vào hình 48.1 và 50.1 SGK, hãy trình bày đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a theo các ý sau:

- Địa hình có thể chia làm mấy khu vực ?

- Đặc điểm địa hình và độ cao chủ yếu của mỗi khu vực.

- Đỉnh núi cao nhất nằm ở đâu? Cao khoảng bao nhiêu?

Câu 2. Dựa vào hình 50.2 SGK, nêu nhận xét về các loại gió, hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtrây-li-a và khu vực ảnh hưởng.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Tiết 51 đến 53 - Chủ đề: Châu Đại Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cá mập, ngọc trai,), gỗ.
+ Trong công nghiệp, chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.
3.Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1. 
- Địa hình Ô-xtrây-li-a chia làm 3 khu vực:
+ Miền tây: với vùng đồng bằng ven biển có độ cao dưới 200m và cao nguyên Tây Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình khoảng 400 – 500m. Đây là khu vực rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng, ở giữa là những sa mạc lớn.
+ Miền trung tâm: đồng bằng trung tâm có độ cao 200 – 300m. Ở đây có hồ, sông rộng và sâu (hồ Ây-rơ, sông Đac-linh).
+ Miền đông: với dãy núi đông Ô-xtrây-li-a và đồng bằng ven biển. Dãy núi có độ cao trung bình khoảng 1500m, sườn đông dốc đứng, sườn tây thoải. Đồng bằng có độ cao dưới 200m.
- Đỉnh núi cao nhất là Rao-đơ Mao nằm ở miền đông, trên dãy núi đông Ô-xtrây-li-a, có độ cao 1500m.
Câu 2. Các loại gió, hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtrây-li-a và khu vực ảnh hưởng
Các loại gió
Hướng gió thổi
Khu vực ảnh hưởng
Gió mùa
Tây bắc và đông nam
Miền Bắc (từ Xích đạo đến 200N)
Gió tín phong
Đông nam
Miền Trung (từ 200N đến 350N)
Gió tây ôn đới
Tây
Miền Nam (từ 350N đến 450N)
Câu 3. Nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương (2001)
- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp (3,6 người/km2). 
- Tỉ lệ dân số thành thị cao (69%) nhưng không đều giữa các quốc gia.
- Các quốc đảo, mật độ dân số cao hơn lục địa Ô-xtrây-li-a, nhưng tỉ lệ dân số thành thị các quốc đảo lại thấp hơn Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.
4.Mức độ vận dụng cao:
Câu 1. 
- Các hoang mạc và sa mạc ở lục địa này là: hoang mạc Ta-na-mi, hoang mạc Xim-sơn, hoang mạc Vic-to-ri-a lớn, sa mạc Lớn, phân bố ở phía tây kinh tuyến 1400.
- Đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn là do: Lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến khó gây mưa. Hơn nữa, do ảnh hưởng của dãy núi chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam, ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa nên phần lãnh thổ Ô-xtrây-li-a ít mưa, khô hạn.
Câu 2. Trình độ phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Pa-pua Niu Ghi-nê. (năm 2000) có sự khác nhau:
- Trong cơ cấu kinh tế của Ô-xtrây-li-a: lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng rất lớn (71%), công nghiệp đứng thứ hai nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ (26%), nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất nhỏ (3%).
- Pa-pua Niu Ghi-nê: công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (41,5%), dịch vụ mặc dù chiếm tỉ trọng thứ hai trong cơ cấu nhưng vẫn còn thấp (31,5%), nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu (27%).
- Như vậy, dựa vào bảng số liệu cho thấy, Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển hơn Pa-pua Niu Ghi-nê.
Câu 3. 
- Ven biển phía Bắc và Đông Bắc: lượng mưa khá lớn, từ 1001 – 1500mm. Nguyên nhân do ảnh hưởng của gió mùa và dòng biển nóng ven bờ.
- Ven biển phía Đông: lượng mưa từ 501 – 1500mm. Nguyên nhân: những nơi có lượng mưa từ 1001 – 1500mm là do ảnh hưởng của gió tín phong thổi qua dòng biển nóng, những nơi có lượng mưa từ 501 – 1000m chủ yếu là do ảnh hưởng của dòng biển nóng. 
- Ven biển phía Tây: lượng mưa dưới 500mm. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dòng biển lạnh chảy ven bờ.
- Ven biển Tây Nam và Đông Nam: lượng mưa từ 501 – 1000mm. Nguyên nhân do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới.
