Giáo án dạy theo chủ đề Mĩ thuật Khối 2 - Chủ đề 9 đến 14 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

Kiến thức

- Nhận ra và nêu được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, họa tiết trang trí, chất liệu và sự cân đối của một số đồ vật thân thuộc với em khi tới trường.

Kĩ năng

- Vẽ, tạo dáng và trang trí được một số đồ vật như: túi xách, cặp sách, mũ, dép, từ bìa cứng, giấy báo, giấy màu.

Thái độ

Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình.

Phát triển năng lực

- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức:

Phương pháp

- Liên kết học sinh với tác phẩm.

Hình thức tổ chức

- Hoạt động cá nhân

III. Đồ dùng và phương tiện:

GV: Sách học Mĩ thuật lớp 2,một số đồ vật:Cặp sách, ba lô, mũ, giày dép

- Bài vẽ, sản phẩm tạo dáng HS thường mang đến trường, Hình minh họa

Học sinh

- Sách học Mĩ thuật lớp 2 , giấy vẽ, màu vẽ,

IV. Các hoạt động dạy – học:

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề Mĩ thuật Khối 2 - Chủ đề 9 đến 14 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng cá nhân
III. Đồ dùng và phương tiện:
GV chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp - Tranh dân gian Đông Hồ
2. HS chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 2 - Giấy vẽ, màu vẽ,
IV. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
Cho học sinh nghe hoặc hát tập thể bài hát đàn gà trong sân sau đó giáo viên dẫn dắt vào nội đung chủ đề: Hình ảnh con gà, đàn gà rất gần gũi quen thuộc với cuộc sống của con người.
1. Hướng dẫn tìm hiểu sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ.
- Yêu cầu học sinh quan sát các tranh ở hình 10.1
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về tranh dân gian đông Hồ
+ Tranh dân gian Đông Hồ có nguồn gốc ở huyện Thuận Thành – Bắc Ninh, do các nghệ nhân sáng tác. Tranh dân gian Đông Hồ thường được treo vào dịp Tết nên còn được gọi là tranh Tết.
 + Nội dung đề tài của tranh dân gian Đông Hồ thường phản ánh ước mơ, cuộc sống mộc mạc giản dị của nhân dân lao động. Hình tượng phổ biến là con người, con vật và cảnh vật gần gũi ở vùng nông thôn.
2. Hướng dẫn xem tranh dân gian Đông Hồ
Yêu cầu HS quan sát hai bức tranh dân gian Đông Hồ đàn gà mẹ con, lợn ăn cây ráy và nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về tranh dân gian Đông Hồ.
* Câu hỏi gợi mở
Tranh đàn gà mẹ con
- Em thấy trong tranh có những hình ảnh gì?
- Gà mẹ đang làm gì?
- Các chú gà con đang chạy nhảy như thế nào?
- Hình ảnh gà mẹ và gà con gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
- Bức tranh đàn gà mẹ con có những màu sắc gì?
Tranh lợn ăn cây ráy
-Trong tranh có hình ảnh con vật gì? Còn có những hình ảnh gì khác trong tranh?
- Hình ảnh con lợn được vẽ như thế nào? Có những chi tiết trang trí nào trên mình con lợn?
- Em nhận ra những màu nào trên bức tranh?
GV tóm tắt
2.1. Tranh đàn gà mẹ con
- Gà mẹ và mười đứa con được bố cục gọn ghẽ trong một hình chữ nhật nằm ngang.
