Giáo án dạy học Tuần 29 Lớp 1
TẬP ĐỌC
Bài 14 : CHÚ CÔNG
A. Mục đích yêu cầu
- HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng : nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. Hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé, vẻ đẹp của bộ lông đuôi lúc trưởng thành.
- Ôn các vần oc, ooc
-Tìm và hát được bài hát về con công.
* Trọng tâm: - HS đọc đúng, đọc trơn toàn bài.
- Rèn đọc và tìm hiểu nội dung bài.
tô theo đúng quy trình b, Viết vần, từ ứng dụng * Lưu ý viết đúng kỹ thuật, đúng khoảng cách các chữ. 5. Chấm - chữa bài - GV chấm 1 số bài - Nhận xét - HS đọc bài. - HS quan sát nhận xét. Chữ L gồm nét cong, nét khuyết và nét thắt - HS đồ chữ theo GV - HS so sánh M, N + Giống nhau: đều có 2 nét móc 1 nét thẳng + Khác: chữ M có thêm 1 nét xiên. - HS đọc bài viết - HS nêu các kỹ thuật viết trong các từ ngữ. - HS tập viết bảng con - Đọc lại bài viết - Tô chữ hoa - Viết vần, từ IV. Củng cố Trò chơi “ Viết tiếp sức’’ Mỗi nhóm 3 HS - Viết “ Bé nhoẻn cười ” V. Dặn dò - Về tập viết bảng con các chữ hoa đã học Đạo đức Tiết 29: Bài 13. Chào hỏi và tạm biệt (Tiết 2) A. Mục tiêu - HS hiểu cách chào hỏi và tạm biệt. Hiểu quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. - Có kỹ năng phân biệt hành vi chào hỏi , tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng. - Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng. *Trọng tâm: HS biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng. B. Đồ dùng GV: Đồ dùng để hóa trang, tranh minh họa bài học HS: Vở bài tập, bài hát “ Con chim vành khuyên” C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức - HS hát II. Kiểm tra bài cũ - Chào hỏi (tạm biệt ) khi nào? - Chào hỏi, tạm biệt thể hiện điều gì? - 2 HS trả lời III. Bài mới HĐ1) Khởi động HĐ2) Bài tập 2. - GV chốt lại. Tranh1: Các bạn cần chào thầy cô giáo. Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách. HĐ3) Bài tập 3. - GV chia nhóm - GV kết luận. Không nên chào hỏi ồn ào khi gặp người quen nơi công cộng. Trong tình huống như vậy em nên chào bằng cách gật đầu hay vẫy tay. HĐ4) Đóng vai. - GV giao nhiệm: Đóng vai các tình huống ở bài tập 1 - GV chốt lại cách ứng xử đúng. HĐ5) HS tự liên hệ. IV. Củng cố - Nhắc lại nội dung bài V. Dặn dò - Chào hỏi, tạm biệt trong giao tiếp hàng ngày. Hát bài: “Con chim vành khuyên.” - HS làm bài tập + chữa bài. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS trao đổi thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp trao đổi. - HS thảo luận - Các nhóm lên đóng vai - Thảo luận rút kinh nghiệm - Nêu các tình huống mà em đã chào hỏi( tạm biệt) - Đọc câu kết luận “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” - Chuẩn bị bài” Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng” Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012 Tập đọc Bài 13 : Mời vào A. Mục đích yêu cầu - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng : kiễng chân, soạn sửa, thuyền buồm. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Hiểu nội dung bài: Chủ nhà rất mến khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. - Ôn các vần ong, oong Thuộc lòng bài thơ. - Biết hỏi đáp tự nhiên về các con vật, sự vật yêu thích. * Trọng tâm: - HS đọc đúng, đọc trơn toàn bài. - Rèn đọc và tìm hiểu nội dung bài. B. Đồ dùng GV: Tranh minh hoạ HS: sgk C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức: - HS hát II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc lại bài “ Đầm sen” SGK và trả lời câu hỏi III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn luyện đọc a, GV đọc mẫu: b, HD luyện đọc - GV gạch trên bảng các từ: kiễng chân, soạn sửa, thuyền buồm 3. Ôn vần ong, oong a, Tìm tiếng trong bài có vần ong b, Tìm tiếng ngoài bài có vần ong, oong. Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện đọc a. Tìm hiẻu bài Hỏi: C1: Những ai đến gõ cửa ngôi nhà? C2: Chị gió được chủ nhà mời vào cùng làm gì? - GV đọc mẫu lần 2. b. Học thuộc lòng bài thơ c. Luyện nói * GDHS: Yêu quý và có ý thức bảo vệ những con vật có ích. IV. Củng cố * Tình cảm của chủ nhà đối với khách như thế nào? - Nêu lại nôi dung bài V. Dặn dò Ôn bài, chuẩn bị bài: “ Chú công” HS đọc: Mời vào - HS đọc thầm - HS đọc cả bài - HS tự phát hiện từ khó đọc - HS luyện đọc, phân tích cấu tạo tiếng khó - HS luyện đọc từng câu - Đoạn - Đọc đồng thanh cả bài - 1 HS đọc cả bài * HS mở SGK - trong - HS nối tiếp mỗi em nói 1 tiếng ( từ) + ong: bóng bay, bạn Long... + oong: boong tàu, xoong nồi, bình boong, kính coong... - HS đọc bài thơ + Thỏ, Nai, chị Gió + Cùng soạn sửa, quạt mát, đón trăng, reo hoa lá, đẩy buồm thuyền, làm việc tốt. - HS đọc theo nhóm đôi - Đọc nối tiếp - Đọc CN - Luyện đọc theo hướng phân vai - Nói về những con vật, sự vật em yêu thích. - HS quan sát tranh và luyện nói “ Tôi có một con chim sáo. Tôi rất yêu nó vì nó hót rất hay. Tôi thường bắt châu chấu cho nó ăn.” - HS đọc lại bài Tự nhiên xã hội Tiết 29: Nhận biết cây cối và con vật A. Mục tiêu - Nhớ lại những kiến thức đã học về động thực vật. Biết được động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không. - Tập so sánh để nhận ra một số điểm khác nhau, giống nhau giữa cây cối và con vật. - GDHS có ý thức bảo vệ các loại cây, con có ích lợi cho cuộc sống. * Trọng tâm: HS nhớ lại những kiến thức đã học về động thực vật. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Các hình vẽ SGK 2. Học sinh: SGK, vở bài tập. C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức II.Kiểm tra bài cũ - Hãy tả hình dáng của con muỗi. - Con muỗi có hại gì? III. Bài mới *HĐ1: Làm việc với vật mẫu và tranh ảnh - Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại về các cây và con vật. - Gợi ý: + Kể tên các loại cây ( con ) mà em biết? + Nêu đặc điểm chung của các loại cây ( con ) đã học? - GV theo dõi, hướng dẫn học sinh. * GVKL: + Có nhiều loại cây như cây rau, hoa, gỗ. Các loại cây khác nhau về đặc điểm, hình dáng nhưng giống nhau là chúng đều có rễ, thân, lá, hoa . + Có nhiều loại động vật khác nhau về hình dáng, kích thước, đặc điểm nhưng chúng đều giống nhau là có mắt, chân, đầu, bụng ... * Em phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ các loại cây ( con ) có ích? * HĐ2: Trò chơi “Đố bạn là cây gì - con gì” - Mục tiêu: Nhớ được đặc điểm chính của cây cối và con vật. ? Cây đó có thân gỗ phải không. ? Câu đó là cây rau phải không. ? Con đó có 4 chân phải không . ? Con đó bơi được phải không . ................. - GV nhận xét, tuyên dương IV.Củng cố - Kể tên các con vật (cây) có ích? V. Dặn dò Ôn bài + Quan sát trời nắng, trời mưa HS Hát - 2 HS trả lời -Tiến hành: Cho học sinh thảo luận nhóm - Học sinh quan sát. - Đại diện các nhóm đã thảo luận lên trình bày bài làm của nhóm mình. - HS nhắc lại các KL trên - Tiến hành: cách chơi. Một HS được GV treo vào lưng một tấm bìa có hình vẽ của cây gì hoặc con gì nhưng cả lớp đều biết rõ và đặt các câu hỏi. - Cho học sinh chơi thử - Học sinh chơi thật Thủ công Tiết 27: Cắt, dán hình tam giác (tiết 2) A. Mục tiêu: - HS biết kẻ, cắt, dán hình tam giác. - Cắt, dán được hình tam giác theo 2 cách. - Có ý thức trong sử dụng kéo để khỏi bị tai nạn. * Trọng tâm: Biết cách kẻ, cắt, dán được hình tam giác theo 2 cách. .B. Đồ dùng dạy học: - Hình giác mẫu dán trên tờ giấy trắng - Thước kẻ, bút chì, kéo, giấy kẻ ô có kích thước lớn C. Hoạt động dạy học: - Giấy, thước, bút chì, kéo. - Vở thủ công I. ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS. III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Dạy bài mới: a. Luyện tập: Hoạt động 1: - GV cho HS quan sát lại hình mẫu và nhận xét: + Hình tam giác có mấy cạnh? + Các cạnh của chúng thế nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu * Hướng dẫn cách cắt, kẻ hình tam giác - Ghim giấy lên bảng và gợi ý HS (như phần hướng dẫn ở sách thủ công) - Cho HS lấy giấy đếm và kẻ hình tam giác - Hướng dẫn HS cách kẻ hình tam giác * Hướng dẫn cắt rời hình tam giác - Cho HS thực hành cắt - GV đi từng bàn hướng dẫn HS cắt - Quan sát giúp HS làm * Hướng dẫn HS dán sản phẩm IV. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét, khen ngợi những HS cắt hình tam giác đều, đẹp. V. Dặn dò: -Về nhà chuẩn bị dụng cụ bút chì, thước kẻ, kéo, giấy để tiết sau Hát. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. * Cả lớp quan sát - Có 3 cạnh - Các cạnh không bằng nhau - HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán - Kẻ hình chữ nhật có độ dài 8ô,7ô - Kẻ hình tam giác như hình mẫu (theo 2 cách) Cả lớp quan sát GV làm mẫu - Dùng giấy đếm ô, kẻ, cắt hình chữ nhật có cạnh, 8ô, 7ô - Quan sát và thực hành vào giấy - Muốn vẽ hình tam giác cần xác định 3 điểm, 2 đỉnh là hai điểm đầu của cạch hình chữ nhật có độ dài 8ô,7ô lấy điểm giữa cạnh đối diện làm đỉnh thứ ba. - Thực hành cắt - HS dán sản phẩm vào vở - Ướm hình vào giữa vở - Phết hồ xung quanh hình -Miết hình phẳng vào vở - 2 HS nhắc lại nội dung bài - Lắng nghe - Cắt, dán hàng rào đơn giản Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012 Tập đọc Bài 14 : Chú công A. Mục đích yêu cầu - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng : nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. Hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé, vẻ đẹp của bộ lông đuôi lúc trưởng thành. - Ôn các vần oc, ooc -Tìm và hát được bài hát về con công. * Trọng tâm: - HS đọc đúng, đọc trơn toàn bài. - Rèn đọc và tìm hiểu nội dung bài. B. Đồ dùng GV: Tranh minh hoạ HS: sgk C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức: - HS hát II. Kiểm tra bài cũ: - Học thuộc lòng bài “ Mời vào” và trả lời câu hỏi III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn luyện đọc a, GV đọc mẫu: b, HD luyện đọc - GV gạch trên bảng các từ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. 3. Ôn vần oc, ooc a, Tìm tiếng trong bài có vần oc b, Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ooc Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện đọc a. Tìm hiẻu bài Hỏi: C1: Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì? C2: Chú đã biết làm động tác gì? C3: Sau 2, 3 năm đuôi công trống thay đổi như thế nào? - GV đọc mẫu lần 2. b. Luyện nói - Tìm và hát về con công - Chơi trò chơi về bài đố * GDHS: Yêu quý và có ý thức bảo vệ những con vật có ích. IV. Củng cố * Em hãy tả vẻ đẹp của đuôi công? - Nêu lại nôi dung bài V. Dặn dò Ôn bài, chuẩn