Giáo án dạy Khối 3 Tuần 30

TOÁN :

TIỀN VIỆT NAM

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

 Nhận biết được các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.

 Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi 10 000).

 Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam.

II/ Chuẩn bị:

 Các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc42 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 3 Tuần 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ điều đó. Ghi tựa.
b/ Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng vui, nhẹ nhàng, thân ái. HD HS cách đọc.
-Treo tranh giới thiệu trò chơi.
Hỏi: Tranh vẽ gì?
-Hướng dẫn HS đọc từng dòng thơ và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
-YC 6 HS nối tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
-YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
-Cho HS đặt câu (nếu cần).
-YC 6 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ.
-YC HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC HS đọc đồng thanh bài thơ.
c/ HD tìm hiểu bài:
-GV gọi 1 HS đọc 3 khổ thơ đầu.
+Ba khổ thơ đầu nói đến những bài nhà riêng của ai?
+Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?
-Cho HS đọc thầm khổ 3 thơ cuối.
+Mái nhà chung của muôn vật là gì?
+Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
-HS chọn một trong các ý và giải thích.
d/ Học thuộc lòng bài thơ:
- Cả lớp ĐT bài thơ trên bảng.
-YC HS đọc thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi HS đọc trước lớp. Tổ chức thi đọc theo hình thức hái hoa.
-Gọi HS đọc thuộc cả bài.
- Nhận xét cho điểm.
4/ Củng cố – Dặn dò:
-Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc cả bài thơ và chuẩn bị nội dung cho tiết sau.
- 3 HS lên bảng thực hiện YC.
-HS đọc bài (hoặc kể chuyện) và trả lới câu hỏi.
-HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài.
-Theo dõi GV đọc.
-HS quan sát.
-Vẽ bạn gái đang tươi cười, chú chim đang ríu rít trên cành cây, những chú cá đang tung tăng bơi lội. Phía xa xa là mặt trời đang lên, phía trên cáo là cầu vòng với những màu sắc rất đẹp.
-Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. HS đọc đúng các từ khó.(Mục tiêu)
-Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV.
-6 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ.
-1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS thi nhau đặt câu.
-6 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK.
-Mỗi nhóm 6 HS, lần lượt từng HS đọc 1 khổ.
-2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-Cả lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
+Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
+Mái nhà của chim là nghìn lá biếc, của cá là sóng xanh rập rờn, của dím là trong lòng đất, của ốc là vỏ ốc. Mái nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, có hoa giấy lợp hồng.
-1 HS đọc 3 khổ thơ cuối.
-Là bầu trời xanh 
-Hãy yêu mái nhà chung. / Hãy sống hoà bình với mái nhà chung. /Hãy giữ gìn, bảo vệ mái nhà chung.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc thuộc bài thơ trước lớp.
-2 – 3 HS thi đọc cả bài trước lớp. 
-3 HS đọc bài. Lớp theo dõi nhận xét.
-Mọi vật trên Trái Đất đều sống chung một mái nhà. Hãy yêu mái nhà chung bảo vệ và giữ gìn nó.
- Lắng nghe ghi nhận.
TẬP VIẾT:
Bài: ÔN CHỮ HOA: U 
I/ Mục tiêu:
Củng cố cách viết hoa chữ U, thông qua bài tập ứng dụng.
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Uông Bí và câu ứng dụng:
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn bi bô
YC viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II/ Đồ dùng:
Mẫu chữ víet hóc: U.
Tên riêng và câu ứng dụng.
Vở tập viết 3/2.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
 -Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ:Trường Sơn
- Nhận xét – ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: Ghi tựa.
b/ HD viết chữ hoa:
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: 
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ U, B, D.
- YC HS viết vào bảng con.
c/ HD viết từ ứng dụng:
-HS đọc từ ứng dụng.
-Em biết gì về Uông Bí?
-Giải thích: Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh.
-QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào? 
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
d/ HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
-Giải thích: Cây non cành mền nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con.
-Nhận xét cỡ chữ.
