Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 - Buổi 11-14 - Năm học 2015-2016

I. Khái quát chung

- Các ngữ liệu thuộc văn bản nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong các bài đọc hiểu

- Ngữ liệu có thể là một văn bản ngắn, hoặc đoạn thơ, đoạn văn.

- Ngữ liệu phải có giá trị thẩm mĩ cao, độc đáo, có nhiều tín hiệu nghệ thuật đặc sắc.

• Hệ thống câu hỏi để đọc hiểu ngữ liệu thuộc PCNN nghệ thuật.

- Đặt nhan đề

- Xác định nội dung cơ bản

- Xác định tâm trạng của nhân

- vật trữ tình

- Xác định PCNN

- Xác định các PTBĐ

- Xác định các phép tu từ và giá trị của BPTT

- Xác định những từ ngữ, hình ảnh độc đáo và bàn luận

- Viết đoạn văn với các nội dung khác nhau

- Liên hệ với các văn bản khác ( Tương đồn hoăc tương phản)

II. Các bài tập thực hành.

1. Bài tập

Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hát đắng cay muôn phần

a. Xác định tác giả - thể thơ. ( 1 điểm)

b. Đặt nhan đề cho đoạn thơ. (0,5đ)

c. Tìm từ láy được sử dụng và phân tích giá trị của từ láy. (0,5đ)

d. Viết đoạn văn bàn về thông điệp được gửi gắm trong bài ca dao. (1điểm

a. Nhân dân lao động – Lục bát

b. Có thể có những cách đặt nhan đề khác nhau nhưng cần thể hiện được nội dung:

Hướng dẫn

- Cuộc sống lao động (1/2 số điểm)

- Tình yêu lao động, tinh thần lạc quan

c. Từ láy: Thánh thót

Giá trị : Không chỉ biều hiện cuộc sống lao động nhiều vất vả mà thể hiện một cách ấn tượng niềm vui, tình yêu lao động và tinh thần lạc quan vào cuộc sống

d. Đoạn văn có bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc

Thông điệp: Hãy biết trân trọng, yêu quý và nhớ ơn những người lao động

 

