Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Quang

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức: Hs hiểu được thế nào là đoạn văn, từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn, các cách trình bày nội dung đoạn văn. Hiểu được tác dụng của liên kết đoạn văn trong văn bản.

 2. Kỹ năng: Củng cố lại cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn có câu chủ đề, kỹ năng viết đoạn văn theo cách qui nạp, diễn dịch

 3. Thái độ: Hs có ý thức ôn tập lại kiến thức cũ, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dưng đoạn văn trong văn bản.

II. Chuẩn bị: Gv: Chuẩn bị nội dung chuyên đề, soạn giáo án.

 Hs: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày miêng dàn ý của đề bài Suy nghĩ về câu tục ngữ ''Uống nước nhớ nguồn".

- Hai Hs trình bày miênếngau đó Gv tổ chức so sánh, nhận xét rút kinh nghiệm.

 3. Bài mới:

 

doc67 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au buồn âu lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật.
+ Buồn lo trước cảnh bị giam lỏng "Khoá xuân".
+ Trơ trọi gữa không gian mênh mông hoang vắng: Bốn bề bát ngát, non xa trăng gần( Hình ảnh vừa thực, vừa mang tính ước lệ).
+ Cảm giác về không gian tuần hoàn khép kín: Mây sớm đèn khuya.
2. Tâm trạng thương nhớ Kim Trọng, thương nhớ cha mẹ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
- Thương nhớ Kim Trọng.
- Thương nhớ, xót xa cho cha mẹ.
- Phẩm chất của Kiều:
+ Có số phận éo le, tội nghiệp.
+ Là người con gái có tấm lòng thuỷ chung son sắt, luôn ý thức được phẩm hạnh của mình.
+ Là một người con hiếu thảo.
VII. Văn bản: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
1. Tác giả, tác phẩm.
- Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của NĐC.
- Thời gian, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
2. Tóm tắt văn bản.
3. Văn bản: LVT cứu KNN.
* Giá trị nội dung:
- LVT: + Hành động nhanh nhẹn, kịp thời, lời nói mạnh mẽ, đầy khẩu khí và chính nghĩa. Là người văn võ song toàn, dám làm việc nghĩa, sẵn sàng xả thân vì nghĩa.
 + Chàng còn là một chàng trai dễ xúc động, cảm thông và luôn quan tâm đến người khác, cư xử có văn hoá theo lễ giáo PK.
+ Là người con gái chân thật, trong trắng, nết na, hiếu thảo với cha mẹ.
+ Trọng ân nghĩa.
4. Văn Bản: Lục Vân Tiên gặp nạn.
- Tội ác của Trịnh Hâm- Một kẻ nhỏ nhen có tính đố kỵ. Một tên lưu manh bất nhân, bất nghĩa, bất tín. Ngư Ông và gia đình có tấm lòng nhân nghĩa, trọng nghĩa, khinh tài. 
VIII: Thực hành.
Đề 1: Thuyết minh về tác giả ND và tác phẩm Truyện Kiều.
Đề 2: Thuyết minh về tác giả NĐC và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 4. Củng cố:
- Bức tranh XHPK Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế Kỷ XIX. 
- Nghệ thuật tả người của tác giả Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều.
- Cách làm bài văn thuyết minh về một TPVH.
 5. Hướng dẫn: Về nhà tiếp tục tóm tắt TP, học thuộc lòng các đoạn trích, làm các bài tập đã cho vào vở thực hành.
Đủ giáo án Dạy thêm tháng 11/2010
Ký Duyệt:
Tháng 12
Ngày soạn: 28- 30/11/2010
Ngày dạy: 1- 31/12/2010
 (Tiếp Theo) 
Kiểu văn bản và phơng thức biểu đạt (Tiếp Theo) 
Tiết 7, 8: Văn bản tự sự.
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về văn bản tự sự, hiểu rừ vai trũ của yếu tố miờu tả, biểu cảm, nghị luận, cỏc hỡnh thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tõm, người kể trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng: Rốn cho học sinh cú kỹ năng tạo lập văn bản tự sự cú kết hợp cỏc yếu tố miờu tả, biểu cảm và nghị luận.
