Giáo án dạy Khối 3 Tuần 13

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ ĐỊA PHƯƠNG

 DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN

I/. Yêu cầu:

 Nhận biết và sử dụng đúng và một từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương.

 Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm thông qua bài, đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.

II/. Chuẩn bị:

 Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.

 Bảng lớp kẻ sẵn (2 lần) bảng phân loại ở BT1 và các từ ngữ địa phương. (có thể ghi các từ ngữ này vào thẻ thành 3 đến 4 bộ thẻ giống nhau cho HS thi phân loại từ ngữ theo 2 nhóm: từ dùng ở miền Bắc, từ dùng ở miền Nam )

 Bảng phụ ghi đoạn thơ ở BT2.

 Một tờ phiếu khổ to viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở BT3.

 

doc31 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 3 Tuần 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chung giờ học.
-1 học sinh đọc tên bài ; Hàm Nghi.
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
-1 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con. 
- Đổi vở KT chéo.
- HS đọc những chữ hoa có trong bài
- HS đọc	
- Cao 2.5 dòng li. Viết bởi 2 nét.
- Nét 1
- HS đọc	
- Cao 2.5 dòng li. Viết bởi 3 nét.
- Nét 1, nét 2 và 3 là nét thẳng xiên
- HS đọc: ca	
- Cao 2.5 dòng li. Viết bởi 3 nét.
- Nét 1,2
-3 học sinh lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. 
- HS viết : I ( 2 lần )
Ô , K
-học sinh đọc: Ông Ích Khiêm. 
- HS nêu : 1832- 1884 . Quê ở Quãng Nam, là một vị quan nhà Nguyễn, văn võ toàn tài. Con cháu ông sau này nhiều người là liệt sĩ chống Pháp
Ô, K, I.
Tên riêng
-Các chữ Ô, I, K, h, g cao 2li rưỡi, các chữ còn lại cao 1li. 
-HS trả lời: 1 con chữ o.
- iêm
- HS viết bảng con
-2 HS đọc. 
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
Khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm (có ít mà biết dành dụm còn hơn có nhiều nhưng hoang phí ) 
- Các chữ I, ch, p, g cao 2li rưỡi, các chữ còn lại cao 1li. 
-Học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con. 
-Học sinh viết: 
-1 dòng chữ I, cỡ nhỏ.
-2 dòng Ô K cỡ nhỏ.
-2 dòng, Ông Ích Khiêm cỡ nhỏ. 
-5 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. 
- 2 HS thi đua viết nhanh và đẹp
Thứ tư, ngày  tháng  năm 200. 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (tiếp theo)
I/. Yêu cầu:
Kể được tên 1 số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học. 
Nêu hoạt động của các hoạt động trên lớp. 
Tham gia tích cực các hoạt động ở trường phù hợp với sức khoẻ và khả năng của mình. 
II/. Chuẩn bị:
Giấy (khổ to), bút viết cho các nhóm.
Tranh ảnh về các hoạt động của nhà trường được dán vào 1 tấm bìa.
Bảng phụ, phấn màu.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng trả lời kiến thức tiết trước.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ở trường, ngoài những hoạt động học tập trong càc giờ học, các em còn được tham gia nhiều hoạt động khác. Những hoạt động đó được gọi là hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Quan sát theo cặp
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hính 48, 49 SGK, sau đó hỏi và trả lời câu hỏi với bạn.
Bước2 : 
-YC một số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp
-GV bổ sung, hoàn thiện phần hỏi của HS.
Kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS tiểu họ cbao gồm: vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, giúp gia đình thương binh liệt sĩ
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Bước1: HS trong nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau: 
STT
Tên hoạt động.
Ích lợi của hoạt động.
Em phải làm gì để HĐ đó đạt KQ tốt.
1
2
3
4
Bước 2: 
-GV giới thiệu các hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS mà các nhóm vừa đề cập tới bằng hình ảnh, đồng thời bổ sung những hoạt động nhà trường vẫn tổ chức cho các khối lớp trên mà các em chưa được tham gia. 
Bước 3: GV nhận xét về ý thức và thái độ của HS trong lớp khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Khen ngợi những HS tích cực tham gia có ý thức kỉ luật, có tinh thần đồng đội.
4/ Củng cố – dặn dò: 
-GV kết luận và giáo dục:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh, giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp, tăng cường tinh thần đồng đội, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người. 
-Xem bài sau: Không chơi trò chơi nguy hiểm. 
- HS trả lời 1 số câu hỏi.
+ Ở trường, công việc chính của HS là gì?
+ Nói tên môn học mình thích nhất và giải thích vì sao ?
+Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập. 
-HS nhắc lại tựa.
-Quan sát các hình trang 48, 49 SGK và TLCH.
-Một số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp
-Ví dụ: 
+ Bạn cho biết hính 1 thể hiện hoạt động gì ?
+Hoạt động này diễn ra ở đâu ?
+ Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức kĩ luật của các bạn trong hình ?
-HS trong nhóm thảo luận theo bảng trong khoảng 5 phút.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ ĐỊA PHƯƠNG
 DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN
I/. Yêu cầu:
Nhận biết và sử dụng đúng và một từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương. 
Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm thông qua bài, đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn. 
II/. Chuẩn bị:
Bảng từ viết sẵn bài tập trên bảng.
Bảng lớp kẻ sẵn (2 lần) bảng phân loại ở BT1 và các từ ngữ địa phương. (có thể ghi các từ ngữ này vào thẻ thành 3 đến 4 bộ thẻ giống nhau cho HS thi phân loại từ ngữ theo 2 nhóm: từ dùng ở miền Bắc, từ dùng ở miền Nam )
Bảng phụ ghi đoạn thơ ở BT2. 
Một tờ phiếu khổ to viết 5 câu văn có ô trống cần điền ở BT3. 
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu học sinh làm lại bài tập 2, 3 trong tiết Luyện từ và câu trước.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
-Giáo viên ghi tựa bài, nội dung bài. 
-Trong tiết luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được luyện tập 2 kiểu bài. 
-Kiểu 1: Các bài về từ địa phương giúp các em có hiểu biết về 1 số từ ngữ thường được sử dụng ở các miền trên đất nước ta. 
-Kiểu 2: Bài tập điền dấu câu vào ô trống giúp các em sử dụng đúng 2 loại dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 
b.HD làm bài tập:
Bài tập 1: 
-Chọn và xếp các từ ngữ vào bảng phân loại . 
-GV có thể chia lo9p1 thành 2 đội, mỗi đội có 6 HS, đặt tên cho 2 đội là Bắc và Nam. Đội Bắc chọn các từ thường dùng ở miền Bắc, đội Nam chọn các từ thường dùng ở miền Nam. Mỗi từ đúng đạt 10 điểm, mỗi từ sai trừ 1o điểm.
Nhận xét tuyên dương.
Bài tập 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV giới thiệu: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu. Mẹ Nguyễn Thị Suốt là người phụ nữ anh hùng, quê ở Quảng Bình. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, mẹ làm nhiệm vụ đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ. Mẹ đã dũng cảm vượt qua bom đạn đưa hàng nghìn chuyến đò chở cán bộ qua sông an toàn.
-YC HS ngồi cạnh nhau thảo luận cùng làm bài.
-Nhận xét và đưa ra đáp an đúng.
Bài tập 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Bài tập YC chúng ta làm gì?
-Dấu chấm than thường được sử dụng trong các câu thể hiện tình cảm, dấu chấm hỏi dùng ở cuối câu hỏi. Muốn làm bài đúng em phải đọc thật kĩ câu văn có dấu cần điền.
-GV dán bảng tờ phiếu ghi 5 câu văn có ô trống cần điền.
-YC HS làm bài.
-Nhận xét, sửa bài và ghi điểm HS.
4: Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập 1 và 2 để củng cố hiểu biết về từ địa phương ở các miền đất nước. 
-2 học sinh lên bảng.
-HS làm bài tập 3
-Chọn từ ngữ ở 2 cột để ghép thành câu. 
+ Những ruộng lúa cấy sớm đã trổ bông. 
+ Những chú voi thắng cuộc huơ vòi chào khán giả. 
+ Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh. 
+ Con thuyền cắm cờ đỏ lao băng băng trên sông. 
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-HS đọc yêu cầu của bài 
-Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp, giải vào nháp. 
-2 HS lên bảng giải. 
+Từ dùng ở miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan. 
+ Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm. 
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS đọc từng dòng thơ trao đổi theo cặp để tìm từ cùng nghĩa, viết kết quả vào giấy nháp 
-5 HS đọc lại kết quả để củng cố, ghi nhớ các cặp từ cùng nghĩa. 
-1 HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã thay thế các từ địa phương bằng các từ cùng nghĩa. 
-Cả lớp làm vào vở.
-1 em lên sửa bài + nhận xét. 
-gan chi/ gan gì, gan rứa / gan thế, 
mẹ nờ / mẹ à. 
chờ chi / chờ gì, tàu bay hắn / tàu bay nó, tui / tôi. 
-HS đoc yêu cầu của bài. 
-Điền dấu câu vào mỗi ô trống.
-Nghe giảng.
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn Cá heo ở vùng biển Trường Sa. 
-HS làm bài cá nhân.
-1 HS lên bảng điền dấu câu vào ô trống. Cả lớp sửa bài trong vở. 
*Đáp án:
+ Một người kêu lên: Cá heo! 
+Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: A! cá heo nhảy múa đẹp quá!
+ Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé!
TOÁN
BẢNG NHÂN 9
I/. Yêu cầu:
