Giáo án dạy Khối 3 Tuần 28

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

THÚ (tiếp theo)

I/Yêu cầu: Sau bài học, HS biết

v Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát.

v Nêu ích lợi của các loài thú rừng.

v Có ý thức bảo vệ loài thú.

II/ Chuẩn bị: Tranh SGK.

III/ Lên lớp:

 

doc42 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 3 Tuần 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố.
II/ Chuẩn bị: Bộ mảnh bìa viết sẵn các chữ số o, 1, 2....8,9 
III/ Lên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Ổn định: 
2. KTBC: So sánh các số trong phạm vi 100000.
-Yêu cầu HS lên bảng viết.
-Nhận xét
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu: + Ghi tựa. 
b.Luyện tập:
Bài 1: Bài tập YC chúng ta làm gì?
- YC HS suy nghĩ tự làm bài.
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài2: Làm việc theo nhóm. 
-HD tương tự bài 1.
-Yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm.
-Đại diện nhóm lên báo cáo .
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 3 : Tính nhẩm. 
-Yêu cầu HS nêu miệng trước lớp, HS khác nghe và nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu HS tự làm.
 + Tìm số lớn nhất có 5 chữ số (99 999)
 + Tìm số bé nhất có 5 chữ số (10 000)
-Nhận xét và ghi điểm.
Bài 5:Yêu cầu HS giải vào vở.
-Gọi 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.
-Nận xét, phê điểm.
4.Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương một số bạn học tiến bộ. 
-Xem bài sau Luyện tập ( tiếp )
-2 HS lên viết kết quả bài 4.
a/ 8258; 16999; 30620; 31855.
b/ 76253; 65372; 56372; 56327.
-Điền số vào ô trống + Nhận xét để rút ra quy luật, viết các số tiếp theo. 
VD: 99 600 99 601 99 602 99 603 
-Lớp chia làm 4 nhóm cùng làm. Đại diện các nhóm lên dán kết quả.
a/8 357 < 8 257 b/3 000+2< 3200
 36 478 < 36 488 6 500+200 < 6 621
 89 429 > 89420 8 700 -700=8 000
 8 398 < 10 010 9 000+900 < 10 000
-HS giải, sau đó nêu miệng.
a/ 8000 – 3000 = 5000 6000 + 3000 = 9000
 7000 + 500 = 7500 9000 + 900 + 90 = 9990
b/ 3000 x 2 = 6000 7600 – 300 = 7300
 200 + 8000 : 2 = 200 + 4000 = 4200 
 300 + 4000 x2 = 300 + 8000 = 8300
 -Nhận xét
-HS trả lời:99 999
 10 000
 3254 8326 1326
 + 2473 - 4916 x 3
 5727 3410 3978
 8460 6
 24 1410
 06
 00
Tập viết
ÔN CHỮ HOA: T (TIẾP THEO)
I/ Yêu cầu:
Củng cố cách viết chữ hoa T, Th thông qua bài tập ứng dụng .
Viết tên riêng Thăng Long.
Viết câu ứng dụng Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ, bằng cỡ chữ nhỏ.
II/ Đồ dùng:
Mẫu chữ viết: T (Th).
Tên riêng và câu ứng dụng.
Vở tập viết 3/2.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
 -Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ:Tân Trào
- Nhận xét – ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: Ghi tựa.
b/ HD viết chữ hoa:
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: 
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ T, Th, L..
- YC HS viết vào bảng con.
c/ HD viết từ ứng dụng:
-HS đọc từ ứng dụng.
-Em biết gì về Thăng Long?
- Giải thích: Thăng Long là tên cũ của thủ đô Hà Nội do vua Lí Thái Tổ đặt. Theo sử sách thì khi dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Lí Thái Tổ mơ thấy rồng vàng bay lên, vì vậy vua đổi tên Đại La Thành Thăng Long.
-QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào? 
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
d/ HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng:
-Giải thích: Câu ứng dụng khuyên ta năng tập thể dục cho con người khỏe mạnh như uốùng rất nhiều thuốc bổ.
-Nhận xét cỡ chữ.
-HS viết bảng con chữ Thể.
e/ HD viết vào vở tập viết:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/2. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét.
4/ Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học chữ viết của HS.
-Về nhà luyện viết phần còn lại, học thuộc câu ca dao.
- HS nộp vở.
- 1 HS đọc: Tân Trào 
Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.
-HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: T,Th, L.
- 2 HS nhắc lại. (đã học và được hướng dẫn)
-3 HS lên bảng, HS lớp viết b/ con: T,Th, L..
-2 HS đọc Thăng Long.
-HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
-Chữ t, g, h, cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
-3 HS đọc.
-Chữ g, h, y, t, b cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
-HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
