Giáo án dạy học tích hợp liên môn Toán 7 - Tiết 46: Luyện tập (Chương III: Thống kê)

Bài tập 1: Kết quả điều tra về số cặp vợ chồng tảo hôn trong một xã A được cho trong bảng sau:

2 1 0 2 3 1 2 2 2 2

2 2 1 3 1 2 1 4 2 1

3 3 2 0 2 3 2 2 4 2

a) Dấu hiệu ở đây là gì? Từ đó lập bảng tần số ?

b) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng?

c) Từ biểu đồ đưa ra nhận xét về tình trạng tảo hôn ở xã A?

? Đọc bài toán?

? Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì?

GV: Từ kết quả phân tích trên yêu cầu HS lên bảng

? Nhận xét bài của bạn.

GV: Chốt lại:

* Dấu hiệu điều tra. (Vấn đề hay hiện tượng người điều tra quan tâm)

* Cách lập bảng tần số.

+ Lập theo bảng ngang.

- Dòng thứ nhất: Giá trị (x)

- Dòng thứ hai: Tần số (n)

+ Lập theo bảng dọc.

- Cột thứ nhất: Giá trị (x)

- Cột thứ hai: Tần số (n)

* Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng.

- Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc, trục nằm ngang biểu diễn giá trị (x), trục thẳng đứng biểu diễn tần số (n).

- Dựa vào bảng tần số biểu diễn giá trị (x) và tần số (n).

* Từ biểu đồ có thể nhận xét chi tiết cụ thể về tình hình thực tế (nhiều nhất, ít nhất, giá trị trung bình)

GV: Cho học sinh quan sát ảnh thể hiện tảo hôn

? Hãy quan sát một số bức ảnh sau và trả lời cô dâu, chú rể đủ tuổi kết hôn chưa?

 

doc21 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học tích hợp liên môn Toán 7 - Tiết 46: Luyện tập (Chương III: Thống kê), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuần Giáo
- Trường THCS Quài Tở
- Địa chỉ: Trường THCS Quài Tở – huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02303860602 – Email: thcs.quaito@gmail.com
- Họ và tên nhóm giáo viên:
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên dự án dạy học
Ứng dụng liên môn Sinh - Địa - Ngữ văn - Giáo dục công dân - Âm nhạc - Mĩ thuật vào dạy toán thống kê 
 TIẾT: 46 LUYỆN TẬP
2. Mục tiêu dạy học
Kiến thức: 
Môn toán 7: Hiểu được dấu hiệu điều tra, bảng tần số, biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ cột tương ứng. (dùng trong thực tế đời sống) và nêu được tác dụng của biểu đồ.
Môn Sinh 8, 9: Nắm được những kiến thức sơ lược sức khỏe, sinh sản vị thành niên (Chương XI - sinh học 8). 
- Nắm được di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình (Bài 30 - Di truyền học với con người). 
- Biết được những ảnh hưởng của dân số với môi trường (Chương III - Con người dân số và môi trường)
 	 Môn Địa 9: Hiểu được dân số, mức độ gia tăng dân số, ảnh hưởng của nó đối với lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống dẫn tới không đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa các thành phần kinh tế (Bài 2 - Dân số và sự gia tăng dân số; Bài 4 - Lao động và việc làm - Chất lượng cuộc sống; Bài 6 - Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam)
 	 Môn GDCD 9: Biết quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân, chúng ta phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân. (Bài 12 - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, Bài 10 - Lí tưởng sống của thanh niên) 
	Môn GDCD 6: Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về an toàn giao thông. (Bài 14 - An toàn giao thông). 
	Môn Ngữ văn 8: Biết sự bùng nổ dân số ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, biết tảo hôn ảnh hưởng chất lượng giống nòi, khả năng phát triển thể chất và trí tuệ.
	Âm nhạc: Lời ru buồn, Lá riêu bông....
	Mĩ thuật: Biết vẽ, phối màu khoa học, có tính thẩm mĩ
Kỹ năng
Môn toán 7: Biết thu thập số liệu thống kê ban đầu để lập bảng tần số, vẽ biểu đồ. Từ biểu đồ học sinh có thể phân tích được số liệu, đưa ra nhận xét cơ bản về vấn đề được điều tra.
Vẽ được biểu đồ đoạn thẳng. Biết cách dựng biểu đồ hình cột tương ứng với biểu đồ đoạn thẳng.
	Môn Sinh: Rèn kỹ năng hiểu biết về giới tính, từ đó có thể tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Từ đó tránh tình trạng hôn nhân cận huyết ở đồng bào các dân tộc miền núi.
 	 Môn Địa 9: Trang bị kiến thức cơ bản cho mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
 	 Môn GDCD 9: Trang bị kiến thức cơ bản luật về hôn nhân gia đình, sống có lí tưởng và trách nhiệm với bản thân và người xung quanh.
	Môn GDCD 6: Rèn kĩ năng cơ bản về văn hóa giao thông, tham giao thông.	
 Môn Ngữ văn 8: Qua bài trang bị học sinh kĩ năng đọc hiểu, cảm nhận phân tích giúp các em có hiểu biết về sự gia tăng dân số có qua hệ đến cuộc sống, sự phát triển kinh tế của đất nước, quốc gia.
Âm nhạc: Qua bài hát giúp học sinh hình dung cuộc sống cách đơn giản nhất mà các em chưa trải qua.
	Mĩ thuật: Phối màu khoa học, có tính thẩm mĩ
Thái độ 
- Giáo dục cho học sinh về dân số, giới tính, sức khỏe, sinh sản vị thành niên, hôn nhân cận huyết.
- Giáo dục cho học sinh về trình độ dân trí, nhân lực lao động, sự phát triển kinh tế, luật hôn nhân gia đình, luật an toàn giao thông, vi phạm các tệ nạn xã hội....
- Giáo dục cho học sinh biết bảo vệ môi trường sống, sống có trách nhiệm.
3. Đối tượng dạy học của dự án
- Học sinh lớp 7A1 THCS Quài Tở
- Số lượng: 33 em.
4. Ý nghĩa của dự án
* Đối với thực tiễn dạy học.
- Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm hiểu và nắm bắt được một cách dễ dàng toán thống kê vào thực tế.
- Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập (kiến thức sức khỏe sinh sản, giới tính, hôn nhân và gia đình, từ đó có thể tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân....). Tham gia giao thông có văn hóa từ đó giảm tỉ lệ tai nạn giao thông). Bảo vệ môi trường, sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh....
- Học sinh yêu thích môn học, biết yêu thương mọi người hơn.
* Đối với thực tế.
- Trang bị cho học sinh hiểu biết kế hoạch hóa gia đình ....
- Giúp các em tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tránh tình trạng hôn nhân cận huyết ở đồng bào các dân tộc.
- Qua đó giáo dục cho các em nhận thức được ý nghĩa vai trò của giáo dục mở ra cánh cửa tri thức, giúp các em có hiểu biết về văn hóa, xã hội từ đó sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật nước Việt Nam.
- Xác định được động cơ học tập cho bản thân, sống có lí tưởng và có ích cho xã hội. Các em có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng, bảo vệ quê hương thông qua các hành động hàng ngày.
- Biết giữ gìn, chăm sóc tốt cho môi trường sống của bản thân, gia đình, người xung quanh.
 - Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen giữ gìn, bảo vệ môi trường.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
* Tài liệu dạy học.
- SGK, SGV Toán 7; địa 8; 9 và GDCD 6; 9. Ngữ văn 8.
- Báo cáo chính trị huyện Tuần Giáo qua các năm.
- Tranh ảnh...
- Tư liệu thống kê dân số.
- Tư liệu tai nạn giao thông.
* Phương tiện thực hiện.
 - Phấn mầu, phấn trắng, thước thẳng, bảng viết.
 - Máy chiếu projector, loa.
 * Ứng dụng công nghệ thông tin.
- Mạng Internet
- Phần mền Microsoft Office Word 2003, Microsoft Office PowerPoint 2003.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra trong quá trình dạy học)
* Bài mới
Giới thiệu bài mới: Nêu yêu cầu tiết học
 Dạy - học bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Chữa bài tập ( 15’)
Bài tập 1: Kết quả điều tra về số cặp vợ chồng tảo hôn trong một xã A được cho trong bảng sau:
2
1
0
2
3
1
2
2
2
2
2
2
1
3
1
2
1
4
2
1
3
3
2
0
2
3
2
2
4
2
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Từ đó lập bảng tần số ?
b) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng?
c) Từ biểu đồ đưa ra nhận xét về tình trạng tảo hôn ở xã A?
? Đọc bài toán?
? Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì?
GV: Từ kết quả phân tích trên yêu cầu HS lên bảng
? Nhận xét bài của bạn.
GV: Chốt lại:
* Dấu hiệu điều tra. (Vấn đề hay hiện tượng người điều tra quan tâm)
* Cách lập bảng tần số.
+ Lập theo bảng ngang.
Dòng thứ nhất: Giá trị (x)
Dòng thứ hai: Tần số (n)
+ Lập theo bảng dọc.
Cột thứ nhất: Giá trị (x)
Cột thứ hai: Tần số (n)
* Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc, trục nằm ngang biểu diễn giá trị (x), trục thẳng đứng biểu diễn tần số (n).
- Dựa vào bảng tần số biểu diễn giá trị (x) và tần số (n).
* Từ biểu đồ có thể nhận xét chi tiết cụ thể về tình hình thực tế (nhiều nhất, ít nhất, giá trị trung bình)
GV: Cho học sinh quan sát ảnh thể hiện tảo hôn 
? Hãy quan sát một số bức ảnh sau và trả lời cô dâu, chú rể đủ tuổi kết hôn chưa?
 Khi học sinh trả lời được tuổi cô dâu, chú rể quá trẻ không đủ tuổi thì yêu cầu học sinh tìm hiểu luật hôn nhân qua môn học giáo dục công nhân.
? Theo em hiểu “Tảo hôn” (kết hôn sớm) là gì?
GV: (Theo Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên). Nếu người nam giới và/hoặc nữ giới kết hôn sớm hơn tuổi này được coi là tảo hôn.
Cho học sinh qua sát một số hình ảnh sau và trả lời tảo hôn để lại những hậu quả gì?
 Khi học sinh trả lời được hậu quả của nạn tảo hôn thì hướng dẫn học sinh tìm hiểu sức khỏe sinh sản vị thành niên qua môn học sinh học các em được tìm hiểu kĩ hơn ở lớp trên. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu gia tăng nhanh số lượng dân số ảnh hưởng cơ cấu ngành nghề, việc làm tìm hiểu sâu hơn qua môn địa. Tìm hiểu dân số tăng ảnh hưởng chủ chương chính sách pháp luật, tính nghiêm minh của pháp luật qua môn giáo dục cộng nhân.
