Giáo án dạy thêm môn Sinh học 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Thịnh

3. Thái độ: Say mê học tập yêu thích bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên ngành: Năng lực kiến thức sinh học (mục tiêu kiến thức), năng lực nghiên cứu khoa học.

II. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP.

- Phương pháp dạy học: Vấn đáp tìm tòi, thuyết trình, làm việc với SGK.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo có liên quan để soạn giáo án.

- Phóng to hình vẽ SGK.

- Sưu tầm tư liệu về ý nghĩa của di truyền học, những khó khăn mà những nhà khoa học trước Menđen gặp phải.

2. Học sinh: ôn lại kiến thức chủ đề 1.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số của HS.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Dạy bài mới:

 

doc52 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm môn Sinh học 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Thịnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n – 1), phát triển thành bệnh Tớcnơ.
* Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của mẹ không phân li.
Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX
Giao tử: X, Y XX, O
Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ.
* Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của bố không phân li.
Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX
Giao tử: XY, O X, X
Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ.
II. Bài tập:
Bài 1:Ở một bệnh nhân: Người ta đếm thấy trong bộ NST có 45 chiếc, gồm 44 chiếc NST thường và một chiếc NST giới tính X.
a) Bệnh nhân là nam hay nữ? Vì sao?
b) Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bệnh ngoài và biểu hiện sinh lí ra sao?
c) Giải thích cơ chế sinh ra trẻ em bị bệnh trên và lập sơ đồ minh họa.
(Cũng có thể hỏi: Một người có bộ NST là 44A + X thì bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng.)
a) Bệnh nhân là nữ. Vì: Ở người bình thường bộ NST có 46 chiếc. Trong đó, có một cặp NST giới tính:
- XX: Nữ.
- XY: Nam.
Bệnh nhân là nữ. Bệnh nhân chỉ có một chiếc NST X.
b) Đây là bệnh Tớcnơ (XO), bệnh nhân chỉ có 1 NST giới tính và đó là NST X.
Biểu hiện bên ngoài: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
Biểu hiện sinh lí: Không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con.
c) Giải thích:
- Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào tạo giao tử của bố hoặc mẹ không phân li, tạo ra hai loại giao tử: Giao tử chứa cả cặp NST giới tính (n + 1) và giao tử không chứa NST giới tính (n – 1).
- Trong thụ tinh, giao tử không chứa NST giới tính (n – 1) kết hợp với giao tử bình thường mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n – 1), phát triển thành bệnh Tớcnơ.
* Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của mẹ không phân li.
Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX
Giao tử: X, Y XX, O
Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ.
* Lập sơ đồ minh họa: Cặp NST giới tính của bố không phân li.
Tế bào sinh giao tử: Bố XY x Mẹ XX
Giao tử: XY, O X, X
Hợp tử: XO (Thể 2n – 1) Bệnh Tớcnơ.
Bài 2:
a) Kể tên các phương pháp nghiên cứu di truyền người.
b) Qua nghiên cứu, người ta xác định được ở người: Bệnh máu khó đông là do gen a quy định, máu bình thường do gen A quy định. Gen quy định tính trạng này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y.
- Đây là kết quả của phương pháp nghiên cứu di truyền người nào?
- Trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định tính trạng trên? Đó là những kiểu gen nào?
a) Có hai phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu phả hệ.
- Trẻ đồng sinh.
b) 
- Là kết quả của phương pháp nghiên cứu phả hệ.
- Nữ: XaXa; XAXa; XAXA.
- Nam: XAY; XaY.
Giao Thịnh,ngày...tháng ... năm 2018
 Kí duyệt của tổ trưởng chuyên môn
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tuần 
Ngày soạn: 15/ 12/ 2018
Ngày dạy: Lớp: 9A,B:.. 
 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC 
I.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai để nhân giống.
- Nắm được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.
- Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
- Đưa gíáo dục môi trường lồng ghép vào.
- Học sinh nắm được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng đối với đối tượng nào, những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc này.
- Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.
- Học sinh nắm được các phương pháp thường sử dụng chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong chọn giống cây trồng.
- Trình bày được phương pháp chủ yếu trong chọn giống vật nuôi.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích, so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liệu. 
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm, khai thác kênh hình, làm việc với SGK.
- Học sinh trình bày được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn.
- Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.
- Học sinh biết cách sưu tầm tư liệu, biết cách trưng bày tư liệu theo các chủ đề.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm, khai thác kênh hình, làm việc với SGK.
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành.
3. Thái độ: Say mê học tập yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên ngành: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
II. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP.
- Thuyết trình, vấn đáp tìm tòi.
- Quan sát tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm việc với SGK. 
III. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo có liên quan để soạn giáo án.
- Sưu tầm tư liệu về thành tựu ứng dụng công nghệ tế bào.