-1 dòng chữ Th cỡ nhỏ.
-1 dòng chữ T, L, cỡ nhỏ.
-2 dòng Thăng Long cỡ nhỏ.
-4 dòng câu ứng dụng.
Thứ tư ngày tháng  năm 200
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
THÚ (tiếp theo)
I/Yêu cầu: Sau bài học, HS biết 
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát.
Nêu ích lợi của các loài thú rừng. 
Có ý thức bảo vệ loài thú.
II/ Chuẩn bị: Tranh SGK.
III/ Lên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1/ Ổn định: 
2 /KTBC: Thú nhà.
 Nhận xét
3/ Bài mới:
 Giơi’thiệu: + Ghi tựa
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình các loài thú rừng trong SGK.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Kể tên các loài thú rừng, chỉ và gọi tên các bộ phận cơ thể một số con vật đó, nêu những điểm giống và khác nhau của chúng.
-Yêu cầu các nhóm lên bảng chỉ vào hình, nói tên con vật và các bộ phận bên ngoài.
-Yêu cầu các nhóm nêu những điểm giống và khác của thú rừng.
*Kết luận: 
Là động vật có xương sống, có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Hoạt động 2: Ích lợi của thú:
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu BT.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV kết luận: Đáp án: Câu 1,3,4 nối với b. Cón 2,5 nối với a.
-Kết kuận: Thú rừng cung cấp các dược liệu quý và nguyên liệu để trang trí và mĩ nghệ. Thú rừng giúp thiên nhiên và cuộc sống tươi đẹp.
4.Củng cố – Dặn dò:
-Chúng ta cần làm gì để các loài thú không bị mất đi?
-Cần bảo vệ và chăm sóc các loài thú rừng vì nó giúp ích nhiều cho chúng ta. Đó là việc làm rất cần thiết.
-Chuẩn bị bài sau: Thực hành đi thăm thiên nhiên.
-HS đọc nội dung bài và TLCH
-HS nhắc lại.
-HS quan sát tranh + Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận: Kể tên các con thú rừng mà em biết.
-HS làm việc theo nhóm 6. Lần lượt kể tên các loài thú rừng, ghi vào giấy. Sau đó chọn một con thú bất kì nêu những bộ phận bên ngoài của con vật đó trước nhóm.
-Cả nhóm nêu những điểm giống và khác nhau giữa các loài thú rừng.
-Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Đại diện hai nhóm, nhóm khác bổ sung. 
-1 HS nhắc lại.
-Nhận phiếu, cùng làm bài tập.
1. Da hổ báo, hươu nai
2. Mật gấu.
3. Sừng tê giác, hươu nai.
4. Ngà voi.
5. Nhung hươu
a.Cung cấp dược liệu quí.
b.Nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ trang trí.
-Đại diện 2 nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
-HS nhắc lại.
-HS đọc bài ghi nhớ SGK.
-Cần bảo vệ thú rừng, không săn bắt thú rừng bừa bãi, không chặt phá rừng.
-Về nhà thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HÓA
ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?
DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN.
I/ Yêu cầu:
Tiếp tục học về nhân hóa. 
Ôn tập cách đặt và TLCH để làm gì?
Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
II/ Chuẩn bị: Bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 2.
 3 tờ phiếu viết truyện vui ở bài tập 3.
III/ Lên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1/ Ổn định: 
2/ KTBC:
3/Bài mới:
a.Giới thiệu bài + Ghi tựa. 
b.Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
-Gv nhắc lại yêu cầu: BT cho 2 câu a và b. Mỗi câu là một khổ thơ. Các em có nhiệm vụ: Tìm trong 2 khổ thơ, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Chỉ ra cách xưng hô đó có tác dụng gì?
-Cho HS đọc 2 khổ thơ.
Hỏi: Cây cối và sự vật trong hai khổ thơ tự xưng là gì?
Hỏi: Cách xưng hô đó có tác dụng gì?
-GV nhận xét, 
Bài 2: GV đính bảng.
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV nhắc lại yêu cầu BT theo SGK.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS lên bảng làm bài (đã chuẩn bị trên bảng phụ).
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3: 
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV nhắc lại yêu cầu BT theo SGK.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS lên bảng làm bài (đã chuẩn bị trên bảng phụ). GV dán 3 tờ phiếu.
Lưu ý HS: Tất cả những chữ sau các ô vuông đều đã viết hoa. Nhiện vụ của em là điền dấu chấm, đấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ thích hợp.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
4.Củng cố – Dặn dò: GV yêu cầu HS chú ý các hiện tượng nhân hóa sự vật, con vật khi đọc thơ, văn. 
-Xem lại bài tập 3 và tập kể lại truyện vui Nhìn bài của bạn .
- 1HS đọc. Lớp lắng nghe.
-Lắng nghe và ghi nhận.
-Đọc thầm 2 khổ thơ.
