Giáo án Dạy nghề - Thực hành Lắp ráp cụm chi tiết ghế - Năm học 2012-2013 - Lê Quang Kỳ

2. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẮP RÁP CỤM CHI TIẾT GHẾ HỌC SINH

Bước 1: Lựa chọn chi tiết cho cụm chân trước, chân sau ghế học sinh

 Lựa chọn chi tiết cụm chân trước ghế học sinh:

 Lựa chọn chân trước bên trái. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.

 Lựa chọn chân trước bên phải. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.

 Lựa chọn vai ghế. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.

 Lựa chọn giằng ghế. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.

Các chi tiết sau khi lựa chọn phải được để riêng tránh nhầm lẫn khi lắp ráp.

 Lựa chọn chi tiết cụm chân sau ghế học sinh:

 Lựa chọn chân sau bên trái. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.

 Lựa chọn chân sau bên phải. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.

 Lựa chọn song tựa. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.

 Lựa chọn cổ tựa. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.

 Lựa chọn vai ghế. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.

Các chi tiết sau khi lựa chọn phải được để riêng tránh nhầm lẫn khi lắp ráp.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dạy nghề - Thực hành Lắp ráp cụm chi tiết ghế - Năm học 2012-2013 - Lê Quang Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH ĐĂK LĂK
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THANH NIÊN DÂN TỘC TÂY NGUYÊN
KHOA CHẾ BIÊN NÔNG LÂM SẢN & THỰC PHẨM
SỔ GIÁO ÁN
THỰC HÀNH
Bài giảng: LẮP RÁP CỤM CHI TIẾT GHẾ
Mô đun : 	GIA CÔNG GHẾ
Họ và tên giáo viên : LÊ QUANG KỶ
Năm học : 2012 - 2013
Buôn Ma Thuột 2013
Mẫu số 06
Ban hành theo quyết định 62/2008/QĐ – BLĐTBXH
GIÁO ÁN SỐ : 03	Thời gian thực hiện :	8 giờ
Bài học trước : Chuẩn bị máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư lắp ráp sản phẩm ghế
Thực hiện từ ngày .. đến ngày ..
TÊN BÀI : 	LẮP RÁP CỤM CHI TIẾT SẢN PHẨM GHẾ
Sản phẩm ứng dụng: Ghế học sinh
MỤC TIÊU CỦA BÀI : 
Sau khi học xong học xong bài học này người học có khả năng
Trình bày được trình tự các bước lắp ráp cụm chi tiết sản phẩm ghế.
Thực hiện lắp ráp được cụm chi tiết sản phẩm ghế đúng trình tự các bước, đạt yêu cầu kỹ thuật.
Rèn luyện tính cẩn thận và an toàn lao động trong quá trình thực hiện
ĐỒ DÙNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC :
Tài liệu dạy học: 
Bảng, phấn, bút
Giáo án, đề cương
Dụng cụ và Thiết bị dạy học:
Súng bắn đinh I
Súng bắn vít
Máy nén khí
Bàn lắp ráp, bàn để vật tư
Búa đinh, búa cao su
Dụng cụ đo, kiểm tra:
Thước vuông, thước mét
Nguyên liệu, vật tư thực hành:
Chi tiết ghế học sinh đã được gha công hoàn thiện
Đinh I, chốt gỗ
Số lượng : 1 sản phẩm/ 1 học sinh
Vị trí làm việc, palet để chi tiết
Vị trí làm việc
Palet để chi tiết, sản phẩm
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: 
Hướng dẫn mở đầu: Tập trung cả lớp
Hướng dẫn thường xuyên: Chia theo nhóm
Hướng dẫn kết thúc: Tập trung cả lớp
