Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 11

1. Mục tiêu bài học

 a, Về kiến thức:

 - Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của NC.

 - Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biêt là nhân vật CP, qua đó thấy đuợc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của NC.

 - Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật,

b, Về kĩ năng:

 RLKN KQ tổng hợp: tóm lược luận điểm của bài viết về phần tác giả; phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo; Bá Kiến, giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

 Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

c, Về thái độ:

 Giáo dục hs yêu mến trân trọng tài năng văn chương của nhà văn.

2. Chuẩn bị của gv, hs

 a, Chuẩn bị của gv:

 - Sgk, giỏo ỏn, thiết kế, sgv

 - Cỏc tài liệu tham khảo khỏc.

 - Cho HS tóm tắt những nét chính về tác giả; tác phẩm theo hình tượng nhân vật CP. Từ đó hướng dẫn HS phân tích nhân vật.

b,Chuẩn bị của học sinh:

 Sgk, vở soạn, vở ghi.

 Cỏc tài liệu tham khảo khác

 

doc166 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát vọng tư thế lên đường mang vẻ đẹp lãng mạn. Câu thơ sử dụng hình ảnh khoa trương lớn lao kì vĩ: trường phong, đông hải,thiên trùng, bạch lãng hô ứng với nhau trong trường liên tưởng rộng lớn. Đây là một dự cảm một khát vọng một liên tưởng hào hùng bất chợt đến trong niềm lạc quan tin tưởng mãnh liệt của nhà thơ. Con người ấy như đang lao vào ngay một môi trường hoạt động hoạt động mới mẻ sôi động đang mở ra trước mắt. Biển rộng ngàn đợt sóng bay lên, gío đại dương gió của viễn cảnh thời đại mới đang nhất tề cùng bay lên trên đôi cánh lãng mạn của trí tưởng tượng kì vĩ hoành tráng.
Vẻ đẹp của hai câu thơ hiện lên từ một tứ thơ đẹp về hình ảnh con người đuổi theo ngọn gió dài trên đại dương bao la cùng muôn ngàn con sóng bạc. Đẹp trong hình ảnh và ngôn ngữ thơ kì vĩ phù hợp với tâm thế và chí khí của người cách mạng. Đại bàng đã tung cánh mênh mông ra biển lớn , đối mặt với giông tố bão bùng. Trang nam nhi không phải bằng mọi cách để lưu danh sử sách khẳng định cá nhân mà cá nhân ấy phải làm nên sự nghiệp phi thường, ấy là việc kinh bang tế thế cứu dân cứu nước. Khát vọng cao cả của PBC giúp ta hiểu thêm cốt cách vĩ đại của con người kiệt xuất này.
c, Củng cố và luyện tập:
- Củng cố:
GV cho một vài HS đọc diễn cảm lại bài thơ; nội dung ý nghĩa bài thơ.
 - Luyện tập:
Viết đoạn văn ngắn phân tích chí làm trai của PBC ở hai câu đầu
d, Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:
 - Học bài cũ: 
 Nắm chắc những điều đã học.
- Chuẩn bị bài mới:
 Tìm hiểu tiếp Lưu biệt khi xuất dương.
___________________________________
Tuần 12 Ngày dạy:
Tiết 24: Luyện đọc hiểu:
Lưu biệt khi xuất dương
(Xuất dương lưu biệt- Phan Bội Châu)
(Tiếp theo)
* Tiến trình bài học
 - Kiểm tra bài cũ: không
 - Lời vào bài: Phan Bội Châu là một nhà nho yêu nước, ông dùng văn chương làm phương tiện phục vụ sự nghiệp cách mạng. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương thể hiện rất rõ lòng yêu nước ấy. Tiết trước cô trò ta đã tìm hiểu bài thơ. Hôm nay chúng ta sẽ đi phân tích bài thơ này