docx12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 - Buổi 11-14 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy thêm: Buổi 11, 12, 13, 14
Ngày soạn: 26/11/2015
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI ĐỌC HIỂU
Mục tiêu học tập
Giúp học sinh:
Nhận diện và biết cách đọc hiểu các văn bản thuộc các PCNN khác nhau.
Có kĩ năng đọc hiểu các văn bản khó, mới, độc đáo
Phát triển các năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực Đọc hiểu, Năng lực tạo lập văn bản
Phương Pháp
Thuyết giảng, Thảo luận nhóm, Thực hành các bài tập đọc hiều
Chuẩn bị
Giáo viện: Giáo án
Học sinh: Các tài liệu liên quan, hệ thống bài tập Đọc hiểu
Nội dung học tập
BUỔI 1: NHỮNG NHẬN THỨC BAN ĐẦU
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Giúp HS nắm những vấn đề cơ bản về kiểu bài đọc hiểu
Thế nào là Đọc hiểu?
Cấu trúc của bài đọc hiểu
Yêu cầu HS tìm ngữ liệu Đọc hiểu
Bài Đọc hiểu thường có những yêu cầu cụ thể nào?
Cho HS ngữ liệu và yêu cầu học sinh nêu hệ thống câu hỏi đọc hiểu. Sau đó GV đánh giá và nhận xét về hệ thống câu hỏi
Chú ý lắng nghe và ghi bài. Có thể trao đổi theo nhóm nhỏ.
Suy ngẫm, trả lời
Trao đổi, thảo luận nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm. Đây là bài học ban đầu nên chia lớp thành nhóm lớn. Mỗi nhóm xây dựng một hệ thống câu hỏi.
Những kiến thức cơ bản
Thế nào là đọc hiểu
Đọc hiểu là quá trình khám phá giá trị thẩm mĩ, khám phá đăc trưng của các văn bản ( Đoạn thơ, đoạn văn) thuộc các PCNN khác nhau.
PCNN Nghệ thuật
PCNN Khoa học
PCNN Chính luận
PCNN Báo – công luận
PCNN Hành chính
PCNN sinh hoạt
Cấu trúc của bài Đọc hiểu
Bao gồm hai phần:
Phần 1: Phần ngữ liệu
+ Ngữ liệu trong SGK
+ Ngữ liệu ngoài SGK
+ Ngữ liệu là văn bản ngắn
+ Ngữ liệu cũng có thể là đoạn văn, đoạn thơ
 Ngữ liệu phải thể hiện những đặc trưng PCNN và phải chứa đựng những giá trị thẩm mĩ đặc biệt.
Phần ngữ liệu cũng có thể là bức tranh chứa nhiều thông điệp cuộc sống.
Phần 2: Các yêu cầu đọc hiểu
Thông thường các bài đọc hiểu yêu cầu HS giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
Đặt nhan đề
Xác định nội dung cơ bản
Xác định tâm trạng của nhân 
vật trữ tình
Xác định PCNN
Xác định các PTBĐ
Xác định các TTLL
Xác định các phép tu từ và giá trị của BPTT
Xác định những từ ngữ, hình ảnh độc đáo và bàn luận
Xác định cấu trúc đoạn văn, câu chủ đề
Viết đoạn văn với các nội dung khác nhau
Liên hệ với các văn bản khác ( Tương đồn hoăc tương phản)
Những ví dụ ban đầu
Ví dụ 1: 
Đọc đoạn thơ sau của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và trả lời các câu hỏi:
Thánh Gióng về trời. Thánh Giáp về quê
Vì Dân Nước Người trở thành Bất Tử
Thành Núi thành Mây thành Ruộng Đồng, Sông, Bể
Thành tượng hình chữ S trấn biển Đông
Thành Đền thờ trong mỗi tấm lòng Dân
Thành Ngọn đuốc soi đường đêm tăm tối
Thành Mặt trời cho trần gian nắng mới
Thành Mặt trăng vành vạnh tấm gương vàng
( Ra mắt tập thơ về đại tướng Võ Nguyên Giáp – Khải Trí, Báo điện tử Vietnam.net, ngày 23/11/2013)
Hãy đặt nhan đề cho đoạn thơ.
Nhận xét về sự độc đáo trong cách đặt câu và dùng từ ở câu thơ: Thánh Gióng về trời. Thánh Giáp về quê 
Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào ? Phân tích giá trị của biện pháp tu từ đó.
4. Đoạn thơ trên khiến chúng ta liên tưởng đến câu thơ nào của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích Đất nước
Củng cố
Học sinh cần nắm được
Những kiến thức cơ bản về kiểu bài đọc hiểu
Bước đầu biết cách xây dựng kiểu bài đọc hiểu.
BUỔI 2: KIỂU BÀI ĐỌC HIỂU QUA TRANH
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên cung cấp cho học sinh một số đề thi của các tỉnh: Đọc hiểu qua tranh
Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành. Đây là kiểu bài mới và khó nên học sinh khó tiếp cần nên giáo viên cần hướng dẫn cụ thể.
Sau khi học sinh trình bày cần nhận xét cụ thể, chi tiết
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
Xem, nghe và nhận diện vấn đề
Thảo luận nhóm lớn. Các nhóm cần hợp lực để tìm ra vấn đề
Nghe, ghi nhận và ghi chép
Thảo luận nhóm lớn. Các nhóm cần hợp lực để tìm ra vấn đề