-HS viết bảng con chữ Uốn, Dạy.
e/ HD viết vào vở tập viết:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/2. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét.
4/ Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học chữ viết của HS.
-Về nhà luyện viết phần còn lại, học thuộc câu ca dao.
- HS nộp vở.
- 1 HS đọc: Trường Sơn
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.
-HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: U, B, D.
- 2 HS nhắc lại. (đã học và được hướng dẫn)
-3 HS lên bảng viết, HS lớp viết b/ con: U, B, D.
-2 HS đọc Uông Bí.
-HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe
-Chữ u, g, b, cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
-3 HS đọc.
-HS tự quan sát và nêu.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
-HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
-1 dòng chữ U cỡ nhỏ.
-1 dòng chữ B, D cỡ nhỏ.
-2 dòng Uông Bí cỡ nhỏ.
-2 dòng câu ứng dụng. (2 dòng còn lại giải tải)
Thứ ngày ..tháng  năm 200
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TLCH BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM 
I/. Yêu cầu:
Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? (Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi bằng gì?). Trả lới đúng các câu hỏi bằng gì? Thực hành trò chơi hỏi đáp sử dụng cụm từ Bằng gì?
Bước đầu biết dùng dấu hai chấm.
II/. Chuẩn bị:
Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
+GV nêu BT: Em hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau: bóng, chạy, đua, nhảy, 
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu yêu cầu bài học. - Ghi tựa.
b.HD làm bài tập:
Bài tập 1: Giảm tải câu c.
-Gọi HS đọc YC của bài.
-GV nhắc lại yêu cầu BT: Bài tập cho 2 câu a, b. Nhiệm vụ của các em là trong các câu đã cho, hãy tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi bằng gì?
-Cho HS làm bài.
-HS làm bài thi (làm trên bảng phụ đã chuẩn bị trước).
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Như vậy: Muốn tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì” các em chỉ việc gạch dưới cum từ (từ chữ “bằng” cho đến hết câu).
-Yêu cầu HS bổ sung những phần cần thiết vào VBT của mình.
Bài tập 2: Giảm tải câu c
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc lại YC: Bài tập cho 2 câu a, b. Nhiệm vụ của các em là phải trả lời các câu hỏi ấy sao cho thích hợp.
-Yêu cầu HS làm bài miệng.
-Yêu cầu HS trình bày.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Nhận xét và chốt lời giải.
-Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
Bài tập 3: 
-Cho HS đọc yêu cầu BT.
-GV nhắc lại yêu cầu.
-Cho HS tổ chức trò chơi theo nhóm.
-Cho HS thực hành trước lớp.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 4:
-Cho HS đọc yêu cầu BT.
-GV nhắc lại yêu cầu.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
-Yêu cầu HS chép bài đúng váo vở bài tập.
4: Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học. Biểu dương những em học tốt.
-GV yêu cầu HS về nhà học thuộc các tin ở bài tập 4. Chuẩn bị tiết sau.
-3 học sinh nêu, lớp theo dõi nhận xét.
a.Bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, .
b.Chạy: chạy vượt rào, chạy việt dã, .
c. Đua: đua xe đạp, đua thuyền, đua
d.Nhảy: nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, .
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-1 HS đọc yêu cầu BT SGK. Lớp lắng nghe.
-Lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân. Sau đó trao đổi nhóm.
-HS thi tiếp sức. 2 nhóm HS lên bảng thi làm bài dùng phấn gạch chân bộ phận trả lời bằng gì?. Lớp theo dõi nhận xét. Viết bài vào vở.
-Đáp án: 
Câu a: Voi uống nước bằng vòi.
Câu b: Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau trả lời:
+Hằng ngày em viết bằng bút bi, (bút máy)
+Chiếc bàn em ngồi học làm gỗ, (nhựa, đá, mê ca,)
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS chơi theo nhóm đôi, một em hỏi, một em đáp, sau đó đổi lại. Từng cặp nối nhau hỏi đáp trước lớp. Lớp nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu BT. Lớp đọc thần.
-HS làm bài cá nhân.
-3 HS trình bày trên 3 tờ giấy to đã chuẩn bị trước theo hình thức thi đua. Lớp nhận xét.
Bài giải:
Câu a: Một người kêu lên: “Cá heo!”
Câu b: Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết: chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà, 
Câu c: Đông Nam Á gồm mười một nước: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.
TOÁN :