- Mỗi chú gà con một vẻ, con nào cũng có dáng vẻ tinh nghịch, hiếu động: chạy nhảy, đang rỉa lông riả cánh hay đang nghỉ ngơi trên lưng mẹ - bỗng dóng cổ, Sau tiếng cục cục của gà mẹ, tất cả chúng hướng về phía con mồi của mẹ.
- Màu nóng ( đỏ, vàng ) là màu chủ đạo của bức tranh khiến cho đàn gà thêm rực rỡ trong bầu trời tràn ngập nắng.
- Tranh đàn gà mẹ con diễn tả tình cảm, sự che chở, chăm sóc, tương yêu của mẹ dành cho đàn con. Điều đó tượng trưng cho mong ước của người nông dân: đông con, nhiều cháu, nhiều phúc, nhiều lộc, gia đình đông vui, đầm ấm
2.2. Tranh lợn ăn cây ráy
- Bức tranh mang tính trang trí cao, không giống như hình ảnh thực. Hình tượng con lợn được cách điệu, đẹp mắt về hình thể với nhưng nét : Béo tốt, lông ,ượt, có xoáy âm dương
- Xoáy âm dương là khoáy lông trên mình lợn được cách điệu, thể hiện sự sinh sôi phát triển.
2.3. Đặc điểm chung của tranh dân gian Đông Hồ
- Tranh được làm bằng cách bôi màu vào bản khắc gỗ và in lên giấy bản ( giấy dó)
- Màu của tranh đông hồ thường được làm từ chất liệu thiên nhiên
- Hình khối đơn giản, nét chắc khỏe, mạnh mẽ, dứt khoát.
3. Hướng dẫn trải nghiệm, liên kết với tác phẩm
Có thể lựa chọn 1 trong hai hình thức :
3.1. Vẽ màu vào tranh dân gian
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 10.3 để nhận ra cách vẽ màu vào tranh dân gian ( Có thể sử dụng câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh)
- Theo em bức tranh đã hoàn chỉnh chưa?
- Em định vẽ màu gì cho hình ảnh gà mẹ gà con?
- Em định tô màu gì vào nền tranh?
+ Giáo viên nhắc học sinh chọn màu có đậm nhạt.
3.2. Vẽ tranh theo cảm nhận riêng
- Gợi ý học sinh lựa chọn 1 bức tranh ở hình 10. 5 để vẽ lại theo ý hiểu
- Giáo viên lưu ý học sinh lựa chọn bố cục hình ảnh cân đối với trang giấy.
* Vận dụng sáng tạo
- Yêu cầu học sinh có thể chép lại 1 số bức tranh dân gian khác.
* Dặn dò:
Dặn học sinh chuẩn bị chủ đề sau
- Học sinh hát
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh nghe
- Gà mẹ và mười đứa con
Tranh đàn gà mẹ con diễn tả tình cảm, sự che chở, chăm sóc, tương yêu của mẹ dành cho đàn con.
- Mong ước của con người: đông con, nhiều cháu, nhiều phúc, nhiều lộc, gia đình đông vui, đầm ấm
- Màu ( đỏ, vàng ) là màu chủ đạo của bức tranh khiến cho đàn gà thêm rực rỡ trong bầu trời tràn ngập nắng.
- Hình ảnh con lợn đang ăn cây ráy
Hình tượng con lợn được cách điệu, đẹp mắt về hình thể với nhưng nét : Béo tốt, lông ,mượt, có xoáy âm dương
- Xoáy âm dương là khoáy lông trên mình lợn được cách điệu, thể hiện sự sinh sôi phát triển.
- màu đỏ, màu vàng, màu xanh
- Học sinh nghe
- Học sinh nghe
- Học sinh nghe
- Học sinh lựa chọn 1 trong hai hình thức để thực hành.
- Học sinh làm việc cá nhân
- Học sinh thực hiện
TUẦN 26
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 2 
CHỦ ĐỀ 11: ĐỒ VẬT THEO EM ĐẾN TRƯỜNG ( Tiết 1)
 ( Thời lượng 2 tiết )
Ngày soạn  tháng ..năm 2020
 Ngày dạy: Ngày .. tháng . năm 2020
I. Mục tiêu:
Kiến thức
- Nhận ra và nêu được đặc điểm, hình dáng, màu sắc, họa tiết trang trí, chất liệu và sự cân đối của một số đồ vật thân thuộc với em khi tới trường.
Kĩ năng
