Giáo án dạy phụ đạo Toán 6

Bu?i 1 : Luyện tập về tập hợp

I. Mục đích yêu cầu

 Học sinh được luyện tập về các kháI niệm , điểm thuộc đường , tập hợp, điểm không thuộc tập hợp , tập con, biết cách tìm sồ phần tử của tập hợp

Rèn kĩ năng làm bài và tính toán cho học sinh

II.Phương tiện dạy học,

Giáo viên : Nghiên cứu bài soạn ,chuẩn bị bảng phụ ghi nội bài tập

Học sinh : Ôn tập lý thuyết

 

doc197 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy phụ đạo Toán 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3500 = 8 (cặp quyển vở)
 Vậy An mua được nhiều nhất 8 cặp quyển vở trong đó có 8 quyển vở loại I và 8 quyển vở loại II
Bài 7:
Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình
Giáo viên lưu ý học sinh vẽ hình chính xác mới có điểm
Gọi học sinh đứng tại chỗ làm từng phần
D.Củng cố 
Giáo viên nhấn mạnh những sai sót học sinh thường gặp khi làm bài các dạng bài tập
E. Hướng dẫn về nhà
Về nhà xem lại các bài tập chữa tại lớp
Làm lại bài 54, 53/SGK/25
Tuần : ôn tập dưới dạng đề thi
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục đích yêu cầu 
Học sinh được ôn tập các kiến thức đã học dưới dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận
Rèn hỹ năng phán đoán, vẽ hình, tính toán và trình bày bài cho học sinh 
Phát triển tư duy lôgic cho học sinh 
II. Chuẩn bị
Thầy: Nghiên cứu soạn bài
Trò : Ôn tập lý thuyết
III. Tiến trình lên lớp
a.ổ định tổ chức
b. Kiểm tra(kết hợp trong giờ)
C. Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 11 và nhỏ hơn hoặc bằng 19 là
a, 11; 13; 15; 17 b, 11; 12; 15; 17; 19
c,13; 15; 17; 19 d, câu a và c đúng
Câu 2: Cho A = {a; b; c; d}
a, 4 b, 8 c, 16 d, 32
Câu 3: Số 14 được viết bằng chữ số La Mã là
a, XIII b, XVI c, XIV d, XV
 Câu 4: Bảo rằng đúng hay sai?
a, Đúng vì phép nhân có tính giao hoàn
b, Sai vì đó là ba số khác nhau 
c, Đúng vì mỗi số có ba chữ số khác nhau
Câu 5: Tích 1. 2. 3  9. 10 tận cùng có 
a, Một chữ số 0 b, Hai chữ số 0
c, Ba chữ số 0 d, Bốn chữ số 0
Câu 6: Số bằng
a, 100c b, 111c c, 3c d, c3
Câu 7: Nếu a chia hết cho 10, b chia hết cho 20 thì a + b chia hết cho 
a, 2; 5 b, 2; 5; 10 c, 2; 4; 5 d, 2; 4; 5; 10
Câu 8: Tìm câu đúng
a, Số có chữ số tận cùng bằng 2 thì chia hết cho 2
b, Số không chia hết cho 2 là số tự nhiên lẻ
c, Số chia hết cho 2 thì không chia hết cho 3
d, Số có chữ số tận cùng bằng 0 thì chia hết cho 2; 3; 5; và 9
e, Số chia hết cho 2; 3; 5 và 9 thì có chữ số tận cùng bằng 0 và tổng các chữ số chia hết cho 3
g, Nếu a 3; b3 ;c 3 thif (a + b + c) 3
i, Mỗi điểm trên tia số biểu diễn một số tự nhiên
h, thì 
Câu 9: a7 . a2 bằng
a, a14 b, a5 c, a9 d, a49
Câu 10: 55 : 55 bằng
a, 5 b, 1 c, 50 d, 10
Câu 11: Tập hợp các Ư(12)có
a, 3 phần tử b, 4 phần tử c, 6 phần tử d, 8 phần tử
Câu12: Số đường thẳng được tạo bởi 4 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng là
a, 3 b, 4 c, 6 d, 7
Câu 13: Cho hình vẽ đường thẳng a cắt đoạn thẳng
a, IK
b, IP	P
c, PN K
d, Cắt cả 3 đoạn thẳngIK, IP, PN 	N
Bài tập tự luận
Bài 1: 
a, Hãy so sánh:
+ 26 và 82
+ 53 và35
b, Thực hiện phép tính
+ 80 – (4 . 52 – 3 . 23)
+ 16. {400 : [200 – (37 + 46. 3)]}
GV: Để làm phần a các em sử duụng kiến thức?