3. Thái độ: Giỏo dục học sinh ý thức luyện tập.
II. Chuẩn bị: Gv: Nghiên cứu nội dung chuyên đề, soạn giáo án.
 Hs: Chuẩn bị chuyên đề theo hớng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn bản tự sự, đặc điểm của văn bản tự sự.
? Vai trũ của cỏc yếu tố miờu tả, nghị luận trong văn bản tự sự.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung
* Hoạt động I: Văn bản tự sự.
? Thế nào là văn bản tự sự.
- Hs nêu khái niệm. Gv khái quát chốt kiến thức.
? ở lps 8 em đã tìm hiểu những kiến thức nào về văn bản tự sự.
- Hs: Văn bản tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
? Trong chương trình ngữ văn 9. Em tìm hiểu thêm những kiến thức nào về văn bản tự sự.
- Hs: + Tự sự kết hợp với Miêu tả.
 + Tự sự kết hợp yếu tố Nghị luận.
 + Các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 + Người kể chuyện trong văn bản tự sự
? Miêu tả trong văn bản tự sự gồm các yếu tố miêu tả nào.
- Hs: Miêu tả không gian, thời gian, tả cảnh, tả nội tâm, tả hành động...
? Yếu tố miêu tả có vai trò như thề nào trong văn bản tự sự.
- Hs: Làm cho văn bản tự sự thêm sinh động, hấp dẫn người đọc, người nghe. 
? Yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào.
- Làm cho câu chuyện mang đậm tính triết lý.
? Em hãy cho biết vai trò của ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Ngôi thứ nhất:
- Ngôi thứ ba:
? Những ưu điểm, hạn chế của các ngôi kể này.
- Hs: Trả lời, Gv khái quát chốt kiến thức.
* Hoạt động II: Thực hành văn bản tự sự.
 Gv yêu cầu học sinh theo dõi SGK trang 105.
? Đọc đề bài số 1:
 Đề I: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
 Hoạt động 1. Tìm hểu đề bài.
? Kiểu văn bản cầ tạo lập.
- Hs: Văn bản tự sư.
Gv: Văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận.
? Tình huống của đề bài này.
- Hs: Cuộc gặp gỡ với mái trường sau hai mươi năm.
? Em sẽ chọn ngôi kể nào.
- Hs: Ngôi kể thứ nhất.
 Hoạt động 2. Lập dàn ý:
? Bài văn tự sự gồm mấy phần. Nêu yêu cầu từng phần của bố cục đó.
- Hs: Ba phần.
+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc được kể.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc được kể
Gv: Lưu ý Vận dụng linh hoạt các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
? Dự kiến về yếu tố nghị luận của em trong văn bản này.
- So sánh để làm nổi bật hình ảnh của mái trường sau 20 năm.
- Nghị luận về tình cảm của em với mái trường. Những gì mái trường đã tạo dựng cho em.
+ Kết bài: Suy nghĩ, ấn tượng về sự việc được kể.
 Hoạt động 3. Gợi ý phần thân bài.
? Em gặp người chiến sĩ lái xe trong hoàn cảnh nào.
- Đi thăm quan viện bảo tàng quân đội.
- Là nhà báo đi thực tế ở mặt trận.
- Nhân ngày 22/12 trường em tổ chức gặp mặt thế hệ những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
? Hình ảnh người lính đó như thế nào.
- Tuổi tác, trang phục, huân huy chương, màu da, mái tóc, khuôn mặt...(miêu tả)
? Diễn biến của cuộc trò chuyện.
- Em hỏi người chiến sĩ lái xe những gì, người chiến sĩ lái xe kể cho em nghe những gì về chiến tranh, về tiểu đội xe không kính, về tinh thần ý chí và lí tưởng chiến đấu của họ.
Gv: Lưu ý: Cần miêu tả thái độ của người kể chuyện qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói... Với nhân vật Tôi- người kể chuyện cần bày tỏ thái độ, tâm trạng khi được nghe những câu chuyện có thực về đời sống, chiến đấu của người lính.
? Em sẽ đưa yếu tố nghị luận vào như thế nào.
- Nghị luận về lí tưởng chiến đấu, quy luật của chiến tranh: Chiến tranh, bom đạn của kẻ thù không thể đè bẹp được tinh thần chiến đấu, ý chí, quyết tâm giải phóng miền nam của những người chiến sĩ lái xe.
Gv: Lưu ý: Khi kể cần sử dụng linh hoạt các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm vào trong văn bản tự sự.
 Hoạt động 4: Viết bài.
 Gv: Tổ chức cho học sinh viết bài sau đó tổ chức nhận xét đánh giá theo bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài.
1. Mở bài 
- Giới thiệu nhân vật: em vàngười lính lái xe
- Tình huống truyện: Gặp gỡ và trò chuyện trong hoàn cảnh nào?
2. Thân bài 
* Diễn biến sự việc theo trình tự: Câu chuyện xảy ra ở đâu? diễn ra như thế nào?
- Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động.
- Nội dung cuộc trò chuyện: + Em hỏi về động lực thôi thúc người chiến sĩ ra trận? Tuyến đường Trường Sơn như thế nào? Bom đạn Mĩ ác liệt ra sao? Tại sao những chiếc xe không kính?
	+ Người chiến sĩ kể về khó khăn, gian khổ của người lính lái chiếc xekhông kính đ giọng kể hóm hỉnh, lạc quan thể hiện chất ngang tàng, nghịch ngợm  kể về ước mơ của người lính
+ Nghe kể, em xúc động như thế nào? (Suy nghĩ độc thoại nội tâm)
+ Bìnhluận về tinhthần quả cảm của người lính.
3. Kết luận 
- Nêu kết thúc câu chuyện
- Cảm nghĩ về người lính, về chiến tranh, về tương lai.
 Đề II: Kể lại giấc mơ trong đó em gặp người thân xa cách đã lâu ngày.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đề.
Gv: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu để như ở đề I.
Lưu ý: Đây là một giấc mơ.
 Hoạt động 2: Gợi ý phần thân bài.
? Tình huống dẫn đến giấc mơ của em.
- Sau khi làm xong rất nhiều bài tập chuẩn bị cho kỳ kiểm tra 8 tuần học kỳ I.
- Sau khi gúp mẹ làm việc nhà.
- Gần đến ngày người thân về.
? Không gian của giấc mơ như thế nào
? Người thân em gặp trong mơ là ai.
- Bố, mẹ, anh, chị, ông bà ngoại.
Lưu ý: Người thân là những người ruột thịt, tại sao em lại nhớ người ấy.
? Hình ảnh người thân trong giấc mơ của em hiện lên như thế nào ( Chú ý sự thay đổi của người thân sau bao năm xa cách)
 - Trang phục, đồ dùng mang theo...
? Tâm trạng của em như thế nào khi gặp người thân (miêu tả nội tâm).
? Tình cảm của người thân đối với em như thế nào
? Em và người thân đã trò chuyên với nhau như thế nào.
- Chuyện công việc, chuyện gia đình, chuyện học tập...
? Người thân cho em món quà gì, vì sao.
? Tâm trạng của em như thế nào khi nhận được quà.
? Tình huống nào làm giấc mơ của em chợt tỉnh.
- Mẹ gọi, chuông đồng hồ báo thức, tiếng chuông nhà thờ...
- Nghị luận về tình cảm gia đình: Cha con, anh em...
Đề III: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể, hoặc đã xem trên màn ảnh.
* Gv: Tổ chức cho học sinh kể lại đoạn trích hồi 14 - Hoàng Lê nhất thống chí. (Ngô Gia Văn Phái).
Đánh Ngọc hồi quân Thanh bị Thua trận
Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài.
* Gợi ý viết bài.
? Sự việc được kể:
- Cuộc tiến công của vua Quang Trung cùng các tướng sĩ ra thành Thăng Long để đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh và lật nhào ngai vàng thống trị của tên vua hèn nhát, bất tài Lê Chiêu Thống.
? Em sẽ kể lại các sự việc nào.
- Thời điểm quân Thanh sang xâm lược nước ta.
- Thái độ của via Qung trung khi nghe tin này.
- Việc vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế.
- Việc vua Qung Trung tổ chức kến lính ở Nghệ An. Sau đó Vua Quang Trung đọc lời phủ dụ và hạ lệnh xuất quân vào ngày 30 tháng chạp.
* Diễn biến các trận đánh của vua Quang Trung.
- Trận sông Gián và sông Thanh Quyết.
- Trận Hà Hồi(3/1 ÂL)
- Trận Ngọc Hồi(Sáng mồng 5/1 ÂL)
- Trận đánh thành Thăng Long( Trưa mồng 5/1 ÂL)
- Sự thất bại của quân Thanh và Lê Chiêu Thống.