Câu 4. 
Lục địa Ô-xtrây-li-a có nhiều hoang mạc và sa mạc như hoang mạc Ta-na-mi, hoang mạc Xim-sơn, hoang mạc Vic-to-ri-a lớn, sa mạc Lớn, phân bố ở phía tây kinh tuyến 1400. Phần lớn các hoang mạc này có lượng mưa rất ít.
Sự phân bố hoang mạc ở lục địa này phụ thuộc vào vị trí địa lí (gần hay xa biển), địa hình và ảnh hưởng của dòng biển lạnh cũng như hướng gió thổi.
V. Tiến trình hoạt động:
1. Tổ chức lớp:
Tiết
Lớp
Ngày soạn
Ngày dạy
Sỉ số
1
7A1
22/ 02/2020
7A2
7A3
7A4
2
7A1
7A2
7A3
7A4
3
7A1
7A2
7A3
7A4
2. Khởi động:
Châu Đại Dương là châu lục nhỏ nhất trong số các châu lục trên thế giới, được bao quanh Thái Bình Dương. Châu Đại dương bao gồm đất liền Australasia , các hòn đảo lớn như New Zealand, Tasmania, New Guinea, và hàng ngàn hòn đảo nhiệt đới nhỏ của vùng Melanesia, Micronesia và Polynesia, rải rác khắp miền Nam Thái Bình Dương. Châu lục này trải trên Đông Bán cầu và Tây Bán cầu, có diện tích 8.525.989 km² và dân số Châu Đại Dương 42.462.447 người vào ngày 11/02/2020 . Châu Đại Dương là lục địa nhỏ nhất về diện tích đất liền Các đảo nằm tại các điểm cực địa lý của châu Đại Dương là quần đảo Ogasawara, Hawaii, đảo Clipperton, quần đảo Juan Fernández, quần đảo Campbell, quần đảo Cocos (Keeling). Châu Đại Dương đa dạng về trình độ kinh tế, từ phát triển cao độ tại Úc và New Zealand, đến các nền kinh tế kém phát triển hơn nhiều như của Kiribativà Tuvalu. Úc là quốc gia lớn nhất và đông dân nhất tại châu Đại Dương, còn Sydney của nước này là thành phố lớn nhất châu lục.
Dân số hiện tại của các nước Châu Đại Dương là 42.462.447 người vào ngày 11/02/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Tổng dân số các nước Châu Đại Dương hiện chiếm 0,55% dân số thế giới. Châu Đại Dương hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về dân số. Mật độ dân số của Châu Đại Dương là 5 người/km2. Với tổng diện tích là 8.489.650 km2. 70,40% dân số sống ở khu vực thành thị (30 người vào năm 2017). Độ tuổi trung bình ở khu vực Châu Đại Dương là 33 tuổi. 
3. Khám phá
Trên thế giới có một châu lục duy nhất có tên gọi gắn với đại dương. Có rất nhiều đặc điểm thiên nhiên độc đáo, thú vị ở châu lục này . Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len, ba chuỗi đảo san hô và núi lửa Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình Dương. Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều. Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc. Biển và rừng là những nguồn tài nguyên quan trọng của châu Đại Dương. Chúng ta cùng tìm hiểu về châu Đại Dương
4. Bài mới : 
Tiết 1: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Biết và mô tả được bốn nhóm đảo thuộc vùng đảo Châu Đại Dương.
- Nắm được đặc điểm về tự nhiên của các đảo Châu Đại Dương
2. Kĩ năng: 
- Đọc bản đồ quan sát ảnh địa lí.
3. Thái độ : 
- Ý thức bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ môi trường .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
1. Giáo viên: -Bản đồ châu Đại Dương.
2. Học sinh : - Sách giáo khoa .
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động khởi động: Giáo viên thông tin cho hoc sinh 
Trên thế giới có một châu lục duy nhất có tên gọi gắn với đại dương. Có rất nhiều đặc điểm thiên nhiên độc đáo, thú vị ở châu lục này . Chúng ta cùng tìm hiểu
Đặc điểm khí hậu của châu Đại Dương.
Đặc điểm của hệ động, thực vật ở châu Đại Dương.
Nguồn gốc hình thành của 4 nhóm đảo ở châu Đại Dương.