- Vẽ, tạo dáng và trang trí được một số đồ vật như: túi xách, cặp sách, mũ, dép, từ bìa cứng, giấy báo, giấy màu.
Thái độ 
Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức: 
Phương pháp
- Liên kết học sinh với tác phẩm.
Hình thức tổ chức
- Hoạt động cá nhân 
III. Đồ dùng và phương tiện: 
GV: Sách học Mĩ thuật lớp 2,một số đồ vật:Cặp sách, ba lô, mũ, giày dép
- Bài vẽ, sản phẩm tạo dáng HS thường mang đến trường, Hình minh họa 
Học sinh
- Sách học Mĩ thuật lớp 2 , giấy vẽ, màu vẽ, 
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động
VD: Tổ chức cho HS trò chơi thi kể nhanh những đồ vật HS thường mang đến trường. Sau trò chơi, GV giới thiệu vào chủ đề “ Đồ vật theo em đến trường ”.
1. Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.1 và kể tên những đồ vật HS thường mang theo khi đến trường.
- Gợi ý HS nêu đặc điểm của đồ vật thường mang đến trường: màu sắc, chất liệu, hình dáng, cách trang trí,
Câu hỏi gợi mở
- Đồ vật em mang đến trường có dạng hình gì? Nó có cấu tạo như thế nào?
- Đồ vật được làm bằng chất liệu gì?
- Đồ vật đó có cách trang trí và màu sắc như thế nào? 
GV tóm tắt 
Đồ vật theo em đến trường thường là: cặp sách, ba lô, mũ, giày, dép, Mỗi đồ vật đều có hình dạng, màu sắc, trang trí và các công dụng khác nhau. Các đồ vật đó đều có sự cân đối, như: dép có một đôi, cặp có hai quai ở giữa hoặc hai bên,
- Yêu cầu HS quan sát hình 11.3 để thấy được sự sáng tạo phong phú trong cách tạo dáng, trang trí chi tiết với các vật liệu khác nhau.
Câu hỏi gợi mở
- Em có nhận xét gì về hình ảnh đồ vật do các bạn tạo ra?
- Sản phẩm của các bạn được tạo hình bằng chất liệu gì?
- Hình dáng, họa tiết trang trí, màu sắc của các sản phẩm như thế nào?
2. Hướng dẫn thực hiện
2.1. Vẽ, tạo hình trên giấy
Hướng dẫn HS quan sát hình 11.4 để tham khảo cách thực hiện vẽ và tạo hình trên giấy
- Vẽ bộ phận chính của đồ vật cân đối vào trang giấy.
- Vẽ thêm chi tiết, hoàn chỉnh hình.
- Trang trí họa tiết.
- Vẽ màu theo ý thích. 
2.2. Sáng tạo sản phẩm từ báo, bìa, vỏ hộp, xốp màu
Hướng dẫn HS quan sát hình 11.5 để tham
khảo cách thực hiện tạo hình sản phẩm từ các vật liệu khác
- Tạo hình các bộ phận chính của đồ vật.
- Cắt, dán, trang trí thêm chi tiết vào hình đồ vật.
3. Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu HS vẽ hoặc sáng tạo sản phẩm đồ vật thân thuộc với HS khi đến trường bằng cách vẽ vào giấy và trang trí hoặc sáng tạo từ vật tìm được theo ý thích.
- Gợi ý HS nêu ý tưởng để tạo hình sản phẩm.
Lưu ý 
Nhắc nhở HS vẽ, tạo hình đồ vật phải cân đối và sắp xếp các hình ảnh, chi tiết hợp lí, sau đó mới dán keo.
*Vận dụng sáng tạo:
- Gợi ý học sinh trang trí các đồ vật hàng ngày trên lớp học
* Dặn dò:
Dặn học sinh chuẩn bị chủ đề sau
- Học sinh kể
- Học sinh quan sát
- Học sinh nêu
- cặp sách, ba lô, mũ, giày, dép
- Giấy, vải, da, 
- Học sinh nghe
- Học sinh quan sát
- Học sinh trả lời
- Học sinh quan sát
- Học sinh nêu cách thực hiện làm sản phẩm.
- Học sinh nghe
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe
- Học sinh thực hiện