* ý nghĩa lịch sử ( Sử dụng yếu tố nghị luận)
* Lưu ý: Có thể đề bài yêu cầu đóng vai nhân vật Quang Trung hoặc người lính trong quân đội của Quang Trung kể lại nội dung của đoạn trích này. Trong trường hợp này người kể chuyện vẫn xưng Tôi.
Đề IV: Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em với người bạn thân.
* Gợi ý lập dàn ý.
 I. Mở bài:
 - Giới thiệu câu chuyện được kể.
 II. Thân bài:
 Kể lại nội dung diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định(Không gian, thời gian, ...)
- Quan hệ của em với ngời bạn thân.
- Kỷ niệm nào là sâu sắc nhất. (Kể kết hợp với tả)
- Rút đợc bài học nhẹ nhàng nhng sâu sắc qua câu chuyện(Phơng thức nghi luận)
 III. Kết bài:
 Rút ra bài họ về tình bạn.
* Yêu cầu: Văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Sử dụng linh hoạt các hình thức đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm.
* Hoạt động IV: Thực hành tổng hợp.
Gv: Tổ chức cho học sinh đọc bài viết, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét ưu nhược điểm của mỗi bài viết trên các phương diện sau:
- Bố cục của bài viết: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Cách tạo tình huống, cách diiễn đạt, ngôn ngữ, cách tạo lập các đoạn văn.
- Bài viết đã sử dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt chưa.
- Các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm có được sử dụng một cách có hiệu quả không.
- Bài viết có sinh động hấp dẫn không.
 Sau khi đã tổ chức cho học sinh thực hành, giáo viên nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm và chốt kiến thức.
I. Văn bản tự sự.
II. Thực hành văn bản tự sự.
 Đề I: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
1. Tìm hểu đề bài.
2. Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc được kể.
+ Thân bài:
- Tình huống gặp người chiến sĩ lái xe.
- Hình ảnh người chiến sĩ lái xe qua cái nhìn của em.
- Diễn biến cuộc trò chuyện.
- Cuộc trò chuyện cần căn cứ vào nội dung của bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Thông qua đó làm nổi bật được những phẩm chất tốt đẹp của người lính trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
4. Viết bài hoàn chỉnh.
1. Mở bài 
- Giới thiệu nhân vật: em vàngười lính lái xe
- Tình huống truyện: Gặp gỡ và trò chuyện trong hoàn cảnh nào?
2. Thân bài 
* Diễn biến sự việc theo trình tự: Câu chuyện xảy ra ở đâu? diễn ra như thế nào?
3. Kết luận 
- Nêu kết thúc câu chuyện
- Cảm nghĩ về người lính, về chiến tranh, về tương lai.
Đề II: Kể lại giấc mơ trong đó em gặp người thân xa cách đã lâu ngày.
* Gợi ý dàn ý:
- Tình huống dẫn đến giấc mơ.
- Hình ảnh người thân sau bao năm xa cách.
- Cuộc trò chuyện của em vời người thân.
- Tình huống kết thúc giấc mơ.
* Viết bài hoàn chỉnh.
Đề III: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể, hoặc đã xem trên màn ảnh.
- Thời điểm quân Thanh sang xâm lược nước ta.
- Thái độ của via Qung trung khi nghe tin này.
- Việc vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế.
- Việc vua Qung Trung tổ chức kến lính ở Nghệ An. Sau đó Vua Quang Trung đọc lời phủ dụ và hạ lệnh xuất quân vào ngày 30 tháng chạp.
* Diễn biến các trận đánh của vua Quang Trung.
- Trận sông Gián và sông Thanh Quyết.
- Trận Hà Hồi(3/1 ÂL)
- Trận Ngọc Hồi(Sáng mồng 5/1 ÂL)
- Trận đánh thành Thăng Long( Trưa mồng 5/1 ÂL)
- Sự thất bại của quân Thanh và Lê Chiêu Thống.
Đề IV: Kể lại một kỷ niệm sâu sắc của em với người bạn thân.
 I. Mở bài:
 - Giới thiệu câu chuyện được kể.
 II. Thân bài:
 Kể lại nội dung diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định (Không gian, thời gian ...)