Giải thích tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn
 2. Tiến trình dạy học :
a/ Đặt vấn đề - Khám phá : (1 phút) 
Nằm giữa Thái Bình Dương mênh mông. Châu Đại Dương có tổng diện tích 8.525.989 km² , gồm lục địa Ô-xtrây-li-a vô số đảo và quần đảo lớn nhỏ. Do đâu khí hậu nóng ẩm điều hòa cây cối xanh tốt quanh năm do đâu các đảo của châu Đại Dương biến thành “thiên đường xanh” giữa biển cả mênh mông. Chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung này
b/ Triển khai bài mới- Kết nối – Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
+ Hoạt động 1 : Vị trí địa lí , địa hình ( Cá nhân )
+ Thời gian : 15 phút
HS : quan sát bản đồ tự nhiên châu Đại Dương .
- Xác định vị trí địa lí Châu Đại Dương ?
- Xác định vị trí của các nhóm đảo ?
HS: Xác định trên bản đồ.
+ Nhóm đảo Mê-la-nê-di nằm ở phía bắc và đông bắc của lục địa Ôx-trây-li-a, là những đảo núi lửa.
+ Mi-crô-nê-di: Nằm ở phía bắc và đông bắc Mê-la-nê-di là những đảo san hô.
+ Pô-li-nê-di: Ở phía đông của kinh tuyến 180o là những đảo núi lửa và đảo san hô.
- NiuDilen : Nam lục địa Ôxtrâylia.
- Nguồn gốc hình thành các đảo .
+ Hoạt động 2 : Khí hậu , thực vật và động vật ( nhóm )
+ Thời gian : 20 phút 
- Gv lưu ý khí hậu ở đây chỉ xét khí hậu ở các đảo .
- Quan sát hình 48.2 xác định hai địa điểm Guam và Numêa
- Thảo luận nhóm 2 phút (4 nhóm 2 nhóm 1 biểu đồ)
- Dựa vào hình 48.2 phân tích chế độ nhiệt, ẩm, của hai trạm khí tượng.
- Điền thông tin vào bảng sau :
- Hs trình bày – Gv chuẩn xác .
Trạm
Nhiệt độ cao I
Nhiệt độ thấp I
Biên độ nhiệt 
Guam
Numêa
280C – T 6
260C – T 1
26 0 C – T 1
200C – T 7
20C
60C
- Guam có lượng mưa : 2200 mm / năm
- Numêa có lượng mưa 1200 mm / năm 
Ž Lượng mưa cao, chế độ nhiệt điều hòa.
- Diễn biến khí hậu của hai trạm khác nhau như thế nào ?
- Qua phân tích nêu đặc điểm khí hậu của các đảo châu Đại Dương .
- Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển sinh vật ? 
- Tại sao Châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương ?
- Milanêđi: rừng nhiệt đới phát triển
- Niu Dilen: Rừng ôn đới phát triển.
- Micrônêđi-Pôlinêđi: Sinh vật nghèo hơn về loài.
- Dựa vào H48.1 sgk và kiến thức đã học giải thích vì sao đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia là hoang mạc. Đọc tên các hoang mạc.
- Tại sao lục địa Ôxtrâylia có giới sinh vật độc đáo? Kể tên ?
- Quan sát hình 48.3 và 48.4
- Thiên nhiên Châu Đại Dương thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế? (nhiều gió bão, ô nhiễm biển)
1. Vị trí địa lí, địa hình:
a.Vị trí địa lí, giới hạn
Châu Đại Dương gồm lục địa Ôxtrâylia, quần đảo Niudilen, ba chuỗi đảo san hô và núi lửa Malanêdi, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình Dương. 
- Diện tích : 8.5 triệu km 2
b. Địa hình
Lục địa Ôx-trây-lia: 95% là đồng bằng, sơn nguyên rộng và bằng phẳng; 5% là núi, chủ yếu là núi thấp.
Địa hình chia làm 3 miền: sơn nguyên ở phía tây, đồng bằng trung tâm và núi ở phía đông.
- Đảo gồm:
 + Đảo núi lửa: núi cao, trẻ.
 + Đảo san hô: chủ yếu là núi thấp, dạng vành khăn
- 
2. Khí hậu, thực vật và động vật  :
- Phần lớn các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm, điều hòa, nhiều mưa, rừng rậm nhiệt đới phát triển.
- Lục địa Ôxtrâylia khí hậu khô hạn, hoang mạc chiếm diện tích lớn, sinh vật độc đáo.
