Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 8 - Năm học 2017-2018 - Phạm Thị Nhài - Trường THCS Giao Thịnh

Trong cuộc đời học sinh ai mà chẳng có những người bạn thân thiết, cùng mình chia sẻ vui buồn. Tôi cũng vậy. Người bạn thân của tuổi ấu thơ luôn là người cùng tôi đi học, đi chơi, cùng tôi tâm sự những suy nghĩ của tuổi học trò hồn nhiên mà cũng rất phức tạp. Nhưng không phải ngay từ đầu chúng tôi đã thân nhau. Phải qua một sự việc tôi mới nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn người bạn có vẻ bề ngoài hết sức bình thường ấy. Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục . Cô giáochủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.

 Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 8 - Năm học 2017-2018 - Phạm Thị Nhài - Trường THCS Giao Thịnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện ngắn cho ta thấy số phận đau thương, bế tắc của người nông dân trước Cách mạng tháng tám và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.
- Niềm cảm thông chia sẻ của nhà văn đối với họ.
B. Bài tập
Câu 1: Cảm nhận đoạn văn sau: Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra..Lão hu hu khóc.” SGK/42 tập I.
* Gợi ý :
- Giới thiệu tác giả , tác phẩm , vị trí đoạn trích. 
+ Cách 1 : Đoạn văn trên đựơc trích trong văn bản “Lão Hạc”của nhà văn Nam Cao.
+ Cách 2: Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về những người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người tri thức nghèo sống mòn mỏi bế tắc . Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay và có giá trị trong đó có truyện ngắn Lão Hạc. Trong truyện ngắn có lẽ hay nhất là đoạn văn trên.
- Nêu nội khái quát của đoạn văn : Đoạn văn cho ta thấy tâm trạng đau đớn, xót xa, ăn năn , day dứt của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.
- HS khai thác các nét nghệ thuật để làm nổi bật nội dung 
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật, các từ tượng hình: “ Co rúm, xô, ngoẹo, móm mém, mếu” kết hợp với động từ “ ép” cho ta thấy được những thay đổi trên khuôn mặt của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng mà lão yêu quý. Một gương mặt cũ kĩ , già nua tội nghiệp. Một thân hình khắc khổ gầy gò ốm yếu chất chứa bao nỗi niềm xót xa đau đớn, ân hận trong lòng.
+ Đặc biệt với nghệ thuật so sánh “ mếu như con nít” kết hợp với từ tượng thanh “ hu hu” giúp ta cảm nhận được nỗi đau đớn đến tận cùng của lão. Lão cố kìm nén nỗi đau sự dày vò ân hận nhưng không thể kìm nén nổi nó cứ trào dâng và bật thành tiếng khóc hu hu như con nít nghe đầy xót xa và tội nghiệp.
- Khái quát lại nghệ thuật và nội dụng : Đoạn văn cho ta thấy Lão Hạc là người yêu thương loài vật, sống có tình nghĩa thủy chung, trung thực và giàu lòng yêu thương con của người cha nghèo khổ. Đoạn văn còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng không có lối thoát.
* Học sinh viết thành đoạn văn, giáo viên nhận xét, sửa chữa và viết hoàn chỉnh lại.
Câu 2: Cảm nhận đoạn văn : “ Lão Hạc đang vật vã ở trên giường..cái chết thật dữ dội”. SGK/45 tập I.
* Gợi ý :
- Giới thiệu tác giả , tác phẩm , vị trí đoạn trích. 
 + Cách 1 : Đoạn văn trên đựơc trích trong văn bản “Lão Hạc”của nhà văn Nam Cao.
+ Cách 1 : Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về những người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người tri thức nghèo sống mòn mỏi bế tắc . Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay và có giá trị trong đó có truyện ngắn Lão Hạc. Trong truyện ngắn có lẽ hay nhất là đoạn văn trên.
- Nêu nội khái quát của đoạn văn : Đoạn văn cho ta thấy cái chết đau đớn, vật vã, dữ dội của Lão Hạc sau khi ăn bả chó của Binh Tư.
- HS khai thác các nét nghệ thuật để làm nổi bật nội dung 
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật thật rõ nét nhà văn Nam Cao đã cho ta thấy được cái chết của Lão Hạc hiện lên thật rõ nét.