I.ỔN ĐỊNH LỚP HỌC : Thời gian: 2 phút
Số học sinh có mặt:.. Vắng:..
Nhắc nhở học sinh nghiêm túc chấp hành giờ học tập và nội qui của xưởng thực hành
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC 	Thời gian thực hiện: 43 phút
TT
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1
Dẫn nhập
Sau khi gia công hoàn thiện các chi tiết ghế, để các chi tiết liên kết với nhau tạo thành sản phẩm chúng ta cần tiến hành lắp ráp các chi tiết lại với nhau. Hôm nay chúng ta cùng thực hiện việc lắp ráp các chi tiết thành cụm chi tiết trong bài “Lắp ráp cụm chi tiết sản phẩm ghế”
Thuyết trình
Lắng nghe, trao đổi liên hệ với thực tế
2 phút
2
Hướng dẫn ban đầu
1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
- Thiết bị
- Dụng cụ
- Nguyên vật liệu, vật tư...
- Vị trí làm việc: Palet...
2. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẮP RÁP CỤM CHI TIẾT
Bước 1: Lựa chọn các chi tiết cho cụm chân trước, chân sau
Bước 2: Lắp sơ bộ các cụm chi tiết
Bước 3: Vam kẹp, bắn đinh chốt mộng 
Bước 4: Kiểm tra các mối ghép
Bước 5: Sắp xếp, vệ sinh
MỘT SỐ SAI HỎNG THƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.
TỔNG KẾT BÀI 
Nhắc lại một số kiến thức quan trọng cần ghi nhớ.
Hướng dẫn phân nhóm thực hành
Giới thiệu trực quan các loại dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu được dùng để thực hiện việc lắp ráp sản phẩm.
Thực hiện thao tác mẫu, kết hợp với giải thích Gọi học sinh lên thực hiện 
Thực hiện thao tác mẫu, kết hợp với giải thích Gọi học sinh lên thực hiện 
Thực hiện thao tác mẫu, kết hợp với giải thích Gọi học sinh lên thực hiện 
Thao tác mẫu kết hợp với giải thích Gọi học sinh lên thực hiện 
Thuyết trình kết hợp với làm mẫu
Thuyết trình, giải thích, Giới thiệu trực quan kết hợp với giảng giải về nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Thuyết trình, đàm thoại. đặt một số câu hỏi về kiến thức đã học
Chú ý quan sát Lắng nghe, ghi chép
Lắng nghe và quan sát, thực hiện lại thao tác lắp đáy
Lắng nghe và quan sát, thực hiện lại thao tác lắp ngăn bàn vào mặt bàn
Lắng nghe và quan sát, thực hiện lại thao tác lắp mặt bàn vào khung bàn
Lắng nghe và quan sát, thực hiện lại thao tác liên kết đáy vào ngăn bàn
Lắng nghe thực hiện thao tác vệ sinh, sắp xếp.
Chú ý quan sát, lắng nghe, ghi chép
Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
5 phút
5 phút
10phút
8phút
5 phút
3 phút
5 phút
2 phút
3
Hướng dẫn thường xuyên
Theo dõi quá trình thực hiện của học sinh đồng thời uốn nắn những thao tác sai của học sinh
Thực hiện việc lắp ráp hoàn thiện sản phẩm
6 giờ
4
Hướng dẫn kết thúc
Nhắc lại một số kiến thức đã học
Tổng hợp một số động tác sai thường gặp trong quá trình lắp ráp
Lắng nghe, liên hệ với quá trình thực hành của mình để nhận biết các động tác sai
1 giờ
5
Hướng dẫn tự rèn luyện
IV. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Ngày .. tháng  năm 20.
TRƯỞNG BỘ MÔN	 GIÁO VIÊN 
	 	Lê Quang Kỷ
Đề cương bài giảng
II. THỰC HIỆN BÀI DẠY. ( Thời gian 43 phút)
Hướng dẫn ban đầu