- Học sinh chuản bị
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 2 
Chủ đề 12: MÔI TRƯỜNG QUANH EM 
 ( Thời lượng 3 tiết )
Ngày soạn .. tháng . năm 2020
 Ngày dạy: Ngày  tháng .năm 2020
I. Mục tiêu
Kiến thưc
- Học sinh nêu được môi trường thiên nhiên là tất cả cây cỏ, hoa, lá, sông biển, không khí, ...bao quanh chúng ta.
Kĩ năng
- Học sinh thể hiện được bức tranh chủ đề môi trường.
Thái độ
-Học sinh giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình. Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh mình.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ, hợp tác trong nhóm
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- phương pháp: Gợi mở, trực quan, luyện tập, thực hành.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
III/ Đồ dùng và phương tiện
- Một số tranh, ảnh, video về môi trường
- Hình minh họa cách vẽ
- Giấy vẽ, giấy màu, ....
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định tổ chức lớp
*Khởi động
- Giáo viên cho học sinh xem video hoặc tranh, ảnh về môi trường đang bị ô nhiễm và nêu một số câu hỏi về hình ảnh
?Em thấy video, tranh, ảnh có nội dung gì?
?Em thấy những hình ảnh gì?
?Môi trường bẩn, ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người?
Sau đó giáo viên giới thiệu chủ đề “Môi trường quanh em”
1/ Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu quan sát Hình 12.1 và 12.2 Sách HMT2, (tranh, hình ảnh minh họa của gv chuẩn 
bị)
*Câu hỏi gợi mở:
?Trong các bức ảnh em thấy có những hình ảnh nào?
?Hình ảnh đó có đẹp không?Môi trường ở đó như thế nào?
?Mong muốn của em được sống trong môi trường như thế nào?
?Em và các bạn có hành động gì để môi trường xung quanh luôn sạch đẹp?
*Gv tóm tắt: Môi trường là tất cả cây cỏ, hoa lá, sông biển, không khí,...bao quanh chúng ta. Vì vậy mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường bằng các hành động tích cực như: vệ sinh nhà ở, lớp học,...trồng và chăm sóc cây xanh, ngăn chặn mọi hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Yêu cầu học sinh quan sát Hình 12.3 thảo luận tìm hiểu tranh vẽ về chủ đề môi trường
*Câu hỏi gợi mở:
?Trong các bức tranh em thấy có hình ảnh gì?
?Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
?Các dáng hoạt động trong bức tranh đã thể hiện rõ nội dung chưa?
?Màu sắc được thể hiện như thế nào?
?Em còn biết hoạt động bảo vệ môi trường nào khác không?
*Gv tóm tắt: Có nhiều nội dung để thể hiện bức tranh về chủ đề môi trường như: cảnh đẹp thiên nhiên, vệ sinh quét dọn trường học, nhà ở đường phố, trồng cây, chăm sóc bảo vệ động vật, vớt rác trên sông hồ, biển, vẽ tranh tuyên truyền...
2/ Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu quan sát Hình 12.4 Sách HMT2 tìm hiểu, tham khảo cách thực hiện một bức tranh về chủ đề môi trường.
*Câu hỏi gợi mở:
?Em định vẽ về hoạt động gì?
?Hình ảnh chính là gì?Được sắp xếp như thế nào trong tranh?
?Các nhân vật có hoạt động gì?
?Hình ảnh phụ em định vẽ hình ảnh gì?
?Màu của hình ảnh chính, phụ như thế nào?
3. Hướng dẫn thực hành.
