Giáo án dạy Khối 2 Tuần 26

Tập viết. Tiết 26: Chữ hoa: X

I. Mục đích yêu cầu:

- Viết đúng chữ hoa X (1 dòng cở vừa, 1 dòng cở nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng: Xuôi (1 dòng cở vừa, 1 dòng cở nhỏ), Xuôi chèo mát mái (3 lần).

II. Đồ dùng dạy học:

- Chữ hoa X đặt trong khung chữ mẫu , có đủ các đường kẻ và đánh số các dòng kẻ.

- Bảng kẻ sẵn viết cụm từ ứng dụng: Xuôi chèo mát mái.

- Vở tập viết.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Khối 2 Tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đọc lại đoạn chép .
-Giáo viên hỏi :
* Hướng dẫn cách trình bày 
+Câu chuyện có mấy câu? (Có 5 câu ).
+Trong bài có những chữ nào phải viết hoa ? 
* Hướng dẫn viết từ khó
-Hãy tìm trong bài các chữ bắt đầu bởi âm s, ng, m... 
-Yêu cầu học sinh viết những từ trên.
-Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
* Viết bài 
-Giáo viên treo bảng phụ , yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài.
e.Soát lỗi 
-Đọc lại bài , dừng lại và phân tích các từ khó cho học sinh soát lỗi.
* Chấm bài 
Thu và chấm 1 số bài , nhận xét tuyên dương
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập ( 10 phút) 
-Gọi học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh làm bài .
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn làm trên bảng lớp.
-Giáo viên nhận xét tuyên dương .
c. Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học , tuyên dương 1 số em viết đẹp.
-Về viết lại lỗi chính tả .
-Hát.
-3 em 
-Lớp viết vào bảng con .
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-2 em đọc. Các em khác theo dõi .
-Một số em trả lời .
-Một số em trả lời .
-Tìm và nêu các từ khó .
-2 em lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con.
-Cả lớp chép bài .
-Cả lớp soát lỗi .
-1 em đọc .
-2 em lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở bài tập.
-1 vài em nhận xét bài bạn và chữa lại nếu sai .
...................................................................................................
Kể chuyện. Tiết 26: Tôm Càng và Cá Con
I. Mục đích yêu cầu: 
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá: Biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa trong sách giáo khoa .
- Bảng phụ ghi sẵn các câu gợi ý.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
+2 em , mỗi em kể 1 đoạn nối tiếp đến hết câu chuyện : Sơn Tinh, Thủy Tinh.
-Giáo viên nhận xét , ghi điểm , tuyên dương.
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 :Kể lại từng đoạn truyện ( 20 phút)
Bước 1: Kể trong nhóm.
-Giáoviên chia nhóm , yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung bức tranh trong nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp .
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
-Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung.
-Yêu cầu học sinh kể 2 lần.
-Nếu học sinh kể còn lúng túng giáo viên có thể gợi ý:
b. Hoạt động 2 :Kể lại câu chuyện theo vai (10 phút)
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ . Mỗi nhóm có 3 học sinh và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại truyện theo vai.
-Tổ chức cho các nhóm thi kể . 
-Giáo viên nhận xét , tuyên dương các nhóm kể tốt
c. Hoạt động nối tiếp:
-Giáo viên nhận xét tiết học .
-Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
-Hát.
-2 em. 
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Tập kể chuyện trong nhóm , mỗi em kể một lần , các bạn khác nghe , nhận xét và sửa cho bạn.
-Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi em kể 1 đoạn.
-Nhận xét các tiêu chí đã nêu.Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
-8 em kể trước lớp.
-Mỗi nhóm 3 em lên kể, tự nhận vai :Người dẫn chuyện, vai Tôm Càng, vai Cá Con.
-Mỗi nhóm kể 1 lần.
-Nhận xét bạn kể.
...................................................................................................
Thứ tư ngày 5 tháng 3 năm 2014
Toán. Tiết 128: Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Biết cách tìm số bị chia.
- Nhận biết số bị chia, số chia, thương.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học: 
Vẽ hình bài tập 3 lên bảng.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
