Giáo án dạy Khối 2 Tuần 21

Tự nhiên và xã hội. Tiết 21: Cuộc sống xung quanh (tiết 1).

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.

- HS khá: Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn.

- GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin quan sát về nghề nghiệp của người dân ở địa phương, phân tích; so sánh về nghề nghiệp của người dân ở thành thị và nông thôn, phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh ảnh trong sách giáo khoa trang 45, 46,47

Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp ( học sinh sưu tầm)

 

doc20 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Khối 2 Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc được viết sau các dấu câu nào ?
-Trong bài còn có các dấu câu nào nữa ?
-Khi chấm xuống dòng chữ đầu câu viết thế nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu học sinh tìm trong đoạn chép các chữ bắt đầu bằng d , r , tr , s và các chữ có dấu ngã và dấu hỏi 
-Yêu cầu học sinh viết những từ này vào bảng .
-Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
* Viết bài :
-Yêu cầu học sinh nhìn bảng chép bài.
-Đọc bài cho học sinh soát lỗi.
-Chấm 1 số bài nhận xét tuyên dương
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập ( 10 phút)
Bài 2:
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Chia lớp thành 4 đội và phát cho mỗi đội 1 bảng ghi từ , tổ chức cho các đội tìm từ theo yêu cầu của bài tập 2 , trong thời gian 5 phút đội nào tìm được nhiều thì đội đó thắng cuộc .
-Giáo viên nhận xét tuyên dương . 
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học , tuyên dương 1 số em viết đẹp.
-Về viết lại những lỗi chính tả.
-2 em-Lớp viết vào bảng con 
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-3 em đọc.
-Vài em trả lời
-Một số em trả lời.
-Tìm và nêu các từ khó .
-2 em lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con.
-Cả lớp chúy chép bài .
-Tự soát lỗi soát lỗi .
-1 em nêu yêu cầu .
-Các đội tìm từ và ghi vào bảng .
-Các nhóm lên trình bày , các em khác nhận xét .
...................................................................................................
Kể chuyện. Tiết 21: Chim sơn ca và bông cúc trắng
I. Mục đích yêu cầu: 
- Dựa theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá: Biết kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng các gợi ý tóm tắt từng đoạn câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Giáo viên gọi học sinh lên bảng kể nối tiếp câu chuyện : Ông Mạnh thắng Thần Gió.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm tuyên dương.
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện ( 20 phút)
* Hướng dẫn kể đoạn 1 
-Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi gợi ý và mờiø bạn trả lời:
-Yêu cầu học sinh dựa vào các câu hỏi gợi ý trên kể lại nội dung đoạn 1.
-Giáo viên nhận xét tuyên dương .
* Hướng dẫn kể đoạn 2 :
-Gọi học sinh kể lại đoạn 2 dựa vào những gợi ý trên :
-Giáo viên nhận xét tuyên dương .
* Hướng dẫn kể đoạn 3 :
-Hãy kể lại đoạn 3 .
* Hướng dẫn kể đoạn 4 :
-Yêu cầu học sinh kể lại đoạn 4.
-Giáo viên theo dõi , uốn nắn.
b. Hoạt động 2 : Kể lại toàn bộ câu chuyện ( 10 phút)
-Học sinh kể theo nhóm.
-Giáo viên và các em khác nhận xét .
4. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học .
-Về tập kể lại câu chuyện .
-2 em.
-Lắng nghe và đọc đề.
- Vài em đọc và mời bạn trả lời. 
-1 số em kể theo gợi ý bằng lời của mình . 
-1 em kể.
-Cả lớp suy nghĩ , một số em trả lời.
-1 vài em kể.
-Mỗi nhóm 4 em lần lượt kể.Các em khác nghe và nhận xét bạn kể.
...................................................................................................
Thứ tư ngày 22 tháng 1 năm 2014
Toán. Tiết 103: Luyện tập
I. Mục tiêu : 
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
- HS làm được BT1, 2.
II. Đồ dùng dạy và học :
Vẽ sẵn các đường gấp khúc như phần bài học .
III. Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng tính độ dài đường gấp khúc ABCD , biết AB = 3 cm , BC = 10 cm , CD = 5 cm.
-Gọi học sinh đọc bảng nhân 5 .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 :Luyện tập thực hành ( 30 phút)