III. Kết bài: Rút ra bài họ về tình bạn.
* Thực hành tổng hợp
Tiết 8: Kiểm tra khảo sát cuối học kỳ I
 (Bài số 1)
Phần I: Trắc nghiệm (3,0đ)
Câu1. Phần in nghiêng trong câu văn dưới đây được gọi là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
 - Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là “con đàn cháu lũ”( Trích cây chuối Việt Nam) 
 A. Lời dẫn trực tiếp. B. Lời dẫn gián tiếp.
Câu 2. Trong nhóm từ sau có mấy từ mợn của tiếng Hán: chân, tay, đầu. mình, phê bình, ô xi, xà phòng.
 A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ 
 Câu 3. Có thể dùng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự không?
 A. Có thể dùng đợc. B. Không thể dùng đợc.
 Câu 4. Hãy cho biết tên tác giả của truyện ngắn “ Chiếc lợc ngà”?
 A. Nguyên Ngọc. B. Nguyễn Thi C. Nguyễn Quang Sáng
 Câu 5. Câu thơ: “Làm con đâu dám cãi cha- Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”đợc trích trong tác phẩm nào?
 A. Trích ở “Truyện Kiều”. B. Trích ở “ truyện Lục Vân Tiên”
 Câu 6. Trong các cặp từ: già- trẻ; giàu – nghèo; chó- mèo; trên – dới. có mấy cặp từ trái nghĩa?
 A. Một cặp B. Hai cặp C. Ba cặp D. Bốn cặp
 Câu 7. Theo em, nếu giải nghĩa của từ “ chạy” là: hoạt động di chuyển bằng chân của ngời hay động vật, có lúc hai chân không đồng thời dời khỏi mặt đất thì đã đầy đủ cha?
 A. Đủ B. Cha đủ
 Câu 8. ở bài thơ “Bếp lửa”, tác giả Bằng Việt có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận không?
 A. có B. Không
 Câu 9. Trong hai ý kiến : a) “ánh trăng” của N. D là bài thơ tự sự; b) “ ánh trăng” của ND là bài thơ có kết hợp tự sự với trữ tình; ýkiến nào đúng nhất?
 A. ý kiến a B. ý kiến b
 Câu 10. Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân để cho nhân vật ông Hai nhắc lại câu “ Toàn là sai sự mục đích” nhằm mục đích gì?
 A. Chế giễu, châm biếm nhân vật.
 B. Khắc họa sinh động tính cách nhân vật.
 C. Miêu tả tâm trạng vui sớng của nhân vật.
 D. Thể hiện sự nhiệt tình của ông Hai đối với cuộc kháng chiến.
 Phần II. Tự luận(7.0 điểm)
 Câu1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Câu hát....... dặm phơi”
 Câu 2: Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng cả hình thức đối thoại; độc thoại và độc thoại nội tâm
Kiểm tra khảo sát cuối học kỳ I
(Bài số 2)
I. Phần trắc nghiệm -3,5 đ
 Về tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và đoạn trích “ Kiều ở lầu ngưng Bích” ( trích Truyện Kiều), em hày giải các bài sau bằng cách dùng bút khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất sau mỗi bài tập.
 Bài 1: Nhận định nào sau đây nói đúng và đầy đủ về giá trị nội của Truyện Kiều?
 A. Truyện Kiều có giá trị hiện thực.
 B. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước và giá trị hiện thực.
 C.Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước và giá trị nhân đạo.
 D.Truyện Kiều có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
 Bài tập 2: Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của truyện Kiều?
 A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
 B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
 C. Có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.
 D. Miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách nhân vật tài hoa.
Bài tập 3: Cụm từ “ mây sớm đèn khuya” trong câu thơ “ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” chủ yếu gợi tả điều gì?
 A. Cảnh thiên quanh lầu Ngưng Bích.
 B. Cảnh thiên nhiên quanh thúy Kiều.
 C. Thời gian tuần hoàn khép kín.
 D. Sự tàn tạ của cảnh vật.