bị bài: “Chuyện ở lớp” HS đọc: Chú công - HS đọc thầm - HS đọc cả bài - HS tự phát hiện từ khó đọc - HS luyện đọc, phân tích cấu tạo tiếng khó - HS luyện đọc từng câu - Đoạn - Đọc đồng thanh cả bài - 1 HS đọc cả bài * HS mở SGK - ngọc - HS nối tiếp mỗi em nói 1 tiếng ( từ) +oc: bài học, bọc vỏ, lọc nước ... + ooc: quần soóc, rơ moóc.... * HS đọc đoạn 1 - Bộ lông tơ màu nâu gạch - Xòe đuôi thành hình rẻ quạt * HS đọc đoạn 2 - Thành một thứ xiêm áo rực rỡ. Mỗi chiếc lông lóng lánh màu xanh sẫm. - HS đọc theo nhóm đôi - Đọc nối tiếp - Đọc CN Tìm và hát những bài hát về con công “ Tập tầm vông con công hay múa.” “ Tập tầm vông.” HS hát cá nhân hoặc tốp ca. “ Tập tầm vông tay không, tay có.......có có không không?” - HS đọc lại bài Toán Tiết 116: Phép trừ trong phạm vi 100 A. Mục tiêu - Giúp học sinh : Biết đặt tính rồi làm tính trừ trong phạm vi 100 (dạng 57 - 23) - Củng cố về giải toán. - Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống. * Trọng tâm : Biết đặt tính rồi làm tính trừ trong phạm vi 100 B. Đồ dùng + Các bó chục que tính và các que tính rời. + Bảng dạy toán C. Các hoạt động dạy học I ổn định lớp II. Kiểm tra bài III. Bài mới Hoạt động 1 : Cách làm tính trừ dạng 57 - 23 Mt: Học sinh biết phương pháp đặt tính và làm tính trừ. * GV hướng dẫn thao tác trên que tính. Giáo viên làm song song với HS trên bảng. Trình bày trên bảng như Sách giáo khoa chục đơn vị 5 - 2 7 3 3 4 - Chú ý : thao tác tách ra 2 bó và 3 que tương ứng với phép tính trừ - Hỏi : Số que còn lại là bao nhiêu ? * Giới thiệu kỹ thuật làm tính trừ ( Tương tự phép cộng) + Viết 57 rồi viết 23 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị + Viết dấu -, kẻ ngang + Tính từ phải sang trái : * 7 trừ 3 bằng 4 – Viết 4 * 5 trừ 2 bằng 3 – Viết 3 Vậy 57 – 23 = 34 Hoạt động 2 : Thực hành Mt : Học sinh làm được tính trừ trong phạm vi 100. Củng cố giải toán Bài 1 : a) Tính - Lưu ý phép tính có kết quả = 0 ở cột chục. Ví dụ : 59 – 53 Kết quả của phép tính này bằng 6 . b) Đặt tính rồi tính Bài 2 : Đúng ghi Đ – Sai ghi S - GV treo bảng phụ cho học sinh tham gia chơi tiếp sức - Tuyên dương đội thắng Bài 3 : Giải toán IV. Củng cố V. Dặn dò Ôn bài chuẩn bị bài: Phép trừ trong phạm vi 100 ( Tiếp ) - HS hát - HS làm bảng 17 + 31 = 64 + 24 = 43 + 25 = 81 + 12 = - Học sinh lấy 57 que ( gồm 5 bó và 7 que rời ). - Tiến hành tách 2 bó và 3 que rời xếp xuống dưới 2 bó bên trái 3 que bên phải - Còn 3 bó 4 que - Học sinh quan sát lắng nghe ghi nhớ - 57 23 34 - Học sinh lặp lại cách trừ a) Học sinh làm bảng - 67 - 56 - 98 - 59 22 16 72 53 b) Học sinh làm vở 67 - 22 56 - 16 94 - 92 42 - 42 - 2 nhóm thi đua - 87 - 68 - 95 - 43 35 21 24 12 52 46 61 55 - Học sinh đọc bài toán - 1 học sinh ghi tóm tắt : * Có : 64 trang * Đã đọc : 24 trang * Còn trang - Học sinh giải vào vở ô li Lan còn phải đọc số trang sách là 64 - 24 = 40 ( trang) Đáp số : 40 trang - HS nhắc lại các bước trừ Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012 Chính tả Tiết 10 : Mời vào A. Mục đích yêu cầu - HS nghe viết lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài “ Mời vào” - Làm đúng bài tập chính tả: Điền ong hay oong; điền ng hay ngh. Nhớ quy tắc chính tả ngh + i, e, ê - Rèn viết đúng cự ly, tốc độ các chữ đều và đẹp. * Trọng tâm: HS nghe viết lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài “ Mời vào” B. Đồ dùng GV: Bài viết mẫu, bài tập chính tả HS: bảng, vở C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức: - HS hát II. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài viết tiết trước. - HS chữa bài tập - Viết bảng: đèn bàn, nhoẻn cười III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn HS viết a, GV đọc mẫu b, HD viết - Những ai đến gõ cửa ngôi nhà? - GV phân tích trên bảng: + xem : x + em ( x / s ) + tai : t + ai ( ai/ ay ) + thật : th + ât + nặng + gạc : g + ac + nặng 3. HS viết bài. - GV nhắc HS về cách trình bày: các chữ đầu dòng viết hoa, lưu ý các dấu chấm than, gạch đầu dòng, dấu hỏi chấm. - GV đọc từng dòng thơ 4. Chữa lỗi - GV đọc soát lỗi: Đọc thong thả, dừng lại ở chữ khó viết. - Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở - GV chấm 1 số bài - Nhận xét 5. HD làm bài tập chính tả a, Điền vần ong hay oong b, Điền ng hay ngh * Ghi nhớ i ngh e ê IV. Củng cố - Khen những HS học tốt, viết bài đúng, đẹp. V. Dặn dò Chép lại đoạn thơ cho đúng. HS đọc tên bài: Mời vào - HS đọc bài viết - Thỏ, Nai, Gió. - HS tự phát hiện từ dễ viết sai - HS luyện đọc, phân tích cấu tạo tiếng khó - HS tập viết bảng các tiếng, từ khó - HS nghe viết bài vào vở - HS dùng bút chì soát bài viết của mình - HS ghi số lỗi ra lề vở - HS đổi vở sửa lỗi cho nhau - HS làm bảng con - 2 nhóm HS lên bảng điền Nam học giỏi. Bố thưởng ....Đứng trên b.... tàu, ngắm mặt biển rộng, Nam m.... lớn lên sẽ trở thành thủy thủ. - ...ôi nhà ....ề nông ....e nhạc - HS nhắc lại quy tắc chính tả ngh –ng Kể chuyện Tiết 4: Niềm vui bất ngờ A. Mục đích yêu cầu - HS nghe GV kể nhớ và kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện: Bác rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ. - Rèn kỹ năng kể chuyện cho HS. - Giáo dục hs kính trọng, yêu quý Bác Hồ. * Trọng tâm: HS biết kể lại câu chuyện theo gợi ý dưới tranh. B. Đồ dùng - Tranh minh họa truyện kể SGK. C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức - Hát. II. Bài cũ - Kể lại chuyện: Bông hoa cúc trắng III. Bài mới 1) Giới thiệu bài 2) GV kể chuyện: Giọng diễn cảm + Lời người dẫn chuyện: Cảm động + Lời Bác: Cởi mở, âu yếm + Lời các cháu: Phấn khởi, tự nhiên - Kể lần 1: Kể toàn bộ câu chuyện - Kể lần 2: Kể từng đoạn 3) Hướng dẫn hs kể. - Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh. (*) Tranh 1: - Vẽ cảnh gì? - Câu hỏi dưới tranh là gì? (*) Tiếp tục tranh đoạn 2, 3, 4. (Làm tương tự tranh 1) - Kể lại toàn bộ câu chuyện. 4) Giúp hs hiểu ý nghĩa truyện. Hỏi: Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì? - Kết hợp với tranh minh họa. - Quan sát tranh sgk. - Các bạn nhỏ qua phủ Chủ Tịch xin cô giáo vào thăm nhà Bác. “ Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi qua cổng phủ Chủ Tịch”. - Đại diện nhóm thi kể. - 1, 2 HS kể - Bác rất yêu thích thiếu nhi. Thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ. IV. Củng cố - Nêu lại nội dung bài học - Nhận xét chung. - Rút ra bài học cho bản thân. Yêu quý Bác Hồ và chăm học, ngoan ngoan xứng đáng Cháu ngoan Bác Hồ. - Bình chọn HS kể chuyện hay. V. Dặn dò - Về nhà tập kể lại chuyện. - Chuẩn bị bài sau. Sói và Sóc Toán Tiết 117: Phép trừ trong phạm vi 100( Tiếp ) A. Mục tiêu - Giúp học sinh : Biết đặt tính rồi làm tính trừ trong phạm vi 100 ( dạng 65 - 30 và 36 - 4) - Củng cố kỹ năng tính nhẩm. - Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống. * Trọng tâm : Biết đặt tính rồi làm tính trừ trong phạm vi 100 B. Đồ dùng + Các bó chục que tính và các que tính rời. + Bảng dạy toán C. Các hoạt động dạy học