Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Vật lý 7
Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
- Nêu các biện pháp
- Học sinh thảo luận để đưa ra phương án trả lời.
- Trả lời C3.
C4: -Vật liệu phản xạ âm tốt: Kính,lá cây
-Vật ngăn chặn âm : Bê tông, gạch gỗ .
* Những vật liệu được dùng để giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là vật liệu cách âm.
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN Giáo viên : Hồ Tấn Phương Trường THCS Phan Bội Châu Tuần: 16 Tiết: 16 CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Môn: Vật Lý 7 I.Mục tiêu : 1.Kiến thức: - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. - Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. 2.Kỹ năng: - Tích hợp kiến thức liên môn : Công nghệ, Sinh học, Hóa học , Giáo dục công dân, Bảo vệ môi trường để đưa ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. 3.Thái độ: - Có ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường đặc biệt là trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn -Tích cực tham gia, vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải tạo môi trường, chống lại ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường II.Chuẩn bị: *Giáo viên : - Máy chiếu, vi tính, bảng nhóm -Tranh các hình 15.1, 15.2, 15.3/Sgk, một số tranh ảnh, video về ô nhiễm tiếng ồn III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Bài cũ : Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh -CH: Khi nào có âm phản xạ ? Tiếng vang là gì? -CH:Thế nào là vật phản xạ âm tốt? Vật phản xạ âm kém? Cho ví dụ. -TL: Khi âm phát ra gặp vật chắn Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm truyền trực tiếp ít nhất là 1/15s -TL: Vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt (ví dụ: tấm gương, tường gạch) Vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (ví dụ:miếng xốp, áo len) HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập - Chiếu slide 2, giới thiệu đoạn video về âm thanh - Đặt vấn đề: Qua đoạn video này ta thấy âm thanh làm cho cuộc sống chúng ta phong phú hơn. Tuy nhiên có những lúc âm thanh lại tạo ra tiếng ồn làm cho con người cảm giác khó chịu. Vậy tiếng ồn như thế nào gọi là ô nhiễm? Làm thế nào giảm tiếng ồn ô nhiễm đó? Ta tìm hiểu bài mới Học sinh tìm hiểu phần mở bài HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn - Chiếu slide 3, yêu cầu học sinh quan sát hình 15.1; 15.2;15.3 SGK và cho biết hình nào thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn ? Vì sao? - Chiếu slide 4, dựa vào các hiện tượng ở hình vẽ 15.1; 15.2; 15.3 chọn từ thích hợp hoàn thành bảng thảo luận nhóm. - chiếu slide 5, dựa vào kết quả thảo luận hoàn thành kết luận SGK. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2. HS trả lời. - Chiếu slide 7, giới thiệu đoạn video về ô nhiễm tiếng ồn. Vậy có biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn đó? I.Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn H15.1 SGK tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng đến sức khỏe -> không gây ô nhiễm tiếng ồn. + H 15.2:Tiếng ồn của máy khoan làm ảnh hưởng đến cuộc nghe điện thoại + H 15.3 Tiếng ồn của chợ kéo dài làm ảnh hưởng tới lớp học -> ô nhiễm tiếng ồn. * Kết luận: Tiếng ồng gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. C2: Trường hợp b,d tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Chiếu slide 8, giới thiệu một số tranh về chống tiếng ồn yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Nêu biện pháp ? - Tích hợp môn công nghệ để giới thiệu cách thiết kế các khe thoát khí để giảm âm thanh phát ra, sử dụng rèm để giảm tiếng ồn và để trang trí, - Tích hợp môn sinh học về sự sắp xếp xen kẽ các tán lá giúp phản xạ âm tốt. - Tích hợp môn hóa học về cấu tạo thành phần các vật liệu như bê tông, gạch cũng giúp ngăn chặn âm tốt - Chiếu slide 9, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3 - Chiếu slide 10, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4 - Kết luận về vật liệu cách âm. II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: - Nêu các biện pháp - Học sinh thảo luận để đưa ra phương án trả lời. - Trả lời C3. C4: -Vật liệu phản xạ âm tốt: Kính,lá cây -Vật ngăn chặn âm : Bê tông, gạch gỗ. * Những vật liệu được dùng để giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là vật liệu cách âm. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng, củng cố ,dặn dò - Chiếu slide 11,12,13 vận dụng kiến thức trong bài học yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C5. - Yêu câu HS nêu biện pháp của mình, trao đổi xem biện pháp nào khả thi. -Thông qua các biện pháp đó giáo dục học sinh có ý thức trong việc tránh làm ô nhiễm tiếng ồn cho mọi người, làm ảnh hưởng người khác, - Chiếu slide 14, Yêu cầu học sinh trả lời câu C6 - Theo em có biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn đó. - Thống nhất các biện pháp.Giáo dục học sinh có văn hóa trong sinh hoạt và học tập, vui chơi tránh làm ảnh hưởng đến công việc của người khác. - Chiếu slide 15 củng cố bằng sơ đồ tư duy - Về nhà các em xem học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập từ 15.1 đến 15.6 ở SBT. - Chuẩn bị : Ôn tập kiến thức từ tiết 1đến tiết 16 để ôn tập học kì I. C5: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở + Hình 15.2: Đóng cửa , kéo rèm ,bịt tai người thợ, yêu cầu thợ ngưng máy khoan khi nghe điện thoại + Hình 15.3 Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác, xây tường ngăn giữa chợ và lớp học. C6: Trả lời câu C6, nêu các trường hợp ô nhiễm tiếng ồn và biện pháp khắc phục IV.Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- Bai_15_Chong_o_nhiem_tieng_on_20150725_091647.doc