-HS: Bèo lục bình xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. 
-Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như 1 người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
- Lớp nhận xét.
-1HS đọc yêu cầu của bài + Suy nghĩ làm.
-3 HS lên bảng gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
-Cả lớp nhận xét. 
Câu a: Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
Câu b: Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Câu c: Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. 
-1HS đọc yêu cầu.
-Cả lớp theo dõi rồi tự làm. 
-3 HS lên bảng làm bài 
-Thứ tự các dấu cần điền. ? ! . ? ! !
-Cả lớp theo dõi + nhận xét
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-Lắng nghe và thực hiện.
Toán
LUYỆN TẬP( TIẾP)
I/Yêu cầu: Giúp HS: 
Luyện đọc, viết số
Nắm thứ tự các số trong phạm vi 100.000.
Luyện dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính 
II/ Chuẩn bị: 1 số phép tính. 
III/ Lên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1/Ổn định: 
2/ KTBC: Luyện tập
-GV gọi 1 HS lên bảng sửa bài tập.
-Nhận xét.
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu: + Ghi tựa.
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: -1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-BT yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi báo cáo.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-BT yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số và số bị chia chưa biết của một phép tính.
-Gọi 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở BT.
-Gọi HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: 
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết những gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Hướng dẫn tóm tắt:
 3 ngày: 315 m mương
 8 ngày:  m mương?
-YC HS làm bài.
-Gọi 1 HS lên bảng giải.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4: Yêu cầu HS xếp 1 hình thang được ghép bởi 8 hình tam giác.
-Yêu cầu HS sử dụng bộ đồ dùng học tập để xếp dưới sự hướng dẫn của GV.
-Nhận xét tuyên dương những em xếp nhanh.
4. Củng cố –Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương HS có tiến bộ trong tiết học.
-Xem bài sau Diện tích của một hình.
-HS lên bảng sửa bài tập 5/148
-Nhận xét
-1 HS đọc: BT yêu cầu viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-HS thảo luận nhóm đôi + báo cáo. 
a/3897; 3898; 3899; 3900; 3901; 3902.
b/24 686; 24 687; 24 688; 24 689; 24 700; 24 701.
c/99 995; 99 996; 99 997; 99 998; 99 999; 100 000.
-Yêu cầu HS đọc các dãy số vừa tìm được.
-Giải vào vở.
-HS đọc yêu cầu.
-Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
-4 HS nhắc lại 4 qui tắc.
- Nhận xét.
-HS làm bài.
 a/ X + 1536 = 6924 b/ X-636 = 5618
 X = 6924 - 1536 X = 5618 + 636 
 X= 5388 X = 6254
 c/ X x 2= 2826 d/ X :3 = 1628
 X= 2826 :2 X = 1628 x 3
 X= 1413 X = 4884
-Nhận xét
-HS đọc đề bài + giải vào vở.
-HS tự trả lới theo bài toán.
-1 HS lên bảng giải.
Bài làm
Số mét mương đào trong 1 ngày là:
315 : 3 = 105 ( m)
Số mét mương đào trong 8 ngày là:
105 x 8 = 840 (m)
 Đáp số: 840 mét 
-HS xếp trên bộ đồ dùng môn toán, sau khi xếp xong mang sản phẩm cho Gv xem.
-Lắng nghe và ghi nhận.
TẬP ĐỌC
TIN THỂ THAO
I/ Yêu cầu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ: SEA Game (xi ghêm), Am-xtơ-rông, huy chương vàng, trường quyền, võ thuật, họa sĩ, nguy kịch, vô địch...
Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
Hiểu được các bản tin thể thao: thành công của vận động viên Việt Nam Nguyễn Thúy Hiền, quyết định của ban tổ chức SEA Games chọn chú trâu vàng làm biểu tượng của SEA Games 22; gương luyện tập của Am-xtơ-rông. 
II/ Chuẩn bị: Ảnh 2 vận động viên, ảnh biểu tượng trâu vàng.
	Tờ báo thể thao hoặc tờ báo địa phương có đăng tin thể thao.
III/ Lên lớ
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1/Ổn định:
2/ KTBC: 
-Yêu cầu HS đọc thuộc lóng bài Cùng vui chơi.
 Nhận xét 
3/ Bài mới:
a.Giới thiệu: Để hiểu về thể thao, chúng ta cần đọc báo chí. Bài học hôm nay giúp các em làm quen với 1 số bản tin thể thao.
 Ghi tựa 
b. Luyện đọc: 
-GV đọc toàn bài: Giọng đọc thông báo rành mạch, hứng thú.
-Giới thiệu 2 ảnh vận động viên. 
-Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-HD phát âm từ khó.
-Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
-HD HS chia bài thành 3 đoạn.