Tìm x : x : 4 = 2
 x : 3 = 6
-Giáo viên sửa bài và ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập ( 30 phút) 
Bài 1 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Yêu cầu học sinh giải thích : 
-Chữa bài và cho điểm học sinh .
Bài 2 
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài . 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ và số bị chia chưa biết.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài . 
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng.
 -Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng .
Bài 3 
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài . 
-Số cần điền vào ô trống ở những vị trí của thành phần nào trong phép chia? (Số cần điền là số bị chia hoặc thương trong phép chia ).
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng:
Bài 4 
-Yêu cầu học sinh dọc đề bài .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Nhận xét đưa ra đáp án đúng và cho điểm học sinh .
Giải
Số lít dầu có tất cả là :
3 x 6 = 18 ( lít )
 Đáp số : 18 lít.
b. Hoạt động nói tiếp:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết.
-Dặn về chuẩn bị bài sau.
-Hát. 
-2 em. 
 -Cả lớp làm vào giấy nháp.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-1 em nêu . 
-3 em lên bảng làm bài . Cả lớp làm vào sách.
-Một số em giải thích .
-1 em nêu yêu cầu của bài.
-2 em nhắc lại.
-3 em lên bảng , dưới lớp làm bài vào vở bài tập . 
-1 em nêu yêu cầu của bài. 
-Trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
-1 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở bài tập . 
-Tự sửa bài của mình nếu sai. 
-1 em đọc đề bài.
-1 em lên bảng , cả lớp làm vào vở bài tập .
-Đổi vở sửa bài .
...................................................................................................
Tập đọc. Tiết 78: Sông Hương
I. Mục đích yêu cầu:
- Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu và cụm từ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài.
- Hiểu ND: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương. (trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy và học :
- Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa .
- Một vài cảnh đẹp ở Huế và bản đồ Việt Nam.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
+Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông ? 
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc ( 15 phút)
* Đọc mẫu 
-Giáo viên đọc mẫu lần 1 , chú ý đọc chậm rõ ràng.
-Yêu cầu học sinh đọc lại bài.
* Luyện phát âm
-Yêu cầu học sinh tìm các từ khó , dễ lẫn khi đọc bài . 
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu , nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến .
 -Theo dõi uốn nắn, nhận xét tuyên dương.
* Luyện đọc đoạn 
-Bài này có thể chia làm mấy đoạn? Các đoạn phân chia như thế nào ? ( Chia làm 3 đoạn :
-Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn , tìm cách ngắt giọng các câu dài. 
-Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc theo đoạn, đọc từ đầu đến hết bài.
-Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
* Thi đọc 
-Hướng dẫn thi đọc : phát âm đúng , đọc lưu loát , ngắt giọng đúng trong bài. .. 
-Tổ chức cho các nhóm học sinh thi đọc .
-Giáo viên nhận xét cho điểm .
* Đọc đồng thanh 
-Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
-Giáo viên chuyển ý sang tìm hiểu bài
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài ( 10 phút)
-Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải.
- GV nêu câu hỏi trong SGK.
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (10phút)
- GV hướng dẫn, tổ chức cho HS đọc diễn cảm lại bài.
d. Hoạt động nói tiếp:
-Gọi học sinh đọc lại bài tập đọc.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau .
-Hát.
-2 em. 
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Chú ý nghe giáo viên đọc.
-1 em khá đọc toàn bài và chú giải, lớp đọc thầm theo. 
-Một số em tìm và đọc .
-Nối tiếp nhau đọc Mỗi học sinh chỉ đọc 1 câu trong bài , đọc từ đầu cho đến hết bài .
-Một số em trả lời)
-Đọc đúng các câu và cần chú ý ngắt giọng.
-3 em đọc bài theo hình thức nối tiếp.
-Lần lượt đọc bài trong nhóm của mình.