+ Nghệ thuật các từ tượng hình “ vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc, sùi” kết hợp với từ tượng thanh “ tru tréo” giúp ta hình dung cái chết đau đớn quằn quại của Lão Hạc sau hai giờ đồng hồ vật vã. Lão chết một cách thê thảm khiến người đọc cảm động và bất ngờ: đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, bọt mép sùi ra. Lão chết vì ăn bả chó của Binh Tư.
- Khái quát lại nghệ thuật và nội dụng : Đoạn văn cho ta thấy được chết đau đớn, vật vã, dữ dội của Lão Hạc sau khi ăn bả chó của Binh Tư. Lão chọn cái chết có ý nghĩa như một sự trừng phạt vì đã trót lừa con chó. Lão chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch. Lão chết vì lòng yêu thương con. Đoạn văn còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng không có lối thoát là phải tìm đến cái chết.
* Học sinh viết thành đoạn văn, giáo viên nhận xét, sửa chữa và viết hoàn chỉnh lại.
Câu 3: Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật Tôi qua đoạn văn sau: “ Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta.che lấp mất”. SGK/44 tập I.( Nâng cao)
- Đây là triết lí trữ tình lẫn cảm xúc xót xa của nhà văn Nam Cao.
- Với triết lí này nhà văn Nam Cao đã khẳng định một thái độ sống một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: Cần phải quan sát suy nghĩ đầy đủ về những con người sống xung quanh mình, phải nhìn họ bằng tấm lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. Ông cho rằng con người chỉ 
xứng đáng khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết nâng niu trân trọng những gì đáng quý đáng thương ở họ.
- Với triết lí này nhà văn Nam Cao đã đưa ra một phương pháp đúng đắn khi đánh giá con người: Ta cần phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của họ thì mới có thể hiểu đúng , đồng cảm đúng.
3. Củng cố , hướng dẫn về nhà:
- Nắm nội dung bài học.
- Ôn tập tích cực để kiểm tra 8 tuần
	Giao Thịnh, ngày .tháng 10 năm 2017
TUẦN 9: RÈN kü n¨ng lµm bµi v¨n tù sù
Ngµy so¹n: 20/10/2017
Ngµy d¹y: 23/10/2017
A. Môc tiªu 
 1. KiÕn thøc.
	- Cñng cè, kh¾c s©u kiÕn thøc vÒ ®Æc ®iÓm, yªu cÇu vµ ph­¬ng ph¸p lµm bµi v¨n tù sù cã kÕt hîp yÕu tè miªu t¶ vµ biÓu c¶m.
 2. Kü n¨ng.
	- RÌn kü n¨ng viÕt ®o¹n v¨n, t¹o lËp mét v¨n b¶n tù sù cã yÕu tè miªu t¶ vµ biÓu c¶m.
 3. Thái độ.
	- Gi¸o dôc ý thøc tù gi¸c, tÝch cùc häc tËp.
 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giaỉ quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ,giao tiếp,cảm thụ thẩm mĩ.
B. ChuÈn bÞ.
	- GV: Nghiªn cøu so¹n GA.
	- HS : ¤n tËp theo h­íng dÉn.
C. TiÕn tr×nh tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc.
 1. KiÓm tra.
	- GV kÕt hîp kiÓm tra xen trong giê.
Nội dung ôn tập
I. Lý thuyết
- GV yêu cầu HS nhắc lại lý thuyết về đặc điểm và phương pháp làm bài văn tự sự.
- HS trả lời GV khái quát lại.
II. Bài tập 
Đề 1: Người ấy sống mãi trong lòng tôi ( ông, bà, bố, mẹ, thầy ,cô)
1. Ph©n tÝch ®Ò
*. ThÓ lo¹i: V¨n tù sù
*. Néi dung: KÓ về kỉ niÖm sâu sắc với người thân
*. T­ liÖu: Nh÷ng quan sát và hiÓu biÕt cña b¶n th©n.
? X¸c ®Þnh ng«i kÓ?
- Ng«i kÓ: x­ng t«i- ng«i thø nhÊt
? Tr×nh tù kÓ nh­ thÕ nµo?
- Theo tr×nh tù thêi gian, kh«ng gian
? Trình bày phươg pháp làm baì văn tự sự?
- HS trình bày bố cục và yêu cầu của từng bố cục.
- GV khái quát lại để HS nhớ.
2.Dàn bài chi tiết
Lấy ví dụ là MẸ
a.MỞ BÀI
-     Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát liên quan đến mẹ.
-     Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người. Mẹ tôi tên là...?
b.THÂN BÀI
a. Miêu tả Mẹ
-     Vóc dáng, ngoại hình:
+ Lớn tuổi: theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.