HS: Sử dụng kiến thức về luỹ thừa
 So sánh 26 và 82
 Ta có 26 = 64
 82 = 64
 Ta thấy 64 = 64 26 = 82
 Cách 2: Ta có 82 = (23)2 = 26
 Ta thấy 26 = 26 
 Vậy 26 = 82
Phần tiếp cho học sinh tự làm
b, Thực hiện phép tính
 80 – (4 . 52 – 3 . 23) 	(gọi học sinh đứng tại chỗ làm)
= 80 – (4 . 25 – 3 . 8)
= 80 – (100 – 24)
= 80 – 76
= 4
Giáo viên lưu ý học sinh: 23 = 8 chứ không phải 23 = 6
 16. {400 : [200 – (37 + 46. 3)]}
Gọi học sinh lên bảng làm, lưu ý học sinh thứ tự thực hiện phép tính
 Bài 2:Tìm biết:
a, (3x – 24) . 73 = 2 . 74
b,2x – 138 = 23 . 32
c, 231 – (x – 6) = 1339 : 13
d, x50 = x
e, (x – 34) . 15 = 0
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm câu a
Trước tiên ta phải làm bước nâng lên luỹ thừa
(3x – 16) . 343 = 2 . 2401
(3x – 16) = 2 . 2401 : 343
 3x – 16 = 14
 3x = 16 + 14
 3x = 30
 x = 10
Các phần khác gọi học sinh lên bảng làm
 d, x50 = x
 x = 0; 1 vì 150 = 1 và 050 = 0
Bài 3: Một đoàn tàu chở 1050 khách du lịch. Biết rằng mỗi tao có 12 khoang, mỗi khoang có 6 chỗ ngồi. Cần có ít nhất mấy toa để chở hết số khách tham quan
 Gọi học sinh đọc đầu bài tóm tắt:
 Có 1050 khách 
 Mỗi toa có 12 khoang và mỗi khoang có 6 chỗ ngồi
 Hỏi cần ít nhất mấy toa để chở hết số khách
GV: Để tìm được số toa trước tiên ta phải làm gì?
HS: Phải tìm số người ngồi trên mỗi toa 
Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ làm:
 Số người một toa chở là:
 12 . 6 = 72 (người)
 Thực hiện phép tính ta có:
 1050 : 72 = 14 (toa) dư 42 người
 Vậy cần ít nhất 14 + 1= 15 toa để chở hết số khách du lịch nói trên
Giáo viên lưu ý: Vì bài hỏi cần ít nhất mấy toa khi lấy số khách chia cho số khách ngồi trên một toa mà còn dư thì các em phải cộng thêm một toa nữa 
Bài 4: một phép trừ có tổng các số bị trừ, số trừ và hiệu bằng 1062. Số trừ lớn hơn hiệu là 279. Tìm số bị trừ và số trừ
Yêu cầu học sinh tóm tắt đầu bài:
 Số bị trừ + số trừ + hiệu = 1062
 Số trừ – hiệu = 279
GV: Hày nêu định nghĩa phép trừ?
Học sinh trả lời giáo viên ghi tóm tắt trên bảng 
 Số bị trừ – số trừ = hiệu 
 Hay số bị trừ = hiệu + số trừ
GV: 2 lần số bị trừ bằng bao nhiêu?
HS: 1062
Cho học sinh trình bày bài hoàn chỉnh lời giải
 Bài làm
Ta có số bị trừ + số trừ + hiệu = 1062
 Do số trừ + hiệu = số bị trừ
 Nên 2 lần số bị trừ = 1062
 Số bị trừ = 1062 : 2 = 531
 Ta lại có số trừ + hiệu = 531
 Số trừ – hiệu = 279
 Số trừ là (531 – 279) : 2 = 405
Vậy số bị trừ bằng 531 và số trừ là 405
Bài 5: Cho hình vẽ:
a, Hình trên có bao nhiêu đường thẳng, là những đường thẳng nào?
b, Hãy chỉ ra các cặp 3 điểm thẳng hàng? 3 điểm không thẳng hàng?