Bài 1 : (b)
 -Gọi học sinh đọc đề bài và nêu câu hỏi , yêu cầu các bạn xác định đề và tự làm .
-Giáo viên sửa bài và đưa ra kết qủa đúng :
b. Độ dài đường gấp khúc là :
10 +14 +9 = 33 ( cm )
 Đáp số : 33 cm
Bài 2 
-Yêu cầu học sinh đọc đề 
-Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ . 
-Yêu cầu học sinh làm bài .
-Giáo viên sửa bài và bổ sung đưa ra kết qủa đúng: 
Bài giải
Con ốc sên phải bò đoạn đường là :
5 + 2 +7 = 14 ( dm )
 Đáp số : 14 dm
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Giao bài tập về nhà.
-2 em –Lớp làm vào bảng con.
-1 vài em đọc .
-1 em đọc đề và nêu câu hỏi , 1 vài em trả lời và xác định đề, lớp làm vào vở.
-Đổi vở sửa bài.
-1 em đọc
-Cả lớp quan sát , 1 số em trả lời .
-1 em lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở .
-Đổi vở sửa bài 
...................................................................................................
Tập đọc: Tiết 63: Vè chim
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết ngắt ngỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè.
- Hiểu ND: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người. (trả lời được CH1, 3; học thuộc được 1 đoạn trong bài vè).
- HS khá: Thuộc được bài vè; thực hiện được yêu cầu của CH2.
II. Đồ dùng dạy và học :
Tranh minh họa bài tập đọc phóng to .
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
 +Đọc đoạn 1 , 2 và trả lời câu hỏi :Trước khi bị bỏ vào lồng , chim và hoa sống với nhau như thế nào ?
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc ( 15 phút)
* Đọc mẫu :
-Giáo viên đọc mẫu , yêu cầu học sinh đọc lại .
* Luyện phát âm
-Yêu cầu học sinh tìm những từ khó đọc 
* Luyện đọc từng câu : 
-Yêu cầu học sinh đọc từng câu ,giáo viên nghe chỉnh sửa lỗi cho học sinh nếu có . 
* Luyện đọc đoạn.
-Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp.
-Chia nhóm học sinh , mỗi nhóm 5 học sinh và yêu cầu học sinh đọc bài trong nhóm . 
* Thi đọc giữa các nhóm 
-Yêu cầu các nhóm đọc thi . 
-Giáo viên và các em khác nhận xét .
* Đọc đồng thanh :
-Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài.
-Giáo viên chuyển ý sang tìm hiểu bài .
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài ( 10 phút)
-Gọi học sinh lên đọc lại toàn bài .
-Yêu cầu học sinh tìm tên các loài chim trong bài.
-Tương tự như vậy hãy tìm các từ chỉ đặc điểm của từng loài chim ?
-Giảng từ mới .
-Em thích con chim nào trong bài ?
c. Hoạt động 3 :Học thuộc lòng cả bài ( 8 phút)
-Cho học sinh đọc đồng thanh , giáo viên xoá dần bảng .
-Học sinh đọc thuộc lòng .
-Tổ chức thi đọc .
-Giáo viên và học sinh khác nhận xét tuyên dương. 
4. Củng cố, dặn dò:
-Yêu cầu học sinh đọc thuộc bài và kể tên 1 số loài chim bằng văn của mình .
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Về học bài và chuẩn bị bài sau .
-1 em .
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-1 em học khá đọc mẫu lần. 
-1 số em tìm từ và đọc .
-Mỗi em đọc 1 câu .Đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
-HS nối tiếp nhau đọc bài . 
-Lần lượt học sinh đọc bài trong nhóm của mình.
-Cử đại diện nhóm lên đọc .
-1 em đọc thành tiếng , lớp đọc thầm theo.
-Cả lớp cùng đọc.
-1 em đọc.
-1 em tìm .
-Đọc ở chú giải.
-Cả lớp suy nghĩ vài em trả lời 
-Đọc đồng thanh , cá nhân .
-5 em .
...................................................................................................
Tập viết. Tiết 21: Chữ hoa: R
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa R (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ríu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ríu rít chim ca (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học:
Chữ R hoa đặt trong khung chữ mẫu
Bảng kẻ sẵn viết cụm từ ứng dụng : Ríu rít chim ca. Vở tập viết 2 , bài tập 2. 
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Gọi học sinh viết chữ Q và từ Quê :
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ R hoa ( 7 p)
* Quan sát , nhận xét:
-Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn chữ R.