- Gv đưa ra yêu cầu thực hành:
+Cá nhân: Vẽ tranh theo ý thích
- Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên quan sát gợi ý, hướng dẫn thêm (Cách tạo hình dáng hoạt động, bố cục, xa gần, đậm nhạt, màu sắc,....)
Vận dụng sáng tạo
*Gv liên hệ thực tế, nhận xét, đánh giá tổng kết chủ đề, động viên khuyến khích học sinh có thêm nhiều ý tưởng vẽ tranh về chủ đề môi trường
* Dặn dò
- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo
- Hs ổn định tổ chức
- Học sinh xem, quan sát, nhận xét
- Học sinh nghe, mở Sách HMT2
- Học sinh quan sát tìm hiểu thảo luận về môi trường và hành động của con người để bảo vệ môi trường.
- Có hình ảnh cánh đồng lúa,khu phố, cảnh biển rất đẹpmôi trường sạch sẽ...
- Có hình ảnh các bạn học sinh đang trồng và chăm sóc cây, có hình ảnh các bạn đang quét dọn vệ sinh, hình ảnh bỏ rác đúng nơi quy định...
-Tuyên truyền cho mọi người ý thức và hành động chăm sóc và bảo vệ môi trường...
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Học sinh quan sát tìm hiểu tranh vẽ về môi trường.
- Học sinh quan sát và trả lời
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách thực hiện:
+Vẽ hình ảnh chính
+Vẽ thêm hình ảnh phụ, tạo không gian cho bức tranh
+Vẽ màu theo ý thích có đậm nhạt, hòa sắc...
- Học sinh nêu
- Học sinh thực hành làm bài.
- Học sinh thực hiện
- Học sinh chuẩn bị
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 2 
Chủ đề 13: EM ĐẾN TRƯỜNG 
( Thời lượng 2 tiết )
Ngày soạn .. tháng. năm 2020
 Ngày dạy: ngày  tháng ..năm 2020
I. Mục tiêu
Kiến thức
- Học sinh nêu được những hoạt động của học sinh khi đến trường.
Kĩ năng
- Học sinh vẽ được dáng người hoạt động ở mức độ đơn giản và thể hiện được sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề “Em đến trường”
Thái độ
- Phát triển được khả năng tưởng tượng, sáng tác câu chuyện phù hợp với chủ đề.
-Học sinh giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.bạnPhát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp tiếp cận theo chủ đề, tạo hình con rối, xây dựng cốt truyện.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
III. Đồ dùng và phương tiện
- Một số tranh, ảnh, video về hoạt động của con người (hình ảnh học sinh đến trường)
- Hình minh họa cách vẽ dáng người, cách tạo dáng con rối và các bước thực hiện bức tranh tập thể..
- Các bài vẽ dáng người của học sinh..
- Giấy vẽ, giấy màu, que, hồ dán, ....
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định tổ chức lớp
*Khởi động
- Giáo viên cho học sinh hát bài hát “Đi học”
?Trong bài hát có hình ảnh nào?
?Bài hát nói về nội dung gì?
?Những hình ảnh đó có đẹp không...
Sau đó giáo viên giới thiệu chủ đề “Em đến trường”
1. Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu quan sát Hình 13.1 và 13.2 Sách HMT2, (tranh, hình ảnh minh họa của gv chuẩn 
bị) để học sinh tìm hiểu về các hoạt động của học sinh và sự thay đổi tư thế cơ thể người khi hoạt động..
*Câu hỏi gợi mở:
? Các bạn trong hình đang làm gì?Ở đâu?
?Trong mỗi hoạt động khác nhau, tư thế của cơ thể (đầu, mình, chân, tay) có thay đổi không?
