Giáo án dạy Khối 3 Tuần 27
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CHIM
I/. Yêu cầu: Giúp HS biết:
Nhận biết sự phong phú, đa dạng của các loài chim.
Chỉ và nêu tên được các bộ phận bên ngoài cơ thể chim
Biết ích lợi của chim.
II/. Chuẩn bị:
Các hình minh hoạ SGK.
Giấy bút cho các nhóm thảo luận.
III/. Lên lớp:
ột nhóm các số có 5 chữ số. Làm quen với các số tròn nghìn (từ 10 000 đến 19 000). II/ Chuẩn bị: Bảng viết nội dung bài tập 3, 4. III/ Các hoạt động dạy hocï: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra bài tiết trước. - Nhận xét-ghi điểm: 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về đọc, viết các số có 5 chữ số. Nhận ra thứ tự số trong một nhóm các số có 5 chữ số, làm quen với các số tròn nghìn từ 10 000 đến số 19 000. b. Luyện tập: Bài 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 tương tự như đã hướng dẫn ở bài tập 2 tiết 131. Bài 2: -GV cho HS tự làm bài, sau đó gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu 1 HS viết các số trong bài cho HS kia đọc số. -GV nhận xét và cho HS điểm. Bài 3: -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV hỏi HS tự làm phần a: Vì sao con điền 36522 vào sau 36521? -Hỏi tương tự với HS làm phần b và c. -Yêu cầu HS cả lớp đọc các dãy số trên. Bài 4: -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV chữa bài và yêu cầu HS đọc các số trong dãy số. -GV hỏi: Các số trong dãy số này có điểm gì giống nhau? -GV giới thiệu: Các số này được gọi là số tròn nghìn. -GV yêu cầu HS nêu các số tròn nghìn vừa học. 4. Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị cho bài tiết sau. -2 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 bài. -Nghe giới thiệu. -HS tự làm bài vào VBT, sau đó theo dõi bài làm của 2 ban trên bảng và nhận xét. -Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào chỗ trống. -3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c; HS cả lớp làm bài tập vào VBT. -Vì dãy số này bắt đầu từ 36520, tiếp sau đó là 36521, đây là dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 36250, vậy sau 36521 ta phải điền 36522. (Hoặc: Vì trong dãy số này mỗi số đứng sau bằng số đứng trước nó cộng thêm 1) -HS lần lượt đọc từng dãy số. -2 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào VBT. -HS đọc: 10 000; 11 000; 12 000; 13 000; 14 000; 15 000; 16 000; 17 000; 18 000; 19 000. -HS: Các số này đều có hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0. -2 HS nêu trước lớp. ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 4). I. Mục tiêu: Kiểm tra đọc (yêu cầu như tiết 1). Nghe – viết đúng bài thơ Khói chiều. II. Đồ dùng dạy – học: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học và câu hỏi. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2/ KTBC: 3/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng tên bài. b. Kiểm tra tập đọc: - Tiến hành tương tự tiết 1. Các HS chưa hoàn thành ở các tiết trước. c. Hướng dẫn HS viết chính tả: -Gv đọc một lần bài thơ Khói chiều. -Hỏi: Tìm những câu thơ tả cảnh Khói chiều. -Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói? -Em hãy nêu cách trình bày một bài thơ lục bát. -Những chữ nào trong bài được viết hoa? -Cho các em viết từ khó dễ sai. *GV đọc cho HS viết. -GV đọc chậm, rõ ràng từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết. *Chầm bài cho HS -Cho HS tự chữa lỗi chính tả. -GV chấm nhanh 5 - 7 bài. -Cuối giờ thu vở chấm bài của cả lớp. 4. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc những bài thơ có yêu cầu học thuộc lòng để tiết tới kiểm tra. -Lắng nghe. -Lắng nghe, sau đó 2 HS đọc lại bài thơ.- - Chiều chiều từ mái rạ vàng Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên - Khói ơi bay nhẹ lên mây Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà! -Dòng 6 tiếng viết lùi vào 2 ô li. Dòng 8 tiếng viết lùi vào 1 ô li. -Những chự đầu dòng thơ. -HS viết các từ vào bảng con: xanh rờn, chăn trâu, ngoài bãi, thơm ngậy, quẩn. -HS viết bài vào vở. -HS tự chữa bài bằng viết chì. -Lắng nghe và ghi nhận. TẬP VIẾT: ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 5). I. Mục tiêu: Kiểm tra học thuộc lòng (lấy điểm). Nội dung: 7 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc thuộc lòng các bài thơ, đoạn văn, tốc độ tối thiểu 70 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Kĩ năng đọc - hiểu: Trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. Ôn luyện về cách viết