-Các nhóm cử cá nhân lên thi đọc cá nhân .Các nhóm thi đọc nối tiếp , đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài . 
-Cả lớp đọc đồng thanh .
-1 em đọc. 
-1 số em trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
- HS đọc diễn cảm bài
-3 em đọc lại bài.
...................................................................................................
Tập viết. Tiết 26: Chữ hoa: X
I. Mục đích yêu cầu: 
- Viết đúng chữ hoa X (1 dòng cở vừa, 1 dòng cở nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng: Xuôi (1 dòng cở vừa, 1 dòng cở nhỏ), Xuôi chèo mát mái (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học:
- Chữ hoa X đặt trong khung chữ mẫu , có đủ các đường kẻ và đánh số các dòng kẻ.
- Bảng kẻ sẵn viết cụm từ ứng dụng: Xuôi chèo mát mái.
- Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Gọi học sinh viết chữ V cụm từ ứng dụng: Vượt suối băng rừng. 
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chư X hoa (10 phút).
* Quan sát số nét ,quy trình viết chư X.
-Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn chữ X và yêu cầu học sinh quan sát chữ X và hỏi :
-Chữ X hoa cao mấy li ? 
-Chữ X hoa gồm mấy nét ? Là những nét nào? -Yêu cầu học sinh nêu cách viết .
-Giáo viên giảng lại quy trình viết chữ X hoa ,vừa giảng vừa viết mẫu trong khung chữ : 
* Viết bảng 
-Yêu cầu học sinh luyện viết chữ X hoa trong không trung , sau đó viết vào bảng con .
-Giáo viên nhận xét sửa lỗi cho từng học sinh.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ( 8 phút)
* Giới thiệu cụm từ 
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng: Xuôi chèo mát mái.
-Giáo viên giảng từ : Xuôi dòng mát mái nghĩa là gặp nhiều thuận lợi.
* Quan sát và nhận xét
-Cụm từ có mấy chữ ? là những chữ nào ? 
-Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ X hoa và cao mấy li ? 
-Các chữ còn lại cao mấy li ? 
-Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
* Viết bảng 
-Yêu cầu học sinh viết chữ: Xuôi vào bảng con.
-Giáo viên nhận xét uốn nắn sửa cho từng học sinh . 
c. Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết ( 16 phút).
-Yêu cầu học sinh viết vào vở. 
-Giáo viên theo dõi uốn nắn .
-Thu và chấm 3- 5 bài .
d. Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học .
-Tuyên dương những em viết chữ đẹp.
-Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài trong vở .
-Hát.
-2 em.
-Cả lớp viết vào vở nháp.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Cả lớp quan sát và trả lời câu hỏi.
-1 số em nêu cách viết.
-Nghe và ghi nhớ.
-Thực hiện thao tác theo yêu cầu của giáo viên .
-1 vài em đọc
-Nghe và ghi nhớ.
-Một số em trả lời .
-Viết vào bảng con.
-Viết theo yêu cầu.
...................................................................................................
Tự nhiên và xã hôị. Tiết 26: Một số loài cây sống dưới nước
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống dưới nước.
- HS khá: Kể được tên một số cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn.
II. Đồ dùng dạy và học :
- Các tranh ảnh trong sách giáo khoa trang 54, 55.
- Một số tranh ảnh , vật thật sưu tầm được như : hoa sen, hoa súng, bèo , lục bình...
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
+Kể tên 1 số loài cây sống trên cạn ? 
+Nêu ích lợi của một số loài cây trên cạn mà em biết?
-Giáo viên nhận xét , ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa ( 10 phút)
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo câu hỏi sau:
+Nêu tên các cây ở hình 1, 2, 3.
+Nêu nơi sống của cây.
+Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước.
Bước 2: Làm việc theo lớp.
-Yêu cầu 1, 2 nhóm học sinh nhanh nhất lên trình bày.
-Giáo viên nhận xét , tổng kết vào phiếu lớn trên bảng.
b. Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh, vật thật( 10 phút)
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị các tranh ảnh và các cây thật sống ở dưới nước.
-Yêu cầu học sinh dán các tranh ảnh vào 1 tờ giấy to ghi tên các cây đó . Bày các cây sưu tầm được lên bàn , ghi tên cây.
-Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả của từng tổ.
c. Hoạt động 3 :Trò chơi tiếp sức ( 10 phút)
