Giáo án dạy theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Chủ đề: Châu Đại Dương

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Dân cư

Châu Đại Dương là 42.488.151 người vào ngày 28/02/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Tổng dân số các nước Châu Đại Dương hiện chiếm 0,55% dân số thế giới. Châu Đại Dương hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về dân số. Mật độ dân số của Châu Đại Dương là 5 người/km2. Với tổng diện tích là 8.489.650 km2.có 70,40% dân số sống ở khu vực thành thị (30 người vào năm 2017). Độ tuổi trung bình ở khu vực Châu Đại Dương là 33 tuổi

Mật độ dân số thấp nhất thế giới

Đông dân : Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen

Thưa dân: ở các đảo

Dân cư gồm hai thành phần chính:

Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).

Người bản địa khoảng 20% dân số.

=>Có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa

2. Kinh tế

Kinh tế phát triển không đều giữa các nước

Ô–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.

Các nước còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề môn Địa lý Lớp 7 - Chủ đề: Châu Đại Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Nội dung 1 : Thiên nhiên châu Đại Dương
1. Vị trí địa lí, địa hình
- Châu Đại Dương gồm:
   + Lục đại Ôxtrâylia.
   + Bao gồm 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-di-len (Đảo lục đại), Mi-cro -ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).
- Đặc điểm địa hình:
   + Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
   + Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
2. Khí hậu, thực vật và động vật
- Đặc điểm khí hậu:
  + Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.
   + Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
- Đặc điểm động, thực vật:
   + Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển.
   + Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn,
Câu 1: Xác định vị trí lục địa ô-xtrây-li-a và các đảo lớn của châu Đại Dương (Pa-pua Niu Ghi-nê, Nu-ven Ca-lê-đô-ni, Ta-xma-ni-a,...)
Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương.
Nhóm đảo Mê-la-nê-đi: nằm ở phía bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a, từ xích đạo đến khoảng vĩ tuyến 23 - 24°N. Các đảo lớn là Niu Ghi-nê, Bi-xmac, Xô-lô-môn, Nu-ven Ca-lê-đô-ni,...
Nhóm đảo Mi-crô-nê-di: nằm ở phía bắc và đông bắc Mê-la-nê-di, khoảng 10°N đến khoảng 28°B, nghĩa là trong vòng đai nhiệt đới. Đảo lớn là Gu-am.
Nhóm đảo Pô-li-nê-di: nằm ở phía đông kinh tuyến 180°, thuộc vùng trung tâm Thái Bình Dương, khoảng từ 23 - 24°B đến 28°N, trong vòng đai nhiệt đới, ở phía nam lan tới vòng đai cận nhiệt đới của bán cầu Nam. Các đảo lớn là Ha-oai, Hô-nô-lu-lu trong quần đảo Ha-oai, Vi-ti Lê-vu,... trong quần dảo Phi-gi.
Câu 2: Dựa vào hình 48.2, cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương.
Trả lời:
Trạm Gu-am: nhiệt độ quanh năm cao (khoảng trên 27°C) và điều hòa; lượng mưa lớn, mưa nhiều vào các tháng từ VII - X.
Trạm Nu-mê-a: nhiệt độ quanh năm cao (trên 21°C) và tương đối điều hòa, tháng thấp nhất cũng trên 21°c, tháng cao nhất khoảng 27°C); lượng mưa lớn và tương đổi đều giữa các tháng trong năm.
Nhìn chung: các đảo thuộc châu Đại Dương có nhiệt độ cao quanh năm, chế độ nhiệt điều hòa, lượng mưa phong phú.
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương.
Trả lời:
Đảo của châu đại Dương có 2 loại : đảo lục địa và đảo đại dương.
Đảo lục địa : Được hình thành từ một bộ phận của lục địa do quá trình đứt gãy và sụt lún.
Đảo đại dương: Hình thành do 2 nguồn gốc :
Do hoạt động của núi lửa ngầm dưới đáy đại dương.
Do sự phát triển của san hô.
Câu 2: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương...
Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương?
Trả lời:
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Quanh năm có mưa nhiều. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt. Các rừng dừa ven biển đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. Tất cả những điều đó đã khiến cho các đảo và quần đảo châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương.
Nội dung 2 : Dân cư và kinh tế châu Đại Dương
Nội dung bài gồm:
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Qua bảng số liệu, nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị....