báo cáo: Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, HS viết lại một báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu. II. Đồ dùng dạy- học: Phiếu ghi sẵn tên, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Phô tô đủ mẫu báo cáo cho từng HS. III. Các hoạt động dạy- học học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2/ KTBC: 3/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng. b. Kiểm tra học thuộc lòng: - Gọi HS nhắc lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng. - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. - Gọi HS trả lời 1 câu hỏi về bài. - Cho điểm trực tiếp HS. c. Ôn luyện về viết báo cáo: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Gọi HS đọc lại mẫu báo cáo. -GV nhắc lại yêu cầu bài tập: Bài tập cho trước một mẫu báo cáo. Nhiệm vụ của các em là: dựa vào bài tập làm văn miệng ở tiết 3 các viết một báo cáo gửi cô (thầy) tổng phụ trách để báo cáo vể tình hình học tập, lao động và về công tác khác. -Yêu cầu HS tự làm. -Yêu cầu HS trình bày. -GV nhận xét, bình chọn báo cáo viết tốt nhất. -Lắng nghe. -HS nhắc lại: Bộ đội về làng, Chú ở bên Bác Hồ, Bàn tay cô giáo, Cái cầu, Em vẽ Bác Hồ, Ngày hội rừng xanh, Đi hội chùa Hương. -Lần lượt HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị. -Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi. -1 HS đọc yêu cầu trong SGK. Lớp theo dõi. -2 HS đọc lại mẫu đơn SGK. -Lắng nghe GV nói. -Nhận phiếu và tự làm. -5 đến 7 HS đọc báo cáo của mình. -Lớp nhận xét. 4. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS chưa có điểm HTL và những HS kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục ôn luyện. -Dặn HS ghi nhớ mẫu báo cáo và về nhà thử làm bài luyện tập ở tiết 8 trang 77. Thứ tư ngày ..tháng năm 200 TỰ NHIÊN XÃ HỘI CHIM I/. Yêu cầu: Giúp HS biết: Nhận biết sự phong phú, đa dạng của các loài chim. Chỉ và nêu tên được các bộ phận bên ngoài cơ thể chim Biết ích lợi của chim. II/. Chuẩn bị: Các hình minh hoạ SGK. Giấy bút cho các nhóm thảo luận. III/. Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: -YC HS kể tên một vài loài cá mà em biết và nêu ích lợi của cá. -Nhận xét chung. 3/ Bài mới: a.Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loài chim. Ghi tựa. Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ thể chim. -GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có tử 4 đến 6 HS, yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK và thảo luận theo định hướng: +Loài chim trong hình tên là gì? Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của từng con chim đó. -Làm việc cả lớp: Yêu cầu vài HS lên bảng, gọi tên một số laòi chim đồng thời chỉ và nêu các bộ phận của nó. -GV hỏi: Vậy, bên ngoài cơ thể của chim có những bộ phận nào? +Toàn thân chim được phủ bằng gì? +Mỏ của chim như thế nào? -GV treo tranh (hoặc mô hình) vẽ câu tạo trong cuả chim, yêu cầu HS quan sát, hoặc cho HS sờ trên lưng một con chim thật, hoặc yêu cầu nhớ lại khi ăn thịt chim (gà) thấy có gì? -GV hỏi: Cơ thể các loài chim có xương sống không? -GV kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. Hoạt động 2: Sự phong phú đa dạng của các loài chim. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có tử 4 đến 6 HS, yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 102, 103 SGK và thảo luận theo định hướng: +Nhận xét về màu sắc, hình dáng của các loài chim +Chim có khả năng gì? -GV yêu cầu các nhóm hS báo cáo kết quả thảo luận. -GV kết luận: Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng. Hoạt động 3: Ích lợi của loài chim. -Hỏi HS: Hãy nêu những ích lợi của loài chim. Sau đó GV ghi lại các câu trả lời trên bảng. -GV kết luận: chim thường có lợi bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc ăn thịt. +Có loài chim nào gây hại không? +GV kết luận: Nói chung chim là loài có ích. Chúng ta phải bảo vệ chúng. Hoạt động kết thúc: Tổ chức cho HS chơi “chim gì”? +Yêu cầu mỗi nhóm tự chọn một số loài chim và tập thể hiện tiếng kêu của các loài đó. -Yêu cầu nhóm 1 thể hiện, nhóm 2 đoán tên loài chim. Tượng tự các nhóm khác. -Gv tổng kết trò chơi, tuyên dương các em, nhóm biết thể hiện giống nhất. -3 HS chỉ kể trước lớp (mỗi HS kể một đến hai con) và nêu ích lợi của nó. -HS lắng nghe. -HS ngồi theo nhóm và cúng quan sát theo HD. Các nhóm thảo luận: Lần lươợt từg HS nói cho các bạn trong nhóm biết loài chim đó tên là gì? Nó có những bộ phận nào trên cơ thể (chỉ vào hình). 