Giáo án dạy học tích hợp Ngữ Văn 11 - Tiết 85: Chiều tối
2. Hai câu sau: Bức tranh sinh hoạt.
- Hai câu cuối có sự chuyển đổi tứ thơ:
+ Không gian: rộng (núi rừng) -> hẹp (xóm núi)
+ Thời gian: chiều -> tối.
+ Điểm nhìn: trên trời -> mặt đất.
+ Hình ảnh: thiên nhiên -> con người lđ.
-> hai câu sau là hình ảnh con người với cuộc sống lao động khỏe khoắn.
- Hiện đại:
+ Thơ xưa: con người nhỏ bé, thường làm nền cho bức tranh thiên nhiên.
+ Thơ Bác: hình ảnh cô gái xay ngô trẻ trung, khỏe mạnh đầy sức sống, là trung tâm của cảnh vật.
-> Cái đẹp trong tâm hồn Bác là quên đi cảnh ngộ của mình để cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống.
- So với bản phiên âm:
+ “Thiếu nữ” -> “cô em”: không thể hiện được cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con người.
+ “Ma bao túc – bao túc ma” -> “xay ngô tối – xay hết”: chưa diễn tả được vòng quay liên hoàn của cối xay ngô. Trong nguyên tác, ta cảm nhận được:
o Vòng quay của cối xay ngô.
o Nhịp điệu lao động hăng say.
o Vòng quay của thời gian.
o Tạo cảm giác ấm áp trong lòng người tù CM.
Dạy học tích hợp Ngữ văn, Lịch sử, GDCD bài Chiều tối ( Ngữ văn 11- tập 2) Tiết 85: CHIỀU TỐI - Hồ Chí Minh - Lớp Ngày dạy HS vắng mặt Ghi chú 11B 11D I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS nắm được: 1.Về kiến thức. a. Kiến thức chung: - Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ, giữa yêu nước và nhân đạo. - Thấy được được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ. b. Kiến thức trọng tâm: - Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh. - Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình. - Từ kiến thức của các bộ môn: Lịch sử, GDCD để làm rõ giá trị của bài thơ. 2.Về kỹ năng. - Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, bình giá tác phẩm theo đặc trưng thể loại. - Ứng dụng kiến thức môn Lịch sử, GDCD....để làm nổi bật hình tượng người thi sĩ – chiến sĩ trong thơ Bác, qua đó, giáo dục lý tưởng sống, tình yêu thiên nhiên. 3. Về thái độ. - Giúp học sinh thêm yêu mến các tác phẩm văn chương, biết trân trọng những giá trị thơ ca dân tộc. 4. Năng lực hình thành: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực giải quyết tình huống đặt ra trong các văn bản. - Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại theo đặc trưng thể loại. - Năng lực trình bày suy nghĩ , cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. PHƯƠNG PHÁP. GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thảo luận nhóm. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: SGK, chuẩn KT-KN, giáo án, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 2; Bài tập Ngữ văn 11 – tập 2. - HS: vở soạn, vở ghi, SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1.Ổn định tổ chức lớp 2.Kiểm tra bài cũ (5’). Câu hỏi: kiểm tra vở soạn của HS 3.Bài mới. Mở đầu tập “Nhật kí trong tù”, HCM viết: “Ngâm thơ ta vồn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.” Đó chính là những lời tâm sự mộc mạc khiêm nhường của chiến sĩ, thi sĩ HCM trong tập “Ngục trung nhật kí”. Song nói như nhà văn Lỗ Tấn: “Bắt nguồn từ mạch nước chảy ra đều là nước, bắt nguồn từ mạch máu chảy ra đều là máu”; bắt nguồn từ một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn thì dù không chủ ý trở thành nhà thơ song những vần thơ của Bác trong tập “Nhật kí trong tù” vẫn ngời sáng vẻ đẹp của truyền thống và hiện đại. Hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” để thấy được vẻ đẹp cổ điển và hiện đại cũng như tinh thần lạc quan yêu đời vượt lên trên hoàn cảnh của Hồ Chí Minh. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 Tìm hiểu chung GV: nhắc lại đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh: HCM (1890 – 1969) sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bản thân là một người thông minh, ham học hỏi và có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Trong cuộc đời, Người viết văn để phục vụ cách mạng và để lại cho hậu thế một sự nghiệp văn chuơng phong phú về thể loại, đặc sắc trong phong cách biểu hiện. + Một số tác phẩm đã được học ở THCS: Tức cảnh Pác Pó, Ngắm trăng, Đi đường... (?): Dựa vào phần Tiểu dẫn trong SGK, em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tập thơ “Nhật kí trong tù”? - Tích hợp lịch sử: Sau 30 mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Theo sáng kiến của Người Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám (5/1941) được triệu tập tại Cao Bằng, đánh đấu sự hoàn thiện trong thay đổi chiến lược cách mạng của Đảng và trực tiếp chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về sau này. Hội nghị cũng chủ trương tìm cách liên hệ với quân Đồng minh để cùng chống chủ nghĩa phát xít. Trên tinh thần đó, ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc (với tên ghi trên giấy tờ tùy thân là Hồ Chí Minh) cùng đồng chí Lê Quảng Ba lên đường sang Trung Quốc để liên hệ với các lực lượng cách mạng người Việt Nam và Đồng minh, nhằm tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài. Ngày 27/8/1942, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 13 tháng và bị đầy đi giam cầm ở 30 nhà lao, thuộc 13 huyện khác nhau; đến ngày 10/9/1943 Người được thả tự do theo yêu cầu của tướng Quốc dân Đảng là Trương Phát Khuê. Hs trả lời. GV: Như vậy, đây là một cuốn nhật kí bằng thơ được Bác làm trong hoàn cảnh lao tù. Bằng sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình, cuốn nhật kí đã ghi lại một cách trung thực bộ mặt đen tối của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Qua đó thể hiện bức chân dung tự hoạ tinh thần của Hồ Chí Minh. (?) Nêu vị trí của bài thơ Chiều tối? Hoàn cảnh sáng tác? Hs trả lời. (?) Em hãy xác định thể loại và bố cục của bài thơ? Hs trả lời. GV: có hai cách phân tích: tiền giải - hậu giải; khai - thừa - chuyển - hợp. Từ sự vận động của không gian, thời gian nghệ thuật và hình tượng thơ, ta chọn cách thứ nhất. Hoạt động 2 Đọc - hiểu văn bản Gọi HV đọc diễn cảm văn bản. (?) Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu hiện lên trong không gian, thời gian, điểm nhìn nào? Ý nghĩa? Hs trả lời. (?) Có những hình ảnh nào xuất hiện trong hai câu thơ đầu? Hình ảnh đó mang đặc điểm gì? Hs trả lời. - GV hướng dẫn HS đối sánh phần phiên âm và dịch thơ? (?) Có người nhận xét rằng hình ảnh cánh chim và đám mây trong bài thơ này “vừa quen vừa lạ”, em suy nghĩ như thế nào về nhận định trên? + 1: so sánh với hình ảnh cánh chim trong Truyện Kiều “Chim hôm thoi thót về rừng” (ND); và trong Chiều hôm nhớ nhà “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (BHTQ) + 2: So sánh hình ảnh đám mây trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay”. + 3: so sánh với hình ảnh cánh chim và đám mây trong Độc tọa Kính Đình sơn của LB: “Chúng điểu cao phi tận/ Cô vận độc khứ nhàn” (Bầy chim một loạt bay cao/Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình) Hs trả lời. GV chốt kiến thức bằng bảng phụ. (?) Cảm quan nghệ thuật của Bác được thể hiện như thế nào? Hs trả lời. (?) Cách cảm nhận về thiên nhiên trong hoàn cảnh tù đày thể hiện hai chiều hướng tương phản nhưng thống nhất trong tâm hồn người tù cách mạng, đó là gì? Hs trả lời. GV chốt kiến thức. GV: người ta thường nhắc tới một đặc điểm rất độc đáo trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: từ tư tưởng, hình tượng nghệ thuật luôn vận động một cách khỏe khoắn và bất ngờ hướng về sự sống và ánh sáng. Có thể thấy đặc điểm này trong bài thơ Chiều tối. GV cho học sinh hoàn thành sơ đồ thể hiện sự vận động của mạch thơ: Hai câu đầu -> Hai câu sau Không gian: rộng (núi rừng hoang vu) -> Thời gian: chiều tà -> Điểm nhìn: trển trời -> Khung cảnh thiên nhiên -> (?) So sánh hình ảnh con người trong bài thơ này với bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan? Hs trả lời. GV cho học sinh so sánh bản phiên âm và dịch thơ để làm rõ đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ cuối? Hs trả lời. GV: ý nghĩa của nhãn tự bài thơ? GV kể về tích nhãn tự và hỏi: theo em, nhãn tự trong bài thơ này là chữ nào? Vì sao? Ý nghĩa? Hs trả lời. GV giảng: chữ mắt nó sáng bùng lên, nó căn lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dẫn đầu nặng đến mấy đi chăng nữa. Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ tình cảm Bác (?) Bài thơ có sự vận động từ đêm tối tới ánh sáng, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm áp, sum vầy. Qua sự chuyển đổi đó, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ? Hs trả lời. GV chốt kiến thức. Tích hợp GDCD: qua tấm gương về ý chí, nghị lực phi thường của lãnh tụ HCM, em học tập được điều gì? Hoạt động 3: tổng kết (?) Nội dung tư tưởng của bài thơ là gì? Hs trả lời. (?) Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Hs trả lời. I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tập thơ “Nhật kí trong tù”. - Hoàn cảnh ra đời: tập thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ tháng 8/ 1942 – tháng 10/ 1943. - Tập thơ gồm 134 bài thơ được sáng tác bằng chữ Hán. 2. Bài thơ “Chiều tối”. - Vị trí: Là bài thơ thứ 31. - Cảm hứng sáng tác: mùa thu năm 1942 trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. - Thể loại: Thơ Đường luật. - Bố cục: Tiền giải – hậu giải. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 1. Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên miền sơn cước. - Không gian: rộng lớn -> làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người và cảnh vật. - Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày -> con người, vạn vật mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi. - Điểm nhìn: từ dưới lên cao -> phong thái ung dung, lạc quan của tác giả. - Cảnh vật: xuất hiện 2 hình ảnh: + Chim mỏi: biểu tượng cho buổi chiều tà -> cánh chim được quan sát ở trạng thái vận động bên trong “mỏi mệt” -> sự tương quan giữa người và cảnh, sự đồng điệu giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên. + Chòm mây: cô đơn, đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la. - So với bản phiên âm: + “Cô vân” -> “chòm mây”: chưa sát nghĩa -> làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời. + “mạn mạn” -> “trôi nhẹ”: chưa sát nghĩa -> làm mất đi tư thế chậm chạp, uể oải, lững lờ không muốn di chuyển của áng mây. - Hình ảnh thơ “quen mà lạ”: Nhóm Quen Lạ 1 (cánh chim) Báo hiệu buổi chiều. - Thơ xưa: cảm nhận từ ngoại cảnh, cái nhìn bên ngoài. - Thơ Bác: Sự cảm nhận thiên về tâm cảnh, cái nhìn bên trong. 2 (đám mây) Thi liệu quen thuộc. - Thơ xưa: cánh chim thường bay về chốn vô tận, vô cùng. - Thơ Bác: cánh chim tìm về tổ ấm sau một ngày dài mỏi mệt kiếm ăn. 3 (Cánh chim và đám mây) Thi liệu quen thuộc. - Thơ xưa: thể hiện nỗi khắc khoải của con người trước cõi hư không, mang vẻ đẹp thoát tục. - Thơ Bác: Mang tính hiện thực, bình dị, gần gũi. - Cảm quan của Hồ Chí Minh: + Cái nhìn đời thường, cuộc sống bình dị, quen thuộc. + Cái nhìn thiên về tâm cảnh. - Tâm hồn Hồ Chí Minh: + Mỏi mệt sau hành trình dài. + Cô đơn, lẻ loi và băn khoăn, trăn trở trước con đường phía trước. + Ung dung ngắm cảnh. + Yêu tự do. + Hòa nhập với thiên nhiên. + Tinh thần lạc quan. -> Tinh thần thép và chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác. * Tiểu kết: Bằng bút pháp chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình -> bức tranh thiên nhiên chiều tối hiện lên thật đẹp và thoáng đãng. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân. 2. Hai câu sau: Bức tranh sinh hoạt. - Hai câu cuối có sự chuyển đổi tứ thơ: + Không gian: rộng (núi rừng) -> hẹp (xóm núi) + Thời gian: chiều -> tối. + Điểm nhìn: trên trời -> mặt đất. + Hình ảnh: thiên nhiên -> con người lđ. -> hai câu sau là hình ảnh con người với cuộc sống lao động khỏe khoắn. - Hiện đại: + Thơ xưa: con người nhỏ bé, thường làm nền cho bức tranh thiên nhiên. + Thơ Bác: hình ảnh cô gái xay ngô trẻ trung, khỏe mạnh đầy sức sống, là trung tâm của cảnh vật. -> Cái đẹp trong tâm hồn Bác là quên đi cảnh ngộ của mình để cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống. - So với bản phiên âm: + “Thiếu nữ” -> “cô em”: không thể hiện được cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con người. + “Ma bao túc – bao túc ma” -> “xay ngô tối – xay hết”: chưa diễn tả được vòng quay liên hoàn của cối xay ngô. Trong nguyên tác, ta cảm nhận được: o Vòng quay của cối xay ngô. o Nhịp điệu lao động hăng say. o Vòng quay của thời gian. o Tạo cảm giác ấm áp trong lòng người tù CM. - Câu 3: dịch từ chữ “tối”: làm mất đi cái hay trong nghệ thuật lấy sáng tả tối của nhà thơ. - Nhãn tự của bài thơ: “hồng” – nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và cả ý nghĩa toàn bài thơ: + Hồng1: của lò than, đó là dấu hiệu của sự sống, sự ấm cúng sum vầy, đem lại cho người từ cách mạng sự ấm áp trên con đường chuyển lao. + Hồng2: màu hồng của ngọn lửa cách mạng luôn là nguồn động lực giúp Người vượt lên hoàn cảnh. + Hồng3: màu của niềm tin, sự lạc quan luôn cháy trong tim Bác. -> chữ “hồng” rực sáng cả bài thơ, vừa làm cho bức tranh chiều tối trở nên sáng hơn vừa sưởi ấm người tù thi sĩ trên con đường giải lao lạnh lẽo. - Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: + Lạc quan, yêu đời, yêu lao động. + Ý chí, nghị lực phi thường. + TÌnh yêu thương nhân dân. * Tiểu kết: bằng thủ pháp điệp vòng, lấy sáng tả tối, tác giả cho ta thấy bức tranh lao động hiện ta thật gần gũi, tươi vui. Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và tình yêu thương nhân dân của Bác trong hoàn cảnh tù đày. III. Tổng kết. 1. Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống. 2. Nghệ thuật: bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mang vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại. 4.Củng cố bài giảng. - Bài thơ có sự vận động của thời gian, không gian (từ không gian hiu quạnh của rừng núi đến không khí đầm ấm của gia đình). Có sự vận động của tư tưởng (chữ hồng-nhãn tự như ánh lên niềm vui) - Tích hợp GDCD : Trình bày suy nghĩ của em về ý chí và nghị lực. 5.Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. - Học bài cũ. - Chuẩn bị: Từ ấy (Tố Hữu) Câu hỏi bài soạn: Theo hệ thống câu hỏi giáo viên cung cấp. V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ GIẢNG. ................................................................................................................. (?) Có người nhận xét rằng hình ảnh cánh chim và đám mây trong bài thơ này “vừa quen vừa lạ”, em suy nghĩ như thế nào về nhận định trên? + 1: so sánh với hình ảnh cánh chim trong Truyện Kiều “Chim hôm thoi thót về rừng” (ND); và trong Chiều hôm nhớ nhà “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (BHTQ) + 2: So sánh hình ảnh đám mây trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay”. + 3: so sánh với hình ảnh cánh chim và đám mây trong Độc tọa Kính Đình sơn của LB: “Chúng điểu cao phi tận/ Cô vận độc khứ nhàn” (Bầy chim một loạt bay cao/Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình)
File đính kèm:
- Tuan_23_Chieu_toi_Mo.doc