Giáo án dạy học tích hợp môn Toán

HĐ 3. Củng cố:

- GV chốt lại 2 dạng toán về Đại lượng tỉ lệ thuận và cách làm.

- Cho HS nhắc lại các kiến thức đã được tích hợp trong tiết học về bảo vệ rừng,bảo vệ cây xanh, môi trường và chống biến đổi khí hậu, các việc làm thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh.

HĐ 4. Tổng hợp điểm theo phiếu của từng nhóm, đánh giá tiết học.

HĐ5. Hướng dẫn về nhà:

- xem lại các bài tập đã làm hôm nay, liên hệ với thực tế cuộc sống,

- Làm hết các bài tập luyện tập trong sách giáo khoa.

- Nghiên cứu trước bài : Đại lượng tỉ lệ nghịch.

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 3474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học tích hợp môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP
Chủ đề dạy học:
Tích hợp kiến thức liên môn: Toán học, Sinh học, Địa lí, GDCD, Lịch sử để dạy ngoại khóa chủ đề “Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận”
Tích hợp nội dung: Bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng góp phần chống biến đổi khí hậu
	(Thời lượng: 2 tiết)	
Ngày soạn: 06/11/2015
Ngày dạy: 17/11/2015
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
i) Môn Toán
- Học sinh nhớ được định nghĩa, tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ thuận.
- HS nhận biết được 2 dạng toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và cách giải.
ii) Môn Sinh:
- Nhớ được sự trao đổi khí trong quá trình quang hợp của cây xanh( Lớp 6, bài Quang hợp)
- Nắm được con số tương đối về lượng khí cây xanh trao đổi trong quá trình quang hợp và hiểu được tầm quan trọng của nó.
iii) Môn Địa lí:
- Biết được thêm số liệu về diện tích rừng của địa phương Quan Sơn (Địa lí địa phương)
iv) môn GDCD:
- Có ý thức bảo vệ rừng, cây xanh, góp phần chống biến đổi khí hậu.
v) Môn Lịch sử:
- Biết được lịch sử “Tết trồng cây” của nước ta, nguồn gốc cây đa ở công viên Thống Nhất.
2. Kỹ năng:	
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận
- Trình bay tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và hiểu biết về tự nhiên xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3. Thái độ:	
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
- Hiểu được ý nghĩa của cây xanh, của rừng đối với cuộc sống của con người. Từ đó có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng
- Biết giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, bài giảng, phiếu học tập, máy chiếu
Học sinh : - Ôn tập kiến thức về Đại lượng tỉ lệ thuận, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
Nêu vấn đề: (Kiến thức Sinh học 6)
Quá trình quang hợp của cây xanh hấp thu khí gì và thải ra khí gì? Quá trình này có lợi hay có hại đối với cuộc sống của con người? Vì sao?
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời
Vậy đã bao giờ các em đặt ra câu hỏi về khả năng hấp thụ khí Cacbonic và sinh ra khí Oxi của cây xanh lớn như thế nào chưa?
- Thông qua bài tập sau đây các em sẽ biết được điều đó:
HS trả lời
HS nhận xét , bổ sungcâu trả lời của nhóm bạn.
HĐ 2: Luyện tập
Bài tập1: 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 1 ha rừng một năm trung bình hấp thu khoảng 45 tấn khí CO2 và sinh ra khoảng 16 tấn khí Oxi.
Gọi x (ha) là diện tích rừng của huyện Quan Sơn, y (tấn) là khối lượng khí CO2 mà diện tích rừng đó hấp thụ và z (tấn) là khối lượng Oxi diện tích rừng đó sinh ra trong một năm..
a) viết công thức biểu diễn y theo x và z theo x.
- Khi đó y và x là 2 đại lượng gì?
- z và x là 2 đại lượng gì?
b) Biết diện tích rừng của huyện Quan Sơn là khoảng 74 000 ha. Hỏi mỗi năm diện tích rừng đó hấp thu được khoảng bao nhiêu tấn khí CO2 và sinh ra bao nhiêu tấn Oxi? 
- Kết luận các tình huống của HS khi nhận xét về cách giải bài tập 1, cho điểm và khen thưởng nhóm có kết quả nhanh và chính xác nhất.
Liên hệ thực tế: 
GV giới thiệu thêm thông tin về việc tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên của huyện QuanSơn:
- Ngoài việc Hấp thu khí Cacbonic và cung cấp một lượng Oxi rất lớn cho môi trường sống của chúng ta rừng còn có những tác dụng gì khác?
- Và 1 điều quan trọng là rừng góp 1 phần đáng kể trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
 HS Đọc và tìm hiểu đề bài.
a) y = 16.x ; z = 45.x
+) y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
b) Theo công thức trên ta có:
- Khối lượng khí CO2 mà diện tích rừng đó hấp thụ trong năm là khoảng:
y = 45.74 000 = 3 330 000 (tấn)
- khối lượng oxi mà diện tích rừng đó cung cấp mỗi năm là khoảng:
z = 16. 74 000 = 1 184 000 (tấn) 
- HS thảo luận theo nhóm và ghi kết quả của nhóm vào bảng nhóm.
- Cử đại diện của nhóm nộp kết quả cho GV
- HS trao đổi nhận xét kết quả của nhóm khác.
- Chống sói mòn và sạt lở đất, chống xâm nhập mặn, chống sa mạc hóa,..