+ Động vật: Thú có túi, cáo mỏ vịt.
+ Nhiều loại bạch đàn
- Biển và đại dương là nguồn tài nguyên quan trọng của châu lục.
3.Luyện tập – Thực hành
* .Trắc nghiệm: 
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1: “ Thiên đàng xanh” trên Thái Bình Dương là tên gọi của: 
A. Lục địa Ô-xtrây-li-a. B. Các đảo châu Đại Dương. 
C. Các đảo thuộc Thái Bình Dương. D. Quần đảo Niu Di-len.
 Câu 2: Cuộc sống của người dân châu Đại Dương đang bị đe dọa bới vấn đề này: 
A. Hoang mạc mở rộng. B. Động đất và núi lửa. 
C. Mực nước biển ngày càng dân cao. D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Phần lớn các đảo châu Đại Dương có khí hậu:
A. Nhiệt đới nóng quanh năm. B. Ôn hòa quanh năm. 
C. Nóng ẩm, điều hòa quanh năm. D. Nóng ẩm vào mùa hè.
*.Tự luận. 
Câu 1: Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương ? 
- Tên gọi châu Đại Dương cho em hình dung đặc điểm thiên nhiên tiêu biểu gì của châu lục này ?
Câu 2: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “ thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương ? 
Câu 3: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn ?
4. Dặn dò - Vận dụng : 
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .
- Chuẩn bị về Dân cư, kinh tế Châu Đại Dương.
+ Chủ nhân đầu tiên của Châu Đại Dương ?
+ Ôxtrâylia nổi tiếng thế giới về những sản phẩm nông nghiệp gì ?
+ Đặc điểm dân cư châu Đại Dương .
+ Đặc điểm kinh tế châu Đại Dương .
Tiết 2: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
1. Kiểm tra bài cũ: Khởi động:
- Xác định vị trí địa lí Châu Đại Dương? Nêu đặc điểm vị trí và khí hậu? 
- Vì sao nói Châu Đại Dương là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương? 
2. Bài mới : Kết nối
- Người Ô xtrây lia luôn tự hào rằng đất nước họ là một quốc gia đa văn hóa . Tại sao Ôxtrâylia nói riêng và châu Đại Dương nói chung có đặc điểm như vậy . Dân cư, kinh tế của họ có những đặc điểm gì khác . Câu hỏi này sẽ được giải đáp qua nội dung tìm hiểu hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
+ Hoạt động 1 : Dân cư ( Nhóm )
+ Thời gian :15 phút 
- Quan sát bảng số liệu (mục 1) và nội dung sgk .
- Thảo luận 6 nhóm 4 phút (2 nhóm - 1 câu hỏi ).
+ Nhóm 1.2 : Xác định - đặc điểm phân bố dân cư Châu Đại Dương.
+ Nhóm 3.4 : Xác định - đặc điểm dân thành thị Châu Đại Dương.
+ Nhóm 5.6 : Xác định - đặc điểm thành phần dân cư Châu Đại Dương.
- Hs Trình bày. – Gv chuẩn xác.
- Quan sát bảng số liệu trang 147 em có nhận xét gì về tỉ lệ dân thành thị và thành phần dân cư châu Đại Dương .
- Gv : Do dân nhập cư đông , thành phần đa dạng song từ lâu các chủng tộc , dân tộc lại có truyền thống cùng nhau đoàn kết xây dựng kinh tế nên Ô xtrây lia được mệnh danh là một quốc gia đa văn hóa .
+ Hoạt động 2 : Kinh tế châu Đại Dương ( cặp )
+ Thời gian : 20 phút 
- Thiên nhiên châu Đại Dương có ảnh hưởng gì cho sự phát triển kinh tế châu Đại Dương ?
- Quan sát bảng thống kê mục 2 cho nhận xét trình độ phát triển kinh tế 1 số quốc gia ở Châu Đại Dương.
- Dưạ vào kiến thức đã học kết hợp H49.3 sgk cho biết Châu Đại Dương có những tiềm năng phát triển công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ như thế nào ?
(Khoáng sản, đất trồng (badan) khai thác thủy sản, du lịch )
- Dựa vào hình 49.3 cho biết :
- Ở phía nam Ôxtrâylia có thể phát triển được các loại cây trồng và vật nuôi nào ?Phân bố ở đâu ? Tại sao?