TIỀN VIỆT NAM 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Nhận biết được các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi 10 000).
Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam.
II/ Chuẩn bị:
Các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.
- Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau làm quen với một số to giấy bạc trong hệ thống tiền tệ Việt Nam.
b.Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50000 đồng, 100 000 đồng.
-GV cho HS quan sát từng tờ giấy bạc trên và cho nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
c.Luyện tập:
Bài 1: 
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV hỏi: Bài toán hỏi gì?
-Để biết trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế nào?
-GV hỏi: Trong chiếc ví a có bao nhiêu tiền?
-GV hỏi tương tự với các chiếc ví còn lại.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
 -GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS làm bài.
 Tóm tắt:
Cặp sách : 15 000 đồng
Quần áo : 25 000 đồng
Đưa người bán: 50 000 đồng
Tiền trả lại: đồng?
-GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV hỏi mỗi cuốn vở giá bao nhiêu tiền?
-Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào? 
-Vậy muốn tính số tiền mua 2 quyển vở ta làm như thế nào? 
-GV yêu cầu HS làm bài, sau đó chữa bài và cho điển HS.
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS đọc mẫu, sau đó hỏi: Em hiểu bài làm mẫu như thế nào? 
-GV giải thích: Bài tập này là bài tập đổi tiền. Phần đổi tiền ở bài làm mẫu có thể hiểu là: có 80 000 đồng, trong đó có các loại giấy bạc là 10 000 đồng, 20 000 đồng, 50 000 đồng, hỏi mỗi loại giấy bạc có mấy tờ? Giải câu hỏi này ta thấy, mỗi loại giấy bạc trên có 1 tờ thì vừa đủ 80 000 đồng, ta viết 1 vào cả 3 cột thể hiện số tờ của từng loại giấy bạc.
-GV hỏi: Có 90 000 đồng, trong đó có cả 3 loại giấy bạc là là 10 000 đồng, 20 000 đồng, 50 000 đồng. Hỏi mỗi loại giấy bạc có mấy tờ.
-Vì sao em biết như vậy?
-Yêu cầu 1 HS điền số vào bảng.
-Yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
-YC HS về nhà xem lại các tờ giấy bạc khác nữa và luyện tập thêm các bài tập ở VBT. Chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.
-Quan sát 3 tờ giấy bạc và nhận biết:
+Tờ giấy bạc loại 20 000 đồng có dòng chữ “Hai mươi nghìn đồng” và số 20 000.
+Tờ giấy bạc loại 50 000 đồng có dòng chữ “Năm mươi nghìn đồng” và số 50 000.
+Tờ giấy bạc loại 100 000 đồng có dòng chữ “Một trăm nghìn đồng” và số 100 000.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền?
-Chúng ta thực hiện tính cộng các tờ giấy bạc trong từng chiếc ví.
-Chiếc ví a có số tiền là: 
10 000 + 20 000 + 20000 = 50 000 (đồng)
-HS thực hiện tính nhẩm và trả lời:
-Chiếc ví b có số tiền là: 
10 000 + 20 000 + 20000 + 10 000 = 90 000 (đồng)
-Tương tự câu c là: 90 000 (đồng); câu d là: 14 500 (đồng); câu e là: 50 700 (đồng).
-1 HS đọc yêu cầu bài tập SGK.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
Bài giải:
 Số tiền mẹ Lan phải trả cho cô bán hàng là:
15 000 + 25 000 = 40 000 (đồng)
 Số cô bán hàng phải trả lại cho mẹ là:
50 000 – 40 000 = 10 000 (đồng)
 Đáp số: 10 000 đồng
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Mỗi cuốn vở giá 1200 đồng.
-Là số tiền phải trả để mua 2, 3 , 4 cuốn vở.
-Ta lấy giá tiền của một cuốn vở nhân với 2.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Bài tập yêu cầu chúng ta điền số tích hợp vào ô trống.
-HS lắng nghe hướng dẫn của GV.
-HS cả lớp cùng suy nghĩ và giải: Đại diện HS trả lời: có 2 tờ loại 10 000 đồng, có 1 tờ loại 20000 đồng và 1 tờ loại 50 000 đồng.
-Vì 10 000 + 10 000 + 20000 + 50 000 = 90 000 (đồng)
-HS lần lượt điền 2, 1, 1 vào 3 cột của hàng 90000 đồng.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Lắng nghe và ghi nhận.
TẬP ĐỌC
NGỌN LỬA Ô-LIM-PÍCH 
I/ Mục tiêu:
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Ô-lim-pích, Ô-lim-pi-a, 3000 năm, trai tráng, tấu nhác, nguyệt quế, năm 1894, hữ nghị, 
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài. Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài.
Hiểu nội dung bài: Đại hội thể thao Ô-lim-pích được tổ chức trên phạm vi toàn thế giới.
II/ Chuẩn bị:
Tranh minh hoa bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn cần HD luyện đọc.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC:
-HS đọc thuộc bài thơ Một mái nhà chung, kết hợp trả lời một số câu hỏi SGK.
-Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a.GTB: Đại hội thể thao Ô-lim-pích là đại hội được tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Đại diện các nước trên thế giới qui tụ về đây để thi thố tài năng. Đại hội này có từ bao giờ? Được tổ chức nhằm mục đích gì? Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Ngọn lửa Ô-lim-pích. b.Luyện đọc:
-Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
-HD: Cần đọc với giọng rành mạch, trang trọng. Nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-HD phát âm từ khó.
-HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
-HD HS chia bài thành 3 đoạn.
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn của bài, theo dõi HS đọc để HD cách ngắt giọng cho HS. 
-Giải nghĩa các từ khó. 
-Yêu cầu HS đặt câu với từ (nếu cần).
-YC 3 HS đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn.
-YC HS đọc bài theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-Đọc đồng thanh cả bài.
c. HD tìm hiểu bài:
-HS đọc cả bài trước lớp.
+Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ?
+Tục lệ của đại hội có gì hay?
+Theo em vì sao người ta khôi phục lại Đại hội thể thao Ô-lim-pích?
-HS chọn một vài ý theo gợi ý của GV.
+Em hãy kể tên một vài môn thể thao trong Đại hội Ô-lim-pích hiện nay?
d. Luyện đọc lại:
-GV đọc lại toàn bài. HD đọc lần hai.
-Yêu cầu HS tự chọn một đoạn trong bài và luyện đọc lại đoạn đó.
-Gọi 3 đến 4 HS thi đọc.
-Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Hỏi: Bài văn nói về điều gì?
-Nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà tập đọc lại bài và chuẩn bị cho bài chính tả tiết sau.
-Soạn các bài tập có liên quan đến bài viết.
-5 –6 HS lên bảng thực hiện.
-HS đọc thuộc bài Một mái nhà chung mỗi em một khổ. Kết hợp trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-Theo dõi GV đọc.
-Lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi em đọc 1 câu từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
-HS luyện phát âm từ khó do HS nêu. (hoặc các từ ở phần mục tiêu).
-Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
-HS dùng bút chì đánh dấu phân cách.
-3 HS đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng.
-HS đọc chú giải SGK để hiểu các từ khó.
-HS thi nhau đặt câu.
-3 HS đọc bài cả lớp theo dõi SGK.
-Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc trong nhóm.
-Ba nhóm thi đọc nối tiếp.
-Cả lớp cùng đồng thanh.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi SGK.
+Có từ gần 3000 năm trước ở nước Hi Lạp cổ.
+Đại hội tổ chức 4 năm 1 lần kéo dài 5-6 ngày. Thanh niên trai tráng thi nhiều môn thể thao chạy nhảy, đấu vật,Người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng, được đặt vòng nguyệt quế lên đầu. Mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng.
+Vì khuyến khích mọi người luyện tập thể thao, tăng cường sức khoẻ./ Tạo điều kiện cho các dân tộc trên thế giới thể hiện tinh thần hoà bình, hữu nghị, hợp tác./ Làm cho những người tham dự thêm yêu cuộc sống hoà bình căm ghét tranh.
+Chạy, nhảy, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, nhảy cao, nhảy xa, 
-HS theo dõi.
-HS tự luyện đọc.
-3 đến 4 HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Đại hội thể thao Ô-lim-pích được tổ chức trên phạm vi toàn thế giới.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TRÁI ĐẤT – QUẢ ĐỊA CẦU 
I/. Yêu cầu: Giúp HS biết:
Nhận biết hình dạng của Trái Đất không gian: rất lớn và có hình cầu.
Biết được quả địa cầu là mô hình thư nhỏ của Trái Đất và câu tạo của quả địa cầu.
Thực hành chỉ trên quả địa cầu cực Nam, cực Bắc, xích đạo, hai bán cầu và trục của quả địa cầu.
II/. Chuẩn bị:
Quả địa cầu. Tranh vẽ số 1 SGK, các miếng ghép có ghi cực Nam, cực Bắc, xích đạo, hai bán cầu và trục của quả địa cầu. Phiếu thảo luận,
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài cũ của tiết trước bằng cách yêu cầu 1 HS lên đóng vai phóng viên đi phỏng vấn các câu hỏi qua bài học với các bạn.
-Nhận xét chung.
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Hỏi: Các em có biết chúng ta đang sinh sống ở đâu trong vũ trụ không?
-Giới thiệu: Để hiểu rõ hơn về Trái Đất, thầy cùng các em tìm hiểu bài ngày hôm nay: Trái Đất – Quả địa cầu. Ghi tựa.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng của Trái Đất và quả địa cầu:
-Treo tranh Trái Đất giới thiệu: Đây là ảnh chụp Trái Đất từ tàu vũ trụ. Qua hình chụp này em hãy quan sát theo cặp và cho biết Trái Đất có hình gì?
-

File đính kèm:

  • docTUAN 30.doc