c, Hãy chỉ ra các tia đối nhau gốc D, gốc C
d, Hãy chỉ ra các tia trùng nhau gốc D, gốc C, gốc B, gốc E
e, Hình trên có bao nhiêu đoạn thẳng
f, B là giao điểm của đường thẳng nào? A là điểm của đường thẳng nào?
a, Gọi học sinh đừng tại chỗ trả lời 
 Hình đã cho có 5 đường thẳng
b, Gọi học sinh đừng tại chỗ trả lời 
 Các bộ 3 điểm thẳng hàng là E,D,C và E,D,B và D,C,B và E,B,C
 Tương tự cho học sinh chỉ ra các bộ 3 điểm thẳng hàng 
c, Các tia đối nhau gốc D: tia DE và tia DC; tia DE và tia DB
 Tương tự cho học sinh làm tiếp các tia đối nhau gốc C 
d, Các tia trùng nhau gốc E là tia ED, tia EC, tia EB
 Cho học sinh làm tiếp câu e 
e, hình trên có 10 đoạn thẳng
f, A là giao điểm của 4 đoạn thẳng, B là giao điểm của 2 đoạn thẳng
Giáo viên lưu ý học sinh những sai sót thường gặp phải khi làm bài tập 
E. Hướng dẫn về nhà
Xem lại dạng bài tập đã chữa tại lớp
Ôn lại lý thuyết đã học 
F. Rút kinh nghiệm
Buổi 8: luyện tập các dạng bài về ưc và ưcln
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục đích yêu cầu 
Học sinh biết vận dụng cách tìm ưc và ưcln vào làm một số bài tập 
Rèn kỹ năng làm bài và trình bày bài cho học sinh
Phát triển tư duy lôgic
II. Chuẩn bị
Thầy: Nghiên cứu soạn bài
Trò : Ôn tập lý thuyết
III. Tiến trình lên lớp
a.ổ định tổ chức
b. Kiểm tra
1, Hãy nêu khái niệm và cách tìm ƯC của hai hay nhiều số?
2, Hãy nêu cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số?
 Học sinh trả lời giáo viên ghi tóm tắt lên bảng phụ
C. Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm: Khoang tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: ƯCLN(m,n) = n nếu:
a, m = n b, m : n c, n : m d, n là số lớn nhất
Câu 2: Nếu m chia hết cho cả a và b thì:
a, m chia hết cho a . b với mọi a, b
b, m chia hết cho a . b mọi a, b nguyên tố cùng nhau
c, m chia hết cho (a + b)
d, m chia hết cho (a – b)
Câu 3: ƯCLN của a và b là
a, Số lớn nhất trong hai số a, b
b, Là ước của cả a và b
c, Bằng b nếu a chia hết cho b
d, Bằng a nếu a chia hết cho b
Câu 4: Trong hình vẽ trên phần gạch sọc là
 a, Ư(a,b)
b, Ư(a) Ư(b)
c, Là tập hợp các số tự nhiên x sao cho
a x, b x 
d, Cả ba câu trên đều đúng
Câu 5: Có bao nhiêu cách chia 30 nam và 18 nữ của lớp 6A thành các tổ sao cho số nam – số nữ các tổ đều bằng nhau? ( Cả lớp học không gọi là tổ)
 a, Có 18 cách b, Có 3 cách
c, 30 cách d, không có cách nào
Bài tập tự luận
Bài 1: Tìm ƯCLN rồi tìm ƯC của:
a, 40 và 60 b, 36; 60; 72 e, 90 và 126 
c, 13 và 20 d, 28; 39; 35 d, 25; 75; 150
GV: Nêu yêu cầu của bài?
HS: Tìm ƯCLN rồi tìm ƯC
a, 40 và 60 
GV: Để tìm ƯCLN của 40 và 60 ta làm như thế nào?
HS: Phân tích ƯCLN 40 và 60 ra thừa số nguyên tố 
 Tìm thừa số nguyên tố
 Lập tích các thừa số chung mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất
Gọi một học sinh đứng tại chỗ làm
 40 = 23 . 5
 60 = 22 . 3 . 5
 ƯCLN(40;60) = 22 . 5 = 20
GV: Để tìm ƯC của 40 và 60 ta làm như thế nào?
HS: Ta tìm ƯC(20)
 ƯC(40;60) = { 1; 2; 4; 5; 10; 20}
Tương tự cho học sinh làm phần b,d, e
 c, 13 và 20 
GV: Có nhận xét gì về mối quan hệ của 2 số trên?