Nhận diện bức tranh
Hiện nay xu hướng ra đề khi qua tranh khá phổ biến, không chỉ ở bậc THPT mà còn ở cả bậc THCS
Đây là dạng đề hay, hấp dẫn nhưng rất khó. 
Để nhận diện bức tranh và phát hiện ra thông điệp học sinh cần:
+ Nghiên cứu thật kĩ bức tranh và đặc biết là những đường nét, gam màu quan trọng
+ Xây dựng các hệ thống câu hỏi như:
Bức tranh đề cập đến vấn đề nào của xh? Đề cập đến mặt sáng hay mặt tối? Vấn đề cụ thể đặt ra là gì?
Các bài tập thực hành
Bài tập 1:	
Xem bức tranh sau và thực hiện các yêu cầu:
Đặt tên cho bức tranh.
Viết đoạn văn trình bày ý nghĩa mà bức tranh đặt ra.
Tìm những bài ca dao, tục ngữ có nội dung gần gũi với bức tranh trên
Hướng dẫn
1. HS có thể đặt những tên khác nhau nhưng phải khái quát được ý nghĩa của bức tranh: giả dối
2. HS có thể viết đoạn văn theo cấu trúc khác nhau nhưng cần nêu bật ý nghĩa xã hội mà bức tranh đặt ra: Phê phán kiểu người sống giả dối. Vẻ mặt bên ngoài lúc nào cũng tươi cười, thân thiện nhưng dã tâm hết sức hiểm ác. Lúc nào cũng bàn mưu, tính kế để hãm hại người khác. Rõ ràng là bên ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm
 giết người không dao.
Học sinh có thể tìm trong kho tàng VHDG
+ Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm
Bài tập 2:
Xem bức tranh sau và thực hiện các yêu cầu:
Đặt nhan đề cho bức tranh
Viết đoạn văn trình bày về nỗi đau mà con người phải chịu đựng khi tình cảnh trên diễn ra hàng ngày.
Chúng ta cần phải làm gì?
Hướng dẫn:
Học sinh có thể đặt nhan đề khác nhau miễn sao nêu bật được vấn nạn đau đớn trong ngành y
 HS có thể viết đoạn văn theo cấu trúc khác nhau nhưng cần nêu bật ý nghĩa xã hội mà bức tranh đặt ra: Y đức bị suy thoái, bác sĩ coi trọng đồng tiền
Học sinh cần đưa ra các hướng giải quyết:
+ Lên án gay gắt
+ Xử phạt nghiêm khắc
+ Xưng dựng đạo đức, văn hóa bệnh viện
Củng cố - dặn dò
HS bước đầu biết cách đọc tranh và tìm ý nghĩa bức tranh
Sử dụng ngôn ngữ để diện đạt thông điệp ý nghĩa mà bức tranh đặt ra.
BUỔI 3: KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CÁC NGỮ LIỆU
THUỘC PCNN NGHỆ THUẬT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Trình bày những nét cơ bản về PCNN nghệ thuật và đặc điểm các ngữ liệu thuộc PCNN nghệ thuật.
Trình bày hệ thống câu hỏi thường gặp khi đọc hiểu ngữ liệu thuộc PCNN nghệ thuật.
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập thực hành và hình thành kĩ năng đọc hiểu
Sau khi HS trình bày, giáo viên nhận xét, chỉnh sửa và xây dựng những kĩ năng cơ bản cho từng loại câu hỏi.
Yêu cầu học sinh đúc rút kĩ năng đọc nhan đề. Giáo viên chốt những vấn đề cần lưu ý khi đặt nhan đề.
Hs làm bài tập thứ 2 sau khi đã có những kiến thức cơ bản
HS trình bày, giáo viên nhận xét, bổ sung và xây dựng kĩ năng
Nghe, ghi nhận và ghi chép những nội dung cơ bản.
Nghe, ghi nhận và ghi chép những nội dung cơ bản.
Trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn cùa giáo viên.
Nghe nhận xét, đánh giá và đúc rút kinh nghiệm, hình thành những kĩ năng cơ bản.
Hình thành những kĩ năng cơ bản khi đặt nhan đề.
Trao đổi, thảo luận nhóm
Nghe, ghi nhận và bước đầu hình thành kĩ nawg cơ bản.
Khái quát chung
Các ngữ liệu thuộc văn bản nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong các bài đọc hiểu
Ngữ liệu có thể là một văn bản ngắn, hoặc đoạn thơ, đoạn văn.
Ngữ liệu phải có giá trị thẩm mĩ cao, độc đáo, có nhiều tín hiệu nghệ thuật đặc sắc.
Hệ thống câu hỏi để đọc hiểu ngữ liệu thuộc PCNN nghệ thuật.
 Đặt nhan đề
Xác định nội dung cơ bản
Xác định tâm trạng của nhân 
vật trữ tình
Xác định PCNN
Xác định các PTBĐ
Xác định các phép tu từ và giá trị của BPTT
Xác định những từ ngữ, hình ảnh độc đáo và bàn luận
Viết đoạn văn với các nội dung khác nhau
Liên hệ với các văn bản khác ( Tương đồn hoăc tương phản)
Các bài tập thực hành.
Bài tập
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hát đắng cay muôn phần
a. Xác định tác giả - thể thơ. ( 1 điểm)
b. Đặt nhan đề cho đoạn thơ. (0,5đ)
c. Tìm từ láy được sử dụng và phân tích giá trị của từ láy. (0,5đ)