-yêu cầu học sinh quan sát chữ R:
-Hãy nêu quy trình viết.
-Giáo viên nhắc lại quy trình
* Viết bảng .
-Yêu cầu học sinh luyện viết chữ R trong không trung , sau đó viết vào bảng con .
-Giáo viên nhận xét sửa sai.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ( 8 phút)
* Giới thiệu cụm từ :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng :Ríu rít chim ca .
-Nghĩa cụm từ ríu rít chim ca là gì?
* Quan sát và nhận xét
-Cụm từ có mấy chữ ? là những chữ nào ?
-Những chữ nào có chiều caobằng chữ R ?
-Các chữ còn lại cao mấy li ?
-Khoảng cách giữa chữ ra sao ?
c.Viết bảng :
-Yêu cầu học sinh viết chữ : Ríu rít vào bảng con.
-Giáo viên nhận xét uốn nắn . 
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vơ tập viết ( 15 phút)
- Yêu cầu học sinh viết vào vở.
-Giáo viên theo dõi uốn nắn .
-Thu và chấm 6 bài .
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài trong vở 
-2 em.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Cả lớp quan sát và trả lời câu hỏi.
-1 vài em trả lời.
-Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
-Viết vào không trung sau đó viết bảng con.
-Đọc cụm từ .
-1 vài em giải nghĩa.
-Quan sát và trả lời .
-Viết vào bảng con
-Cả lớp viết theo yêu cầu
...................................................................................................
Tự nhiên và xã hội. Tiết 21: Cuộc sống xung quanh (tiết 1).
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
- HS khá: Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn.
- GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin quan sát về nghề nghiệp của người dân ở địa phương, phân tích; so sánh về nghề nghiệp của người dân ở thành thị và nông thôn, phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh trong sách giáo khoa trang 45, 46,47
Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp ( học sinh sưu tầm)
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
+Để đảm bảo an toàn giao thông khi tham gia chúng ta phải làm gì ?
-Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình ( 10 phút)
-Yêu cầu: Thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình .
+Tương tự học sinh tự kể ra các hình còn lại .
b. Hoạt động 2 :Nói tên một số nghề của ngươiø dân qua hình vẽ ( 10 phút)
-Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống ở miền nào của Tổ quốc ?
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của người dân trong hình vẽ. 
-Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không ? Tại sao họ làm nghề khác nhau? 
c. Hoạt động 3 : Thi nói về ngành nghề ( 9 phút)
-Yêu cầu học sinh nói về ngành nghề của địa phương mình ( la øhọc sinh nông thôn).
+Tên ngành nghề tiêu biểu của địa phương .
+Nội dung đặc điểm của ngành nghề ấy.
+Ích lợi của ngành nghề ấy.
+Cảm nghĩ của em về ngành nghề tiêu biểu đó.
Nhóm nào nói được chính xác nhiều ngành nghề, giáo viên tuyên dương .
4. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương 1 số em.
-Về học bài chuẩn bị bài sau và sưu tầm tranh ảnh nói về các nghề nghiệp .
-2 em. 
-Lắng nghe.
-Cả lớp quan sát và sau đó thảo luận nhóm và trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung 
-1 số em kể tên 1 số ngành nghề của người dân. 
-1 số em mô tả qua các tranh .
-Các nhóm thảo luận theo yêu cầu.
-1 vài em trả lời.
-1 vài em nhắc lại .
-Thi nói theo nhóm.
...................................................................................................
Thứ năm ngày 23 tháng 1 năm 2014
Toán. Tiết 104: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép tính nhân.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
- HS làm được BT 1, 3, 4, 5.
II. Đồ dùng dạy và học: 
Chuẩn bị hình vẽ các đường gấp khúc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
+Tính độ dài đường gấp khúc A BCD , biết độ dài các đoạn thẳng : AB = 4 cm , BC = 5 cm , CD = 7 cm .
 -Giáo viên nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a.Hoạt động 1: Luyện tập ( 30 phút)
Bài 1
-Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng các bảng nhân : 2,3,4,5.
-Nhận xét tuyên dương học sinh đọc thuộc .
Bài 3 
-Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3 . 
-Giáo viên viết : 5 x 5 + 6 yêu cầu học sinh nêu cách tính .
-Yêu cầu học sinh làm bài tập :
-Giáo viên sửa bài và nhận xét .
Bài 4 
-Gọi học sinh đọc đề bài và nêu câu hỏi , mời bạn trả lời .
-Yêu cầu học sinh làm bài .
Giải
7 đôi đũa có số chiếc đũa là :
2 x 7 = 14 ( chiếc )
 Đáp số : 14 chiếc.
Bài 5 (a)
-Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài .
-Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, và nêu cách tính độ dài đường gấp khúc .
-Yêu cầu học sinh tự làm bài .
 Độ dài đường gấp khúc
 3 + 3 + 3 = 9( cm )
 Đáp số : 9 cm .
-Giáo viên chấm 1 số bài .
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học , tuyên dương những em học tốt. 
-Về học bài , chuẩn bị bài sau. 
-1 em.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Mỗi em đọc 1 bảng nhân và trả lời về kết qủa của 1 phép tính bất kì.
-1 em nêu.
-1 em lên bảng nêu và tính , dưới lớp làm vào bảng con.
-3 em lên bảng , dưới lớp làm vào vở .
-Đổi vở sửa bài.
-2 em đọc phép tính và đặt câu hỏi để bạn cùng tìm hiểu đề.
-1 em tóm tắt bài , 1 em giải , dưới lớp làm vào vở . 
-Đổi vở sửa bài.
-1 em nêu .
-Cả lớp quan sát và phân tích đề.
-1 em lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở và xét bài làm trên bảng của bạn .
-Đổi vở sửa bài .
...................................................................................................
Luyện từ và câu. Tiết 21: Từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
I. Mục đích yêu cầu :
- Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Ở đâu? (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy và học: 
Bảng thống kê từ của bài tập 1 . Mẫu câu bài tập 2 . 
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Gọi 1 học sinh tìm từ chỉ đặc điểm của các mùa trong năm ?
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập ( 30 phút)
Bài 1 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài .
- Yêu cầu học sinh đọc các từ trong ngoặc đơn . 
-Yêu cầu học sinh đọc tên các của các cột trong trong bảng từ cần điền .
-Yêu cầu học sinh đọc mẫu .
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài cá nhân , gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. 
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn , nếu sai thì sửa lại cho đúng . 
-Giáo viên nhận xét , sửa bài , đưa ra đáp án đúng: 
-Giáo viên ghi nhanh các từ học sinh tìm được lên bảng sau đó cho lớp đọc đồng thanh .
Bài 2 :
-Gọi 1 em đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh thực hành theo cặp , 1học sinh hỏi , 1 học sinh trả lời sau đó đổi lại:
-Muốn biết địa điểm của ai đó , của việc gì đó . Ta dùng từ gì để hỏi? 
-Hãy hỏi bạn bên cạnh 1 câu hỏi có dùng từ ở đâu? 
-Yêu cầu 1 số học sinh lên trình bày
-Giáo viên nhận xét tuyên dương . 
Bài 3 :
-Gọi học sinh nêu yêu cầu.
-Gọi học sinh đọc câu a, b, c .
-Gọi học sinh đọc toàn bài .
-Gọi học sinh thực hành theo câu mẫu:
-Tương tự cho học sinh làm bài.
-Giáo viên và học sinh nhận xét bài .
-Giáo viên chấm 1 số bài .
4. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học .
-Về học bài và hoàn thành tiếp bài tập .
-2 em. 
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-1 em nêu.
-1 vài em đọc .
-1 em học sinh khá ( giỏi ) đọc.
-Làm bài theo yêu cầu .
-Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
-Đổi vở sửa bài.
-1 vài em nêu.
-Cả lớp đọc đồng thanh các từ đó.
-Cả lớp lắng nghe , và vài em nhắc lại.
-1 em đọc .
-2 em lên bảng thực hành , lớp lắng nghe.
-Vài em trả lời.
-2 em ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp. 
-Từng cặp trình bày.
-1 em nêu.
-1 số em đọc . 
-2 em đọc toàn bài
-Hai em thực hành .
-1 em lên bảng , dưới lớp làm vào vở .
...................................................................................................
Thủ công. Tiết 21: Gấp, cắt, dán phong bì (tiết 1).
I. Mục tiêu :
- Biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
- Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối.
- HS khá: Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán thẳng, phẳng. Phong bì cân đối.