HS: 13 và 20 là 2 số nguyên tố cùng nhau 
GV: Vậy ƯCLN(13; 20) bằng bao nhiêu
HS: ƯCLN(13; 20) = 1
GV: Nếu hai số đã cho nguyên tố cùng nhau thì ƯCLN bằng 1 hay trong 2 số đã cho có 1 số nguyên tố mà số còn lại không phải là bội của số nguyên tố đó thì 2 số đó có ƯCLN bằng 1
 d, 25; 75; 150
GV: ƯCLN của ba số trên bằng bao nhiêu? Vì sao?
 ƯCLN(25;75;150) = 25 vì 
Giáo viên chốt: khi làm bài tập tìm ƯCLN của hai hay nhiều số trước tiên các em phải quan sát, suy nghĩ xem có xảy ra trường hợp: 
 + Các số nguyên tố cùng nhau
 + Một trong các số là ước của các số còn lại
 Sau đó mới vận dụng các bước trên để làm bài 
 Bài 2: 
a, tìm số tự nhiên a lớn nhất biết rằng 480 a và 600 a
b, Tìm số tự nhiên x biết rằng 126 và 
c, Tìm số tự nhiên a biết và a>5
Giáo viên cho học sinh suy nghĩ làm bài
Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ trình bày, giáo viên sửa sai nếu có 
Giáo viên trình bày bài 
Vì 480 a; 600 a và a lớn nhất 
Nên a là ƯCLN(489; 600) 
480 = 25 . 3 . 5
600 = 23 . 3 . 52
ƯCLN(489; 600) = 23 . 3 . 5 = 120
 Vậy a bằng 120
Vận dụng cách làm phần a để làm phần c, b
Giáo viên lưu ý: Đối với bài tập phần b, c các em tìm ƯCLN sau đố tìm ƯC và xét tiếp điều kiện thoả mãn 
Bài 3: Hùng muốn cắt một tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 60 cm và 96 cm , thành các mảnh nhỏ hình vuông bằng nhau sao cho tấm bìa được cắt hết. tính độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông (số đo cạnh của hình vuông nhỏ là một số tự nhiên với đơn vị là cm)
GV: Nếu gọi độ dài cạnh hình vuông là a thì a thoả mãn điều kiện gì?
HS: và a lớn nhất 
GV: Vậy tìm a như thế nào?
HS: a là ƯCLN(60;96)
Gọi học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên 
 Bài làm
Gọi độ dài cạnh hình vuông là a (cm ) (aN*)
Thì và a lớn nhất
Nếu a là ƯCLN(60;96)
 60 = 22 . 3 . 5
 96 = 25 . 3
ƯCLN(60;96) = 22 . 3 = 12
a = 12
 Vậy độ dài cạnh hình vuông lớn nhất là 12 cm
Bài 4: Ngọc và Minh mỗi người mua một số hộp bút chì màu.Trong mỗi hộp đều có từ hai bút trở lên và số bút ở các hộp đều bằng nhau. Tính ra Ngọc mua 20 bút, Minh mua 15 bút. Hỏi mỗi hộp bút có có bao nhiêu chiếc?
Gọi học sinh đọc đầu bài và yêu cầu tóm tắt, giáo viên ghi góc bảng
GV: Cách làm bài tập khác bài tập 3 ở điểm nào?
HS: Bài tập 3 tìm ƯCLN, bài tập 4 tìm các ƯC lớn hơn 2
Gọi 1 học sinh lên bảng làm các học sinh khác làm vào vở, giáo viên quan sát sửa sai 
 Gọi số bút trong hộp là a (aN*)
 Thì và 
 Nên a là ƯC(20;15) và 
 Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}
 Ư(15) = {1;3; 5; 15}
 ƯC(20;15) = {1; 5}
 a = 5
 Vậy số bút trong mỗi hộp bút là 5 chiếc
Bài 5: Một khu vườn hình chữ nhật dai 84m , rộng 24m.Nếu chia thành những khu đất hình vuông bằng nhau để trồng hoa thì có bao nhiêu cách chia? Cách chia như thế nào thì diện tích hình vuông nhất lớn ?
Yêu cầu học sinh đọc và phân tích đầu bài 
GV: Để trả lời có bao nhiêu cách chia ta làm như thế nào?