Bài tập 4: Từ “ chén đồng” trong câu thơ “ Tưởng người duới nguyệt chén đồng”được hiểu theo nghĩa nào?
 A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
Bài tập 5: Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”sử dụng cách nói nào?
 A. ẩn dụ B. Hoán dụ
 C. Nhân hóa. D. So sánh
Bài tập 6: Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” trong câu thơ “ Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” được gọi là gì?
 A. Thành ngữ. B. Thuật ngữ.
 C. Hô ngữ. D. Trạng ngữ
Bài tập 7: Những từ gạch chân trong đoạn thơ sau có được coi là thuật ngữ không?
“ Buồn trông ngọn nước mới sa”
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt nước một màu xanh xanh,”
 A. Có B. Không
Phần II tự luận( 6,5đ)
 Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có một vị trí hết sức quan trọng. Em hãy tìm những yếu tố tả cảnh trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Sách Ngữ
văn 9 tập I) và phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện 
nội dung của đoạn trích.
 4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại các kiến thức về văn bản tự sự: Phương thức biểu đạt, ngôi kể, các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
 5. Hướng dẫn về nhà: Thực hành viết các văn bản tự sự đã lập dàn ý, làm thên các đề bài SGK trang 191- Ngữ văn 9 tập I.
Đủ giáo án chuyên đề tháng 12/2010
Ký Duyệt:
Tháng 1/2011
Ngày soạn: 25-28/1/2011
Ngày dạy: 1/1- 30/1/2011
Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt (Tiếp Theo)
Tiết 9, 10: luyện tập văn bản thuyết minh văn bản tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9 thấy được chất tích hợp của chúng với văn bản chung. Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.
 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh có kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh có sử dung yếu tố miêu tả, một số biện pháp nghệ thuật. Kỹ năng vận dụng linh hoạt các phương thức miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự, các hình thức đối thoại... và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự...
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
B. C huẩn bị: Thầy: Nghiên cứu soạn nội dung ôn tập
 Trò: Soạn bài học bài 
C. Tiến trình lên lớp.
1- ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Bài mới:	
Hoạt đông của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sgk.
? Tập làm văn ở ngữ văn 9 tập 1 có những nội dung lớn nào?
? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
a - Văn bản thuyết minh với trọng tâm là luyện việc kết hợp giữa thuyết minh với biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
b - Văn bản tự sự với hai trọng tâm:
 	+ Sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
+ Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
* Hoạt động II: Vai trò và tác dụng của biện pháp nghệ thuật miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Trong thuyết minh, nhiều khi người ta phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn. Ví dụ: Chẳng hạn khi thuyết minh về ngôi chùa cổ, người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng, lối so sánh, nhân hoá (như ngôi chùa tự kể chuyện mình...)
để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. Và đương nhiên cũng phải vận dụng miêu tả ở đây để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào ; màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh 
* Giáo viên : Như vậy, khi thuyết minh mà thiếu yếu tố miêu tả, và các biện pháp nghệ thuật bài thuyết minh sẽ khô khan và 

File đính kèm:

  • docBoi duong Ngu van 9_12718734.doc
Giáo án liên quan