2. Học sinh:Ôn lại chủ đề V
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số của HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra câu 1,2 3 SGK trang 88.
3. Dạy bài mới:
I.Lý thuyết:
1. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Hoạt động của GV& HS
Nội dung
Yêu cầu HS nhắc lại:
- Khái niệm công nghệ tế bào
- Các công đoạn thiết yếu của công nghệ tế bào.
- Ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính. 
- Ứng dụng của công nghệ tế bào.
- Khái niệm:
Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh theo một quy trình nhất định.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cá thể.
+ Rút ngắn thời gian tạo cá thể con.
+ Tạo giống ít bị sâu bệnh.
- Triển vọng:
+ Nhân nhanh (bảo tồn) nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Tạo ra cơ quan nội tạng thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.
2. CÔNG NGHỆ GEN.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Yêu cầu HS nhắc lại:
- Khái niệm kỹ thuật gen.
- Các khâu của kỹ thuật gen.
- Khái niệm công nghệ gen.
- Ứng dụng của công nghệ gen.
- Khái niệm: Kỹ thuật gen là các thao tác để chuyển đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản:
+ Tách DAN của tế bào cho và DAN của tế bào nhận.
+ Cắt và nối để tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim.
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận 
- Công nghệ gen: là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
II. Câu hỏi và bài tâp:
Câu hỏi 1: Công nghệ tế bào là gì, gồm những công đoạn thiết yếu nào ?
Câu hỏi 2: Nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính ?
Câu hỏi 3: Kỹ thuật gen là gì, gồm những khâu cơ bản nào ?
Câu hỏi 4: Công nghệ gen là gì, được úng dụng vào những lĩnh vực cơ bản nào ?
III. Bài tập về nhà:
Vẽ sơ đồ nhân giống mía bằng nuôi cấu mô.
Nêu các khâu để chuyển gen mã hóa hooc môn in su lin vào E. Coli.
Giao Thịnh,ngày...tháng ... năm 201
 Kí duyệt của tổ trưởng chuyên môn
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tuần 
Ngày soạn: 15/ 1/ 2019
Ngày dạy: Lớp: 9A,B:.. 
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC( TIẾP)
I.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai để nhân giống.
- Nắm được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.
- Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
- Đưa gíáo dục môi trường lồng ghép vào.
- Học sinh nắm được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng đối với đối tượng nào, những ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc này.
- Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.
- Học sinh nắm được các phương pháp thường sử dụng chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong chọn giống cây trồng.
- Trình bày được phương pháp chủ yếu trong chọn giống vật nuôi.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích, so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liệu. 
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm, khai thác kênh hình, làm việc với SGK.
- Học sinh trình bày được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn.
- Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.
- Học sinh biết cách sưu tầm tư liệu, biết cách trưng bày tư liệu theo các chủ đề.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm, khai thác kênh hình, làm việc với SGK.
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành.
3. Thái độ: Say mê học tập yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên ngành: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
II. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP.
- Thuyết trình, vấn đáp tìm tòi.
- Quan sát tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm việc với SGK. 
III. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo có liên quan để soạn giáo án.
- Sưu tầm tư liệu về thành tựu ứng dụng công nghệ tế bào.
2. Học sinh:Ôn lại chủ đề V
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số của HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra câu 1,2 3 SGK trang 88.
3. Dạy bài mới:
I. Lý thuyết:
1. HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA
Hoạt động của GV& HS
Nội dung
Yêu cầu HS nhắc lại:
- Khái niệm hiện tượng thoái hóa.
- Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa.
- Dùng phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần để làm gì. 
- Khái niệm:
+ Ở cây trồng, hiện tượng thoái hóa biểu hiện như sau: các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.
+ Ở vật nuôi, hiện tượng thoái hóa biểu hiện như: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai,dị tật bẩm sinh, chết non.
- Nguyên nhân: Tự thụ phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
- Ví dụ:
P: 100% Aa
I1: 25% AA: 50%Aa: 25%aa.
I2: 37,5%AA: 25%Aa:37,5%aa.
- Dùng phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần để:
 + Củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn.
 + Tạo dòng thuần.
 + Phát hiện và loại bỏ các gen xấu ra khỏi quần thể.
2. HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Yêu cầu HS nhắc lại:
- Khái niệm Ưu thế lai.
- Cơ sở di truyền của ưu thế lai.
- Để duy trì ưu thế lai, người ta dùng phương pháp gì. 
- Phương pháp tạo ưu thế lai.
- Khái niệm:
Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn năng suất TB của bố và mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
- Cơ sở di truyền:
+ Tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định.
+ Ở mỗi bố mẹ, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu.
+ Ở cơ thể lai F1, các gen ở trạng thái dị hợp, chỉ có gen trội có lợi mới được biểu hiện.
- Để duy trì ưu thế lai người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, ghép, chiết...).