HS: Ta tìm ƯC(84;24) có bao nhiêu ƯC thì có bấy nhiêu cách chia
GV: Diện tích hình vuông lớn nhất khi nào?
HS: Khi độ dài cạnh hình vuông lớn nhất 
Trên cơ sở phân tích cho học sinh làm bài hoàn chỉnh
D.Củng cố 
Khi làm bài tập các em cần đọc kỹ đầu bài, tìm hiểu phân tích đầu bài từ đó tìm ra cách làm đơn giản, xúc tích
E. Hướng dẫn về nhà
Xem lại dạng bài tập đã chữa tại lớp
Làm bài tập 182- 185/SBT
F. Rút kinh nghiệm
Buổi 9 : luyện tập các dạng bài về bc và bcnn
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục đích yêu cầu 
Học sinh vận dụng cách tìm BC và BCNN vào làm một số dạng bài tập cơ bản
Rèn kĩ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố, tìm BCNN, trình bày bài
Phát triển tư duy lôgic cho học sinh
II. Chuẩn bị
Thầy: Nghiên cứu soạn bài
Trò: Ôn tập lại cách tìm BC và BCNN
III. Tiến trình lên lớp
a.ổ định tổ chức
b. Kiểm tra
Hãy nêu cách tìm BC và BCNN của hai hay nhiều số
Học sinh trả lời giáo viên ghi lên bảng 
C. Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Bài 1: Nếu BCNN(a;b) = b thì ta bảo
A, a = b B, a b	C, b a	D, Cả 3 câu trên đều sai
Bài 2: BCNN của a và b bằng:
A, a . b với mọi a, b
B, a . b với a và b là số nguyên tố cùng nhau
C, Bằng a nếu a> b
D, Là một số chia hết cho cả a và b
Bài 3: Với hai số tự nhiên a; b khác 0
A, Luôn tồn tại ƯCLNcủa a và b
B, Luôn tồn tại BCNNcủa a và b
C, Cả 3 câu đều đúng
D, Cả 3 câu đều sai 
Bài 4: Số học sinh lớp 6B không quá 50 khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 7 đều vừa đủ
a, Số học sinh lớp 6B là BCNN của 2; 3; 7
b, Số học sinh lớp 6B là BC của 2; 3; 7 không vượt quá 50
c, Số học sinh lớp 6B bằng 2; 3; 7
d, Cả ba câu trên đều đúng
Bài 5: Gọi m là số tự nhiên khác 0 nhỏ nhất chia hết cho cả a và b
a, m là BC của a và b
b, m là ƯC của a và b
c, m là ƯCLN của a và b
d, m là BCNN của a và b
Cho học sinh suy nghĩ làm bài độc lập trong 7 phút. Sau đó gọi học sinh chữa từng câu 1
Đối với mỗi lựa chọn của học sinh đều yêu cầu học sinh giải thích ví sao chọn đáp án đó 
Bài tập tự luận
Bài 1: Tìm BCNN rồi tìm các BC
a, 40 và 52
b, 42; 70; 180
c, 9; 10; 11
d, 12; 480; 96
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phần a
Phân tích 40 và 52 ra thừa số nguyên tố 
 40 = 23 . 5
 52 = 22 . 13
 BCNN(40;52) = 23 . 5 . 13 = 520
 BC (40;52) = {520; 1040; 1560;  }
Tương tự cho học sinh làm phần b
c, GV: Có nhận xét gì về 3 số 9; 10; 11?
HS: 3 số trên đôi một nguyên tố cùng nhau
GV: BCNNcủa chúng tính như thế nào?
HS: BCNN(9;10;11) = 9 . 10 . 11 = 990
 BC(9;10;11) = {990; 1980; 2970;  }
Giáo viên nhấn mạnh nếu các số đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng bằng tích của các số trên
d, 12; 480; 96
cho học sinh làm theo cách thông thường (qua 3 bước)
GV: Ngoài cách trên còn cách nào khác?