1 HS nói về một loài chim. -4 đến 6 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. -Bên ngoài cơ thể chim có đầu, mình, hai cánh và hai chân. +Toàn thân chim được phủ bằng lông vũ. + Mỏ của chim cứng giúp chim mổ thức ăn. -HS hoạt động theo yêu cầu của GV. -HS: Cơ thể chim có xương sống. -Lắng nghe. -HS tiến hành chia nhóm, làm việc theo HD của GV và rút ra kết luận. +Lông chim có nhiều màu sắc khác nhau và rất đẹp có con màu nâu, cổ viền đen như đại bàng; có con lông nâu, bụng trắng như ngỗng; có con có bộ lông sặc sỡ nhiều màu như vẹt, công, +Về hình dáng chim cũng rất khác nhau: có con to, cổ dai như đà điểu, ngỗng; có con nhỏ bé xinh xắn như chích bông, hoạ mi, +Về khả năng của chim có con hót rất hay như hoạ mi, khướu; có loài biết bắt chước tiếng người như vẹt, sáo, uyển; có loài bơi giỏi như cánh cụt, vịt, ngan; có loài chạy rất nhanh như đà điểu; -Một số đại diện báo cáo, cả lớp cùng theo dõi và bổ sung ý kiến. -HS trả lời: Để ăn thịt, để bắt sâu, làm cảnh, lông chim làm chăn đệm, -HS trả lời. -Các nhóm tự chọn một số loài chim và tập thể hiện tiếng kêu của các loài đó. -Các nhóm lần lượt thể hiện tiếng kêu và đoán tên con vật (chơi vòng tròn). 4/ Củng cố – dặn dò: -YC HS đọc phần bạn cần biết SGK. -Giáo dục tư tưởng cho HS chim là loài vật có ích cần bảo vệ và chăm sóc. -Yêu cầu HS nối tiếp nhau nhắc lại từng đặc điểm của loài chim trước lớp. -Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Thú. LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 6). I.Mục tiêu Kiểm tra học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 5). Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm đại phương (r/d/gi; l/n; tr/ch; uôt / uôc; ât / âc; iết / iêc; ai / ay). II. Đồ dùng: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. 3 phiều nội dung BT2. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2/ KTBC: 3/ Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng. b.Kiểm tra học thuộc lòng: -Tiến hành tương tự như tiết 5. c.Hướng dẫn làm BT điền từ: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn. -GV nhắc lại yêu cầu: BT cho trước một đoạn văn, cho một số từ đặt trong ngoặc đơn. Nhiệm vụ của các em là phải chọn một trong các từ trong ngoặc đơn để có được những câu văn đúng nghĩa, những từ đúng chính tả. -Cho HS làm bài. -Cho HS thi làm bài tiếp sức trên 3 tờ giấy to GV đã chuẫn bị trước. -GV nhận xét và chốt lời giải đúng. -Yêu cầu một số HS đọc lại đoạn văn đã điền chữ thích hợp. -Cho HS chép lời giải đúng vào vở BT. 4.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Nhắc HS chưa có điểm tiếp tục về nhà HTL. -Dặn HS về nhà thử làm bài luyện tập ở tiết 9 để chuận bị kiểm tra giữa HKII. -Lắng nghe. -1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn trong SGK. -Lắng nghe. -HS làm bài cá nhân vào giấy nháp. -3 nhóm thi mỗi nhóm 5 HS. Mỗi HS chọn 1 từ để điền. Cứ lần lượt tiếp sức cho đến xong bài. Bài giải: Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây nêu ngất ngưỡng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu!” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: mười một hôm nữa. TOÁN : CÁC SỐ CÓ MĂM CHỮ SỐ (Tiếp theo) I/ Mục tiêu: Giúp HS: Nhận biết được các số có 5 chữ số (Trường hợp các chữ số ở hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0). Biết đọc viết các số có 5 chữ số có dạng nêu trên biết được chữ số 0 để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có 5 chữ số. Biết đọc, viết các số có 5 chữ số. II/ Chuẩn bị: Bảng số như phần bài học trong SGK. Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 4. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra bài tiết trước. - Nhận xét-ghi điểm: 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục học cách đọc, viết các số có 5 chữ số. Nhận biết thứ tự của các số trong một nhóm các số có 5 chữ số. b.