Giáo án dạy Khối 2 Tuần 12

Tập viết. Tiết 12: Chữ hoa: K.

I. Mục đích yêu cầu:

- Viết đúng chữ K hoa (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Kề (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Kề vai sát cánh (3 lần).

II. Đồ dùng dạy và học:

 Chữ mẫu. Viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li K, Kề

 Học sinh chuẩn bị bảng con, vở tập viết.

III. Hoạt động dạy và học

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Khối 2 Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y va học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ ( 5 phút)
-Gọi học sinh lên bảng viết:cây xoài, nhà sạch, cây xanh.
-Nhận xét cho điểm học sinh.
3.Bài mới.Giới thiệu Bài , Ghi tên bài lên bảng 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép ( 20 phút)
* Ghi nhớ nội dung
-Treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc đoạn cần chép.
+Đoạn văn nói về cái gì?
+Cây lạ được kể lại như thế nào?
* Hướng dẫn trình bày
-Yêu cầu học sinh tìm và đọc những câu văn có dấu phẩy trong bài.
-Dấu phẩy viết ở đâu trong câu văn?
* Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ khó dễ lẫn 
-Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
* Chép bài:
-Giáo viên đọc từng câu cho học sinh viết bài vào vở.
-Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh .
* Soát lỗi :
-Đọc lại bài thong thả cho học sinh soát lỗi . Dừng 
lại và phân tích các tiếng khó cho học sinh soát lỗi 
* Chấm bài: 
 -Thu và chấm 5 đến 7 bài . Nhận xét về nội dung , chữ viết , cách trình bày của học sinh 
b. Hoạt động 2 :Hướng dẫn làm bài tập chính tả( 10 phút)
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Chữa bài và rút ra qui tắc chính tả.
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài, sửa lỗi sai theo quy định.
-3 em viết bảng, lớp viết bảng con.
-Lắng nghe , đọc đề bài.
-2 em lần lượt đọc đoạn cần chép. -2 em trả lời. 
-Một vài em tìm và đọc theo yêu cầu.
-2 em lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con.
-Nghe đọc và viết bài lần lượt vào vở.
-Đổi vở , dùng bút chì soát lỗi , ghi tổng số lỗi sai ra lề vở .
-1 em đọc yêu cầu của bài.
-2em lên bảng làm , dưới lớp làm vào vở.
-Nghe và ghi nhớ.
...................................................................................................
Kể chuyện. Tiết 12: Sự tích cây vú sữa.
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
- HS khá: Nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng BT 3.
II. Đồ dùng dạy và học:
 Bảng ghi các gợi ý tóm tắt nội dụng đoạn 2.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ ( 5 phút)
-Gọi 4 học sinh lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Bà và cháu, 
-Cho điểm. Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới. Giới thiệu bài: 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể từng đoạn truyện ( 30 phút)
* Kể lại đoạn 1 bằng lời của em:
-Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
-Yêu cầu 1 học sinh kể mẫu.
-Gọi thêm nhiều học sinh khác kể lại. Sau mỗi lần học sinh kể lại yêu cầu các em khác góp ý, bổ sung, nhận xét.
* Kể lại phần chính của câu chuyện theo tóm tắt từng ý :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý tóm tắt nội dung của truyện.
-Yêu cầu học sinh thực hành kể theo cặp và theo dõi học sinh hoạt động.
-Gọi 1 số em trình bày trước lớp. Sau mỗi lần học sinh kể giáo viên vàhọc sinh cả lớp dừng lại để nhận xét.
* Kể đoạn 3 theo tưởng tượng.
-Hỏi :Em mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào? 
4.Củng cố, dặn dò:
-Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. 
-Câu chuyện này cho ta hiểu điều gì? 
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-4 em nối tiếp kể 
-Lắng nghe , đọc đề .
-Đọc yêu cầu bài 1.
-1 em học khá (giỏi) kể. 
-Thực hành kể đoạn 1 bằng lời của mình
-1 em đọc yêu cầu.
-2 em ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau.
-Trình bày đoạn 2.
- Nối tiếp nhau trả lời.
...................................................................................................
Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2013
Toán. Tiết 58: 33 – 5.