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn của bài, theo dõi HS đọc để HD cách ngắt giọng cho HS. 
-Giải nghĩa các từ khó.
-YC 3 HS đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
-YC HS đọc bài theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-HS đọc đồng thanh đoạn 3.
 c.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Yêu cầu 1 HS đọc mẩu tin 1.
-GV: Mẩu tin 1 là một câu rất dài về Nguyễn Thuý Hiền vừa đạt huy chương vàng môn trường quyền nữ. Với thông tin đó, các em tóm tắt câu dài thành một câu ngắn.
-Yêu cầu HS làm bài, sau đó trình bày trước lớp.
-Tương tự các mẩu tin khác yêu cầu HS thực hiện tương tự.
?Tấm gương của Am- xtơ-rông nói lên điều gì?
?Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những tin gì?
d.Luyện đọc lại:
-Cho HS đọc nối tiếp 3 mẩu tin.
-GV hướng dẫn các em đọc đúng phong cách bản tin, nhấn giọng những từ ngữ quan trọng.
-Thi đọc theo nhóm.
4.Củng cố – Dặn dò:
-Các em về nhà tìm đọc các tin thể thao, nhớ lại một trận thi đấu thể thao để chuẩn bị cho bài: Kể về 1 trận thi đấu thể thao; viết lại 1 tin thể thao trong tiết TLV tới.
-2-3 HS đọc thuộc lòng bài Cùng vui chơi và TLCH 2, 3 SGK.
-HS nhắc lại 
-Theo dõi GV đọc.
-Quan sát tranh.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi em đọc 1 câu từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
-HS luyện phát âm từ khó do HS nêu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
-HS dùng bút chì đánh dấu phân cách.
-3 HS đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng cho đúng.
-HS đọc chú giải SGK để hiểu các từ khó.
-3 HS đọc bài cả lớp theo dõi SGK.
-Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc trong nhóm.
-Hai nhóm thi đọc nối tiếp.
-Cả lớp đồng thanh.
-Cả lớp đọc thầm theo.
-Lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân sau đó một số HS trình bày bài làm của mình.
VD: Nguyễn Thuý Hiền vừa đạt Huy chương vàng môn trường quyền nữ.
-Ban Tổ chức SEA Games 22 đã chọn chú Trâu Vàng làm biểu tượng.
-Am-xtơ-rông lại đoạt giải vô địch vòng đua nước Pháp.
-Am- xtơ- rông đạt được những kĩ lục cao là nhờ ý chí, kiên cường luyện tập, vượt qua mọi trở ngại khó khăn.
-Tin thời sự, giá cả thị trường, văn hóa giáo dục, dự báo thời tiết...
-3 HS khá nối tiếp nhau đọc 3 mẫu tin 
-Một vài HS thi đọc đoạn văn trên 
-Một HS đọc lại toàn bài 
-Lắng nghe và ghi nhận.
Thứ năm ngày tháng .năm 200
THỂ DỤC
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “ NHẢY Ô TIẾP SỨC.”
I/Yêu cầu:
Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được các động tác tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức “. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động. 
II/ Chuẩn bị: Sân bãi, 
III/ Lên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút. Khởi động tự do.
-Chạy chậm một vòng tròn xung quanh sân tập 100 – 200m: 1 phút.
-Trò chơi “Kết bạn”: 1-2 phút. 
Phần cơ bản:
-Ôn bài thể dục PTC với cờ: 10 - 12 p.
+Cả lớp tập theo đội hình đồng diễn thể dục. Sau đó GV cho tập liên hoàn 8 động tác của bài TD PTC 2 - 3 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. Giữa các lần cho các em nghĩ ngơi tích cực. 
+Chia lớp làm 4 nhóm, GV qui định khu vực tập luyện. Các nhóm trưởng điều khiển, GV bao quát.
-Thi đồng diễn giữa các tổ bài TD PTC. Tổ nào đẹp, đều, đúng được biểu dương.
(GV chọn 4 – 5 động tác bất kì cho mỗi tổ thi)
-Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”: 8-10 phút.
+GV chia lớp thành 2 đội đều nhau, yêu cầu khởi động, yêu cầu HS nhảy đúng ô và nhanh. Gv nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử 1 lần, sau đó cho chơi chính thức 2- 3 lần. 
-Quan sát hình vẽ để HD cho HS nhảy đúng.
Phần kết thúc:
-Đi thường theo nhịp vổ tay, hát : 1 phút	
-GV cùng HS hệ thống bài :1 phút.
-GV giao bài tập về nhà : Ôn luyện bài tập bài TDPTC.
-Lớp tập hợp 4 hàng dọc, điểm số báo cáo.
-Khởi động: Các động tác cá nhân; xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối, vai, hông, 
-Chạy châm theo YC của GV.
-Tham gia trò chơi “Kết bạn” một cách tích cực. Đứng theo đội hình vòng tròn.
-Cả lớp cùng tập luyện dưới sự HD của GV và cán sự lớp.
-HS chú ý theo dõi và cùng ôn luyện.
-4 nhóm tập luyện dưới sự HD của nhóm trưởng.
-Các tổ thi đau biểu diễn bài TD PTC.
*HS tham gia chơi tích cực.
-Lớp trưởng HD cho cả lớp khởi động. Tiến hành chia nhóm. Cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
1
2
3
4
5
6
8
7
9
10
 