HS: Vì nên BCNN(12;96;480) = 480
Giáo viên chốt: Khi tìm BCNN của hai hay nhiều số các em phải quan sát kỹ các số đã cho để tìm ra cách làm nhanh, ngắn gọn, ít sai sót
Bài 2: 
a, Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0, biết rằng 
b, Tìm số tự nhiên x biết rằng và 0< x< 500
c, Tìm các bội chung của 15 và 25 mà nhỏ hơn 400
a, GV: Số a có quan hệ như thế nào với số 126 và 198
 HS: Số a là BCNN(126;198)
Giáo viên giảng giải và hướng dẫn học sinh cách trình bày bài
Vì và a nhỏ nhất khác 0
Nên a là BCNN(126;198) 
 126 = 2 . 32 . 7
 198 = 2 . 32 . 11
BCNN(126;198) = 2 . 32 . 7 . 11 = 1386
 b, GV: Các số x ở phần b khác các số a ở phần a như thế nào?
HS: ở phần b tìm BC của 12; 25; 30 nằm trong khoảng từ 0 đến 500
 Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày
Vì 
 x là BC(12;25;30) và 0< x< 500
 12 = 22 . 3
 25 = 52
 30 = 2 . 3 . 5
BCNN(12;25;30) = 22 . 3 . 52 = 300
BC(12;25;30) = {0; 300; 600; 900; }
 x = 300
Vậy số tịư nhiên x cần tìm là 300
Tương tự cho học sinh làm phần c
d, Tìm số tự nhiên x biết rằng 46 là bội của x – 1
GV: 46 là bội chung của x – 1 thì x – 1 có quan hệ như thế nào với 46?
HS: x – 1 là ước của 46
GV: Hãy tìm tập hợp Ư(46)
HS: Ư(46) = {1; 2; 23; 46}
GV: Các em cho x – 1 lần lượt bằng các ước của 46 từ đó ta tìm được x?
 Ví dụ : x – 1 = 1 x = 2 N
Cho học sinh tìm tiếp và trả lời
Đối với các bài tập tìm x các em phải xác định xem số cần tìm thoả mãn các điều kiện gì từ đó đưa ra cách giải
Bài 3: Một số sách khi xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn, 18 cuốn đều vừa đủ bó. Biết số sách trong khoảng từ 200 đến 500.Tính số sách
Gọi học sinh đọc và tóm tắt đầu bài, giáo viên ghi góc bảng
GV: Số sách có quan hệ như thế nào với 10; 12; 15 và 18?
HS: Số sách chia hết cho 10; 12; 15 và 18. Nên là ƯC của 10; 12; 15 và 18 và nằm trong khoảng 200 đến 500
Gọi học sinh lên bảng làm, giáo viên quan sát học sinh ở dưới làm và sửa sai
Gọi số sách là a 
Vì và 200< a< 500
Nên a là BC(10;12;15;18) và 200< a< 500
 Ta có 10 = 2 . 5
 12 = 22 . 3
 15 = 3 . 5
 18 = 32 . 2
BCNN(10;12;15;18) = 22 . 32 . 5 = 180
BC(10;12;15;18) = {0;180;360;540}
 a = 360
Vậy số sách là 360 cuốn
Bài 4: Hai bạn Tùng và Hải thường đến thư viện đọc sách. Tùng cứ 8 ngày đến thư viện một lần. Hải 10 ngày một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng đến thư viện?
Tương tự bài tập 3. Gọi 1 học sinh lên bảng làm các học sinh khác làm vào trong vở. Giáo viên quan sát học sinh làm và sửa sai 
Gọi số ngày cần tìm là a 
Vì và a là nhỏ nhất 
Nên a là BCNN(8;10) 
 8 = 23
 10 = 2. 5
BCNN(8;10) = 23 . 5 = 40
 a = 10
Vậy sau ít nhất 40 ngầy hai bạn lại cùng đến thư viện 
Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn 
E. Hướng dẫn về nhà
Xem lại dạng bài tập đã chữa tại lớp
Ôn tập cách tìm ƯCLN và BCNN
Làm bài tập 193- 196/SBT
Tuần : luyện tập các bài tập về ƯC, ƯCLN và BCNN
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục đích yêu cầu 
Cho học sinh được rèn cách giải các bài toán có liên quan đến ƯC, ƯCLN và BCNN
Rèn cách lập luận chặt chẽ cho học sinh
Phát triển tư duy lôgic và khả năng tổng hợp của học sinh 
II. Chuẩn bị
Thầy: Nghiên cứu soạn bài
Trò : Học bài và làm bài tập đầy đủ
III. Tiến trình lên lớp
a.ổ định tổ chức
b. Kiểm tra(trong giờ học)
C. Luyện tập
GV: Trong giờ học thêm hôm nay ta đi giải các bài tập có liên quan đến ƯC, ƯCLN, và BCNN
Bài 1: Người ta muốn chia 240 bút bi, 210 bút chì và 180 tập giấy thành một số phần thưởng như nhau. Hỏi có thể chia được nhiều nhất là bao nhiêu phần thưởng, mỗi phần thưởng có bao nhiêu bút bi, bút chì, tập giấy?