Thành lập bảng nhân 9 (9 nhân với 1, 2, 3. . . . ) và học thuộc lòng bảng nhân này.
Áp dụng bảng nhân 9 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
Thực hành đếm thêm 9.
II/. Chuẩn bị:
10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 9 hình tròn hoặc 9 hình tam giác, 9 hình vuông.
Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 9 (không ghi kết quả của phép nhân).
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài tập về nhà của tiết trước.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
-Trong giờ học này chúng ta sẽ học bảng nhân tiếp theo của bảng nhân 8 đó là bảng nhân 9. Giáo viên ghi tựa bài. 
b. Hướng dẫn thành lập bảng nhân 9:
-Gắn 1 tấm bìa có 9 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn ?
? 9 hình tròn được lấy mấy lần?
? 9 được lấy mấy lần ?
-9 được lấy một lần nên ta lập được phép nhân 9 x 1 = 9 ( ghi lên bảng ).
-Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 9 hình tròn, vậy 9 hình tròn được lấy mấy lần ?
? 9 hình tròn được lấy mấy lần?
-Lập phép tính tương ứng với 9 được lấy 2 lần. 
-9 nhân 2 bằng mấy ?
-Vì sao biết 9 nhân 2 bằng 18 (hãy chuyển phép nhân 9 x 2 thành phép cộng tương ứng. 
- Hướng dẫn học sinh lập phép tính 9 x 3 = 27.
?Em nào tìm được kết quả của phép tính 9 x 4. 
Cách 1: Giáo viên hướng dẫn cách tìm cho học sinh bằng cách viết tích thành tổng có các số hạng bằng nhau, từ đó hướng dẫn học sinh tính tổng để tìm tích .
Cách 2: Hoặc phép tính 9 x 3 cộng thêm 9.
-Yêu cầu cả lớp tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 9 và viết vào phần học. 
Giáo viên: Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân 9. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số 9, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, 4, 5. . . . 10. 
-Yêu cầu học sinh đọc bảng nhân 9 vừa lập được, sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này. 
-Xoá dần bảng cho học sinh đọc thuộc lòng.
-Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng.
c. Luyện tập thực hành
Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài của nhau. 
Bài 2: 
-HD HS cách tính rồi YC HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng, HS lớp làm bài vào vở.
-Giáo viên chữa bài, nhận xét và ghi điểm. 
Bài 3: 
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-YC HS cả lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng lớp .
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4: Bài tóan yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
-Tiếp sau số 9 là số nào?
-9 cộng thêm mấy thì bằng 18 ?
-Tiếp sau số 18 là số nào ? Làm như thế nào để được số 27. 
-Giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 9. Hoặc số sau trừ đi 9. 
-Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho học sinh đọc xuôi đọc ngược dãy số vừa tìm được.
 4/ Củng cố: 
-Yêu cầu học sinh đọc lại bảng nhân 9
5/ Nhận xét dặn dò: 
-Về nhà nhớ học thuộc bảng nhân 9 cả đọc xuôi lẫn đọc ngược lại. 
-Giáo viên nhận xét chung giờ học.
-2 HS thực hiện YC.
-Học sinh nghe giới thiệu.
-Quan sát hoạt động của giáo viên và trả lời.
-Có 9 hình tròn.
-9 hình tròn được lấy 1 lần.
-9 được lấy 1 lần.
-Học sinh đọc phép nhân: 9 nhân 1 bằng 9.
-Quan sát thao tác của giáo viên và trả lời.
-Hình tròn được lấy 2 lần.
-9 được lấy 2 lần.
-Đó là phép tính 9 x 2.
-9 nhân 2 bằng 18.
-Vì 9 x 2 = 9 + 9 mà 9 + 9 = 18 nên 9 x 2=18.
-9 x 4 = 9 + 9 + 9 + 9 = 36.
-8 học sinh lần lượt lên bảng viết kết quả các phép nhân còn lại trong bảng nhân 9.
-Nghe giảng.
-Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 2 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
-Đọc bảng nhân.
-Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
-Làm bài và kiểm tra bài làm của bạn.
-Tính lần lượt từ trái sang phải:
a/ 9 x 6 + 17 = 54 + 17
 = 71
 9 x 3 x 2 = 27 x 2
 = 54
b/ Tính tương tự a.
-1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt:
1 tổ: 9 bạn
4 tổ: ? bạn
Bài giải:
Lớp 3B có số HS là:
9 x 4 = 36 (bạn)
 Đáp số: 36 bạn
-Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào ô trống. 
-Số đầu tiên trong dãy này là số 9
-Tiếp sau số 9 là số 18
-9 cộng thêm 9 bằng 18
-Tiếp sau số 18 là số 27
-Lấy 18 cộng thêm 9 bằng 27
-Nghe giảng
-Lớp làm bài tập 
-Một số học sinh đọc thuộc lòng theu yêu cầu.
TẬP ĐỌC 
CỬA TÙNG 
I/. Yêu cầu:
Chú ý các từ ngữ: lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng, nước biển, xanh lơ, mênh mông,
Đọc đúng bài văn miêu tả với giọng nhẹ nhàng, thông thả, thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của Cửa Tùng.
Biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim,
Nắm được nội dung bài: Tả vể đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. 
II/. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ về Cửa Tùng.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Vàm Cỏ Đông.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
Trên khắp miền đất nước ta có nhiều cửa biển đẹp. Cửa Tùng là một cửa biển rất đẹp của miền Trung. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy Cửa Tùng có vẻ đăïc biệt như thế nào.
 -GV ghi tựa 
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
* Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu 1 lần toàn bài với giọng thong thả, nhẹ nhàng.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ địa phương.
* Hướng dẫn đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó.
* Hướng dẫn học sinh chia đọan: 3 đọan mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. 
* Hướng dẫn học sinh đọc từng đọan trước lớp.
-Giải nghĩa từ khó. 
+ Học sinh quan sát .
+ Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
-Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp. 
-1 HS đọc đoạn 1.
+ Cửa Tùng ở đâu ?
Bến Hải: Sông ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là nơi phân chia 2 miền Nam Bắc. Từ năm 1954 đến năm 1975. Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải.
+ Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp ?. 
-YC HS đọc đoạn 2.
+Em hiểu thế nào là: “Bà chúa của các bãi tắm?”
+Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? 
+ Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì?
-Hình ảnh so sánh trên làm tăng vẻ đẹp duyên dáng, hấp dẫn của Cửa Tùng. 
-Hãy phát biểu càm nghĩ của em về Cửa Tùng?
 *Luyện đọc lại: 
-GV đọc diễn cảm đoạn 2.
-Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn . 
-Nhận xét ghi điểm.
4.Củng cố – Dặn dò: 
-Nêu lại nội dung bài.
-GDTT HS phải yêu thiên nhiên của nước ta.
-Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. 
-3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu. 
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-Theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.(2 lượt)
-Đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-Dùng bút chì đánh dấu phân đọan. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và giữa các cụm từ. 
- Học sinh đọc chú giải.
-Mỗi nhóm 3 học sinh lần lượt đọc. 
-2 nhóm thi đọc tiếp nối.
-Đọc đồng thanh theo yêu cầu của giáo viên.
-1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.
-1 học sinh đọc đọan 1 trước lớp. 
-Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải chảy ra biển.
-Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi 
-HS đọc đoạn 2 + TLCH.
-Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm 
-Thay đổi 3 lần trong một ngày: 
+ Bình minh: Mặt trời đỏ ối như chiếc thau đồng chiếu xuống mặt biển làm cho nước biển nhuộm màu hồng nhạt. 
+ Buổi trưa: Nước biển màu xanh lơ. 
+ Chiều tà: Nước biển đổi màu xanh lục. 
-Chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển. 
- 3 đến 5 HS nói trước lớp.
-Cửa Tùng là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
-Vài HS thi đọc đoạn văn.
-3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
-1 HS đọc cả bài.
-Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
-1 HS nói lại nội dung của bài: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
Thứ năm, ngày  tháng năm 200... 
THỂ DỤC : BÀI 22.
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. 
Trò chơi “Đua ngựa”
I/. Yêu cầu:
Ôn bài thể dục phát triển chung đã học. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. 
Học trò chơi “ Đua ngựa “. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi 
II/. Chuẩn bị:
Địa điểm: Sân trường, còi, vẽ sẵn vạch cho trò chơi đua ngựa. 
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
-Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập: 1 phút.
-Trò chơi “Chẵn lẻ”: 2 – 3 phút. Nhửng em bị thừa sẽ phải thực hiện động tác đi như “Con vịt” 3 - 4m. Cách con vịt đi: HS ngồi xổm, tiếp xúc đất bằng cả hai bàn chân và tiến về phía trước.
2.Phần cơ bản:
-Ôn tập 8 động tác đã học của bài TD PTC.
-Lần đầu GV hô theo nhịp cho HS tập qua 1 lượt. Sau đó giao nhiệm vụ cho cán sự lớp HD hô cho lớp tập luyện.
-Lớp tập theo đội hình hàng ngang.
-Chi nhóm tập luyện: Ôn tập bài TD PTC. GV HD sửa sai cho HS.
-Cho HS thi đua biểu diễn bài TD.
-Nhận xét tuyên dương.
- Trò chơi “Đua ngựa”.YC chơi chủ động.
3.Phần kết thúc:
-Tập một số ĐT hồi tĩnh, sau đó hát và vỗ ta

File đính kèm:

  • docTUAN 13.doc
Giáo án liên quan