 - Bài mới	
Hoạt động của gv, hs
Yêu cầu cần đạt
Gv: phân tích bài thơ để thấy khát vọng lên đường của PBC?
Gv gợi ý cho hs phân tích
Gv: hãy trình bày những hiểu biết của em về PBC ngoài những kiến thức trong sgk
Hs: dựa vào phần đọc tài liệu, trình bày
Gv bổ sung thêm
1, Bài tập 1
a. Mở bài:
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước và cách mạng lớn, vị anh hùng vị thiên xứ, đấng xả thân vì độc lập. Ông còn là nhà văn nhà thơ lớn của văn học VN đầu thế kỉ XX
- Quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước từng ấp ủ trong nhiều bài thơ của ông. 
- Một trong những bài thơ tiêu biểu cho khát vọng cháy bỏng ấy của ông là bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
- Trích dẫn bài thơ
b. Thân bài 
- Hai câu đề
+ Quan niệm về CLT: Vốn là một triết lí nhân sinh trong thời đại phong kiến, là nam nhi phải làm được những việc lớn lao, phi thường, phải chủ động xoay chuyển trời đất, không để trời đất chuyển vần, xô đẩy mình.
àTư tưởng táo bạo, mạnh mẽ.
+ Nhắc nhở đã là nam nhi phải tìm ra cách sống xứng đáng với thời đại.
àTầm vóc con người: Ngang tàng, ngạo nghễ.
- Hai câu thực
+ Bộc lộ đóng góp của cái tôi trong lịch sử, một cái tôi chân chính, tích cực, có ý thức trách nhiệm lớn lao. 
+ NVTT khẳng định trách nhiệm, vai trò của cá nhân với thực tại đất nước nói riêng và lịch sử muôn đời nói chung.
à NVTT thực hiện CLT chính là thực hiện hành động cứu nước.
àTư tưởng tích cực, phù hợp với thời đại, nhấn mạnh tương lai của đất nước có đóng góp của cá nhân.
(Cuộc lưu biệt này là tất yếu của một “bản ngã”, của một cái tôi sáng ngời lí tưởng)
- Hai câu luận
+ C1 : Q niệm mất nước àsống (bàng quan) ànhục àPhải hành động cứu nước.
àTư tưởng tích cực, nêu trách nhiệm của mỗi công dân với đất nước.
+ C2 : Phải từ bỏ những tư tưởng Nho giáo lỗi thời để cứu nước.
àTư tưởng mới mẻ, táo bạo có ý nghĩa tiên phong với thời đại.
àNguyên nhân hình thành tư tưởng này ở PBC:
+Nhiệt huyết cứu nước.
+Tinh thần dân tộc cao độ. (là người sáng lập ra các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX)
+Nhờ tiếp cận với những tư tưởng mới.
àKhát vọng giục giã của người thanh niên yêu nước, hành động trở thành nguyên cớ đẹp đẽ quan trọng của cuộc lưu biệt này.
- Hai câu kết
-Tư thế, khát vọng lên đường của NVTT; hăm hở, đầy nhiệt huyết.
àĐược tô đậm bằng giọng điệu đầy sảng khoái, tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.
c. Kết bài
- Đánh giá khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- So sánh với chí làm trai trong ca dao, thơ Nguyễn Công Trứ
- Liên hệ bản thân về chí làm trai trong cuộc sống hôm nay
2, Bài tập 2
- Quê PBC tỉnh Nghệ An một vùng quê nghèo hiếu học cũng là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng
- Thân sinh là một nhà nho nghèo lấy nghiên làm ruộng lấy bút làm cày
- Từ nhỏ nổi tiếng là người thông minh học giỏi, 6 tuổi theo cha đi học, 3 ngày sau đã thuộc làu cả cuốn tam tự kinh, 7 tuổi hiểu nghĩa kinh, truyện, 13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ nên gọi là đầu xứ San