Đọc và viết số có 5 chữ số (Trường hợp các chữ số ở hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0). -GV yêu cầu HS đọc phần bài học, sau đó chỉ vào dòng của số 30 000 và hỏi: Số này gồm mấy chục nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? -Vậy ta viết số này như thế nào? -GV nhận xét đúng (sai) và nêu: Số có 3 chục nghìn nên viết chữ số 3 ở hàng chục nghìn, có 0 nghìn nên viết 0 ở hàng nghìn, có 0 trăm nên viết 0 ở hàng trăm, có 0 chục nên viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị nên viết 0 ở hàng đơn vị. Vậy số này viết là 30 000. -Số này đọc như thế nào? -GV tiến hành tương tự để HS nêu cách viết, cách đọc các số 32 000; 32 500; 32 560; 32 505;32 050; 30 050; 30 005 và hoàn thành bảng như sau: -2 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 bài. -Nghe giới thiệu. -HS: Số gồm 3 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. -1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp. -HS theo dõi GV giảng bài. -Đọc là: Ba mươi nghìn. Hàng Viết số Đọc số Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị 3 0 0 0 0 30 000 Ba mươi nghìn 3 2 0 0 0 32 000 Ba mươi hai nghìn 3 2 5 0 O 32 500 Ba mươi hai nghìn năm trăm 3 2 5 6 0 32 560 Ba mươi hai nghìn năm trăm sáu mươi 3 2 5 0 5 32 505 Ba mươi hai nghìn năm trăm linh năm 3 2 0 5 0 32 050 Ba mươi hai nghìn không trăm năm mươi 3 0 0 5 0 30 050 Ba mươi nghìn không trăm năm mươi 3 0 0 0 5 30 005 Ba mươi nghìn không trăm linh năm b. Luyện tập: Bài 1: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu 1 HS viết các số trong bài tập, HS kia đọc các số đã viết. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: -GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trong SGK. -GV yêu cầu HS chú ý vào dãy số a và hỏi: Số đứng liền trước số 18 302 bằng số đứng liền trước nó thêm mấy đơn vị? -GV giới thiệu: Đây là dãy các số tự nhiên có 5 chữ số bắt đầu từ số 18 301, tính từ số thứ hai trở đi, mỗi số trong dãy này bằng số liền trước nó thêm một đơn vị. -Sau số 18 302 là số nào? -Hãy đọc số còn lại của dãy số này. -GV yêu cầu HS tự làm phần b, c. -GV yêu cầu HS nêu quy luật của dãy số b, c. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: -GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT SGK. +Dãy a: Trong dãy số a, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm bao nhiêu? +Dãy b: Trong dãy số b, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm bao nhiêu? +Dãy c: Trong dãy số c, mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm bao nhiêu? -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV chữa bài, sau đó hỏi: Trong dãy số trên, dãy số nào là dãy số tròn nghìn, dãy số nào là dãy số tròn trăm, dãy số nào là dãy số tròn chục? -GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các số có 5 chữ số nhưng là số tròn nghìn, tròn trăm, số tròn chục. -Yêu cầu HS cả lớp đọc các dãy số trên. Bài 4: -GV yêu cầu HS tự xếp hình, sau đó chữa bài, tuyên dương những HS xếp hình nhanh. -GV tổ chức thi xếp hình giữa các tổ HS, trong thời gian quy định (2 phút) tổ nào có nhiều bạn xếp hình đúng nhất là tổ thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà làm bài tập ở VBT in và chuẩn bị cho bài tiết sau. -Đọc số và viết số. -HS viết số với trường hợp cho cách đọc và đọc số với trường hợp cho cách viết. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. -HS cả lớp đọc thầm. -Số đứng liền trước số 18 302 là 18 301; Số 18302 bằng số đứng liền trước nó thêm 1 đ/vị. -HS nghe giảng. -Là số 18 303. -HS viết tiếp các số 18 304; 18 305; 18 306; 18 307. -2 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT. b.Là dãy số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ số 32 006. c.Là dãy số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ số 92 999. -Điền số còn thiếu vào các dõy số. +Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000. +Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó thêm 100. +Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó thêm 10. -3 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT. -Theo dõi và trả lời: Dãy số a là dãy số tròn nghìn; Dãy số b là dãy số tròn trăm; Dãy số c là dãy số tròn chục. -Một số HS trả lời trước lớp: VD: 42 000; 34200; 12 340; -HS tự xếp. TẬP ĐỌC ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (Tiết 7). I.Mục tiêu: Kiểm tra học thuọc lòng (yêu cầu như tiết 5). Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ. II.Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Một số tờ giấy khổ to phô tô ô chữ. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2/ KTBC: 3/ Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài. b.Kiểm tra học thuộc lòng: -Tiến hành tương tự như tiết 5 c. Hướng dẫn chơi trò chơi: Ô chữ. -Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 và đọc cả mẫu. -GV nhắc lại yêu cầu: BT cho trước một số ô chữ và chữ điền mẫu: PHÁ CỖ. Nhiệm vụ của các em là phải điền những từ ngữ vào
File đính kèm:
- TUAN 27.doc