GV: Tình trạng tảo hôn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe mẹ và con, suy thoái giống nòi, chất lượng dân số thấp sẽ tạo ra vòng xoắn đói nghèo. 
? Vấn nạn tảo hôn bị lên án qua ca khúc, tác phẩm nào?
GV: Cung cấp ca khúc lời ru buồn của nhạc sĩ Trần Tiến, câu ca dao: “Lấy chồng từ thửa mười ba.. năm con cùng chàng” hay bài toán dân số các em được học chương trình văn 8
HS: Đọc bài.
HS: Bài toán cho bảng số liệu điều tra ban đầu. 
HS: Yêu cầu chỉ ra 
+ Dâu hiệu điều tra
+ Lập bảng tần số
+ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
+ Nhận xét tình trạng tảo hôn ở xã A
HS: lên bảng.
 HS: Nghe giảng
HS: Tảo hôn là tình trạng hôn nhân được xác lập giữa các cặp vợ chồng mà trong đó một trong hai người hoặc cả hai người chưa đủ tuổi kết hôn 
HS: Nạn tảo hôn để lại những hậu quả 
+ Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả nam và nữ
+ Ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi
+ Làm gia tăng nguy cơ mâu thuẫn và đổ vỡ gia đình.
+ Làm mất cơ hội học tập và có việc làm.
+ Là nguyên nhân làm gia tăng nhanh số lượng dân số.
+ Trẻ em sinh ra tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chậm phát triển.
+ Gây mất tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
+ Ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách của Nhà nước.
+ Gia tăng gánh nặng về y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội.
1. Chữa bài tập
Bài tập 1.
Giải:
 a) Dấu hiệu: số cặp vợ chồng tảo hôn trong một xã A.
 Bảng tần số:
Giá trị (x)
0
1
2
3
4
Tần số (n)
2
6
15
5
2
N
 = 30
b) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng:
c) Nhận xét về tình trạng tảo hôn ở xã A:
- Tỉ lệ tảo hôn ở xã A cao.
Hoạt động 2: Luyện tập ( 8’)
Bài tập 2
Số trẻ bị dị tật của một hộ gia đình kết hôn cận huyết của xã B được cho bảng sau
0
2
3
2
1
2
1
2
2
2
1
2
0
1
2
2
2
1
2
3
2
3
2
2
2
2
2
2
2
2
Hãy lập bảng tần số
Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng
? Bài toán cho gì, yêu cầu gì ?
? Có mấy cách lập bảng tần số, đó là cách nào?
? Vẽ biểu đồ đoạn thẳng gồm bước nào?
? Hãy thực hiện 
? Nhận xét bài của bạn
GV: Nhận xét chốt lại cách lập bảng tần số (lưu ý đếm số các giá trị) cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
GV: Hôn nhân cận huyết thống là tình trạng kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ và/hoặc giữa những người có quan hệ huyết thống (bên nội và/hoặc bên ngoại) trong phạm vi ba đời. 
? Ở địa phương em tình trạng kết hôn cận huyết có xảy ra không?
GV: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh hậu quả của kết hôn cận huyết và trả lời kết hôn cận huyết để lại những hậu quả gì?
? Để giảm tình trạng hôn nhân cận huyết thống, chúng ta cần làm gì? 
GV: Những hậu quả trên hoàn toàn có thể khắc phục nếu người dân hiểu biết, và có nhận thức đúng đắn. Nhận thức được tình hình và hậu quả nghiêm trọng của việc kết hôn gần và tảo hôn ở một số xã vùng cao vùng xa hiện nay, đồng thời cũng ý thức được vai trò trách nhiệm của việc phòng chống kết hôn cận huyết và tảo hôn là không của riêng một cơ quan ban ngành nào. Chúng ta nói không tảo hôn và kết hôn cận
Bài tập 3
Biểu đồ trên biểu diễn kết quả của học sinh trong một lớp qua một bài kiểm tra. Từ biểu đồ đó hãy:
Nhận xét
Lập lại bảng tần số
? Bài toán cho gì, yêu cầu gì?
? Từ biểu đồ nhận xét?
? Lập bảng tần số?
? Từ biểu đồ (hay bảng tần số) hãy lập bảng điều tra ban đầu?
GV: Từ bảng dấu hiệu điều tra ban đầu ta có thể lập bảng tần số, hay biểu diễn biểu đồ và ngược lại.
GV: Qua bài các em hãy cố gắng học tập chăm chỉ xứng đáng con ngoan, trò giỏi, công dân có ích như Hồ Chủ Tịch sinh thời nhắn gửi “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. 