- Điểm nổi bật nhất ở PBC là bầu máu nóng nhiệt huyết cứu nước cứu nhà: Hòn máu nóng chất quanh đầy ruột; Anh em ơi xin tuốt gươm ra. Ông là một trong những ngọn cờ tiêu biểu của phong trào yêu nước trong suốt 25 năm đầu thế kỉ XX. Thuở nhỏ ông cùng bạn bè chơi trò đánh trận giả lấy ống tre làm súng, hạt vải làm đạn. 17 tuổi sáng tác Bình tây thu bắc (Dẹp giặc P khôi phục đất nước) dán ở gốc đa làng. Ông từng hưởng ứng phong trào Cần vương tổ chức đội quân gồm 60 người cbị lên đường ứng nghĩa nhưng bị P phát hiện nên việc lớn không thành...Từng 3 lần bị tòa án Hà Tĩnh, Vinh, HN kết án tử hình vắng mặt. Lời của PBC trước khi qua đời : Nay đương lúc tử thần chờ trước cửa; Có vài lời xin ghi nhớ về sau; Chúc phường hậu tử tiến mau...Lo cứu nước bảo tồn nòi giống, tôi có chí nhưng không có tài. Nay đã đến lúc từ biệt quốc dân, tôi thật có tội lớn, mong được tha thứ
- PBC là người có ý thức dùng văn chương như một thứ vũ khí tuyên truyền thức tỉnh nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù. Ông đã khơi nguồn cho dòng văn chương trữ tình chính trị. Đường lối đánh giặc của ông là não chiến(đánh giặc bằng khối óc; thiệt chiến(đánh giặc bằng lưỡi, ngoại giao; thiết chiến: đánh giặc bằng sắt(vũ khí); bút chiến: đánh giặc bằng ngòi bút(văn thơ):
Ba....trông gió cũng gai ghê
Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng; Cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói
→ Tài năng vchương, tình cảm nồng nhiệt sôi trào sự trải nghiệm của con người từng kinh qua nhiều thử thách gập ghềnh trên con đường cách mạng...đã tạo nên sức hấp dẫn hiệu quả đặc biệt của thơ văn tuyên truyền PBC
* Củng cố và luyện tập:
- Củng cố:
GV cho một vài HS đọc diễn cảm lại bài thơ; nội dung ý nghĩa bài thơ; trình bày lại những nét tiêu biểu về tác giả
 - Luyện tập:
Sưu tầm một số bài thơ tuyên truyền cách mạng của PBC
* Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:
 - Học bài cũ: 
 Nắm chắc những điều đã học.
- Chuẩn bị bài mới:
 Tìm hiểu Hầu trời của Tản Đà
____________________________________
Tuần 13 Ngày dạy:
Tiết 25: Luyện đọc hiểu:
Hầu trời
Tản Đà
1. Mục tiêu bài học
 a, Về kiến thức :
 - Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của Tản Đà (tư tưởng thoát li, về cái tôi, cá tính ngông) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX (về thể thơ, cảm hứng, ngôn ngữ).
 - Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ TĐ.
 b, Về kĩ năng:
 Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; phân tích nội dung nghệ thuật của bài thơ
 c, Về thái độ:
 Trân trọng cá tính và con người Tản Đà; tính cách phóng khoáng và khát vọng của nhà thơ
 2. Chuẩn bị của gv, hs
 a, Chuẩn bị của giỏo viờn:
 - Sgk, giỏo ỏn, thiết kế, sgv
 - Cỏc tài liệu tham khảo khỏc.
 - GV hướng dẫn HS nắm vững nững nét cơ bản về TĐ, từ đó làm cơ sở để hiểu bài thơ. 
b,Chuẩn bị của học sinh:
 Sgk, vở soạn, vở ghi.
 Cỏc tài liệu tham khảo khác
3. Tiến trình bài học
 a, Kiểm tra bài cũ: không
* Lời vào bài: Vào những năm đầu của thế kỉ thứ XX, Tản Đà được coi là một gạch nối- con người của hai thế kỉ. Ông đã dạo những bản đàn đầu tiên mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa.Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một thi phẩm độc đáo của ông: Bài thơ Hầu trời
b, Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
Gv: Nhắc lại những nét chính về tác giả Tản Đà?
Hs: trả lời
Nêu kết cấu của tác phẩm?
Hs: trả lời
Gv: Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Hs: trả lời
Gv: lập dàn ý phân tích cái tôi ngông của nhà thơ trong bài Hầu trời?
Gv gợi ý hs lập dàn ý
1.Tác giả(1889-1939)
-Tên thật: Nguyễn Khắc Hiếu
-Quê: Hà Tây. Quê ông nằm bên bờ sông Đà, gần chân núi Tản Viên.
-“Người của hai thế kỉ”:
+Học vấn: Xuất thân Hán học nhưng lại chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ.
+Lối sống: Là nhà Nho nhưng tính cách phóng túng, ngông.
+Thơ văn: 
TP chính: sgk.
Chủ yếu vẫn theo các thể loại cũ nhưng nội dung cảm xúc mới.
àThơ văn ông có thể xem như viên gạch nối giữa hai thời đại văn học: Trung đại và hiện đại.
-Là một nhà thơ nổi bật nhất những năm đầu thế kỉ XX.
2, Bố cục bài thơ
-7 khổ đầu : Hoàn cảnh TG được đọc văn cho nhà trời.
-11 khổ giữa: TG đọc văn cho nhà trời nghe.
-4 khổ cuối: TG từ biệt nhà trời.
3, Nội dung nghệ thuật của bài thơ
a.Nội dung
-Cái tôi cá nhân ngông, phóng túng và tự ý thức về tài năng, giá trị bản thân của TG.
-Khát khao được khẳng định và cống hiến cho cuộc đời.
b.Nghệ thuật
-Thể thơ thất ngôn khá tự do.
-Giọng điệu thoải mái, tự nhiên.
-Ngôn ngữ sống động.
4, Bài tập áp dụng
a. Mở bài:
- Tản Đà là con người của 2 thế kỉ- người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa
- Là người đã cho ra đời những bài thơ tự do mở đường trước những bài thơ mới đầu tiên đến 16 năm; Ông đã đem đến nguồn cảm xúc mới mẻ của cái tôi cá nhân với ý thức về bản ngã
- Một trong những thi phẩm tiêu biểu xuất sắc là bài thơ Hỗu trời in trong tập Còn chơi
b. Thân bài
*Khổ thơ đầu 
-Bằng chuyện kể về một giấc mơ.
àGợi sự lôi cuốn với người đọc.
àĐộc đáo, có duyên.
-Tgiả mơ được lên trời để khoe thơ, phô diễn tài năng.
→ ý nghĩa thể hiện khát vọng được trân trọng tài năng.
* 11 khổ giữa
 TG đọc văn cho nhà trời nghe
Thái độ của tác giả
+Đương cơn đắc ý đọc đã thích.
+Văn dài hơi tốt tan cung mây.
+Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
+Chửa biết con in ra mấy mươi.
+Văn đã giàu thay lại lắm lối.
+Tự xưng tên tuổi và thân thế
àRất cao hứng và có phần tự đắc, tự đề cao tài năng, phẩm chất của mình, tự coi mình là thiên sứ, là người nhà trời.
à Khát vọng được trân trọng tài năng, mạnh dạn khẳng định bản ngã cái tôi cá nhân phóng túng, ý thức về tài năng và giá trị của mình, khẳng định mình giữa cuộc đời.
Thái độ của Chư tiên
-Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi.
-Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày.
-Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng.
-Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay.
Tốt hơn, ran cung mây, văn giàu thay lắm lối ốXúc động, tán thưởng, hâm mộ.
Thái độ của Trời
-Văn thật tuyệt.
-Chắc có ít.
-Đẹp như sao băng.
-Khí văn hùng như mây chuyển
- Êm như gió thoảng
-Đầm như mưa sa
ốKhen ngợi nồng nhiệt, đánh giá cao, không tiếc lời tán dương.