+ Tóc đã điểm vài sợi bạc: tóc mẹ đã có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình của mình.
+ Đôi mắt: vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.
+ Nụ cười: ấm áp. hồn hậu
+ Đôi bàn tay: gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khổ cực.
+ Vóc người: cân đối.
+ Trang phục: thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.
-     Tính cách:
+ Đối với mọi người xung quanh: luôn quan tâm, giúp đỡ.
+ Đối với gia đình: luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.
+ Đối với bản thân: nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.
b. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ để thể hiện đúng đề bài “...sống mãi trong lòng tôi”
-     Trời mưa to, gió lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.
-     Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê của bạn bè để đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.
-     Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.
-     Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến. 
-     Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuốc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.
-     Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.
-     Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.
-     Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ cùa mình.
c. Cảm nhận về Mẹ
-     Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.
-     Không gì có thể thay thế cho mẹ.
c.KẾT BÀI
-     Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.
-     Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ minh nữa.
3. ViÕt bµi v¨n hoµn chØnh
- GV h­íng dÉn HS dùa vµo dµn ý ®Ó viÕt thµnh bµi v¨n hoµn chØnh.
a. Më bµi
b. Th©n bµi
c. KÕt bµi
- HS viÕt bµi- GV nhËn xÐt söa ch÷a vµ bæ xung vÒ:
+ Néi dung
+ C¸ch diÔn ®¹t
	THAM KHẢO
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "
Đó là bài ca dao nói về công lao to lớn của các bậc sinh thành. Để sinh được chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người, cha me đã phải hi sinh rất nhiều. Vì thế. chúng ta cần phải biết kính trọng và quý mến cha mẹ của mình. Tôi cũng vậy. Tôi rất yêu thương cha mẹ tôi nhưng người mà tôi ghi nhớ trong lòng chính là người mẹ thân yêu.
Mẹ tôi rất tuyệt vời. Người tôi yêu quý có một mái tóc dài mượt và đen óng ả. Mái tóc ấy khoác lên một khuôn mặt hình trái xoan rất đẹp. Thêm vào đó là một đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve. Ôi! Khuôn mặt ấy là một khuôn mặt của thiên thần mặc dù da có đôi ba nếp nhăn vì khổ cực chăm sóc cho gia đình tôi. Không những vậy mẹ còn có một đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng. Nhờ đôi bàn tay này mà mẹ đã nấu được những món ăn cho gia đình tôi. Không chỉ đẹp về ngoại hình mà mẹ còn đẹp về tính cách nữa. Mẹ tôi rất nhân hậu và rất tốt bụng. Mẹ tôi là một người rất yêu thương gia đình của mình nên tôi yêu mẹ nhiều lắm. Vì mẹ đã chăm sóc tôi rất tận tình và gần gũi nhiều nên kỉ niệm giữa tôi và mẹ có rất nhiều điều đáng nhớ.
Có một kỉ niệm giữa tôi và mẹ khiến cho tôi nhớ mãi đó là vào một buổi chiều trời sắp mưa to nhưng tôi lại đi chơi. Mẹ bảo tôi đừng đi nhưng tôi vẫn trốn đi chơi. Đang chơi mải mê thì trời mưa tầm tã nhưng vì ham chơi, đang lao vào cuộc vui nên tôi cứ thế mà tiếp tục chơi, người tôi ướt sũng cả. Tối hôm đó, bố đi công tác nên chỉ có mẹ con tôi ở nhà. Vì ướt người cho nên tôi đã bị cảm lạnh rất nặng. Ngoài trời thì mưa rất lớn, nhưng mẹ vẫn chạy trong mưa để mua thuốc cho tôi uống. Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi rơi nước mắt vì thương xót cho mẹ. Cả đêm đó mẹ đã tận tình chăm sóc tôi mà không hề trách mắng vì tôi đã cãi lời mẹ. Khi thấy đôi mắt long lanh của mẹ buồn rầu thì tôi rất thối hận, dằn vặt trong lòng mình. Tối hôm sau, tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi bên giường của tôi. Tôi âm thầm ôm mẹ và hứa với lòng rằng: “Con sẽ không bao giờ cãi lời mẹ nữa đâu, con hứa đó". Qua kỉ niệm này, tôi càm thấy yêu mẹ nhiều lắm.