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu thống kê, nhận xét trình độ phát triển kinh tế....
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương ?
Câu 2: Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc....
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
1. Dân cư
Châu Đại Dương là 42.488.151 người vào ngày 28/02/2020 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Tổng dân số các nước Châu Đại Dương hiện chiếm 0,55% dân số thế giới. Châu Đại Dương hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về dân số. Mật độ dân số của Châu Đại Dương là 5 người/km2. Với tổng diện tích là 8.489.650 km2.có 70,40% dân số sống ở khu vực thành thị (30 người vào năm 2017). Độ tuổi trung bình ở khu vực Châu Đại Dương là 33 tuổi 
Mật độ dân số thấp nhất thế giới
Đông dân : Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen
Thưa dân: ở các đảo
Dân cư gồm hai thành phần chính:
Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).
Người bản địa khoảng 20% dân số.
=>Có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa
2. Kinh tế
Kinh tế phát triển không đều giữa các nước
Ô–xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.
Các nước còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Bảng số liệu, nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương (năm 2011).
Diện tích 
(Nghìn km2)
Dân số giữa năm 2011
(Triệu người)
Mật độ (Người/km2)
Tỉ lệ dân số thành thị (%)
Châu Đại Dương
9275
37.1
4
66
Ô-xtrây-li-a 
7557
22.7
3
82
Niu Di-lân 
276
4.4
16
86
Pa-pua Niu Ghi-nê
459
6.9
15
13
Va-nu-a-tu
12
0.3
21
24
Câu 1: Qua bảng số liệu, nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương (năm 2011).
Trả lời:
Mật độ dân số:
Toàn châu lục: thấp (4 người/km2), dân cư thưa thớt.
Mật độ dân số cao nhất: Va-nu-a-tu, thấp nhất: Ô-xtrây-li-a. 
Các nước có mật độ dân số thuộc loại cao là Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
Tỉ lệ dân thành thị:
Toàn châu lục: tương đối cao (66%).
Tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở Niu Di-len (86%); tiếp đến là Ô-xtrây-li-a (82%), thấp nhất là ở Pa-pua Niu Ghi-nê. (13%);
=> Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp, phân bố không đều; tỉ lệ dân thành thị thuộc vào loại cao trên thế giới.
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu thống kê, nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương.
Trả lời:
Nhìn vào bảng số liệu thống kê ta thấy:
Trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia thuộc châu Đại Dương không đều nhau. Nước có thu nhập trung bình rất cao nước có thu nhập lại rất thấp. Cơ cấu thu nhập theo các ngành cũng khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là từ hoạt động du lịch.
Nước có trình độ phát triển kinh tế cao nhất châu lục là Ô-xtrây-li-a (20337,5 USD/người). Trong đó, cơ cấu thu nhập quốc dân, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao (71%). Tiếp đến là nước Niu Di-len. Nước có trình độ phát triển kinh tế thấp là Pa-pua Niu Ghi-nê.
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương?
Trả lời:
Mật độ dân số thấp nhất thế giới
Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều
Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen
Thưa dân ở các đảo
Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).
Dân cư gồm hai thành phần chính:
Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).
Người bản địa khoảng 20% dân số.
Như vậy, từ những đặc điểm trên ta thấy, dân cư châu Đại Dương có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.
Câu 2: Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc....
Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương.
Trả lời:
Ô-trây-li-a và Niu Di-len là những nước có nền kinh tế phát triển. Thu nhập bình quân đầu người cao. Năm 2000, thu nhập bình quân của Ô-trây-li-a là 20.337,5 USD/người và Niu Di-len có thu nhập bình quân là 13.026,7 USD/người. Các nước này nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử chế biến thực phẩm rất phát triển.
Các quốc đảo đều là những nước đang phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu: (phốt phát ,dầu mỏ , khí đốt vàngthan đá sắt) nông sản : (cùi dừa khô, cacao ,cà phê, chuối, va ni,) hải sản: ( cá ngừ, cá mập, ngọc trai,) , gỗ. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.