-Hát 1 bài. 
-Nhắc lại ND bài học.
-Lắng nghe và ghi nhận.
Chính tả( nhớ –viết )
CÙNG VUI CHƠI
I/ Yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
 1/ Nhớ và viết lại chính xác các khổ thơ 2, 3, 4 của bài Cùng vui chơi.
 2/ Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có chứa âm, dấu thanh dễ viết sai: dấu hỏi/ dấu ngã.
II/ Chuẩn bị: Bài viết. 
III/ Lên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
- Gọi HS đọc và viết các từ khó của tiết chính tả trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: Nêu mục tiêu bài học. - Ghi tựa:
b/ HD viết chính tả:
* Trao đổi về ND đoạn viết:
-GV yêu cầu 1 HS đọc bài thơ 1 lần.
-Gọi thêm 1 vài HS đọc 3 khổ cuối.
* HD cách trình bày:
+ Bài thơ tả hoạt động gì của HS?
+ Em hiểu chơi vui học càng vui là thế nào?
+Bài yêu cầu chúng viết mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ?
* HD viết từ khó:
-YC HS tìm từ khó rồi phân tích.
-YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả:
-GV yêu cầu HS gấp SGK tự nhớ lại bài và viết vào vở.
-Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* Soát lỗi: 
* Chấm ba

File đính kèm:

  • docTUAN 28.doc
Giáo án liên quan