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33- 8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33- 8). (HS làm được BT1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy và học:
 Que tính và bảng gài.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ ( 5 phút)
 Đọc thuộc bảng trừ : 13 trừ đi một số. 
-Nhận xét cho điểm.
3.Bài mới.Giới thiệu bài ( 2 phút)
a. Hoạt động 1 : Phép trừ 33 – 5 ( 10 phút)
Bước 1 :Nêu vấn đề 
- Có 33 que tính bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính? 
-Viết lên bảng : 33 –5.
Bước 2 : Đi tìm kết qủa
-Cho học sinh tự thao tác trên que tính để tìm ra kết quả. 
-Ghi bảng : 32 – 8 = 24
Bước 3 :Đặt tính và thực hiện tính 
-Gọi học sinh lên bảng đặt tính rồi tính.
-Gọi học sinh nêu lại cách trừ.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành ( 20 phút)
Bài 1 : Tính
-Yêu cầu học sinh tự làm bài.
-Nhận xét đưa ra đáp án đúng : 
 Bài 2 :
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
-Yêu cầu học sinh làm bài .
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn .
-Yêu cầu học sinh lên bảng nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
 Bài 3 :
-Gọi học sinh đọc đề bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh. 
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà hoàn thành làm bài .
-2 em 
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Nghe và nhắc lại đề toán. 
-Thao tác trên que tính rồi nêu kết quả. 
-1 số em trả lời. 
-1 em lên bảng làm, lớp làm bảng con.
-1 số em trả lời.
-3 em lên bảng , lớp làm bảng con. 
-1 em nêu yêu cầu của bài. 
-3 em lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
-Lớp nhận xét.
-3 em lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-1 em đọc đề bài .
-2 em trả lời.
-Lớp làm vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài.
-Học sinh nhận xét. 
...................................................................................................
Tập đọc. Tiết 36: Mẹ.
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết ngắt nghỉ đúng câu thơ lục bát(2/4, 4/4; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/3 và 3/5).
- Cảm nhận được nỗi vất vả và tình cảm bao la của mẹ dành cho con. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 6 dòng thơ cuối).
II. Đồ dùng dạy và học:
Tranh SGK phóng to.
Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ ( 5 phút)
-Gọi học sinh lên kiểm tra đọc bài Sự tích cây vú sữa và trả lời câu hỏi:
-Nhận xét cho điểm học sinh.
3.Bài mới. Giới thiệu bài , ghi đề ( 2 phút)
a. Hoạt động 1: Luyện đọc ( 18 phút)
* Đọc mẫu:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1 .
-Gọi học sinh đọc lại lần 2.
* Luyện phát âm từ khó dễ lẫn.
-Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu phát hiện từ khó.
-Giáo viên ghi lên bảng gọi học sinh phát âm 
* Hướng dẫn ngắt giọng
-Treo bảng phụ có các câu thơ cần luyện đọc.
-Yêu cầu học sinh tìm cách ngắt nhịp thơ và đọc 
-Yêu cầu gạch chân các từ cần nhấn giọng(các từ gợi tả)
* Đọc cả bài
-Yêu cầu học sinh đọc cả bài trước lớp .
-Đọc trong nhóm
* Thi dọc: 
-Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn và cả bài.
b. Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài ( 10 phút)
-Yêu cầu học sinh đọc lại bài một lần và trả lời câu hỏi trong sgk.
c. Hoạt động 3 :Hướng dẫn học thuộc lòng (5 phút)
-Cho cả lớp đọc lại bài. Xoá dần bảng cho Học sinh học thuộc lòng.
-Gọi học sinh đọc thuộc bài.
-Yêu cầu các em khác nhận xét tuyên dương.
4.Củng cố, dặn dò:
-Qua bài thơ em hiểu được điều gì về mẹ?
-Giáo viên nhận xét giờ học. 
-Về học bài và chuẩn bị bài sau.
-1 em
-Các bạn khác lắng nghe và nhận xét.
-Lắng nghe , trả lời và đọc đề bài.
-Đọc nối tiếp đến hết bài
-3 đến 4 em đọc lại các từ
-2 em đọc, các em khác nhận xét
-1 em đọc
- Đọc cho nhau nghe
-Các nhóm cử đại diện thi đọc.
-1 em đọc bài.
-Trả lời nhiều em, các em khác nhận xét, bổ sung.
-Học thuộc lòng bài thơ.
-1 em đọc bài.
-Trả lời theo suy nghĩ của mình.
...................................................................................................
Tập viết. Tiết 12: Chữ hoa: K.
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chữ K hoa (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Kề (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Kề vai sát cánh (3 lần).