1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Thiết bị, dụng cụ
Máy nén khí, ống hơi
Búa đinh, búa cao su.
Súng bắn đinh, dây hơi
Thước vuông, thước dây
Bàn lắp ráp, bàn để dụng cụ, vật tư
Nguyên vật liệu, vật tư
Chi tiết ghế học sinh đã gia công hoàn thiện
Keo chốt mộng
Đinh I 3cm
Vị trí làm việc
Palet để chi tiết
Khu vực làm việc rộng rãi
2. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC LẮP RÁP CỤM CHI TIẾT GHẾ HỌC SINH
Bước 1: Lựa chọn chi tiết cho cụm chân trước, chân sau ghế học sinh
Lựa chọn chi tiết cụm chân trước ghế học sinh: 
Lựa chọn chân trước bên trái. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.
Lựa chọn chân trước bên phải. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.
Lựa chọn vai ghế. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.
Lựa chọn giằng ghế. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.
Các chi tiết sau khi lựa chọn phải được để riêng tránh nhầm lẫn khi lắp ráp.
Lựa chọn chi tiết cụm chân sau ghế học sinh:
Lựa chọn chân sau bên trái. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.
Lựa chọn chân sau bên phải. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.
Lựa chọn song tựa. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.
Lựa chọn cổ tựa. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.
Lựa chọn vai ghế. Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.
Các chi tiết sau khi lựa chọn phải được để riêng tránh nhầm lẫn khi lắp ráp.
Bước 2: Lắp sơ bộ các cụm chi tiết
Lắp ráp sơ bộ cụm chân trước
Tráng kéo vào các mối ghép
Trước khi tráng keo cần kiểm tra lỗ mộng để loại bỏ hết các mụn gỗ còn kẹt lại trong lỗ mộng.
Dùng chổi quét keo lên thân mộng sao cho keo phủ kín hết thân mộng mà không bị chảy ra ngoài.
Lắp vai ghế và giằng ghế vào chân ghế.
Lắp vai ghế vào chân trái (hoặc chân phải)của ghế, lấy búa cao su gõ nhẹ cho thân mộng lút sâu vào lỗ mộng.
Lắp giằng ghế vào chân trái(hoặc chân phải) của ghế.
Lắp chân phải(hoặc chân trái) của ghế vào vai và giằng đã được lắp sau đó dùng búa cao su gõ nhẹ cho các liên kết mộng khít vào nhau.
Lắp ráp sơ bộ cụm chân sau
Tráng kéo vào các mối ghép
Trước khi tráng keo cần kiểm tra lỗ mộng để loại bỏ hết các mụn gỗ còn kẹt lại trong lỗ mộng.
Dùng chổi quét keo lên thân mộng sao cho keo phủ kín hết thân mộng mà không bị chảy ra ngoài.
Lắp song tựa vào vai ghế
Trước tiên chúng ta lắp song tựa vào vai ghế sau đó chốt mộng để tạo thành cụm chi tiết.
Chú ý chiều của song tựa và vai ghế đúng với yêu cầu của bản vẽ.
Lắp cụm chi tiết song tựa vào chân ghế.
Lắp cụm chi tiết song tựa vào chân trái (hoặc chân phải)của ghế, lấy búa cao su gõ nhẹ cho thân mộng lút sâu 2/3 chiều dài vào lỗ mộng.
Lắp chân phải(hoặc chân trái) của ghế vào cụm chi tiết đã được lắp sau đó dùng búa cao su gõ nhẹ cho các liên kết mộng khít vào nhau, khoảng hở giữa 2 chi tiết còn khoảng 1-3mm.
Lắp cổ tựa vào cụm chi tiết chân ghế.
Lắp chốt gỗ vào chân sau, song tựa
Lắp cổ tựa vào sao cho các lỗ chốt trên cổ tựa được ráp tương ứng với các chốt trên chân ghế và song tựa