- Cây và con vật nuôi nào được phân bố phát triển mạnh ở sườn Đông dãy núi đông Ôxtrâylia?
- Kinh tế của Ôxtrâylia và NiuDilen có gì khác biệt với các đảo còn lại trong châu Đại Dương ?
- Dựa vào nội dung sgk trình bày về tình hình sản xuất công nghiệp ,nông nghiệp,dịch vụ và rút ra kết luận .
- Ôxtrâylia,Niu Dilen là 2 nước có nền kinh tế phát triển 
- Các quốc đảo đều là các nước đang phát triển.
1. Dân cư:
- Dân ít : 31 triệu người .
- Mật độ dân số thấp nhất thế giới .
- Phân bố dân cư không đều :
+ Đông : Đông và đông nam Ô xtrây lia, bắc Niu Dilen , Pa pua Niu Ghi nê .
+ Thưa : Trung tâm Ô xtrây lia, các đảo 
- Tỉ lệ dân thành thị cao đạt 69% 
- Thành phần : người bản địa 20 % , người nhập cư 80 % .
2. Kinh tế Châu Đại Dương:
- Kinh tế phát triển rất không đều giữa các nước. 
- Ôxtrâylia và NiuDilen là 2 nước có nền kinh tế phát triển .
- Các nước cịn lại kinh tế chủ yếu dựa vo du lịch v khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. 
- Các ngành quan trọng 
+ Ở Ôxtrâylia và NiuDilen:
*Nông nghiệp : Trồng lúa mì , chăn nuôi bò , cừu
* Công nghiệp : Khai khoáng , chế tạo máy , dệt , chế biến thực phẩm. 
+ Ở các đảo :
* Nông nghiệp : trồng dừa , ca cao , cà phê, chuối .
* Công nghiệp : Chế biến thực phẩm 
3. Luyện tập - Thực hành:
- Dân cư Châu Đại Dương có đặc điểm gì ?Tại sao?
- Kinh tế Châu Đại Dương phát triển như thế nào ?
4. Dặn dò : Vận dụng: 
- Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập sgk .
- Chuẩn bị : Thực hành về đặc điểm tự nhiên của Ôxtrâylia
 + Ôn lại đặc điểm địa hình châu Đại Dương
 + Ôn lại phương pháp phân tích lát cắt địa hình và phân tích biểu đồ khí hậu .
Tiết 3: THỰC HÀNH VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA ÔXTRÂYLIA
1. Kiểm tra bài cũ : Khởi động:
- Đặc điểm dân cư châu Đại Dương .
- Đặc điểm kinh tế châu Đại Dương .
- Châu Đại Dương gồm những bộ phận nào ? Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương .
- Em biết được gì về Lục địa Ôxtrây lia ?
2. Bài mới : Kết nối
- Gv giới thiệu yêu cầu bài thực hành .
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
+ Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm 
+ Thời gian : 10 phút 
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu bài thực hành 
- Gv : yêu cầu bài tập là đọc và phân tích lát cắt 
- Vị trí lục địa Ôxtrây-li-a và các đảo lớn của Châu Đại Dương?
- Lục địa Ôxtrây-li-a thuộc bán cầu nào? Giáp với biển và đại dương nào?
- Xác định vị trí & nêu nguồn gốc hình thành
- Nhận xét địa hình Ôxtrây-li-a . 
- Địa hình có thể chia thành mấy khu vực?
-Trình bày đặc điểm địa hình và độ cao chủ yếu của mỗi khu vực?
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm 
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả và bổ sung 
- Gv chuẩn xác kiến thức
- Hs xác định các cao nguyên , đồng bằng của lục địa Ôxtrây-li-a .
+ Hoạt động 2: Bài tập 2 ( nhóm )
+ Thời gian : 10 phút 
- Dựa vào H48.1; H50.2; H50.3 sgk nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ôxtrây-li-a
+ Sự phân bố mưa:
- Gv yêu cầu Hs thảo luận về các loại gió và sự phân bố lượng mưa của mỗi miền tương ứng và giải thích
+Sự phân bố hoang mạc
- Gv yêu cầu Hs thảo luận về sự phân bố hoang mạc và giải thích
- Hoang mạc phân bố ở phía tây lục địa, nơi có lượng mưa giảm dần từ ven biển vào
- Sự phân bố hoang mạc Ôxtrây-li-a phụ thuộc vào vị trí địa hình và ảnh hưởng của dònh biển lạnh, hướng gió thổi thường xuyên
- Đại diện nhóm trả lời kết quả và bổ sung
- GV chuẩn xác kiến thức
- GV giới thiệu tranh ảnh về hoạt động kinh tế .Đời sống con người ở lục địa Ôxtrây-li-a
Bài tập1: 
- Gồm 3 khu vực
+ Phía tây: cao nguyên tây Ôxtrây-li-a cao 500m , 2 /3 diện tích lục địa tương đối bằng phẳng , giữa là những sa mạc.