-Phổ biến luật chơi : Khi giáo viên có lệnh , từng nhóm một đứng lên nói tên một cây sống dưới nước. Cứ lần lượt các thành viên trong nhóm tiếp sức nói tên. 
-Nhóm nào nói được nhiều cây dưới nước đúng và nhanh là nhóm đó thắng cuộc.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi khoảng 5 phút.
-Giáo viên tổng kết cuộc chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
d. Hoạt động nối tiếp:
-Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương 1 số em sưu tầm được nhiều tranh ảnh và vật thật về loài cây sống dưới nước.
-Về học bài và sưu tầm một số tranh ảnh về loài vật.
-Hát.
-2 em.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Thảo luận nhóm với hình thức : Nhóm thảo luận , lần lượt từng thành viên ghi vào phiếu.
-Các nhóm trình bày. Nhóm khác lắng nghe và nhận xét bổ sung .
-Trang trí tranh ảnh, cây thật của các thành viên trong tổ.
-Trưng bày sản phẩm của tổ mình lên 1 chiếc bàn.
-Các nhóm chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
...................................................................................................
Thứ năm ngày 6 tháng 3 năm 2014
Toán. Tiết 129: Chu vi hình tam giác. Chu vi hình tứ giác
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.
II. Đồ dùng dạy và học: 
Hình vẽ tam giác, tứ giác như hình trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
Tìm x : x : 3 = 5
 x : 4 = 6
-Giáo viên nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác ( 10 phút)
 -Giáo viên vẽ lên bảng hình tam giác như hình vẽ trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh đọc tên hình. 
-Hãy đọc các đoạn thẳng có trong hình. 
-Các đoạn thẳng mà các em vừa đọc chính là các cạnh của hình tam giác ABC .Vậy hình tam giác ABC có mấy cạnh , đó là những cạnh nào? 
-Cạnh của hình tam giác (của một hình ) chính là các đoạn thẳng tạo thành hình.
-Quan sát hình và cho biết độ dài của các đoạn thẳng AB, BC, CA? 
-Đây chính là độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
-Hãy nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC? 
-Hãy tính độ dài các cạnh AB, BC, CA
-Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu? 
-Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC được gọi là chu vi của hình tam giác ABC. Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu? (Là 12cm ).
b. Hoạt động 2 : Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tứ giác ( 5 phút)
-Giáo viên giới thiệu nội dung tương tự như giới thiệu cạnh và chu vi của hình tam giác.
c. Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành ( 15 phút)
Bài 1 
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1. 
-Yêu cầu học sinh làm bài theo mẫu.
-Yêu cầu các em khác nhận xét bài làm của bạn 
-Giáo viên nhận xét tuyên dương
Bài 2 
-Tiến hành hướng dẫn học sinh làm bài tương tự như bài tập 1.
-Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh .
d. Hoạt động nói tiếp:
-Yêu cầu học sinh nêu tên các cạnh của một số hình tam giác, hình tứ giác và tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác. 
-Nhận xét tiết học , tuyên dương những em học tốt. 
-Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
-Hát.
-2 em .
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Quan sát hình và 1 số em trả lời.
-Thực hiện tính tổng.
-Nghe và ghi nhớ.
-1 em đọc .
-1 vài em trả lời .
-3 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét và sửa bài cho bạn.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo mẫu.
- HS nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc kết quả
- HS nhận xét.
...................................................................................................
Luyện từ và câu. Tiết 26: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt (BT1); kể tên một số con vật sống dưới nước (BT2).
- Biết đặt dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy (BT3).
II. Đồ dùng dạy và học: 
- Tranh minh họa trong sách giáo khoa.
- Thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài 1.
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 3 . 
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng viết các từ có tiếng biển.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Nhận biết tên các loài cá sống dưới nước (18 phút)