d. Viết đoạn văn bàn về thông điệp được gửi gắm trong bài ca dao. (1điểm
a. Nhân dân lao động – Lục bát
b. Có thể có những cách đặt nhan đề khác nhau nhưng cần thể hiện được nội dung:
Hướng dẫn
- Cuộc sống lao động (1/2 số điểm)
- Tình yêu lao động, tinh thần lạc quan 
c. Từ láy: Thánh thót
Giá trị : Không chỉ biều hiện cuộc sống lao động nhiều vất vả mà thể hiện một cách ấn tượng niềm vui, tình yêu lao động và tinh thần lạc quan vào cuộc sống
d. Đoạn văn có bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc
Thông điệp: Hãy biết trân trọng, yêu quý và nhớ ơn những người lao động
Kĩ năng 1: Đặt nhan đề
Khi đặt nhan đề cần chú ý:
Nắm được nội dung cơ bản
Dùng từ hoặc cụm từ để thâu tóm nội dung ( tránh đặt nhan đề dài)
Nên chọn từ hoặc cụm từ trong đoạn để đặt nhan đề.
Bài tập thực hành 2
Ngày con phát biểu, đúng vào ngày lễ Halloween. Nếu được tham gia vào lễ hội đó, chắc bố sẽ hóa trang thêm đôi cánh thiên thần. Mặc kệ mọi người cười ông già lẩm cẩm, bố cứ làm thế. Bởi đơn giản một điều, khi có đôi cánh thiên thần, bố sẽ bay vèo đến cạnh con. Để ôm con thật chặt bằng hết sức lực của bố. Để thơm con một miếng. Ngon lành hơn thơm má người tình. Và để nhìn con, dài như hơi thở. Cho bõ nỗi nhớ nhung, bõ ngày tháng đợi chờ, bồn chồn da diết
Đặt nhan đề cho đoạn văn
Qua đoạn văn, anh chị cảm nhận như thế nào về tình cảm mà người bố dành cho con ?
Giá trị của việc ngắt nhịp và dấu chấm lửng trong câu văn cuối cùng.
Đoạn văn có những từ ngữ, những câu văn được viết hết sức độc đáo. Hãy viết đoạn văn ngắn bàn luận về một câu văn như thế.
1. Nhan đề: Tình cha
2. Đoạn văn cho thấy tình yêu vô bờ bến mà người bố dành cho đứa con của mình. Người bố có thể làm tất cả, ngay cả khi mọi người cho rằng ông lẩm cẩm thì người bố vẫn vui vẻ. Hạnh phúc lớn nhất là khi ông được đến bên con.
3. Câu thơ cuối là câu văn đặc biệt, là một chuỗi cảm xúc của tác giả được thể hiện qua những nhịp ngắn. Dường như cảm xúc ấy không thể kìm nén, nó cứ tuôn chảy như dòng thác ào ạt. Dấu chấm lửng được sử dụng khá độc đáo. Trong dấu chấm lửng ấy là cả một thế giới tình cảm mà bố dành cho con nhưng không cần thiết phải nói ra hoặc không thể nói ra thành lời.
4. Học sinh có thể lựa chọn những câu văn khác nhau nhưng phải làm bật nổi sự độc đáo cũng như giá trị của câu văn ấy.
- Ngon lành hơn cả má người tình : Câu văn độc đáo từ cấu trúc ( câu văn đặc biệt) đến cách so sánh không ngờ. Tình cảm được thưởng thức bằng vị giác ( ngon lành).
Con là tất cả, không gì có thể so sánh, ngay cả đôi má của người tình hết sức quyến rũ. Không mấy ai qua được ải mĩ nhân nhưng với người bố, con là điều tuyệt vời nhất.
- Và để nhìn con, dài như hơi thở: Cách so sánh hết sức độc đáo. Hơi thở là sự sống. Bố trút tất cả sự sống vào cái nhìn đầy yêu thương đối với con. Hơi thở cũng dài như sự sống vậy và cái nhìn của bố dành cho con dài bất tận như sự sống của bố vậy.
Củng cố
Nắm được kĩ năng đặt nhan đề
Có thể đặt nhan đề hay, ấn tượng cho bất cứ văn bản nào.
BUỔI 4: KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CÁC NGỮ LIỆU
THUỘC PCNN NGHỆ THUẬT
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Trình bày những điểm cần lưu ý khi xác định các PTBBĐ
Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ của Thanh Thảo
1. Xác định các PTBĐ
2. Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng siêu bão và hoa súng?
3. Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về siêu bão và hoa súng, đó là hai hình tượng có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ?
4. Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để khắc họa hai hình tượng này?
5. Chủ đề bài thơ là gì?
6. Hai câu thơ: bông súng tím mọc lên từ nước - bão Haiyan mọc lên từ biển được viết theo thủ pháp nghệ thuật gì? Ý thơ gợi những suy nghĩ gì?
7. Hai câu thơ rồi có thể người ta quên- mà nhớ gợi đến điều gì?
8. Cảm nhận ý nghĩa câu thơ trong siêu bão một bông súng nở. Ý thơ thể hiện một cảm hứng nhân sinh như thế nào?
9. Câu thơ này có gợi cho em liên tưởng đến một tứ thơ, một câu chuyện, hay một câu tục ngữ..nào cùng một ý nghĩa?
