Giáo án dạy Lịch sử 8 tuần 26: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế

Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các giai đoạn và khái quát nội dung của từng giai đoạn cuộc khởi nghĩa Yên Thế. (14 phút)

GV:Phát phiếu học tập hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa.

HS: Thảo luận nhóm 5 phút làm vào phiếu học tập.

HS: các nhóm trình bày.

GV: Nhận xét và chuẩn xác.

HS: Quan sát hình 97 sgk và nhận xét về vai trò của Hoàng Hoa Thám với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

HS thảo luận cặp 3 phút: So sánh với phong trào Cần Vương ? (Thời gian, lãnh đạo, lực lượng, địa bàn hoạt động)

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Lịch sử 8 tuần 26: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 06/02/2015
 Tiết 42 Ngày dạy: 10/02 /2015
BÀI 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Häc sinh cÇn n¾m ®­îc
 Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào nông dân Yên Thế
 2. Thái độ:
- GD cho HS lòng biết ơn những anh hùng dân tộc. Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn, có hiệu quả của nông dân Việt Nam và thấy được sự hạn chế của phong trào nông dân trong khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc, giáo dục môi trường
 3. Kĩ Năng :- - Rèn luyện cho HS phương pháp miêu tả sự kiện lịch sử trên bản đồ 
 II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: - GV: lược đồ khởi nghĩa Yên Thế
 2. Học sinh - HS: SGK, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
 ? Trình bày khởi nghĩa Hương Khê
 2. Giới thiệu bài mới : (1 phút) 
 Cùng với phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX , phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đã gậy cho thực dân Pháp không ít khó khăn , điển hình là khởi nghhĩa Yên Thế 	
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. (7 phút) 
HS: xác định trên bản đồ vị trí của Yên Thế.
? Đặc điểm của vùng đất này ?
? Dân cư ? (Phần lớn là ngụ cư)
-> Do kt triều Nguyễn sa sút, nông dân ở BK rời quê hương lên miền núi và Yên Thế kiếm ăn, họ lập làng và tổ chức sản xuất
? Nguyên nhân nổ ra khởi nghĩa ?
+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình 
+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh
? Vì sao người dân Yên Thế căm ghét thực dân Pháp ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các giai đoạn và khái quát nội dung của từng giai đoạn cuộc khởi nghĩa Yên Thế. (14 phút) 
GV:Phát phiếu học tập hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa.
HS: Thảo luận nhóm 5 phút làm vào phiếu học tập.
HS: các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét và chuẩn xác.
HS: Quan sát hình 97 sgk và nhận xét về vai trò của Hoàng Hoa Thám với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
HS thảo luận cặp 3 phút: So sánh với phong trào Cần Vương ? (Thời gian, lãnh đạo, lực lượng, địa bàn hoạt động)
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. (13 phút) 
? Nguyên nhân thất bại ?
?Ý nghĩa lịch sử ?( hs yếu)
GV: Hướng dẫn HS phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử.
I. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ 1884 – 1913
1. Nguyên nhân
 Pháp mở rộng bình định lên Yên Thế ® Để bảo vệ cuộc sống ® Nông dân khởi nghĩa.
2. Diễn biến
Giai đoạn
Khái quát nội dung
1884 – 1892
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nhỏ nổ ra.
- Uy tín nhất là Đề Nắm.
 - 4/1892 Đề Nắm mất, Đề Thám ® Chỉ huy tối cao.
1893 – 1908
- Vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Đề Thám giảng hoà, Pháp rút quân khỏi Yên Thế ® Đề Thám cai quản 4 tổng nhưng Pháp vẫn bố trí đồn bốt bao quanh và sau đó tấn công trở lại ® Lực lượng nghĩa quân suy yếu.
- 12/1897 giảng hoà lần hai : Tích luỹ lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ.
1909 – 1913
- Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế.
- Lực lượng nghĩa quân hao mòn.
- 10/02/1913 Đề Thám bị sát hại ® Phong trào tan rã.
3. Nguyên nhân thất bại
- Pháp lục này còn mạnh, câu kết với phong kiến.
- Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu
- Cách tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế. 
4.Ý nghĩa lịch sử.
- Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân.
- Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.
4. Củng cố: (4 phút) 
 - Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?
 - Tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) 
 - Về nhà học bài cũ tiết sau học lịch sử địa phương Lâm Đồng
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..

File đính kèm:

  • docLICH_SU_8_TIET_42_TUAN_26_20150726_022043.doc