Bài tập 4: Hãy quan sát biểu đồ ở hình vẽ (đơn vị của các cột là nghìn người) và trả lời các câu hỏi sau:
a) Năm 2012 học sinh đỗ tốt nghiệp THPT là bao nhiêu?
b) Từ năm 2008 đến năm 2012 tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng bao nhiêu?
c) Sau bao nhiêu năm (từ năm 2005) thì học sinh đỗ tốt nghiệp THPT tăng thêm 29 nghìn người. 
? Bài toán cho gì, yêu cầu gì?
 Hoạt động nhóm bàn trả lời các câu hỏi trên?
? Báo cáo kết quả - nhận xét?
? Dựa vào biểu đồ hãy trả lời các câu hỏi trên?
? Biểu đồ đoạn thẳng hay biểu đồ cột có tác dụng gì?
? Để biểu diễn biểu đồ đoạn thẳng hay biểu đồ hình chữ nhật cần biết bảng nào?
? Chiều cao cột hay chiều dài hình chữ nhật có quan hệ như thế nào với tần số?
? Quan sát biểu đồ biểu diễn số học sinh tốt nghiệp THPT qua các năm em có nhận xét gì?
? Quan sát ảnh sau hãy cho biết tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng dần có tác động như thế nào đến nền kinh tế? 
GV: Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước các gia đình có điều kiện chăm lo cho con cái học hành tốt hơn, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ngày càng cao lên tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường trung học chuyên nghiệp ngày càng nhiều. Tương lai đây là nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo kịp xu thế phát triển của thời đại. (tỉ lệ các ngành nghề kinh tế dần thay đổi trong tổng thu nhập GDP bình quân đầu người theo các năm)
GV: Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội đang từng ngày, từng giờ xâm nhập vào các trường học. (Ma túy, cờ bạc, mại dâm, game, bi – a.) dẫn đến chất lượng giáo dục còn nhiều vấn đề nhức nhối, tỉ lệ chuyên cần của học sinh còn thấp. Vậy có đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng mà đất nước đang trông chờ trong tương lai hay không? 
GV: Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm đồng thời cũng bậc làm cha, làm mẹ, tôi mong muốn chúng ta hãy quan tâm đến thế hệ trẻ nhiều hơn nữa vì đây là chủ nhân tương lai.
? Hãy nêu ý nghĩa của việc vẽ biểu đồ?
GV ngoài tần số của một giá trị của dấu hiệu, nhiều khi người ta còn tính tần suất của giá trị đó theo công thức
; ( n là tần số của một giá trị, N là số các giá trị, f là tần số của giá trị đó)
Trong nhiều bảng “tần số” còn có thêm dòng (hoặc cột) tần suất. Người ta thường biểu diễn “tần suất” dưới dạng tỉ số phần trăm. Về nhà các em đọc thêm phần đọc thêm / sgk
HS: Bài toán cho bảng số liệu điều tra ban đầu. 
HS: Yêu cầu chỉ ra 
+ Lập bảng tần số
+ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
HS: Trả lời miệng
HS: lên bảng
HS: Nghe hiểu
HS: Ở địa phương em tình trạng hôn nhân cận huyết có rất nhiều cụ thể trường hợp bạn (Tòng Văn Phương – lớp 8A2 có bố mẹ là hai anh em họ - “Con anh trai lấy con em gái”)
HS: Hôn nhân cận huyết gây ra hậu quả như: 
- Trẻ sinh ra từ cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền như: Tan máu bẩm sinh, Bại não, các dị tật.
- Làm gia tăng tỷ lệ nghèo (tốn tiền chữa bệnh tật do con mắc bệnh hiểm nghèo)
- Gây thoái hóa, suy giảm, thoái hóa chất lượng giống nòi của một dân tộc.
- Suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật.
HS: Để giảm tình trạng hôn nhận cận huyết thống, chúng ta cần:
 - Phát triển kinh tế, xã hội vùng cao để nâng cao nhận thức của người dân, 
- Tạo điều kiện giao lưu giữa các dân tộc, đặc biệt là thanh thiếu niên. 
- Tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức về Luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả xã hội và những bệnh tật của trẻ em sinh ra từ HNCHT.
- Tích cực kêu gọi gia đình, dòng họ không ủng hộ, khuyến khích hành vi kết hôn cận huyết thống.
- Chung tay cùng chính quyền địa phương giám sát thực hiện “Luật hôn nhân và gia đình.”
HS: Cho biểu đồ biểu diễn kết quả bài kiểm tra
Bài yêu cầu: 
 + Dựa biểu đồ nhận xét
 + Lập bảng tần số
HS: Trả lời miệng
HS: Lên bảng
HS: Hoạt động nhóm