Gọi học sinh đọc đầu lbài 
GV: Bài cho cái gì? Bắt tìm cái gì? Trong bài lưu ý nhất từ nào? ( Nhiều nhất bao nhiêu phần thưởng)
Gọi một học sinh đứng tại chỗ làm giáo viên ghi bảng
Gọi số phần thưởng được chia là a (a N*)
Vì và a lớn nhất
Nên a là ƯCLN(180;210;240) 
 180 = 22 . 32 . 5
 210 = 2 . 3 . 5 . 7
 240 = 24 . 3 . 5
 ƯCLN(180;210;240) = 2 . 3 . 5 = 30
 a = 30
Vậy có thể chia được nhiều nhất 30 phần thưởng
 Số bút bi trong mỗi phần thưởng là
 240 : 30 = 8 (chiếc)
 Số bút chì trong mỗi phần thưởng là
 240 : 30 = 7 (chiếc)
 Số tập giấy trong mỗi phần thưởng là
 180 : 30 = 6 (tập)
Trong quá trình làm học sinh có sai xót gì thì giáo viên sửa luôn và chỉ ra nguyên nhân sai của học sinh
 Bài 2: Lớp 6A có 54 học sinh, lớp 6B có 42 học sinh, lớp 6C có 48 học sinh. Trong ngày lễ kỷ niệm 20 - 11, ba lớp cùng xếp thành một số hàng dọc như nhau để điều hành mà không lớp nào có người lẻ hàng. Tính số hàng dọc nhiều nhất có thể xếp được? Một hàng dọc của mỗi lớp có bao nhiêu học sinh
Các làm như bài tập 1, gọi học sinh lên bảng làm 
Bài 3: Bình có 8 túi mỗi túi đựng 9 viên bi đỏ, 6 túi mỗi túi đựng 8 viên bi xanh, Bình muốn chia đều số bi vào các túi sao cho mỗi túi đều có cả hai loại bi. Hỏi Bình có thể chia số bi đó vào nhiều nhất là bao nhiêu túi? Mỗi túi có bao nhiêu bi đỏ? Bao nhiêu bi xanh?
GV: Đối với bài tập này trước tiên ta phải làm như thế nào?
HS: Phải tìm xem có bao nhiêu viên bi đỏ, bao nhiêu viên bi xanh
Gọi học sinh đứng tại chỗ làm
 Số viên bi đỏ là 9 . 8 = 72 (viên)
 Số viên bi xanh là 6 . 8 = 48 (viên)
GV: Đến đây ta tiếp tục làm như phần 1
Gọi số túi được chia là a (a N*)
Ta có và a lớn nhất
 Nên a là ƯCLN của 72;48
 72 = 23 . 32
 48 = 24 . 3
ƯCLN(72;48) = 23 . 3 = 24
Ta có thể chia được nhiều nhất 24 túi
 Số bi đỏ chia trong mỗi túi là
 72 : 24 = 3 (viên)
Số bi xanh chia trong mỗi túi là
 48 : 24 = 2 (viên) 
Bài 4: Một liên đội thiếu niên khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều thừa 1 người. tính số đội viên của liên đội biết rằng số đó trong khoảng từ 100 đến 150
Gọi học sinh đọc đầu bài, sau đó tóm tắt đầu bài:
 Cho: số đội viên xếp hàng 2; hàng3; hàng 4; hàng 5 đều thừa 1
 Số đội viên trong khoảng từ 100 đến 150
 Tìm : Số đội viên của chi đội 
GV: Nếu gọi số đội viên của chi đội là a () thì a – 1 có quan hệ như thế nào với 2; 3; 4; 5?
HS: Ta có 
GV: Tại sao (a – 1 ) lại chia hết cho 2; 3; 4; 5?
HS: Vì a chia hết cho 2; 3; 4;5 đều dư 1
GV: Như vậy a – 1 là BC(2;3;4;5) và 
Gọi 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
Gọi số đội viên của chi đội là a () 
Ta có và 
Nên a – 1 là BC(2;3;4;5)

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_toan_6.doc
Giáo án liên quan