Giáo án Dạy học theo chủ đề môn Tin học 7 - Tiết 37 đến 40: Định dạng trang tính

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ.

GV: thuyết trình về định dạng trong bảng tính.

? khi định dạng có làm thay đổi nội dung có trong các ô tính không

* Định dạng không làm thay đổi nội dung của các ô tính.

? Sử dụng cái gì để định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ.

* Các nút lệnh trên thanh công cụ dùng để định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tô màu nền và kẻ đường biên.

? ở trong word các em đã biết để chọn màu phông chữ, ta sử dụng nút lệnh nào.

- GV làm thực hành trên máy chiếu để HS có thể quan sát và nhớ lại.

- Tô màu nền và kẻ đường biên là những thao tác thường xuyên được sử dụng trong khi làm việc đặc biệt là tạo các bảng biểu.

? Tại sao phải kẻ đường biên, nếu không kẻ đường biên thì có được bảng biểu như ý muốn không.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dạy học theo chủ đề môn Tin học 7 - Tiết 37 đến 40: Định dạng trang tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 37, 38, 39, 40 
CHUYÊN ĐỀ: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Mục đích của việc định dạng trang tính
- Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ, kiểu chữ và chọn màu chữ.
- Biết thực hiện căn lề trong ô tính.
- Biết tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số.
- Biết cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.
- Biết các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính.
2. Thái độ:
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học.
- Học sinh ngày càng yêu thích môn học hơn.
 3. Kỹ năng:
- Quan sát giáo viên hướng dẫn và làm mẫu trên máy chiếu để nắm được các thao tác định dạng.
- Tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa dữ liệu số khi làm trên Word và trên Excel.
- Thực hành các thao tác định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và thao tác khác.
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực biết tạo bảng biểu.
- Năng lực biết sử dụng công thức để tính toán trong bảng biểu.
II. Xác định hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học chuyên đê:
- Hình thức: dạy trên phòng ứng dụng, kết hợp giữa máy chiếu và phòng tin.
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan.
- Kỹ thuật dạy học: áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực, khăn trải bàn.
III. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh, tổ chức lớp:
- GV: 
	+ Sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 2
	+ Sách bài tập tin học dành cho THCS quyển 2
	+ Máy tính, máy chiếu.
- HS: 
	+ Vở ghi, sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 2
- Tổ chức lớp:
	+ Kiểm tra sĩ số:
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ sỗ
Ghi chú
7C
1
2
3
4
7D
1
2
3
4
	+ Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ
IV. Tiến trình bài giảng:
 Hoạt động của thầy 
Nội dung
Hoạt động 1: Gợi động cơ:
Trong các bài học trước các em đã được làm quen với một số khái niệm cơ bản về chương trình bảng tính, thực hiện tính toán trên trang tính với công thức đơn giản, sử dụng các hàm để tính toán, Tuy nhiên, chúng cũng có các công cụ phong phú giúp các em định dạng trang tính tương tự như trong word. Bài học hôm nay: “Định dạng trang tính” sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng, thẩm mĩ về trình bày trang tính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ.
GV: thuyết trình về định dạng trong bảng tính. 
? khi định dạng có làm thay đổi nội dung có trong các ô tính không
* Định dạng không làm thay đổi nội dung của các ô tính.
? Sử dụng cái gì để định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ.
* Các nút lệnh trên thanh công cụ dùng để định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tô màu nền và kẻ đường biên.