Nội dung 3 : Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a
Nội dung bài gồm:
1. Dựa vào hình 48.1 và lát cắt địa hình dưới đây, trình bày đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a theo gợi ý sau:
2. Dựa vào hình 48.1, 50.2, 50.3 ,nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a theo gợi ý sau: 
1. Dựa vào hình 48.1 và lát cắt địa hình dưới đây, trình bày đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a theo gợi ý sau:
Địa hình có thể chia làm mấy khu vực?
Đặc điểm địa hình và độ cao chủ yếu ở mỗi khu vực.
Đỉnh núi cao nhất nằm ở đâu? Cao khoảng bao nhiêu?
Trả lời:
Các khu vực:
Đồng bằng ven biển phía tây.
Cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a.
Đồng bằng trung tâm.
Dãy đông Ô-xtrây-li-a.
Đồng bằng ven biển phía đông.
Đặc điểm: Ven biển phía tây là đồng bằng nhỏ, hẹp; sau đó đến cao nguyên tây Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình khoảng 500 m, tiếp đến là khu vực đồng bằng trung tâm có độ cao trung bình khoảng 200m. Có hồ Ây-rơ sâu -16m, có sông Đac-linh chảy qua. Tiếp đến là dãy Đông Ô-xtrây-li-a, có đỉnh Rao-đơ-mao cao 1500 m dựng đứng ven biển, đến đồng bằng ven biển phía đông.
Đỉnh núi Rao-đơ-mao cao 1500 m dựng đứng ven biển, nằm ở dãy đông Ô-xtrây-li-a.
2. Dựa vào hình 48.1, 50.2, 50.3 ,nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a theo gợi ý sau: 
Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtrây-li-a.
Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô-xtrây-li-a. Giải thích sự phân bố đó.
Sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô-xtrây-li-a. Giải thích sự phân bố đó.
Trả lời:
Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có:
Gió Tín phong thổi theo hướng đông nam;
Gió Mùa hướng tây bắc và đông bắc;
Gió Tây ôn đới thổi theo hướng tây bắc.
Sự phân bố lượng mưa, hoang mạc trên lãnh thổ Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân :
Mưa trên 1501 mm là Pa-pua Niu Ghi-nê, do đây là nơi có khí hậu xích đạo mưa lớn quanh năm.
Rìa bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a có lượng mưa từ 1001 đến 1500 mm, khu vực có gió mùa hoạt động và một phần gió Tín phong đi qua biển.
Một phần diện tích bắc, nam và đông của lục địa có lượng mưa từ 501 đến 1000 mm, do ảnh hưởng địa hình, gió mang theo hơi nước nên gây mưa hết ở các sườn đón gió.
Sâu lục địa lượng mưa ít vì chịu ảnh hướng của hiệu ứng phơn, đồng thời khu vực lục địa nằm trong vùng áp cao chí tuyến khó gây mưa.
Hoang mạc phân bố ở trung tâm ở lục địa Ôxtrâylia và kéo dài ra sát biển phía tây. Do ở phía tây có dòng biển lạnh Tây Ôxtrâylia chảy qua, cùng với đó là do càng vào sâu trong lục địa thì độ ẩm càng ít, gây khô hạn.
 BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VỀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Câu 1: Châu Đại dương nằm giữa hai đại dương nào ?
	A. Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương	B. Ấn Độ Dương – Đại Tây Dương
	C. Đại Tây Dương – Bắc Băng Dương	D. Bắc Băng Dương – Thái Bình Dương.
Câu 2: Xét về diện tích, châu Đại Dương xếp thứ mấy thế giới ?
	A. Thứ ba	B. Thứ tư	C. Thứ năm	D. Thứ sáu.
Câu 3: Nguyên nhân cơ bản để khí hậu châu Đại Dương ôn hòa là 
	A. Nằm ở đới ôn hòa	B. Nhiều thực vật
	C. Được biển bao quanh	D. Mưa nhiều.
Câu 4: Loài động vật điển hình ở châu Đại Dương là 
	A. Gấu túi	B. Bò sữa	C. Cănguru	D. Hươu cao cổ.
Câu 5: Đặc điểm nổi bật của dân cư Châu Đại dương là 
 A. Đông dân	B. Gia tăng nhanh	C. Dân trí cao	D. Thị dân cao.
Câu 6: Lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh nhất ở Châu Đại Dương là 
	A. Nông nghiệp	 B. Công nghiệp	 C. Dịch vụ 	D. Ba lĩnh cực bằng nhau.
Câu 7: Ngành kinh tế mới phát triển khá mạnh ở Châu Đại Dương là
	A. Hàng không vũ trụ	B. Xuất nhập khẩu
	C. Du lịch	D. Giao thông vận tải.
Câu 8: Những ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Châu Đại Dương là 
	A. Khai khoáng	B. Chế tạo máy	C. Điện tử	D. Tất cả.
VIẾT BÁO CÁO VỀ ÔXTRAYLIA.
	Hãy trả lời các câu hỏi SGK và hoàn thành bảng sau:
Các khu vực địa hình
Độ cao từng khu vực
Ngọn núi cao nhất
Các loại gió và hướng gió
Sự phân bố lượng mưa
Sự phân bố các hoang mạc

File đính kèm:

  • docChu de Chau Dai Duong_12787187.doc