Tôi yêu mẹ, mẹ luôn là người sống mãi trong lòng tôi bởi mẹ đã mang cả cuộc đời mẹ dành cho tôi đó là tình thương yêu bao la, sự hi sinh một đời cho hạnh phúc của tôi. Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!
Đề 2:Tôi thấy mình đã khôn lớn
1. Ph©n tÝch ®Ò
*. ThÓ lo¹i: V¨n tù sù
*. Néi dung: KÓ về một việc làm chứng tỏ mình lớn khôn trong suy nghĩ và hành động.
*. T­ liÖu: Nh÷ng quan sát và hiÓu biÕt cña b¶n th©n.
? X¸c ®Þnh ng«i kÓ?
- Ng«i kÓ: x­ng t«i- ng«i thø nhÊt
? Tr×nh tù kÓ nh­ thÕ nµo?
- Theo tr×nh tù thêi gian, kh«ng gian
? Trình bày phươg pháp làm baì văn tự sự?
- HS trình bày bố cục và yêu cầu của từng bố cục.
- GV khái quát lại để HS nhớ.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
*    Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:
-   Em cần xác định, khi em cảm nhận mình đã khôn lớn thì sự khôn lớn ấy được thể hiện qua những yếu tố nào (thể chất, tinh thần, suy nghĩ....)?
-  Qua những hoạt động, kỉ niệm nào mà em có thể rút ra được suy nghĩ rằng mình đã khôn lớn?
-  Sự khôn lớn ấy được thể hiện ra sao?
Mọi người xung quanh nhìn nhận sự khôn lớn ấy như thế nào?
2.Dàn bài chi tiết
a. MỞ BÀI
Vào một ngày, tôi bỗng nhận ra sự trưởng thành của mình.
b. THÂN BÀI
1. Miêu tả bản thân khi đã lớn
     Đối với các bạn nam
-     Vóc dáng, ngoại hình:
+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều + Giọng nói: bị vỡ giọng, nghe ồm ồm rất trầm.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, rắn chắc hơn.
+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
-     Tính cách:
+  Bớt hấp tấp, vội vàng hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
+ Quan tâm, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.
+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
Đối với các bạn nữ
-     Vóc dáng, ngoại hình:
+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều.
+ Giọng nói: thánh thót, trong trẻo hơn.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, trông dịu dàng, nữ tính hơn.
+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
-     Tính cách:
+ Bớt hậu đậu hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
+ Chải chuốt, chăm lo cho bề ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
2. Kể một kỉ niệm sâu sắc để thể hiện đúng đề bài “...thấy mình đã khôn lớn”
Ví dụ: Trông em cho mẹ đi chợ
-     Mẹ đi chợ, tôi phải trông em với biết bao vất vả, cực khổ.
-     Lúc nào cũng phải để mắt đến nó bởi vì nó quá nghịch ngợm, hiếu động.
-     Phải làm những trò chơi mà nó yêu cầu: làm ngựa cho nó cưỡi, chơi đùng đình,...
-     Đút cơm cho nó ăn là một cực hình của một người làm anh, làm chị.
-     Tắm rửa cho nó cũng là một điều rất vui và thú vị.
-     Khi nó ngủ ngon lành là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.
-     Mẹ đi chợ về, khen tôi trông em rất tốt.
-     Mẹ nói với tôi rằng: "Con mẹ đã khôn lớn rồi đấy!".
3. Cảm nhận về bản thân mình
-     Cần phải cố gắng nhiều hơn và phải rút kinh nghiệm trong cuộc sống của mình.
c.KẾT BÀI
-     Khôn lớn đối với tôi là một điều gì đó rất thú vị và hạnh phúc.
-    Đã là khôn lớn, tôi xin hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn đề trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng cha mẹ mình nữa.
Tham khảo
Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thể chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.
Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.
Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng để cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiểu rằng không thể không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.
Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là những ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ 
biết nhìn mọi thứ một cách đơn giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng có mục tiêu nào có thể đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy 
nghĩ rất kĩ để tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đổi mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.
Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn Tôi hiểu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Chu Văn An thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiểu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo những hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.
Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chị sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hơn trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:
– Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!
Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình – có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.
 Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?
Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.
 3. Củng cố , hướng dẫn về nhà:
- Nắm nội dung bài học.
 Giao Thịnh, ngày .tháng 10 năm 2017
TUẦN 10 : ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI, VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Ngày soạn : 25/10/2017
Ngày dạy :
A.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2017_2018_pham_thi_nh.doc
Giáo án liên quan