- Cung cấp 1 số sản phẩm cho con người: hoa, quả, gỗ,
GV: - Tuy nhiên: Hiện nay trên thế giới mỗi năm có khoảng 13 triệu ha rừng bị tàn phá, khi đó người ta ước tính rằng sẽ có khoảng 700 triệu tấn khí cacbonic không bị tiêu hủy. Lượng khí này cùng với khí thải công nghiệp, khí thải của các phương tiện giao thông làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất ngày càng nóng lên.
Để nắm được tình hình diện tích rừng trên thế giới bị tàn phá trong những năm gần đây chúng ta cùng đến với bài tập thứ 2:
Bài tập 2: Diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm 2002, 2007 và 2012 lần lượt tỉ lệ với 8, 9, 10. Tính diện tích rừng bị chặt phá vào các năm đó biết rằng tổng của diện tích rừng bị chặt phá trong 3 năm đó là 35,1 triệu ha. 
- Cho HS làm theo nhóm , trình bày bài giải vào phiếu học tập.
GV: Kiểm tra bài làm của các nhóm và cho đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Gv nhận xét, chữa bài, cho điểm
GV: Em có nhận xét gì về tình hình chặt phá rừng trong những năm gần đây?
- Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi là gì?
GV liên hệ: Rừng che phủ 1/3 diện tích lục địa giúp cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra nên có vai trò quan trọng trong việc chống sói mòn, sụt lở đất, cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán. 
- Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp,tăng dân số,  lượng khí thải, chất thải ra môi trường ngày càng tăng vọt gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu nghiêm trọng, nếu như trước kia các cơn bão chỉ thường cao nhất ở cấp 11, 12 giật trên cấp 12 thì nay nó đã trở thành những siêu bão cấp 14, 15 giật trên cấp 15 với sự tàn phá khốc liệt về cả con người và tài sản chẳng hạn như cơn bão Haiyan. Haiyan là cơn bão chết chóc nhất tại Phillipines trong lịch sử hiện đại, với ít nhất 6.300 người đã chết do bão chỉ riêng tại quốc gia này.
- Do đó việc bảo vệ rừng là vô cùng cần thiết với tất cả chúng ta. Và tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo vệ rừng để góp phần chống biến đổi khí hậu.
? Vậy theo em chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ rừng và làm tăng thêm số lượng cây xanh xung quanh mình?
Bài tập 2: 
Giải:
Gọi diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm 2002, 2007 và 2012 lần lượt là x, y, z (triệu ha)
	Theo đề bài ta có:
	 và x + z + y = 35,1
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Suy ra x = 8.1,3 = 10,4 ; 
 y = 9.1,3 = 11,7 ; 
 z =10.1,3 = 13
Vậy diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm 2002, 2007, 2012 lần lượt là 10,4 triệu ha, 11,7 triệu ha và 13 triệu ha.
HS: Tình hình chặt phá rừng ngày càng tăng. Hậu quả của chặt phá rừng gây ra hạn hán, lũ lụt và biến đổi khí hậu.
 ?: Ai là người đã phát động tết trồng cây ở nước ta? Mùa xuân năm nào là tết trồng cây đầu tiên của nước ta? (Kiến thức Lịch Sử)
 Mùa Xuân năm 1960, Bác Hồ kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng trồng cây từ ngày mồng 6 tháng Giêng đến mồng 6 tháng Hai, chào mừng 30 năm hoạt động của Đảng. Trong tháng trồng cây, Bác yêu cầu mỗi người trồng ít nhất một cây sống. Đợt trồng cây này Bác đặt tên là “Tết trồng cây”. Ngay sau đó, ngày 11 tháng Giêng năm ấy, Bác đã tự tay trồng cây đa trong công viên Thống Nhất.
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Sau đây chúng ta cùng đến với các bạn học sinh lớp 7 ở một trường THCS A để xem các bạn ấy hưởng ứng tết trồng cây như thế nào nhé:
Bài tập 3 : Hưởng ứng phong trào tết trồng cây, Học sinh của ba lớp 7 của trường THCS A đã trồng và chăm sóc 24 cây xanh. Lớp 7A có 32 học sinh, lớp 7B có 28 học sinh, lớp 7C có 36 học sinh. Hỏi mỗi lớp đã trồng và chăm sóc bao nhiêu cây xanh, biết số cây xanh tỉ lệ với số học sinh.
?Các em cần làm gì để góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc ta?
Giải:
Gọi số cây của 3 lớp 7A, 7B, 7C đã trồng và chăm sóc là: a, b, c (cây) 
Theo bài ra ta có : a+b+c = 24.
Vì số cây tỉ lệ với số học sinh nên ta có dãy tỉ số bằng nhau:
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy: Lớp 7A đã trồng 8 cây xanh
 Lớp 7B đã trồng 7 cây xanh
 Lớp 7C đã trồng 9 cây xanh
HĐ 3. Củng cố: 
- GV chốt lại 2 dạng toán về Đại lượng tỉ lệ thuận và cách làm.
- Cho HS nhắc lại các kiến thức đã được tích hợp trong tiết học về bảo vệ rừng,bảo vệ cây xanh, môi trường và chống biến đổi khí hậu, các việc làm thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh.
HĐ 4. Tổng hợp điểm theo phiếu của từng nhóm, đánh giá tiết học.
HĐ5. Hướng dẫn về nhà:
- xem lại các bài tập đã làm hôm nay, liên hệ với thực tế cuộc sống,
- Làm hết các bài tập luyện tập trong sách giáo khoa.
- Nghiên cứu trước bài : Đại lượng tỉ lệ nghịch.

File đính kèm:

  • docGiao an.doc