? Em nhận ra hoạt động gì của các nhân vật trong các hình vẽ?
?Các bộ phận đầu, mình, chân, tay có phù hợp với tư thế hoạt động không?
?Khi đến trường em có những hoạt động gì?
*Gv tóm tắt: Khi tham gia các hoạt động khác nhau (đi, đứng, chạy, nhảy,...)thì tư thế các bộ phận đầu, mình, chân, tay của người sẽ thay đổi theo..
- Khi vẽ, nặn hay xé dán tạo hình các dáng người hoạt động, cần chú ý tới sự chuyển động của các bộ phận đầu, mình, chân, tay để thể hiện được hình ảnh phù hợp.
- Có thể vẽ, xé dán, tạo hình người với các góc nhìn khác nnhau: nhìn thẳng, nhìn nghiêng trái, nhìn nghiêng phải, ...
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách HMT 2
2/ Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu quan sát Hình 13.3 Sách HMT2 tìm hiểu, tham khảo cách thực hiện vẽ dáng người 
*Câu hỏi gợi mở:
?Em định vẽ dáng người đang thực hiện hoạt động gì?(đi, đứng, chạy, nhảy, ngồi,...)
?Em vẽ dáng nhìn thẳng hay nhìn nghiêng?
?Em vẽ bộ phận nào trước, sau, ..?
?Em thấy các tư thế của đầu, thân, tay, chân như thế nào?
*Gv tóm tắt cách vẽ, xé dán dáng người hoạt động:
+Vẽ phác các bộ phận chính: đầu, mình, chân, tay thành các dáng người hoạt động
+Vẽ thêm chi tiết
+Vẽ màu
- Đối với xé dán cũng có thể thực hiện bằng cách lựa chọn giấy màu phù hợp sau đó vẽ hình và xé theo hình vẽ tạo dáng, xé thêm chi tiết, hình ảnh khác, ...dán tạo hình.
- Gv giới thiệu một số sản phẩm của học sinh
3. Hướng dẫn thực hành.
- Gv đưa ra yêu cầu thực hành: Vẽ ký họa dáng người
+Gv yêu cầu một số học sinh đứng làm mẫu trước lớp để các bạn vẽ sau đó đổi lại 
+Gv sắp xếp học sinh tạo dáng các tư thế có động tác tay, chân đơn 
+Gv minh họa một vài ví dụ ký họa dáng người đơn giản khi quan sát ( có thể vẽ dáng người theo trí nhớ, trí tưởng tượng)
- Yêu cầu học sinh quan sát thật kỹ mẫu để nhận ra các tư thế của đầu, thân, chân, tay
*Gv tóm tắt: Có nhiều nội dung thể hiện chủ đề “Em đến trường” như: Hoạt động của học sinh trên đường đến trường, hoạt động lao động quét dọn trường lớp, chăm sóc vườn cây, hoạt động vui chơi trong giờ ra chơi ( nhảy dây, đá bóng, đánh cầu, ...), giờ học trên lớp, ...
- Hướng dẫn học sinh lựa chọn đề tài cho bức tranh tập thể theo 2 cách:
+Lựa chọn hình ảnh trong kho hình ảnh để sắp xếp theo nội dung dán vào khổ giấy lớn sau đó vẽ hoặc cát dán thêm các hình ảnh khác để làm rõ nội dung bức tranh ( cặp sách, mũ, ô, khung cảnh xung quanh, nhà cửa, xe cộ , )
+Lựa chọn dáng người trong kho hình ảnh làm con rối, tạo phông cảnh phía sau
- Yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa để hiểu rõ về cách thực hiện.
- Học sinh thực hành giáo viên quan sát gợi ý, hướng dẫn thêm ( cách vẽ, xé dán, cách sắp xếp hình ảnh, )
Vận dụng sáng tạo
*Gv liên hệ thực tế, nhận xét, đánh giá tổng kết chủ đề, động viên khuyến khích học sinh có thêm nhiều ý tưởng
Dặn dò
- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo
- Hs ổn định tổ chức
- Học sinh hát.
- Học sinh trả lời
- Học sinh nghe, mở Sách HMT2