II. Đồ dùng dạy và học:
 Chữ mẫu. Viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li K, Kề
 Học sinh chuẩn bị bảng con, vở tập viết.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ ( 5 phút)
-Yêu cầu học sinh viết chữ I hoa vào bảng con.
-Yêu cầu viết chữ Ích
3.Bài mới. Giới thiệu bài :
 a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa ( 7 phút)
* Quan sát , nhận xét số nét , quy trình viết K
-Treo bảng có chữ K hoa và hỏi : 
+Chữ K hoa gồm mấy nét? 
-Chốt lại cách viết chữ K hoa:
 -Vừa nói quy trình viết vừa tô vào khung chữ.
* Viết bảng :
-Yêu cầu học sinh viết chữ K hoa vào không trung sau đó viết vào bảng con.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng ( 8 phút)
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết và đọc cụm từ ứng dụng “ Kề vai sát cánh”.
* Quan sát và nhận xét 
+Cụm từ gồm mấy tiếng?Là những tiếng nào?
+Trong cụm từ này, những con chữ nào cao 5 dòng li? +Các chữ còn lại cao mấy li? 
+Khoảng cách giữa các chữ viết như thế nào? 
* Viết bảng
-Yêu cầu học sinh viết chữ Kề vào bảng.
-Sửa lỗi cho học sinh.
c. Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết vào vở tập viết (15 phút)
-Khi viết, ta ngồi như thế nào?
-Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
-Theo dõi, giúp đỡ. 
-Thu vở chấm, nhận xét tuyên dương những em viết đẹp, sạch.
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà viết tiếp phần còn lại ở cuối bài.
-Cả lớp viết.
-2 em lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Quan sát và trả lời.
-Theo dõi và ghi nhớ cách viết.
-Viết vào bảng con, 2 em lên bảng viết.
-1 vài em đọc.
-1 số em trả lời. 
-Một số em trả lời, các bạn khác bổ sung.
-Viết vào bảng con, 2 em lên bảng viết.
-Viết bài theo yêu cầu.
...................................................................................................
Tự nhiên và xã hội. Tiết 12: Đồ dùng trong gia đình.
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình.
- Biết cách giữ gìn và sắp xếp một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
- HS khá: Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng: bằng gỗ, nhựa, sắt...
II. Đồ dùng dạy và học:
 Hình vẽ SGK trang 26, 27. Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ ( 5 phút)
+ Hãy kể việc làm của từng người trong gia đình em?
+Những lúc rảnh rỗi mọi người trong gia đình em làm gì?
-Nhận xét cho điểm.
3.Bài mới:Giới thiệu đề bài và ghi đề.
a. Hoạt động 1 :Kể tên các đồ dùng trong nhà ( 10 phút) 
-Yêu cầu: học sinh quan sát hình 1,2,3 trong SGK và thảo luận Kể tên các đồ dùng có trong hình và nêu lợi ích của chúng?
 -Yêu cầu 3 nhóm lên trình bày :
-Ngoài những đồ dùng có trong SGK, ở nhà các em có những đồ dùng nào nữa?
-Giáo viên ghi nhanh lên bảng.
b. Hoạt động 2 : Phân loại các đồ dùng ( 9 phút)
-Giáo viên phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận sắp xếp phân loại các đồ dùng đó dựa vào vật liệu làm ra chúng.
-Gọi 2 nhóm trình bày kết quả.
-Giáo viên nhận xét bổ sung.
c. Hoạt động 3 :Bảo quản, giữ gìn đồ dùng trong gia đình ( 10 phút)
Bước 1:Thảo luận cặp đôi.
-Yêu cầu học sinh làm việc với SGK, trả lời theo lần lượt các câu hỏi:
-Yêu cầu 4 em trình bày.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Gọi học sinh phát biểu ý kiến.
-Giáo viên hỏi một số câu gợi ý:
Bước 3: Giáo viên chốt lại ý
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tuyên dương những em đã thực hiện giữ gìn đồ dùng trong nhà tốt.
-Nhận xét tiết học.
-Về học bài, làm bài và thự hiện tốt bài học.
-2 em 
-Lắng gnhe và nhắc lại đề.
-Quan sát tranh trong SGK. Các nhóm thảo luận theo yêu cầu và ghi kết quả thảo luận vào phiếu được phát.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Trả lời theo suy nghĩ.
-Nhận phiếu thảo luận.
-Các nhóm thảo luận. 
-Các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
-Thảo luận cặp đôi theo yêu cầu.
-4 em lên trình bày lần lượt theo thứ tự 4 bức tranh. Các em khác chú ý nghe và bổ sung nhận xét ý kiến của các bạn.
-Phát biểu các ý kiến theo câu hỏi gợi ý.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
...................................................................................................
Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2013
Toán. Tiết 59: 53 – 15. 
I. Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạnh 53- 15.
- Biết tìm số bị trừ, dạng x- 18= 9.
- Biết vẽ hình vuông theo mẫu (vẽ trên giấy ô li). (HS làm được BT1,2, 3, 4)
II. Đồ dùng dạy và học:
 5 bó que tính (mỗi bó 10 que) và 3 que tính rời.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Bài cũ ( 5 phút)
+Đặt tính và tính: 23-7; 53-9. 
-Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới.Giới thiệu bài ( 2 phút)
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép trừ 53 – 15 ( 10 phút)
Bước 1:Nêu vấn đề.
-Có 53 que tính lấy bớt 15 que tính, còn bao nhiêu que tính?
-Làm phép tính gì? Lấy mấy trừ mấy?
- Ghi : 53 –15= 
Bước 2:Đi tìm kết quả
-Yêu cầu học sinh lấy 5 bó 1 chục và 3 que tính rời. 
-Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận đểù tìm cách bớt đi 15 que tính và thông báo kết quả.
-Vậy 53 trừ 15 bằng bao nhiêu?
 Bước 3: Đặt tính và tính.Nêu cách thực hiện phép tính.
-Giáo viên ghi lên bảng. 
-Gọi 1 số em nhắc lại.
b. Hoạt động 2:Luyện tập thực hành ( 20 phút)
Bài 1
-Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm vào SGK.
Bài 2
-Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.
-Muốn tính hiệu ta làm thế nào?
-Yêu cầu học sinh tự làm vào vở
-Sau khi làm xong yêu cầu các em khác nhận xét và sửa bài. 
-Giáo viên nhận xét tuyên dương.
 Bµi 3:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài
Bài 4:
-Yêu cầu học sinh tự vẽ hình.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 53 -15.
-Nhận xét tiết học.
-Về ôn tập cách trừ phép từ có nhớ dạng 53 -15 và chuẩn bị bài sau.
-2 em lên bảng làm.
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-Nghe và phân tích đề.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Lấy que tính và nói : Có 53 que tính.
-Thao tác trên que tính để tìm kết quả.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-Suy nghĩ và trả lời.
-1 em lên bảng làm, lớp làm vào bảng con. Một vài em nêu lại cách tính.
-1 em nêu.
-3 em lên bàng làm.
-Nhận xét bài bạn làm trên bảng.
-1 em đọc 
-Suy nghĩ và trả lời.
-3 em lên bảng làm và nêu cách tính
- 3 HS lên bảng làm bài. HS làm bài vào vở.
-Vẽ hình, sau đó 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
...................................................................................................
Luyện từ và câu. Tiết 12: MRVT: Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy.
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết ghép tiếng theo mẫu đẻ tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chổ trống trong câu (BT1, BT2); nói được 2-3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh (BT3).
- Biết đặt dấu phẩy vào chổ hợp lí trong câu (BT4).
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa bài tập 3 .
 Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 và 4. 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Ổn định lớp
 2.Bài cũ ( 5 phút)
+Nêu tên một số đồ dùng trong gia đình và tác dụng của nó.
+Nêu các việc nhỏ em đã giúp đỡ gia đình.
-Giáo viên và các em khác nhận xét cho điểm.
3.Bài mới. Giới thiệu bài ( 2 phút)
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập ( 30 phút)
Bài 1:
-Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1.
-Yêu cầu học sinh đọc mẫu
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ và đọc to các từ mình tìm được. Khi học sinh đọc giáo viên ghi nhanh lên bảng.
-Yêu cầu cả lớp đọc các từ vừa ghép được.
Bài 2:
-Treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc đề.
-Tổ chức cho học sinh làm từng câu, mỗi câu cho nhiều em phát biểu, nhận xét chỉnh sửa nếu em dùng từ chưa hay hoặc sai .
-Yêu cầu học sinh làm vào vở BT.
Bài 3:
-Treo tranh minh hoạ và yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Hướng dẫn quan sát tranh xem mẹ đang làm những việc gì, em bé đang làm gì, bé gái làm gì và nói lên hoạt động của từng người.
-Giáo viên nhận xét và bổ sung
Bài 4:
-Gọi học sinh đọc đề và các câu văn trong bài.
-Yêu cầu học sinh thử đặt dấu phẩy trong các câu văn cho sẵn.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung và đưa ra đáp án đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại các bài tập.