Bước 3: Vam kẹp, bắn đinh chốt mộng
Vam kẹp.
Sau khi đã hoàn thành việc lắp ráp sơ bộ chúng ta đưa cụm chi tiết lên vam kẹp sau cho một đầu của cụm chi tiết áp sát vào bàn kẹp và tiến hành vam kẹp.
Khi đã vam kẹp chúng ta cần kiểm tra độ kín khít của các mối ghép mộng, độ vuông góc giữa các chi tiết, độ phẳng của cụm chi tiết.
Nếu các chi tiết không vuông góc, không kín khít, không phẳng chúng ta cần dùng búa cao su để điều chỉnh.
Bắn đinh chốt mộng.
Sau khi đã vam kẹp và điều chỉnh đạt yêu cầu chúng ta dùng súng bắn đinh bắn đinh chốt mộng. khoảng cách bắn đinh cách cạnh của chi tiết có lỗ mộng(cạnh cần xác định là cạnh liên kết với chi tiết thân mộng) khoảng 1-1.3cm, số lượng đinh cần bắn từ 3-5 cái tuỳ theo chiều rộng của thân mộng. 
Đối với chốt trong trên cổ tựa chúng ta cần bắn đinh dọc theo chốt gỗ từ ngoài vào trong và đúng giữa thân chốt.
Bước 4: Kiểm tra các mối ghép.
Kiểm tra độ kín khít của các mối ghép
Dùng mắt quan sát để kiểm tra độ kín khít của các mối ghép.
Kiểm tra độ vuông góc giữa các chi tiết.
Dùng thước vuông để kiểm tra độ vuông góc giữa các chi tiết.
Kiểm tra độ phẳng giữa các chi tiết.
Dùng mắt quan sát hoặc dùng ta để kiểm tra độ phảng giữa các chi tiết.
Bước 5: Sắp xếp, vệ sinh
Sau khi kết thúc ca làm việc chúng ta cần sắp sếp lại các dụng cụ, vật tư chưa sử dụng hết gọn gàng để phục vụ cho ca làm việc sau. 
Sắp xếp sản phẩm đã hoàn thành lên palet để bàn giao cho công đoạn khác. 
Sắp xếp các chi tiết chưa lắp ráp vào khu vực qui định.
Vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ, khu vực làm việc sạch sẽ gọn gàng.
MỘT SỐ SAI HỎNG THƯỜNG GẶP.
Các chi tiết lắp không đúng vị trí, sai chi tiết.
Nguyên nhân: Lựa chọn chi tiết không đúng, khi ráp không chú ý đến chiều của chi tiết, vị trí của chi tiết.
Biện pháp phòng ngừa: Kiểm tra các chi tiết kỹ hơn, xem lại vị trí của chi tiết trên bản vẽ hoặc mẫu sống.
Các chi tiết không phẳng với nhau
Nguyên nhân: vị trí của thân mộng hoặc lỗ mộng không đúng yêu cầu.
Biện pháp khác phục: nếu không ảnh hưởng đến kích thước của sản phẩm thì chúng ta dùng giấy nhám hoặc dụng cụ cầm tay như bào, đục rà phẳng
Các chi tiết không vuông góc với nhau
Nguyên nhân: khi vam kẹp chúng ta không dùng búa cao su để điều chỉnh các chi tiết
Biện pháp khắc phục: vam kẹp và điều chỉnh lại sau đó bắn đinh chốt lại mộng
TỔNG KẾT BÀI 
Nhắc lại một số kiến thức quan trọng cần ghi nhớ.
Hướng dẫn phân nhóm thực hành 
QUI TRÌNH LẮP RÁP CỤM CHI TIẾT SẢN PHẨM GHẾ
TT
TÊN CÁC BƯỚC
TRÌNH TỰ THAO TÁC
YÊU CẦU KỸ THUẬT
DỤNG CỤ, MÁY MÓC THIẾT BỊ, VẬT TƯ, NGUYÊN LIỆU
B1
Lựa chọn chi tiết cho cụm chân trước, chân sau ghế học sinh
Lựa chọn chi tiết cụm chân trước ghế học sinh: 
Lựa chọn chi tiết cụm chân sau ghế học sinh:
Không bị khuyết tật, các mối ghép được gia công đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng kích thước và hình giáng theo bản vẽ hoặc mẫu sống.
Palet để chi tiết
Các loại chi tiết đã gia công hòan thiện
B2