- Phương pháp tạo ưu thế lai.
+ Ở cây trồng: Lai khác dòng, lai khác thứ, lai khác loài.
+ Ở vật nuôi: Lai kinh tế: 
Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng để làm giống.
VD: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch " Lợn con mới đẻ nặng 0,7 – 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
II. Câu hỏi và bài tâp:
Câu hỏi 1: Vì sao tựu thụ phấn bắt buộc và giao phối gần lại gây ra hiện tượng thoái hóa. Trong chọn giống người ta sử dụng các phương pháp này để làm gì.
Câu hỏi 2: Ưu thế lai là gì, vì sao không dùng con lai F1 để làm giống, để duy trì ưu thế lai người ta dùng phương pháp gì.
Câu hỏi 3: Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. Phương pháp tạo ưu thế lai, phương pháp nào được sử dụng phổ biến nhất, tại sao.
Câu hỏi 4: Lai kinh tế là gì, được thực hiện dưới hình thức nào, cho ví dụ.
III. Bài tập về nhà:
Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống
Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai lại biểu hiện rõ nhất.
Giao Thịnh,ngày...tháng ... năm 201
 Kí duyệt của tổ trưởng chuyên môn
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tuần
Ngày soạn: 11 / 02 / 2019
Ngày dạy: Lớp: 9A,B: .... / ..... / 2019 
PHẦN II - SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
* Mục tiêu chủ đề: 
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
- Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
- Học sinh nắm được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt dộ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
- Học sinh hiểu và nắm được thế nào là nhân tố sinh vật.
- Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
- Học sinh được những dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
- Có những hiểu biết về môi trường. Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
2. Kĩ năng: 
- Kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Kĩ năng quan sát thực tế và vận dụng kiến thức tìm hiểu thực tế.
3. Thái độ: GD ý thức học tập, yêu thích bộ môn. Yêu thiên nhiên, yêu khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên ngành: Năng lực kiến thức sinh học (mục tiêu kiến thức), năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực địa.
II. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP.
- Phương pháp dạy học: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, làm việc với SGK.
III. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo có liên quan để soạn giáo án.
- Sưu tầm tranh ảnh về các môi trường sinh thái.
2. Học sinh: Đọc trước bài 41.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy bài mới:
I. Phần lý thuyết:
1. Môi trường sống của sinh vật: 
- Khái niệm:
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu: Trong đất đất, nước, không khí, sinh vật.
2. Nhân tố sinh thái: 
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
+ Nhân tố hữu sinh: 
	Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,
Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng...
3. Giới hạn sinh thái: 
- Khái niệm: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
- Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ loài vi khuẩn suối nước nóng.
4. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật: 
- Phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng.
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Giúp động vật điều hoà thân nhiệt, ảnh hưởng tới tập tính.
+ Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật.
5. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đồi sống sinh vật: 
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái và sinh lí của thực vật, động vật.
- Phân biệt hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt.
II. Câu hỏi và bài tâp:
Câu 1:Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? (nhân tố vô sinh.., hữu sinh)
Câu 2: Khi đem một cây phong lan từ rừng rậm về vườn nhà trồng, các nhân tố sinh thái tác động thay đổi như thế nào?
Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng và giải thích.
Câu 4: Sự khác nhau giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng.
Câu 5: Vì sao các cành cây phía dưới lại bị rụng sớm?
Vì cành phía dưới nhận được ánh sáng ít hơn nên khả năng quang hợp của cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và khả năng lấy nước kém nên bị héo dần và sớm rụng. 
Câu 6: Ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
Câu 7: Nhiệt độ có ảnh hưởng tới đời sống động vật, thực vật như thế nào. Vì sao sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu sự thay đổi cao với nhiệt độ môi trường.
Trả lời:
- Mỗi loài chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái như lá có tầng cu tin dày, thân rễ có lớp bần dày, chồi có vảy bao bọc, động vật có lông dày. Nhiệt độ có ảnh hưởng tới sinh lí như quang hợp, hô hấp chỉ diễn ra bình thường ở 20 đến 300C. Nhiệt độ ảnh hưởng tới tập tính của động vật như ngủ hè, ngủ đông...
- Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu sự thay đổi cao với nhiệt độ môi trường vì:
+ Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.
+ Cơ thể sinh vật hằng nhiệt phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.
+ Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như: chống mất nhiệt qua lớp lông, lớp mỡ dưới da... Khi cơ thể cần tỏa nhiệt các mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt...
Giao Thịnh,ngày...tháng ... năm 2019
 Kí duyệt của tổ trưởng chuyên môn
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...................

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_mon_sinh_hoc_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc