Giáo án dạy Khối 2 Tuần 30

Tập viết. Tiết 30: Chữ hoa: M (kiểu 2)

I. Mục đích yêu cầu:

- Viết đúng chữ hoa: M- kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Mắt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Mắt sáng như sao (3 lần)

II. Đồ dùng dạy học:

- Chữ hoa M đặt trong khung chữ mẫu , có đủ các đường kẻ và đánh số các dòng kẻ

- Bảng kẻ sẵn viết cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao

- Vở tập viết.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 2 Tuần 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g học sinh .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 :Hướng dẫn kể chuyện (15 phút)
* Kể lại từng đoạn truyện theo tranh .
Bước 1: Kể trong nhóm.
 -Giáo viên chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung của một bức tranh trong nhóm .
Bước 2: Kể trước lớp .
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể trước lớp.
-Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung.
-Cho điểm các học sinh kể tốt.
-Nếu khi kể , học sinh còn lúng túng giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi cụ thể.
b. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện (10 phút) (Dành cho HS khá, giỏi)
-Yêu cầu học sinh tham gia thi kể .
-Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 
-Giáo viên nhận xét , tuyên dương cho điểm các nhóm kể tốt.
c. Hoạt động 3: Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ(8 phút) 
-Gọi 1 học sinh khá kể mẫu , sau đó gọi 1 số em lên kể..
-Nhận xét , cho điểm từng học sinh .
4. Củng cố, dặn dò:
-Qua câu chuyện , em học tập bạn Tộ đức tính gì? 
-Nhận xét tiết học .
-Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
-3 em. 
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Tập kể chuyện trong nhóm . Khi em này kể, các em khác lắng nghe để nhận xét góp ý và bổ sung cho bạn .
-Mỗi nhóm 2 em lên kể .
-Nhận xét bạn kể sau khi câu chuyện được kể lần 1.
-Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
-Kể theo trả lời .
-Mỗi lượt 3 em thi kể, mỗi em kể 1 đoạn .
-2 em học khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
-1 em học khá ( giỏi) kể mẫu.
-3 đến 5 em được kể.
...................................................................................................
Thứ tư ngày tháng năm 201
Toán. Tiết 148: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học.
- Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Thước kẻ học sinh có vạch chia xăngtimét.
- Hình vẽ bài tập 4.
III. Hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
1cm = .... mm 1000mm = .... m
1m = .... mm 10mm = .... cm
5cm = .... mm 3cm = .... mm
-Giáo viên sửa bài và ghi điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập (30 phút).
Bài 1: 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Giáo viên hỏi :
+Các phép tính trong bài tập là những phép tính như thế nào? 
+Khi thực hiện phép tính với các số đo ta làm thế nào.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm học sinh .
Bài 2:
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài . 
-Vẽ sơ đồ đường đi cần tìm độ dài lên bảng.
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài.
-Chữa bài, đưa ra kết quả đúng và cho điểm học sinh :
Bài giải
Người đó đã đi số kilômét là:
18 + 12 = 30 (km)
Đáp số: 30 km.
Bài 4: 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi của một hình tam giác, sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Chữa bài, đưa ra kết quả đúng và cho điểm học sinh :
Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
3 + 4 + 5 = 12(cm)
Đáp số:12 cm.
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
-Dặn về chuẩn bị bài sau.
-2 em.
-Cả lớp làm vào giấy nháp.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-1 em nêu yêu cầu của bài.
-Một em trả lời .
-2 em lên bảng , dưới lớp làm bài vào vở bài tập . 
-Nhận xét sửa bài.
-1 em nêu đề bài. 
-Quan sát sơ đồ.
-2 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập . 
-Đổi vở sửa bài .
- Nhắc lại cách làm và làm bài vào vở.
-Tự sửa vào vở bài tập .
...................................................................................................
Tập đọc. Tiết 90: Cháu nhớ Bác Hồ
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí; bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu được ND: Tinhg cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. (trả lời được CH1,3,4; thuộc 6 dòng thơ cuối)
- HS khá: thuộc được cả bài thơ, trả lời được CH2.
II. Đồ dùng dạy và học: 
- Tranh minh họa bài tập đọc phóng to .
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
+Khi Bác Hồ đến thăm , tình cảm của các em nhỏnhư thế nào ?
+Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ?
+Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác cho ?
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút) 
* Đọc mẫu 
-Giáo viên đọc mẫu .
 - Yêu cầu học sinh đọc lại .
* Luyện phát âm
-Yêu cầu học sinh tìm những từ cần chú ý phát âm giáo viên ghi lên bảng : 
-Giáo viên đọc mẫu các từ này sau đó gọi học sinh đọc lại.
-Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
-Giáo viên nghe chỉnh sửa lỗi cho học sinh . 
* Luyện đọc đoạn.
-Bài này có thể chia làm mấy đoạn? Các đoạn phân chia như thế nào ? (Chia làm 2đoạn :
-Hướng dẫn học sinh ngắt giọng các câu thơ khó:
-Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc bài thơ trước lớp
-Tổ chức cho học sinh luyện đọc bài theo nhóm nhỏ . Mỗi nhóm có 4 học sinh .
-Giáo viên theo dõi uốn nắn .
* Thi đọc giữa các nhóm 
-Tổ chức cho học sinh thi đọc từng đoạn thơ , đọc cả bài .
-Giáo viên và các em khác nhận xét .
* Đọc đồng thanh 
-Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài.
-Giáo viên chuyển ý sang tìm hiểu bài .
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10 phút)
-Gọi học sinh đọc toàn bài và phần chú giải . 
- GV nêu các câu hỏi trong sgk.
-Vì sao bạn nhỏ phải “cất thầm” ảnh Bác? (Dành cho HS khá, giỏi).
 -Giáo viên kể chuyện : “Bức tranh cụ già ngồi câu
cá.” Cho học sinh nghe.
c. Hoạt động3 : Học thuộc lòng (5 phút)
-Giáo viên tổ chức cho học sinh học thuộc lòng từng đoạn.
-Giáo viên xoá dần từng dòng chỉ để lại chữ đầu dòng.
-Gọi học sinh nối tiếp nhau học thuộc lòng bài.
-Giáo viên và học sinh nhận xét , tuyên dương và cho điểm học sinh.
4. Củng cố, dặn dò:
-Gọi 1 học sinh đọc hết cả bài thơ.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Về học bài và chuẩn bị bài sau .
-3 em. 
-Lắng nghe và đọc đề bài.
 -Theo dõi và đọc thầm theo.
-1 em học khá đọc mẫu 2 lần , cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa . 
-Tìm từ và đọc .
-5 đến 7 em đọc cá nhân , đọc theo tổ , đọc đồng thanh .
-Đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
-1số em trả lời , dưới lớp dùng bút chì gạch chéo (/) để phân đoạn bài tập đọc.
-Luyện ngắt giọng các câu khó.
 -Nối tiếp nhau đọc hết bài.
-Lần lượt từng em đọc trong nhóm . Mỗi em đọc 1 đoạn cho đến hết bài , các em khác theo dõi chỉnh sửa cho bạn .
-Mỗi nhóm cử 2 em đọc, các em khác chú ý theo dõi , nhận xét bài bạn .
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
-1 em đọc . Lớp theo dõi sách giáo khoa .
-1 vài em trả lời.
-1 số em trả lời .
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-Mỗi đoạn 1 em đọc, cả lớp đọc đồng thanh, đọc thầm.
-6 em nối tiếp nhau đọc bài.
-1 em đọc bài thơ.
...................................................................................................
Tập viết. Tiết 30: Chữ hoa: M (kiểu 2)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Viết đúng chữ hoa: M- kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Mắt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Mắt sáng như sao (3 lần)
II. Đồ dùng dạy học:
- Chữ hoa M đặt trong khung chữ mẫu , có đủ các đường kẻ và đánh số các dòng kẻ
- Bảng kẻ sẵn viết cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao
- Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Gọi học sinh viết chữ Y cụm từ ứng dụng: Yêu luỹ tre làng.
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa (7 phút)
* Quan sát số nét ,quy trình viết chữ M.
-Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn chữ M.
-Yêu cầu học sinh quan sát chữ M và hỏi :
+Chữ M hoa cao mấy li ? 
+Chữ M hoa gồm mấy nét ? Là những nét nào? 
-Giảng quy trình viết chữ M hoa ,vừa giảng vừa tô trong khung chữ :
 -Giảng quy trình viết chữ M hoa ,vừa giảng vừa viết mẫu trong khung chữ .
-Yêu cầu học sinh nêu cách viết .
* Viết bảng 
-Yêu cầu học sinh luyện viết chữ M hoa trong không trung , sau đó viết vào bảng con .
-Giáo viên nhận xét sửa lỗi cho từng học sinh .
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng (7 phút).
* Giới thiệu cụm từ 
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng : Mắt sáng như sao
-Giáo viên giảng từ : Mắt sáng như sao 
* Quan sát và nhận xét
 -Cụm từ có mấy chữ ? là những chữ nào ?.
-Nêu chiều cao các chữ trong cụm từ. 
-Khi viết chữ Mắt ta viết nét nối giữa chữ M và ă như thế nào? 
-Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ? 
-Khoảng cách giữa các chữ như thế nào? 
-Yêu cầu học sinh viết chữ Mắt vào bảng con.
-Giáo viên nhận xét uốn nắn sửa cho từng học sinh .
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết bài vào vở (18 phút). 
-Hướng dẫn học sinh viết bài lần lượt vào vở tập viết:
-Giáo viên theo dõi uốn nắn .
-Thu và chấm 10 bài .
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những em viết bài đẹp và sạch.
-Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài trong vở .
-2 em.
-Cả lớp viết vào vở nháp.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Cả lớp quan sát và trả lời câu hỏi.
-Nghe và ghi nhớ.
-2 em nhắc lại.
-2 em lên bảng viết, lớp vào bảng con viết.
-1 em đọc cụm từ.
-Chú ý nghe và ghi nhớ. 
-Quan sát và trả lời .
-Viết vào bảng con.
-Viết theo yêu cầu.
...................................................................................................
Tự nhiên và xã hội. Tiết 30: Nhận biết cây cối và các con vật
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên một số cây, con vật sống tvrên cạn, dưới nước.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
- HS khá: Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa) và các con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình vẽ trong sách giáo khoa trang 62 và 63.
- Sưu tầm tranh ảnh cây cối và các con vật .
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
+Nói tên và nêu ích lợi của 1 số con vật sống dưới nước ?
+Kể tên các con vật sống ở dưới nước ngọt và các con vật sống ở nước mặn ?
-Giáo viên nhận xét , ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa (20 phút) 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh trang 62và 63 và thảo luận và trả lời câu hỏi :
 +Hãy chỉ ra và nói : Cây nào sống trên cạn, cây nào sống dưới nước , cây nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước? 
 +Con vật nào sống trên cạn, con vật nào sống dưới nước, con vật nào bay lượn trên không ?
Bước 2: Làm việc theo lớp.
-Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp .
-Giáo viên nhận xét , kết luận .
b. Hoạt động 2: Triển lãm (10 phút)
-Giáo viên chia lớp 6 nhóm dán vào giấy tranh ảnh mà nhóm mình sưu tầm được.
-Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình , cử đại diện trình bày . 
-Giáo viên và các nhóm khác nhận xét tuyên dương 
4. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương 1 số em sưu tầm được nhiều tranh ảnh các con vật sống trên cạn , dưới nước và trên không.
-Về học bài và sưu tầm thêm một số tranh ảnh về loài vật và cây cối sống dưới nước, trên cạn, trên không.
-2 em.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu .
-Kết quả quan sát thư kí ghi vào các bảng theo yêu cầu.
-Các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. 
-Thực hiện theo nhóm .Các nhóm tự trình bày
-Trình bày theo yêu cầu của giáo viên.
...................................................................................................
Thứ năm ngày tháng năm 201
Toán. Tiết 149: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
I. Mục tiêu: 
- Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơ vị và ngược lại.
II. Đồ dùng dạy và học: 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung của bài tập 1,3.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
220, 221, ..., ..., 224, ..., ..., ..., 228, 229.
551,552 , ..., ..., ..., ..., ..., ..., 228, 229, ....
991, ..., ..., ..., 224, 995, ..., ..., ....,....,1000.
-Giáo viên nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động1: Hướng dẫn viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị (10 phút).
-Viết lên bảng số 375 và hỏi: Số 375 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? 
-Dựa vào việc phân tích số 375 thành các trăm, chục, đơn vị như trên , ta có thể viết số này thành tổng như sau: 375 = 300 + 70 + 5.
-Việc viết số 375 thành tổng các trăm, chục , đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm , chục, đơn vị.
-Yêu cầu học sinh phân tích số 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
-Nêu số 820, 703, 450, 707, 803 và yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện phân tích số.
-Với các số có hàng chục là 0 , ta không viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành (20 phút)
Bài 1 ,2 :
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó gọi 2 em lên bảng. 
-Yêu cầu cả lớp đọc các tổng vừa viết được.
-Yêu cầu các em khác nhận xét bài làm của bạn 
-Giáo viên nhận xét tuyên dương
Bài 3:
-Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tổng tương ứng với số.
-Viết lên bảng số 975 và yêu cầu học sinh phân tích số này thành tổng các trăm , chục, đơn vị. 
-Khi đó ta nối số 975 với tổng 900 + 70 + 5.
-Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại của bài.
-Giáo viên nhận xét , đưa ra đáp án đúng , cho điểm học sinh .
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học , tuyên dương những em học tốt. 
-Yêu cầu học sinh ôn lại cách đọc , viết, và phân tích số 3 chữ số thành tổng các trăm , chục, đơn vị.
-Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
-3 em
 Cả lớp làm vào vở nháp.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-1 em trả lời .
-Theo dõi và ghi nhớ.
-1 số em trả lời.
-Phân tích số và ghi vào vở nháp, 3 em lên bảng viết.
-5 em lên bảng , cả lớp làm vào vở nháp..
-Nghe và ghi nhớ.
-1 em nêu yêu cầu của bài.
-2 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào sách sau đó đổi chéo để sửa bài.
-1 số em đọc.
-1 vài em nhận xét.
-Nghe và ghi nhớ.
-1 số em trả lời . 
-2 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở.
-Đổi chéo vở để sửa bài lẫn nhau.
...................................................................................................
Luyện từ và câu. Tiết 30: Từ ngữ về Bác Hồ
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu được môt số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ (BT1); biết đặt câu với từ vừa tìm được ở BT1 (BT2).
- Ghi lại được hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn (BT3).
II. Đồ dùng dạy và học: 
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa .
- Bút dạ và 4 tờ giấy to.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Gọi học sinh lên nêu các bộ phận của cây ăn quả.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm từ ngữ (15 phút) 
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1 và phần mẫu.
-Chia lớp thành 8 nhóm, phát giấy bút để các em thảo luận.
-Sau 5 phút thảo luận , gọi các nhóm lên trình bày kết quả hoạt động.
-Giáo viên tổng kết và tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ đúng , hay.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn đặt câu (15 phút)
-Gọi học sinh đọc đề bài tập 2.
-Yêu cầu học sinh đặt câu dựa vào các từ vừa tìm ở bài tập 1. Không nhất thiết phải là Bác Hồ với thiếu nhi mà có thể đặt câu nói về các mối quan hệ khác.
-Gọi một số học sinh đọc câu mình mới tìm được.
-Giáo viên nhận xét tuyên dương, cho điểm học sinh.
-Gọi học sinh đọc đề bài tập 3.
-Treo tranh , yêu cầu học sinh quan sát và tự đặt câu nói về nội dung của bức tranh.
-Yêu cầu học sinh lên làm bài.
-Nhận xét , chữa bài và cho điểm học sinh .
-Giáo viên có thể ghi lên bảng các câu hay:
4. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học .
-Về học bài và hoàn thành bài tập số 3 ở vở bài tập.