10. Hai câu kết: bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì? có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm gì?
Nghe, hiểu và ghi chép
Trao đổi, thảo luận nhóm để giải mã bài thơ của Thanh Thảo
Bám vào kiến thức giáo viên đã cung cấp
Trao đổi, thảo luận nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm
Trao đổi, thảo luận nhóm
Kĩ năng xác định các phương thức biểu đạt
Kiến thức cơ bản
Khi xác định các phương thức biểu đạt cần chú ý:
Nếu là đoạn thơ thì phương thức biểu đạt là: biểu cảm, có thể kết hợp với miêu tả và tự sự
Nếu là đoạn văn thì phương thức biểu đạt là: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Các bài tập thực hành
Bài 1: Đọc bài thơ sau của Thanh Thảo:
Bông súng và siêu bão
bông súng tím mọc lên từ nước
bão Haiyan mọc lên từ biển
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
bông súng tím cho tôi bình yên
rồi có thể người ta quên                   
mà nhớ
trong siêu bão một bông súng nở
bông súng ấy màu tím
bão Haiyan màu gì?
(Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013  )
Đáp án:
PTBĐ: biểu cảm, miêu tả, tự sự
2. Chủ đề bài thơ: Xúc cảm, suy ngẫm về sự kì diệu của cuộc sống với sự song hành, hòa nhập, vận động diễn biến khó lường của  bình yên và bão tố, cái đẹp và tai họa, sự sống và sự hủy diệt...cùng niềm tin vào sự tốt đẹp của cuộc sống.
3. Chủ đề đó được tạo dựng từ những suy nghĩ, xúc cảm về siêu bão và hoa súng, đó là hai hình tượng có mối quan hệ vừa tương đồng, vừa tương phản, vừa loại trừ, vừa hàm chứa...Những mối quan hệ ấy thể hiện diễn biến khôn lường của cuộc sống, những sức mạnh, sự phát sinh, hồi sinh kì diệu, con người cần thấu hiểu những bí ẩn, những biến diễn khôn lường ấy để có được tâm thế an nhiên, bình thản, có sự tỉnh táo sáng suốt, có niềm tin vào cuộc đời...
4. Thủ pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng để khắc họa hai hình tượng chính là phép đối- khi đối tương đồng, khi đối tương phản. Thủ pháp thể hiện những loại trừ và bao hàm, hủy diệt và sinh sôi...bản chất vĩnh hằng, sự kì diệu, sự bất ưng của cuộc sống...
5. Ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng:
- Nghĩa đen: là ý nghĩa hiển ngôn trong hai hình ảnh siêu bào và hoa súng.
- Nghĩa bóng:
* Hoa súng: cái đẹp, sự sống, sự bình dị bình yên nhiều khi mong manh của cuộc đời..
* Siêu bão: tai hoạ, sự huỷ diệt, sức mạnh chết chóc...
6. Hai câu thơ: bông súng tím mọc lên từ nước-bão Haiyan mọc lên từ biển được viết theo thủ pháp nghệ thuật đối tương đồng. Ý thơ gợi những suy nghĩ sâu xa về cội nguồn của cái đẹp và hiểm họa... Nước và biển dường như có sự đồng nhất, nhưng vẫn hàm chứa sự khác biệt, nước gợi một không gian sinh tồn bình dị, biển gợi không gian của những bất ưng, những hiểm họa ngoài khả năng lường đoán..Chính sự đồng nhất và khác biệt cũng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của bài thơ.
7. Hai câu thơ rồi có thể người ta quên- mà nhớ gợi đến dòng chảy của thời gian, những đổi thay quên nhớ miên viễn của cuộc đời.
8. Câu thơ trong siêu bão một bông súng nở  thể hiện một cảm hứng nhân sinh tích cực, lạc quan của những con người từng trải để thấu nhận qui luật cuộc sống.
9. Câu thơ gợi liên tưởng đến tứ thơ của Mãn Giác Thiền Sư trong Cáo tật thi chúng ( Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận - Đình tiền tạc dạ nhất chi mai); câu chuyện Tái ông thất mã; Tục ngữ: trong họa có phúc..., hoặc câu nói của Nguyễn Khải trong truyện ngắn Mùa lạc:"Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yêu là phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy".
10. Hai câu kết: bông súng ấy màu tím-bão Haiyan màu gì? có thể gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm sâu sắc. Những dạng thái của cái Đẹp, sự sống...có thể nắm bắt, thấu nhận bởi sự hữu hình; tai họa, sự hủy diệt...khó nắm bắt bởi vô ảnh vô hình, bất ưng, ngoài mọi qui luật...
Củng cố:
Nắm được kĩ năng xác định các PTBĐ
Kết hợp các PTBĐ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật

File đính kèm:

  • docxGiao_an_dt_ngu_van_10.docx