II. Đồ dùng:
Giáo viên có phong bì mẫu có khổ đủ lớn. Mẫu thiếp chúc mừng của bài 11.
Quy trình gấp , cắt , dán phong bì có hình vẽ minh họa .Một tờ giấy hình chữ nhật màu trắng hoặc giấy thủ công .Thước kẻ , bút chì màu.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ phục vụ tiết học của học sinh .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1 :Hướng dẫn quan sát ( 8 phút)
-Giáo viên cho học sinh quan sát hình mẫu .
-Phong bì có hình gì ?
-Mặt trước và mặt sau của phong bì như thế nào 
-Hãy so sánh kích thước của phong bì và thiếp chú mừng .
b. Hoạt động 2 :Hướng dẫn gấp mẫu ( 9 phút)
Bước 1 : Gấp phong bì .
-Lấy tờ giấy trắng hoặc giấy thủ công gấp thành 2 phần theo chiều rộng sao cho mép dưới của tờ giấy cách mép trên 2 ô.
-Gấp 2 bên , mỗi bên vào khoảng 1,5 ôđể lấy đường dấu gấp .
Bước 2 : Cắt phong bì .
-Mở tờ giấy ra , cắt theo đường dấu gấp để bỏ những phần gạch chéo.
Bước 3 : Dán thành phong bì .
-Gấp lại theo các nếp gấp, dán 2 mép bên vào theo đường dấu gấp , ta được chiếc phong bì .
c. Hoạt động 3 :Học sinh thực hành ( 1 5 phút)
-Yêu cầu học sinh thực hành gấp.
-Giáo viên theo dõi uốn nắn.
4. Củng cố, dặn dò:
-Chúng ta vừa học xong bài gì ?
-Giáo viên nhận xét tiết học tuyên dương 1số em làm tốt.
-Vềtập gấp lại , chuẩn bị bài sau. 
-Cả lớp phải có đủ dụng cụ.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Quan sát và nhận xét.
-1 số em trả lời.
-Cả lớp quan sát và thực hành thao tác gấp dán theo giáo viên . 
-1 em lên bảng gấp .
...................................................................................................
Đạo đức. Tiết 21: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 1).
I. Mục tiêu:
- Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
-Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày.
- HS khá: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.
- GDKNS: kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác, kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
II. Đồ dùng dạy và học: 
 Kịch bản mẫu hành vi . Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ:
+ Mỗi khi nhặt được của rơi em cần làm gì ? 
+Nhặt được của rơi đem trả lại người bị mất , làm như vậy em sẽ được gì ? 
-Giáo viên nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1:Quan sát mẫu hành vi ( 10 phút)
-Yêu cầu học sinh đóng vai theo tình huống sau 
-Đặt câu hỏi cho học sinh khai thác mẫu hành vi :
b. Hoạt động 2 :Đánh giá hành vi ( 10 phút)
-Giáo viên phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu cầu nhận xét hành vi được đưa ra nội dung của việc thảo luận như sau :
c. Hoạt động 3:Tập nói lời đề nghị , yêu cầu ( 10 phút)
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết lại lời đề nghị của em với bạn nếu em là Nam trong tình huống 1 , là Tuấn trong tình huống 3 , là Hùng trong tình huống 4 của hoạt động 2.
-Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau chọn 1 trong 3 tình huống trên và đóng vai.
-Gọi một số cặp trình bày trước lớp. 
4. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương .
-Về ôn lại bài và tập nói lời đề nghị và yêu cầu.
2 em .
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-2 em đóng vai , dưới lớp theo dõi và nhận xét vai bạn đóng 
-Cả lớp chia thành 4 nhóm , nhận phiếu và thảo luận. Và Báo cáo kết qủa .
-Viết lời đề nghị thích hợp vào giấy.
-Thực hành đóng vai nói lời đề nghị , yêu cầu.
-Một số cặp trình bày , cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Cả lớp lắng nghe và vài em nhắc lại.
...................................................................................................
Thứ sáu ngày 24 tháng 01 năm 2014
Thể dục. Tiết 42: Đi theo vạch kẻ thẳng,hai tay chống hông (dang ngang)
 Trò chơi: Nhảy ô
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Học đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông (dang ngang).Yêu cầu HS thực hiện tương đối đúng động tác.
- Ôn trò chơi Nhảy ô.Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm: Sân trường. 1 còi

File đính kèm:

  • docTUAN 21x.doc
Giáo án liên quan