-3 em. 
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-2 em đọc .
-Chia nhóm theo yêu cầu.
-Làm việc theo nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
-Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Nghe và ghi nhớ.
-1 em đọc .
- Đặt câu vào vở nháp.
-1 số em nối tiếp nhau đọc câu của mình .
-1 em đọc . 
-Quan sát tranh trên bảng.
-Làm bài cá nhân.
-Nghe và ghi nhớ.
...................................................................................................
Thủ công. Tiết 30: Làm vòng đeo tay (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách làm vòng đeo tay.
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
- HS khá: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.
II. Đồ dùng dạy và học: 
- Mẫu vòng đeo tay bằng giấy .
- Giấy thủ công , kéo , hồ dán .
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Kiểm tra chuẩn bị đồ dùng của học sinh phục vụ tiết thủ công .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Thực hành làm vòng đeo tay (30 phút) 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước :
+Bước 1 :Cắt thành các nan giấy .
+Bước 2 :Dán nối các nan giấy .
+Bước 3 :Gấp các nan giấy .
+Bước 4 :Hoàn chỉnh vòng đeo tay .
-Giáo viên nhận xét tuyên dương 
-Tổ chức cho học sinh thực hành :
+Yêu cầu học sinh lên bảng làm lại các bước .
+Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm .
-Yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm .
4. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương những em làm tốt .
-Về tập làm lại cho đẹp hơn và chuẩn bị cho bài sau .
-Cả lớp phải đầy đủ đồ dùng phục vụ tiết học .
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Một số em nhắc lại.
-1 em làm , các em khác theo dõi , nhận xét bạn làm .
-Làm việc theo nhóm .
-Trình bày .
...................................................................................................
Đạo đức. Tiết 30: Bảo vệ loài vật có ích (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
- HS khá: Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy và học:
- Phiếu thảo luận nhóm .
- Mỗi học sinh chuẩn bị tranh ảnh về một con vật mà em biết .
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
+Đối với người khuyết tật em phải làm gì ?
+Giúp đỡ người khuyết tật là trách nhiệm cuả những ai ?
3.Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 :Phân tích tình huống (10 phút) 
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống sau có thể làm : 
-Trong các cách cách nào là tốt nhất ? Vì sao ? 
èKết luận : Đối với các loài vật có ích , các em nên yêu thương và bảo vệ chúng , không trêu chọc hoặc đánh đập chúng .
b. Hoạt động 2 : Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật (10 phút)
-Yêu cầu học sinh giới thiệu với cả lớp về con vật mà em đã chọn bằng cách cho cả lớp xem tranh hoặc ảnh về con vật đó , giới thiệu tên , nơi sinh sống , lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng .
c. Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (10 phút)
-Yêu cầu học sinh sử dụng tấm bìa vẽ khuôn mặt mếu (sai) và khuôn mặt cười ( đúng ) để nhận xét hành vi của các bạn học sinh trong mỗi tính huống .
-Các tình huống :
4. Củng cố, dặn dò:
-Đối với loài vật có ích chúng ta phải làm gì ?
-Nhận xét tiết học , tuyên dương một số em .
-Dặn học sinh về chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
-2 em. 
-Lớp suy nghĩ và 1 số em nêu các cách ứng xử .
-Nêu cách ứng xử tốt nhất.
-Một số em trình bày trước lớp . Sau mỗi lần bạn trình bày cả lớp đóng góp thêm những hiểu biết khác về con vật đó .
-Nghe giáo viên phổ biến cách chơi và nêu tình huống. Các em nhận xét bằng cách giơ tấm bìa , sau đó giải thích vì sao lại đồng ý với hành động của bạn học sinh trong tình huống đó 
-Một số em trả lời .
...................................................................................................
Thứ sáu ngày tháng năm 2014
Toán. Tiết 150: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu: 
- Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các s

File đính kèm:

  • docTUAN 30x.doc