Nhận xét
-Con người nhà thơ:
+ý thức rất cao về tài năng của mình , dám bộ lộ cái tôi àNgông.
+Có khát vọng tự do, khát vọng một cõi tri âm; Khát vọng được trân trọng.
-Giọng kể của tác giả: Đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc.
-Mục đích tg thể hiện chữ ngông: Một cách phản ứng với cuộc đời bạc bẽo, cũng thể hiện cái tôi của người nghệ sĩ có trách nhiệm với đời, với công việc.
* Cảm hứng hiện thực trong bài thơ (khổ 16-18)
ý nghĩa đoạn thơ
-Tg nói đến nhiệm vụ truyền bá thiên lương mà trời giao cho: Ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời.
àCũng là một cách tự khẳng định bản thân mình.
-Khổ 17: Cách đối xử của cuộc đời – cái xã hội thực dân nửa phong kiến- với tác giả: Tg phải sống cơ cực, tủi hổ.
àĐây cũng là số phận của phần đông những người nghệ sĩ chân chính trong xã hội đó.
c. Kết bài
- Đánh giá khái quát nội dung nghệ thuật của bài thơ, cái tôi ngông của nhà thơ
- Liên hệ cái ngông trong thơ Nguyễn Công Trứ, Tú Xương sau này đến Nguyễn Tuân
c, Củng cố và luyện tập:
 - Củng cố:
 Qua bài học, anh chị suy nghĩ gì về con người Tản Đà?
 - Luyện tập:
 Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của bản thân về hình ảnh, câu thơ mà anh chị thích nhất
d, Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:
 - Học bài cũ: 
 Nắm chắc những giá trị cơ bản của bài thơ.
 - Chuẩn bị bài mới: 
 Soạn bài Vội vàng
_____________________________________
Tuần 13,14 Ngày dạy:
Tiết 26,27: Luyện đọc hiểu:
Vội vàng
- Xuân Diệu -
1. Mục tiêu bài học
 a, Về kiến thức :	
 - Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc mà XD thể hiện trong bài thơ.
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhuỵ giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào, mạch luân lí chặt chẽ cùng những sáng tạo độc đáo của nhà thơ.
b, Về kĩ năng :
 Cảm thụ vẻ đẹp bài thơ tình hay nhất trong các bài thơ tình hiện đại VN
c, Về thái độ :
 Thêm yêu trân trọng từng giây từng phút của cuộc sống này
2, Chuẩn bị của gv và hs:
a, Chuẩn bị của giỏo viờn:
 - Sgk, giỏo ỏn, thiết kế, sgv
 - Cỏc tài liệu tham khảo khỏc.
 - Phương phỏp: thuyết giảng, phát vấn…
 - GV hướng dẫn HS chuẩn bị kĩ bài học ở nhà.	
b,Chuẩn bị của học sinh:
 - Sgk, vở soạn, vở ghi.
 - Cỏc tài liệu tham khảo khác
3. Tiến trình bài học
a, Kiểm tra bài cũ : không
* Lời vào bài:Tiết học này chúng ta cùng nghiên cứu bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu để thấy đây là một bài thơ tình đặc sắc cho phong cách thơ của thi sĩ.
b, Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
Gv: nhắc lại những nét tiêu biểu về tác giả Xuân Diệu?
Hs: nhắc lại
Gv: nêu bốcục của bài thơ?
Hs: nhắc lại
Gv : nhắc lại nội dung của từng khổ thơ ?
Hs : nhắc lại
Gv : nhắc lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
Hs : nhắc lại
1.Tác giả(1916-1985)
-Là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới(Hoài Thanh):
+Sức sáng tạo mới, nguồn cảm xúc mới, quan niệm sống mới mẻ.
+Những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
-Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời.