I ổn định lớp II. Kiểm tra bài III. Bài mới Hoạt động 1 : Cách làm tính trừ dạng 65 - 30 và 36 – 4 Mt: Học sinh biết phương pháp đặt tính và làm tính trừ. * GV hướng dẫn thao tác trên que tính. Trình bày trên bảng như Sách giáo khoa chục đơn vị 6 - 3 5 0 3 5 - Hỏi : Số que còn lại là bao nhiêu ? * Giới thiệu kỹ thuật làm tính trừ ( Tương tự tiết trước) - Đặt tính : Viết 65 rồi viết 30 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị . - Viết dấu - . Kẻ vạch ngang - Tính (từ phải sang trái ) * 5 trừ 0 bằng 5 – Viết 5 * 6 trừ 3 bằng 3 – Viết 3 Vậy 65-30= 35 * Phép trừ 36 - 4 hướng dẫn tương tự Hoạt động 2 : Thực hành Mt :HS làm được tính trừ trong phạm vi 100 và tính nhẩm Bài 1 : Tính Bài 2 : Đúng ghi Đ – Sai ghi S - GV treo bảng phụ cho học sinh tham gia chơi tiếp sức - Tuyên dương đội thắng Bài 3 : Tính nhẩm IV. Củng cố - Nêu miệng kết quả: 65 - 5 = 65 - 60 = V. Dặn dò Ôn bài chuẩn bị bài: Luyện tập - HS hát - HS làm bảng 99 - 66 59 - 53 35 - 15 88 - 81 - Học sinh lấy 65 que ( gồm 6 bó và 5 que rời ). - Tiến hành tách 3 bó xếp xuống dưới 6 bó bên trái - Còn 3 bó 5 que - Học sinh quan sát lắng nghe ghi nhớ - 65 30 35 - Học sinh lặp lại cách trừ a) Học sinh làm bảng b) Học sinh làm vở - 82 - 75 - 68 - 37 50 40 4 2 - 2 nhóm thi đua - 57 - 57 - 57 - 57 5 5 5 5 50 52 07 52 - Học sinh làm bảng 2 cột và làm vở 1 cột 66 - 60 = 58 - 4 = 78 - 50 = 58 - 8 = 98 - 90 = 67 - 5 = - HS nhắc lại các bước trừ Tuần 29 Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012 Tập đọc Ôn bài: Vì bây giờ mẹ mới về+ Rèn viết A. Mục đích yêu cầu: - HS đọc tốt trơn cả bài, phát âm đúng: khóc òa, hoảng hốt. Biết nghỉ ngơi đúng dấu câu. - Ôn vần: t, c, tìm được tiếng, nói câu chứa tiếng có vần t, c. - Qua bài đọc HS hiểu được nội dung bài. * Trọng tâm: Rèn đọc trơn tốt cả bài qua đó hiểu nội dung bài. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh sgk, câu hỏi - HS: SGK, vở bài tập. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: - Hát – kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc: Quà của bố. - Bố bạn nhỏ gửi cho bạn quà gì? III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. giảng bài: a.Hướng dẫn luyện đọc: - GV đọc mẫu. * Luyện đọc tiếng, từ Gọi HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh * Đọc câu: Tìm câu khó đọc. * Đọc đoạn, bài. b. Ôn vần t, c. + Tìm tiếng trong bài có vần t? + Tìm tiếng ngoài bài có vần t, c? Nói câu chứa tiếng có t (c)? - Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không? - Lúc nào cậu bé mới khóc?Vì sao? * Luyện viết tập chép B trang 29 - GV hướng dãn HS viết - Giọng mẹ: hoảng hốt. - Giọng cậu bé: nũng, hoảng - HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh - hoảng hốt, khóc òa, đứt tay. - Đọc phân tích tiếng, từ. - HS đọc nối tiếp câu khó đọc - Đọc cá nhân, đọc nhóm, đồng thanh - Đọc nối tiếp. - Thi đọc nhóm đôi. - Đọc đồng thanh. - bứt lá, day dứt, sứt, nứt - Cực khổ, lọ mực, trực, lực, vứt rác, nực, bức, nhức - Trời hôm nay nóng bức. - Cậu bé không khóc. - Khi mẹ về vì cậu nũng mẹ. - HS viết vào vở IV. Củng cố dặn dò: - Nêu lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học tuyên dương những HS đọc bài tốt. - Đọc lại bài. V. Dặn dò: - Về học đọc bài. - Chuẩn bị bài sau. “Đầm sen”. toán Luyện tập: Giải toán có lời văn A. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố rèn luyện kĩ năng giải bài toán có lời văn, thực hiện phép tính cộ
File đính kèm:
- Tuan 29.doc