+ Ơ giữa: đồng bằng trung tâm có hồ Ây-rơ sâu 16m rộng 8884m , sông Đaclinh
+ Phía đông: dãy đông Ôxtrây-li-a cao 1600m. Chạy dài hướng BN: 3400m sát biển Sườn Tây thoải , đỉnh dốc : đỉnh RaođơMao cao 1600m, nơi cao nhất là núi Côxiuxcô cao 2230m .
Bài tập 2 :
+ Gió Tín Phong: hướng đông nam từ Thái Bình Dương thổi vào phía đông
+ Gió mùa: hướng đông bắc (Thái Bình Dương và hướng tây bắc (Ấn Độ Dương thồi vào phía bắc lục địa
+ Gió tây ôn đới: hướng tây đông thổi vào phía nam
- Sự phân bố lượng mưa ở Ôxtrây-li-a:
+ Mưa nhiều: phía bắc (ảnh hưởng của gió mùa), phía đông (ảnh hưởng của gió Tín Phong)
+ Mưa ít: phía tây ảnh hưởng dòng biển lạnh Ôxtrây-li-a trung tâm có đường chí tuyến nam đi qua, do địa hình dãy Ôxtrây-li-a chắn gió
- Sự phân bố hoang mạc ở Ôxtrây-li-a:
+ Phía tây: do ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ôx-xtrây-li-a
+ Trung tâm: sâu trong nội địa, có đường chí tuyến nam đi qua, dãy đông là địa hình chắn gió
3.Củng cố : Thực hành:
- Các yếu tố nào của tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu, đặc biệt là sự phân bố lượng mưa của lục địa Ôxtrây-li-a
- Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt về đặc điểm phân bố lượng mưa giữa miền đông và miền tây, miền bắc và miền nam, ven biển và nội địa của lục địa Ôxtrây-li-a.
- Tại sao đại bộ phận của Ôxtrây-li-a có khí hậu khô nóng ?
4.Dặn dò : Vận dụng: 
- Hoàn chỉnh bài thực hành 
- Chuẩn bị bài 51 : Thiên nhiên châu Âu 
 + Vị trí địa lí , giới hạn châu Âu 
 + Đặc điểm chính về địa hình , khí hậu , sông ngòi , thực vật của châu Âu .
 + Phân tích lược đồ tự nhiên châu Âu 
V/CÂU HỎI /BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
* Chuẩn cần đánh giá: Biết được vị trí địa lí, phạm vi của châu Đại Dương. 
* Mức độ: nhận biết
CÂU HỎI
Câu 1. Hãy cho biết vị trí địa lí và phạm vi của châu Đại Dương.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 1
Châu Đại Dương nằm giữa Thái Bình Dương, gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo và quần đảo trong Thái Bình Dương. 
* Chuẩn cần đánh giá: Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của các đảo và quần đảo, lục địa Ô-xtrây-li-a. 
* Mức độ: thông hiểu
CÂU HỎI
Câu 2. Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 2. Nguyên nhân các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương là: 
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa ven biển đã biến các đảo thành những “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.
* Chuẩn cần đánh giá: Sử dụng bản đồ; Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của lục địa Ô-xtrây-li-a. 
* Mức độ: vận dụng
CÂU HỎI
Câu 3. Dựa vào hình 48.1, SGK hãy: Kể tên các hoang mạc và sa mạc ở lục địa này. Cho biết tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn? 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN
Câu 3. 
- Các hoang mạc và sa mạc ở lục địa này là: hoang mạc Ta-na-mi, hoang mạc Xim-sơn, hoang mạc Vic-to-ri-a lớn, sa mạc Lớn, phân bố ở phía tây kinh tuyến 1400.
- Đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn là do: Lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến khó gây mưa. Hơn nữa, d

File đính kèm:

  • docChu de Chau Dai Duong_12763240.doc
Giáo án liên quan