Bài 1 
-Treo bức tranh về các loài cá.
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
-Gọi học sinh đọc tên các loài cá trong tranh.
-Cho học sinh suy nghĩ , sau đó gọi 2 nhóm , mỗi nhóm 3 em lên gắn vào bảng theo yêu cầu.
-Giáo viên và học sinh nhận xét bổ sung và nêu đáp án đúng:
-Yêu cầu học sinh đọc lại bài theo từng nội dung : cá nước mặn và cá nước ngọt.
Bài 2 
-Treo bức tranh minh họa.
-Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Gọi học sinh đọc tên các loài vật trong tranh. 
- Chia lớp thành 2 nhóm thi tiếp sức . Mỗi học sinh viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian quy định , nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng cuộc. 
-Tổng kết cuộc thi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn (12 phút)
-Gọi học sinh đọc đề bài tập 3.
-Treo bảng phụ và đọc đoạn văn trên.
-Gọi học sinh đọc câu 1 và 4.
-Yêu cầu học sinh lên làm bài
-Nhận xét cho điểm học sinh , nêu đáp án đúng:
c. Hoạt động nối tiếp:
-Giáo viên nhận xét tiết học .
-Về học bài và hoàn thành bài tập số 3 ở vở bài tập. 
-Nhắc học sinh cách dùng dấu phẩy đúng khi làm tập làm văn.
-Hát.
-2 em. 
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Quan sát và phân tích.
-1 em đọc .
-2 em đọc .
-Làm việc theo nhóm , các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Nghe và ghi nhớ.
-2 em đọc .
-Quan sát.
-1 em nêu yêu cầu của bài 
-1 vài em đọc .
-Thi tìm từ ngữ theo yêu cầu của giáo viên và đọc .
-1 em nêu , cả lớp đọc thầm.
-2 em đọc lại đoạn văn.
-2 em đọc câu 1 và 4.
-1 em lên bảng làm , cả lớp làm vào vở.
-Nghe và ghi nhớ.
...................................................................................................
Thủ công. Tiết 26: Làm dây xúc xích trang trí (T2)
I. Mục tiêu :
- Biết cách làm dây xúc xích trang trí.
- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được ít nhất 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau.
- HS khá: Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Kích thước các vòng dây xúc xích đều nhau. Màu sắc đẹp.
II. Đồ dùng dạy và học:
- Giáo viên chuẩn bị dây xúc xích mẫu .
- Quy trình làm dây xúc xích .
- Học sinh chuẩn bị : giấy màu , thước , bút màu , hồ dán , kéo 
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Kiểm tra đồ dùng :Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về đồ dùng phục vụ cho tiết học thủ công .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hành (10 phút) 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình làm dây xúc xích bằng giấy thủ công :
+Bước 1 :Cắt thành các nan giấy .
+Bước 2 : dán các nan giấy thành thành dây xúc xích .
-Yêu cầu học sinh làm các bước .
-Giáo viên và học sinh khác nhận xét .
b. Hoạt động 2 :Thực hành (20 phút) .
-Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm .
-Giáo viên theo dõi uốn nắn nếu có sai sót .
-Động viên các em làm dây xúc xích dài và có những vòng có màu sắc khác nhau .
-Tổ chức học sinh trưng bày sản phẩm .
-Giáo viên đánh giá sản phẩm .
c. Hoạt động nối tiếp:
-Giáo viên nhận xét và tuyên dương 1 số em , 1 số nhóm học tốt .
-Về làm lại cho đẹp và chuẩn bị bài sau .
-Hát.
-Chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn từ tiết học trước.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-1 em nhắc lại .
-1 em lên làm .
-Chia làm 4 nhóm , học sinh cắt và dán .
-các em lên trưng bày sản phẩm của mình .
...................................................................................................
Đạo đức. Tiết 26: Lịch sự khi đến nhà người khác (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
- Biết cư xử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người quen.
- HS khá: Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II. Đồ dùng dạy và học: 
- Truyện kể đến chơi nhà bạn .
- Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 :Kể chuyện đến chơi nhà bạn ( 10 phút)
-Giáo viên tóm tắt nội dung câu chuyện .
-Yêu cầu học sinh kể lại lần 2 . 
-Giáo viên và các em khác quan sát , nhận xét.
b. Hoạt động 2 :Phân tích truyện (12 phút)
-Tổ chức đàm thoại theo các câu hỏi gợi ý :

File đính kèm:

  • docTUAN 26x.doc