HS: Báo cáo – nhận xét
HS: Bài cho biểu đồ biểu diễn số học sinh tốt nghiệp THPT qua các năm.
Hỏi
+ Năm 2012 có bao nhiêu học sinh tốt nghiệp THPT?
+ Từ năm 2008 đến năm 2012 học sinh tốt nghiệp THPT tăng thêm bao nhiêu?
+ Sau bao nhiêu năm (từ năm 2005) thì học sinh đỗ tốt nghiệp THPT tăng thêm 29 nghìn người. 
HS: Trả lời miệng
HS: Biểu đồ đoạn thẳng hay biểu đồ cột có tác dụng dễ nhìn, dễ so sánh.
HS: Để biểu diễn biểu đồ đoạn thẳng hay biểu đồ cột cần biết bảng tần số hay bảng số liệu ban đầu. 
HS: Chiều cao cột hay chiều dài hình chữ nhật có quan hệ tỉ lệ thuận với tần số.
HS: Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng dần qua các năm.
HS: Đời sống của gia đình được nâng lên, nhà to hơn, đẹp hơn, nhiều nhà nghỉ, quán xá mọc lên.
HS: Biểu đồ dễ quan sát, dễ nhận xét..
2. Luyện tập
 Bài tập 2 
a) bảng tần số.
Giá trị (x)
0
1
2
3
Tần số (n)
2
5
20
3
N
 = 30
b) Biểu đồ.
Bài tập 3
Nhận xét
Đa số các bạn được điểm 6 và điểm 7
Có 6 bạn bị điểm dưới trung bình
Có 1 bạn làm bài rất tốt
Lập lại bảng tần số
Giá trị (x)
Tần số (n)
2
1
3
3
4
3
5
5
6
6
7
8
8
4
9
2
10
1
N = 33
Bài tập 4
Giải
a) Năm 2012 học sinh đỗ tốt nghiệp THPT là 95 nghìn người
b) Từ năm 2008 đến năm 2012 học sinh tốt nghiệp THPT tăng 17 nghìn người. 
c) Sau 7 năm (từ năm 2005) thì học sinh đỗ tốt nghiệp THPT tăng thêm 29 nghìn người. 
* Củng cố 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV: Chốt lại toàn bài
* Dấu hiệu điều tra. (Vấn đề hay hiện tượng người điều tra quan tâm tìm hiểu)
* Cách lập bảng tần số.
+ Lập theo bảng ngang.
Dòng thứ nhất: Giá trị (x)
Dòng thứ hai: Tần số (n)
+ Lập theo bảng dọc.
Cột thứ nhất: Giá trị (x)
Cột thứ hai: Tần số (n)
 * Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc, trục nằm ngang biểu diễn giá trị (x), trục thẳng đứng biểu diễn tần số (n).
- Dựa vào bảng tần số biểu diễn giá trị (x) và tần số (n).
 * Từ biểu đồ có thể nhận xét chi tiết cụ thể về tình hình thực tế (nhiều nhất, ít nhất, giá trị trung bình)
* Từ bảng điều tra ban đầu ta lập được bảng tần số, vẽ biểu đồ và ngược lại từ biểu đồ ta lập bảng điều tra ban đầu, bảng tần số.
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc cách lập bảng tần số, cách vẽ biểu đồ
- Vận dụng các kiến thức bài học vào thức tế, là tuyên truyền viên tích cực.
 - Kiểm tra 5 phút sau tiết học: 
 - Nội dung bài kiểm tra: 
Cho biểu đồ biểu diễn số cây trồng của lớp
Từ biểu đồ lập bảng tần số
Giá trị (x)
Tần số (n)
N =
Dựa vào biểu đồ trên hãy nhận xét
Bài kiểm tra 5 phút sau tiết học
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Kiểm tra:
+ Đặt câu hỏi trực tiếp theo nội dung của từng phần.
+ Kiểm tra việc vận dụng các kiến thức liên môn vào thực hiên các nhiệm vụ bằng cánh đến từng học sinh, cặp, nhóm để kiểm tra.
+ Gọi học sinh lên bảng ghi lại kết quả của cá nhân, cặp, nhóm.
+ Đánh giá các mặt kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý thức, thái độ hành vi của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng, năng lực vận dụng các kiến thức liên môn vào thực tiến quá trình học tập.
+ Phân loại theo đối tượng.
8. Các sản phẩm của học sinh
 + Câu trả lời của học sinh trong tiết học gồm:
- Câu trả lời qua trực tiếp đối thoại với giáo viên
- Trả lời câu hỏi trong các nhiệm vụ trong sách giáo khoa
- Câu trả lời trên bảng của đại diện một số học sinh trong lớp
+ Những thông tin mà học sinh có được thông qua bài giảng.
- Bảng thống kê kết quả học tập của học sinh (33 h/s lớp 7A1)
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Vận dụng cao
Ghi chú
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
Toán
33
100%
33
100%
28
85%
16
48%
GDCD
33
100%
33
100%
25
76%
19
58%
Sinh
33
100%
33
100%
29
88%
23
70%
Ngữ văn
33
100%
33
100%
26
79%
24
73%
Âm nhạc
33
100%
33
100%
20
61%
15
45%
 Quài Tở, ngày 15 tháng 1 năm 2015
 Nhóm tác giả

File đính kèm:

  • docOn_tap_Chuong_III_Thong_ke.doc