? ở trong word các em đã biết để chọn màu phông chữ, ta sử dụng nút lệnh nào.
- GV làm thực hành trên máy chiếu để HS có thể quan sát và nhớ lại.
- Tô màu nền và kẻ đường biên là những thao tác thường xuyên được sử dụng trong khi làm việc đặc biệt là tạo các bảng biểu.
? Tại sao phải kẻ đường biên, nếu không kẻ đường biên thì có được bảng biểu như ý muốn không.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách căn lề.
? em có thể nhắc lại cách căn lề trong word không, theo em cách căn lề trong Excel có giống với trong word không.
? Trong quá trình làm việc ta phải tạo bảng biểu để minh họa dữ liệu và so sánh dữ liệu dễ hơn, ta đã sử dụng công cụ gộp các ô trong word, vậy trong Excel ta có công cụ gộp các ô không.
 - GV hướng dẫn trên máy chiếu để học sinh nhận biết trực tiếp.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về tăng, giảm số chữ số thập phân.
? Có những dạng dữ liệu nào trong Excel.
- GV làm mẫu trên máy, hs quan sát và ghi nhớ. 
Phần I: Lý thuyết
I. Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ.
- Thay đổi phông chữ
( Các bước thực hiện theo hướng dẫn trong sgk).
- Thay đổi cỡ chữ
( Các bước thực hiện theo hướng dẫn trong sgk).
- Thay đổi kiểu chữ
( Các bước thực hiện theo hướng dẫn trong sgk).
II. Chọn màu phông, tô màu nền và kẻ đường biên cho các ô tính
- Để chọn màu phông chữ ta sử dụng nút lệnh Font Color.
( Các bước thực hiện theo hướng dẫn trong sgk).
- Để tô màu nền ta sử dụng nút lệnh Fill Color trên thanh định dạng.
( Các bước thực hiện theo hướng dẫn trong sgk).
- Để kẻ đường biên ta sử dụng nút lệnh Boder.
( Các bước thực hiện theo hướng dẫn trong sgk).
III. Căn lề trong ô tính
- Bảng biểu chính là các ô được tạo nên bởi giao của các cột và các hàng.
- Cách căn lề trong ô tính cũng giống như trong word đó là kiểu căn trái, căn phải, căn giữa và căn đều 2 bên.
- Các bước thực hiện theo hướng dẫn trong sgk.
- Sử dụng nút Merge and Center
IV. Tăng hoặc giảm số chữ số thập phân.
- Trong Excel có 2 nút lệnh giúp người sử dụng nhanh chóng có thể thay đổi số chữ số sau dấu chấm thập phân.
- Các bước thực hiện theo hướng dẫn trong sgk.
Hoạt động 6: Luyện tập
GV: Trên cơ sở kiến thức đã học, các em thực hành làm bài 1, bài 2 sgk trang 57,58.
HS: Thực hành làm bài tập trên máy sử dụng các kiến thức đã học về định dạng để trình bày bảng biểu.
1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Nêu các bước để thực hiện việc:
- Định dạng phông chữ trong các ô tính
- Tô màu nền cho các ô tính
- Kẻ đường biên của các ô tính
Câu 2: Giả sử 8 ô trong cột B của trang tính, từ hàng 3 đến hàng 10 có các số với hai chữ số sau dấu chấm thập phân. Em hãy nêu các thao tác định dạng để các số đó được hiển thị như là các số nguyên.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Quan sát các nút lệnh trên thanh công cụ và thanh định dạng hãy cho biết một số nút lệnh dùng để định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ.
Câu 2: Nút lệnh dùng để gộp các ô là nút lệnh nào ? theo em tại sao trong khi làm việc đôi lúc ta phải gộp các ô lại. 
3. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Tạo một bảng biểu là thời khóa biểu của em. Kẻ đường biên và tô màu nền cho bảng đó.
Câu 2: Tạo một bảng về kết quả học tập của em.
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Tạo bảng điểm gồm các môn học, sử dụng hàm Average để tính điểm trung bình, sau đó kẻ đường biên cho bảng và tô màu nền cho dòng tiêu đề và cột điểm trung bình.
Câu 2: Lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô màu.
5. Củng cố, dặn dò:
- Học bài, làm bài tập trong sgk. 
- Đọc trước bài 7: trình bày và in trang tính.
BƯỚC 1: Xác định tên chuyên đề:
Tên chuyên đề: Định dạng trang tính ( 4 tiết)
Lý do chọn đề tài:
Căn cứ vào việc định dạng và trình bày trang tính trong bài 6 và bài thực hành 6 tôi thấy có nhiều nội dung chủ yếu xoay quanh việc định dạng và trình bày trang tính nhờ các công cụ giống như bên Word là các công cụ và thanh định dạng nên tôi chọn 2 bài này làm một chuyên đề Định dạng trang tính dạy trong 4 tiết. 
BƯỚC 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, và định hướng năng lực cần hình thành
1. Kiến thức: 
- Mục đích của việc định dạng trang tính
- Biết được các bước thực hiện định dạng phông chữ, kiểu chữ và chọn màu chữ.
- Biết thực hiện căn lề trong ô tính.
- Biết tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số.
- Biết cách kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.
- Biết các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính.
2. Thái độ:
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học.
- Học sinh ngày càng yêu thích môn học hơn.
 3. Kỹ năng:
- Quan sát giáo viên hướng dẫn và làm mẫu trên máy chiếu để nắm được các thao tác định dạng.
- Tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa dữ liệu số khi làm trên Word và trên Excel.
- Thực hành các thao tác định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và thao tác khác.
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực biết tạo bảng biểu.
- Năng lực biết sử dụng công thức để tính toán trong bảng biểu.
BƯỚC 3: Xây dựng nội dung chuyên đề
1. Nội dung 1: 
Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ
+ Thay đổi phông chữ
+ Thay đổi cỡ chữ
+ Thay đổi kiểu chữ
2. Nội dung 2: 
Chọn màu phông, tô màu nền và kẻ đường biên cho các ô tính
+ Chọn màu phông: 
	- Chọn ô hoặc các ô cần định dạng
	- Nháy vào nút Font Color
	- Nháy chọn màu.
+ Tô màu nền:
	- Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền
	- Nhày vào nút Fill Color để chọn màu nền
	- Nháy chọn màu nền
+ Kẻ đường biên cho các ô tính:
	- Chọn ô hoặc các ô cần kẻ đường biên
	- Nháy vào nút Boder để chọn kiểu vẽ đường biên trên thanh định dạng.
	- Nháy chọn kiểu vẽ đường biên.
 BƯỚC 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Câu hỏi bài tập định tính
HS nắm được các thao tác định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ
Nhận biết các nút lệnh trên thanh định dạng để căn chỉnh dữ liệu trong ô
Bài tập định lượng
HS biết cách tạo bảng biểu theo, kẻ đường biên, tô màu nền và sử dụng hàm trong tính toán
Tạo được một bảng biểu hoàn chỉnh, sử dụng các hàm tính toán, tô màu nền và kẻ đường biên. 
BƯỚC 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập
Hệ thống câu hỏi - bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.
Môn học: Tin học
Chuyên đề: Định dạng trang tính
1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Nêu các bước để thực hiện việc:
- Định dạng phông chữ trong các ô tính
- Tô màu nền cho các ô tính
- Kẻ đường biên của các ô tính
Câu 2: Giả sử 8 ô trong cột B của trang tính, từ hàng 3 đến hàng 10 có các số với hai chữ số sau dấu chấm thập phân. Em hãy nêu các thao tác định dạng để các số đó được hiển thị như là các số nguyên.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Quan sát các nút lệnh trên thanh công cụ và thanh định dạng hãy cho biết một số nút lệnh dùng để định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ.
Câu 2: Nút lệnh dùng để gộp các ô là nút lệnh nào ? theo em tại sao trong khi làm việc đôi lúc ta phải gộp các ô lại. 
3. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Tạo một bảng biểu là thời khóa biểu của em. Kẻ đường biên và tô màu nền cho bảng đó.
Câu 2: Tạo một bảng về kết quả học tập của em.
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Tạo bảng điểm gồm các môn học, sử dụng hàm Average để tính điểm trung bình, sau đó kẻ đường biên cho bảng và tô màu nền cho dòng tiêu đề và cột điểm trung bình.
Câu 2: Lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô màu.

File đính kèm:

  • docChuyen_de_Dinh_dang_trang_tinh.doc