-2 em trả lời
-Lắng nghe và đọc đề bài.
-1 em nêu. 
-2 em đọc các từ cho sẵn.
-Nối tiếp đọc các từ vừa ghép được, mỗi em đọc một từ.
-Một số em đọc .
- 1 em đọc đề.
-Thực hành theo yêu cầu.
-Cả lớp nghe và ghi nhớ.
-Quan sát tranh.
-Một số em nói theo suy nghĩ.
-Đọc đề bài và các câu văn.
-Nếu ý kiến phải đặt dấu phẩy ở đâu trong các câu văn trong bài.
-Nghe và ghi nhớ
...................................................................................................
Thủ công. Tiết 12: Ôn tập chương 1- Kĩ thuật gấp hình (T2).
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh tiếp tục ôn tập kiến thức, kĩ năng về gấp các hình đã học đã học.
- Học sinh gấp đẹp, đúng kĩ thuật các hình đã học.
- Học sinh có thói quen cẩn thận, tỉ mỉ khi gấp hình.
II. Đồ dùng dạy và học:
 Các mẫu gấp hình của bài 1, 2, 3, 4, 5
III. Hoạt động day và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp 
2.Bài cũ ( 3 phút)
-Kiểm tra giấy màu của học sinh. 
-Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới. Giới thiệu tiết : ôn tập chương I – Kĩ thuật gấp hình ( 2 phút)
a. Hoạt động 1: Củng cố chương gấp hình ( 10 phút)
 -Từ đầu năm học đến nay, chúng ta đã học gấp những hình nào?.
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác gấp các hình đã học.
-Nhận xét và bổ sung đồng thời nhắc lại các yêu cầu khi gấp hình.
b. Hoạt động 2: Thực hành gấp hình đã học ( 17 phút)
-Yêu cầu học sinh gấp một trong những sản phẩm đã học. 
-Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra. 
-Giáo viên quan sát, giúp đỡ, uốn nắn cho những em còn lúng túng.
c. Hoạt động 3 : Đánh giá ( 5 phút)
-Đánh giá kết quả kiểm tra qua sản phẩm thực hành theo hai mức: 
+ Hoàn thành: 
+ Chưa hoàn thành: 
4. Củng cố, dặn dò:
-Cho xem một số sản phẩm học sinh làm đẹp, đúng kĩ thuật.
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn ôn lại cách gấp các hình đã học.
-Chuẩn bị dụng cụ để học chương cắt dán hình.
-Hát.
-Cả lớp.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-Một số en trả lời.
-3 đến 5 em nhắc.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Tự làm bài .
-Tự nhận xét đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
-Cả lớp cùng xem các sản phẩn do mình làm ra.
...................................................................................................
Đạo đức. Tiết 12: Quan tâm, giúp đỡ bạn (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS khá: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
 -KNS:Kỹ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy và học:
- Câu chuyện “Trong giờ ra chơi” 
- Vở bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2.Bài cũ ( 5 phút) 
Chăm chỉ học tập có lợi ích gì? 
-Cho điểm. Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Kể chuyện “Trong giờ ra chơi” ( 12 phút)
-Giáo viên kể chuyện “Trong giờ ra chơi” và nêu câu hỏi:
-Giáo viên chốt lại ý đúng: 
b. Hoạt động 2: Việc làm nào là đúng? ( 8 phút)
-Cho học sinh làm bài tập 2 (theo nhóm). 
-Vì sao tranh 1, 3, 4, 6 các em tán thành? 
*Gv chốt lại ý đúng :
Vì đó là những hành vi thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
c. Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn? ( 8 phút)
-Cho học sinh làm bài tập 3 trang 20 VBT:
-Kết luận : Quan tâm giúp đỡ bạn giúp tình bạn càng thêm thắm thiết, gắn bó
4. Củng cố, dặn dò:
-Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ bạn?
-Kể một việc làm chứng tỏ em đã quan tâm, giúp đỡ bạn.
-Nhận xét tiết học.
-Về thực hành theo điều đã học.
-2 em trả lời.
Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
-Thảo luận các câu hỏi theo nhóm. 
-Đại diện nhóm trình bày.
-1 vài em nhắc lại .
-1 em đọc yêu cầu của bài tập. 
-Đại diện nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét. 
- 1 vài em nhắc lại.
-1 em đọc yêu cầu của bài tập. Hãy đánh dấu x vào ô trống ¨ trước những lí do quan tâm, giúp đỡ bạn mà em tán thành.
-1 vài em trả lời.
...................................................................................................
Thứ sáu ngày 8 tháng 11 năm 2013
Thể dục. Tiết 24: Đi thường theo nhịp. TC: Nhóm ba, 

File đính kèm:

  • docTuan 12 x.doc
Giáo án liên quan