- Học sinh quan sát tìm hiểu về các hoạt động của học sinh và sự thay đổi tư thế cơ thể người khi hoạt động
- Có hình ảnh các bạn học sinh đang ngồi đọc sách, khoác cặp đi học, đang múa biểu diễn văn nghệ, ...
-Hoạt động nhảy dây, đi, đánh cầu, ...
- Học tập, vui chơi, lao động, văn nghệ, ...
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Học sinh quan sát tìm hiểu tranh vẽ về môi trường.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ
- Học sinh quan sát nhận biết cách vẽ
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ dáng người hoạt động:
- Học sinh nghe nhận biết cách thực hiện
- Hs quan sát nhận biết
- Học sinh thực hiện 
- Hs quan sát nhận biết cách vẽ ký họa dáng đơn giản
- Học sinh nghe, lựa chọn nội dung thể hiện
- Học sinh nghe, quan sát tìm hiểu và lựa chọn cách thực hiện
- Học sinh thực hành 
- Học sinh thực hiện
Học sinh chuẩn bị
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 2 
Chủ đề 14: EM TƯỞNG TƯỢNG TỪ BÀN TAY
 ( Thời lượng 2 tiết )
Ngày soạn . tháng  năm 2020
 Ngày dạy: ngày .tháng năm 20.
I/ Mục tiêu
Kiến thức
- Học sinh nhận ra và nêu được sự cân đối của đôi bàn tay, từ đó tưởng tượng và sáng tạo được nhiều hình ảnh từ đôi bàn tay.
Kĩ năng
- Học sinh biết sử dụng đường nét và màu sắc để trang trí các hình ảnh được sáng tạo từ đôi bàn tay.
- Phát triển được khả năng tưởng tượng, sáng từ hình ảnh đôi bàn tay.
Thái độ
-Học sinh giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.
II/ Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình vẽ.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
III/ Đồ dùng và phương tiện
- Một số tranh, ảnh, video về đôi bàn tay
- Hình minh họa cách vẽ tưởng tượng từ đôi bàn tay
- Các bài vẽ của học sinh..
- Giấy vẽ, giấy màu, que, hồ dán, ....
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định tổ chức lớp
*Khởi động
- Giáo viên cùng học sinh làm một số động tác tạo hình từ đôi bàn tay, quan sát tưởng tượng các hình ảnh
?Chúng ta đã tạo ra những hình ảnh tưởng tượng nào từ đôi bàn tay?
?Những hình ảnh tưởng tượng đó có đẹp không?
-Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kỳ diệu của các hình ảnh tưởng tượng được từ đôi bàn tay thông qua chủ đề “Em tưởng tượng từ bàn tay”
1. Hướng dẫn tìm hiểu
- Gv chiếu một đoạn video về nghệ thuật tạo bóng từ đôi bà tay (Gv có thể dùng đèn chiếu và thực hiện tạo hình bóng cho học sinh quan sát trực tiếp để gây sự chú ý và hấp dẫn cho chủ đề)
- Yêu cầu quan sát Hình 14.1 và 14.2 Sách HMT2, (tranh, hình ảnh minh họa của gv chuẩn bị) để học sinh tìm hiểu về cấu tạo, hình dáng bàn tay và những hình ảnh tưởng tượng được từ hình dáng bàn tay
*Câu hỏi gợi mở:
? Bàn tay có cấu tạo như thế nào?(bàn tay, ngón tay, )
?So sánh hai bàn tay em rút ra hận xét gì? (bằng nhau, giống nhau, )
?Em tưởng tượng được hình ảnh gì từ bàn tay đặt nằm ngang, bàn tay thẳng đứng, )
?Khi chuyển động bàn tay và các ngón tay có tạo ra các hình khác nhau 

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_theo_chu_de_mi_thuat_khoi_2_chu_de_9_den_14_nam.doc
Giáo án liên quan