Lắp sơ bộ các cụm chi tiết
Lắp ráp sơ bộ cụm chân trước
Lắp ráp sơ bộ cụm chân sau
Các chi tiết được lắp đúng vị trí theo bản vẽ hoặc mẫu sống
Không được dùng búa sắt gõ tránh làm móp chi tiết
Chi tiết ghế đã được gia công hoàn thiện
Búa cao su, bàn lắp ráp
Keo chốt mộng, chốt gỗ
B3
Vam kẹp, bắn đinh chốt mộng
Vam kẹp
Bắn đinh chốt mộng.
Các mối ghép mộng phải kín khít vuông góc, phẳng.
Khoảng cách bắn đinh cách cạnh của chi tiết có lỗ mộng(cạnh cần xác định là cạnh liên kết với chi tiết thân mộng) khoảng 1-1.3cm, số lượng đinh cần bắn từ 3-5 cái tuỳ theo chiều rộng của thân mộng. 
Đối với chốt trong trên cổ tựa chúng ta cần bắn đinh dọc theo chốt gỗ từ ngoài vào trong và đúng giữa thân chốt.
Cụm chi tiết đã được lắp ráp sơ bộ
Vam kẹp, búa cao su, súng bắn đinh
Đinh I 3cm
B4
Kiểm tra các mối ghép.
Kiểm tra độ kín khít của các mối ghép, độ vuông góc giữa các chi tiết, độ phẳng giữa các chi tiết.
Các mối ghép phải kín khít, vuông góc, phẳng
Thước vuông
B5
Sắp xếp, vệ sinh
Sắp sếp lại các dụng cụ, vật tư chưa sử dụng hết, sản phẩm đã hoàn thành, các chi tiết chưa lắp ráp Vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ, khu vực làm việc.
Sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi qui định
Vệ sinh sạch sẽ
Chổi, đồ hốt rác, súng xịt bụi
MỘT SỐ SAI HỎNG THƯỜNG GẶP KHI LẮP RÁP HOÀN THIỆN SẢN PHẨM BÀN
TT
TÊN SAI HỎNG
NGUYÊN NHÂN
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, PHÒNG NGỪA
1
Các chi tiết lắp không đúng vị trí, sai chi tiết.
Lựa chọn chi tiết không đúng, khi ráp không chú ý đến chiều của chi tiết, vị trí của chi tiết.
Kiểm tra các chi tiết kỹ hơn, xem lại vị trí của chi tiết trên bản vẽ hoặc mẫu sống.
2
Các chi tiết không phẳng với nhau
vị trí của thân mộng hoặc lỗ mộng không đúng yêu cầu
nếu không ảnh hưởng đến kích thước của sản phẩm thì chúng ta dùng giấy nhám hoặc dụng cụ cầm tay như bào, đục rà phẳng
3
Các chi tiết không vuông góc với nhau
khi vam kẹp chúng ta không dùng búa cao su để điều chỉnh các chi tiết
vam kẹp và điều chỉnh lại sau đó bắn đinh chốt lại mộng
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
Họ tên học sinh:..
Học lớp:...
TT công việc 
Nội dung công
việc 
Thời gian 
Yêu cầu
cần đạt được
Đánh giá ( đạt/ không đạt)
Giáo viên
nhận xét
1
Nghiên cứu sơ đồ lắp ráp 
5 phút
Xác định được số lượng chi tiết, cụm chi tiết cần thiết
Xác định được vị trí của các chi tiết
Xác định được trình tự lắp ráp các chi tiết
2
Lắp sơ bộ cụm chi tiết
15 phút
Lắp các chi tiết đúng vị trí, không bị gãy, vỡ
Keo được tráng đều, ít trào ra ngoài khi lắp ráp
3
Vam kẹp, bắn đinh
10 phút
Vam khít, đúng chiều không nghiêng lệch
Bắn đinh chính xác không lệch ra ngoài và đúng khoảng cách yêu cầu
4
Kiểm tra các mối liên kết
5 phút
Kiểm tra đầy đủ các thông số cần thiết.
Phát hiện các sai hỏng.
5
Khắc phục các sai hỏng
3 phút
Phát hiện và nêu nguyên nhân sai hỏng
Sửa chữa sai hỏng đạt yêu cầu
	Giáo viên hướng dẫn

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_nghe.doc
Giáo án liên quan