-XD còn là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào.
-Vị trí: Một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn.
-Tp chính: Thơ Thơ, Gửi hương cho gió,…
2, Bố cục
-13 câu đầu : Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của NVTT.
-Từ câu 14 dến 29 : Nỗi băn khoăn của NVTT về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian.
-Từ câu 30 đến hết : Lời giục giã của NVTT để tận hưởng những giây phút của tuổi xuân giữa mùa xuân của cuộc đời, vũ trụ. 
3, Nội dung
a.Đoạn 1
-4 câu đầu: NVTT muốn tắt nắng, buộc gió để màu đừng nhạt mất, hương đừng bay đi.
àý tưởng táo bạo.
-Câu 5-10: NVTT có khát vọng đó bởi anh phát hiện ở mùa xuân:
+Ong bướm 
+Tuần tháng mật àHạnh phúc, giàu có.
+Hoa đồng nội àđầy hương sắc.
+Lá cành tơ à tươi non mơn mởn.
+Gió phơ phất.
+Yến anh, khúc tình si àNhững tiếng chim hót làm mê đắm lòng người.
+ánh sáng chớp hàng mi à rực rỡ.
+Thần Vui gõ cửa àkhông khí vui vẻ.
+MX gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ lại đầy tình tứ.
+Nghệ thuật: liệt kê àSự háo hức của NVTT trước vẻ đẹp của MX.
 àGiọng điệu sôi nổi.
-ấn tượng của NVTT: Tháng Giêng….
àSo sánh táo bạo, MX mà tựa hồ như một cô gái tình tứ, hấp dẫn.
àĐề cao con ngươì, coi con người là chuẩn mực của mọi cái đẹp.
àTư tưởng thẩm mĩ có tính nhân văn tiến bộ.
-Cảm xúc của NVTT: 
b.Đoạn 2
+Xuân àMùa xuân, tuổi trẻ.
+NVTT nhận thấy thời gian trôi nhanh, một đi không trở lại.
àCuộc sống con người chỉ có ý nghĩa khi đang còn trẻ tuổi và được hưởng thụ những gì tốt đẹp mà tạo hoá ban tặng.
àNVTT muốn hưởng thụ rất nhiều nhưng ý thức được sự bất lực của bản thân trước quy luật của tạo hoá.
àNVTT thấy buồn, tiếc sự sống, vạn vật.
àNỗi buồn không chỉ thấm sâu vào tâm hồn mà còn toả lan vào đất trời.
c.Phần còn lại
-ND : Đưa ra quan niệm sống:
+Cách sống: Mãnh liệt, hết mình..
+Mục đích: Tận hưởng những giây phút tốt đẹp nhất của tuổi xuân mình, những gì tươi đẹp nhất mà cuộc đời ban tặng.
-Nghệ thuật:
+Điệp cấu trúc câu(ta muốn), điệp từ (ta, và):
àCác câu thơ mang giọng điệu gấp gáp, hối hả, phù hợp với nội dung.
àKhẳng định thái độ mạnh mẽ của nhà thơ nói riêng và cả một thế hệ nói chung.
+Hệ thống động từ mạnh, theo trình tự tăng dần àTình yêu cuồng nhiệt sôi trào với cuộc sống của thi nhân.
+Những hình ảnh thơ độc đáo, mới mẻ.
4.Tổng kết
a.Nội dung
Lòng yêu đời và quan niệm về thời gian, quan niệm sống mới mẻ của XD.
b.Nghệ thuật
Những cách tân nghệ thuật độc đáo.
c. Củng cố và luyện tập:
 - Củng cố:
 Gv yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài học
 - Luyện tập:
 Học thuộc lòng bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ
d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
 - Bài cũ:
 Nắm chắc nội dung bài học
 - Bài mới:
 Tìm hiểu tiếp: Vội vàng.
____________________________________________
Tuần 14 Ngày dạy:
Tiết 27: Luyện đọc hiểu:
Vội vàng
- Xuân Diệu -
(Tiếp theo)
* Tiến trình bài học
- Kiểm tra bài cũ : không
- Lời vào bài:Tiết học trước chúng ta đã nghiên cứu bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu. Để thấy hết nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, hôm naycô trò ta tìm hiểu tiếp bài thơ này.
- Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
Gv: phân tích bài thơ Vội vàng để thấy bài thơ thể hiện quan niệm sống mới mẻ và lòng yêu đời yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ?
Hs: lập dàn bài
Gv: bổ sung 
Gv: có thể đặt tên nhan đề khác cho bài thơ được không? Vì sao?
Hs: lí giải
Gv: cảm nhận của em về câu thơ hay nhất trong bài thơ?
Hs: đưa ra một số câu và lí giải, phân tích
Gv gợi ý
1, Bài tập 1
a. Mở bài
- Là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới(Hoài Thanh):
+Sức sáng tạo mới, nguồn cảm xúc mới, quan niệm sống mới mẻ.
+Những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
-Ông là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời
- Một trong những bài thơ thể hiện quan niệm sống mới mẻ về tình yêu và hạnh phúc được nhiều bạn trẻ yêu thích là bài thơ Vội vàng in trong tập Thơ thơ của ông
b. Thân bài
* Đoạn 1
-4 câu đầu: NVTT muốn tắt nắng, buộc gió để màu đừng nhạt mất, hương đừng bay đi.
àý tưởng táo bạo.
-Câu 5-10: NVTT có khát vọng đó bởi anh phát hiện ở mùa xuân:
+Ong bướm 
+Tuần tháng mật àHạnh phúc, giàu có.
+Hoa đồng nội àđầy hương sắc.
+Lá cành tơ à tươi non mơn mởn.
+Gió phơ phất.
+Yến anh, khúc tình si àNhững tiếng chim hót làm mê đắm lòng người.
+ánh sáng chớp hàng mi à rực rỡ.
+Thần Vui gõ cửa àkhông khí vui vẻ.
ốNX:
+MX gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ lại đầy tình tứ.
+Nghệ thuật: liệt kê àSự háo hức của NVTT trước vẻ đẹp của MX.
 àGiọng điệu sôi nổi.
-ấn tượng của NVTT: Tháng Giêng….
àSo sánh táo bạo, MX mà tựa hồ như một cô gái tình tứ, hấp dẫn.
àĐề cao con ngươì, coi con người là chuẩn mực của mọi cái đẹp.
àTư tưởng thẩm mĩ có tính nhân văn tiến bộ.
-Cảm xúc của NVTT: 
+Sung sướng.
+Vội vàng hoài xuân.
+Dấu chấm ngắt câu thơ àSự lo lắng của NVTT
* Đoạn 2
-Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
+Xuân àMùa xuân, tuổi trẻ.
+NVTT nhận thấy thời gian trôi nhanh, một đi không trở lại.
-Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
àCuộc sống con người chỉ có ý nghĩa khi đang còn trẻ tuổi và được hưởng thụ những gì tốt đẹp mà tạo hoá ban tặng.
-Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
(…)Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi.
àNVTT muốn hưởng thụ rất nhiều nhưng ý thức được sự bất lực của bản thân trước quy luật của tạo hoá.
-Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
àNVTT thấy buồn, tiếc sự sống, vạn vật.
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
(..)Chẳng bao giờ..
àNỗi buồn không chỉ thấm sâu vào tâm hồn mà còn toả lan vào đất trời.
* Phần còn lại
-ND : Đưa ra quan niệm sống:
+Cách sống: Mãnh liệt, hết mình..
+Mục đích: Tận hưởng những giây phút tốt đẹp nhất của tuổi xuân mình, những gì tươi đẹp nhất mà cuộc đời ban tặng.
-Nghệ thuật:
+Điệp cấu trúc câu(ta muốn), điệp từ (ta, và):
àCác câu thơ mang giọng điệu gấp gáp, hối hả, phù hợp với nội dung.
àKhẳng định thái độ mạnh mẽ của nhà thơ nói riêng và cả một thế hệ nói chung.
+Hệ thống động từ mạnh, theo trình tự tăng dần àT

File đính kèm:

  • docga day them 11.doc
Giáo án liên quan