Giáo án Dạy hát dân ca quan họ 8

I. MỤC TIÊU:

 - HS được tìm hiểu về việc Quan họ thiết đãi bạn trong ngày hội

 - HS phân biệt được áo mớ ba, mớ bảy, năm thân, tứ thân. và những phụ kiện đi kèm.

 - Qua nội dung bài học hướng các em có ý thức giữ gìn , phát huy các giá trị truyền thống lễ hội của người Quan họ.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV : - Nghiên cứu nội dung

 - Sưu tầm hình ảnh.

2. HS : Ngiên cứu bài, SGK,Vở

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ôn định tc: GV kiểm tra sĩ số lớp vắng hay đủ

2.KTBC:

3.Bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về trang phục Quan họ nữ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dạy hát dân ca quan họ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy hát dân ca Quan họ Lớp 8
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 1 Quan họ mong đợi bạn trong lễ hội mựa xuõn 
(Bài 1-trang 30)
i. Mục tiêu:
- HS biết về nguồn gốc sinh hoạt VHQH thông qua tục “kết chạ”
- HS hiểu thế nào là hát Quan họ
- Qua nội dung bài học hướng các em có ý thức giữ gìn bảo vệ, bảo tồn những làn điệu dân ca QH và di sản và VHQH.
ii. Chuẩn bị :
1. GV : - Nghiên cứu nội dung
 - Sưu tầm hình ảnh, video
 - Máy nghe nhạc
2. HS : Ngiên cứu bài, SGK,Vở 
iii. Tiến trình lên lớp:
1.Ôn định tc: GV kiểm tra sĩ số lớp vắng hay đủ
2.KTBC: 
3.Bài mới: Người thường kết bạn với nhau như thế nào? để làm gì?-Bài hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV chỉ định
GV hỏi
GV hỏi
GV giới thiệu một số hình ảnh sinh hoạt VHQH
GV điều khiển
GV thuyết trình
Quan họ mong đợi bạn trong lễ hội mựa xuõn
 - HS đọc tài liệu dân ca
? Người QH kết bạn với nhau như thế nào?
-> QH nữ làng này, kết bạn với Nam làng kia.
? Họ gặp nhau khi nào? Để làm gì?
-> Gặp vào mùa lễ hội-Mùa xuân, để giao duyên, tỏ bày tâm sự, tình cảm với nhau qua những câu hát QH. 
? Những bài hát thể hiện tình cảm như thế nào? 
? Dẫn chứng qua một vài câu hát?
-> Những bài hát thể hiện nỗi nhớ nhung, khao khát cháy bỏng
-> VD: Mong sao thấy mặt dạ này mới yên, ..Chót say nhau lắm phải tìm đến nhau.., mong sớm được Tương phùng, tương ngộ. Khi tạm biệt ra về QH níu kéo Người ơi người ở đừng về và hẹn hò Đến hẹn lại lên…
- GV cho HS nghe, xem video bài Tương phùng, tương ngộ, hoặc Người ở đừng về.
- Lễ hội là nơi gặp gỡ, giao lưu ca hát của liền anh, liền chị QH, là môi trường QH các làng phát huy năng lực của mình.
HS ghi bài
HS đọc, theo dõi
HS trả lời
HS quan sát
HS theo dõi, cảm nhận
HS lắng nghe.
4.Củng cố, dặn dò 
- Người QH mong đợi gì trong lễ hội mùa xuân?
- Sưu tầm một số bài hát Quan họ.
- Xem trước bài Quan họ trẩy hội Lim tìm bạn kết nghĩa.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 2: Quan họ trẩy hội Lim tìm bạn kết nghĩa 
(Bài 2-trang 32)
i. Mục tiêu:
 - HS được tìm hiểu về việc Quan họ thiết đãi bạn trong ngày hội
 - HS phân biệt được áo mớ ba, mớ bảy, năm thân, tứ thân... và những phụ kiện đi kèm.
 - Qua nội dung bài học hướng các em có ý thức giữ gìn , phát huy các giá trị truyền thống lễ hội của người Quan họ.
ii. Chuẩn bị :
1. GV : - Nghiên cứu nội dung
 - Sưu tầm hình ảnh.
2. HS : Ngiên cứu bài, SGK,Vở 
iii. Tiến trình lên lớp:
1.Ôn định tc: GV kiểm tra sĩ số lớp vắng hay đủ
2.KTBC: 
3.Bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về trang phục Quan họ nữ.
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV giới thiệu h/ả, phân tích
GV chỉ định
GV hỏi
GV điều khiển
GV kết luận
Quan họ trẩy hội Lim tìm bạn kết nghĩa 
- HS đọc tài liệu dân ca
? Hội Lim diễn ra vào ngày tháng năm nào?
-> Ngày 12, 13 tháng giêng âm lịch hàng năm.
? Bọn QH đến hội để làm gì? – tìm bạn kết nghĩa
? Bọn QH nam muốn kết bạn với QH nữ làng khác thì họ làm gì đầu tiên?
->Bọn Qh nam phải mời trầu bọn nữ. Khi nữ nhận giầu nghĩa là đồng ý kết bạn. Vì thế có câu Miếng giầu là đầu câu chuyện.
? Khi QH nhận lời thì họ làm gì?
-> Qua lời hát thấy mến nhau vì tình, hợp nhau về nghĩa, say nhau vì giọng hát thì tiếp tục hát đối đáp cho đến khi giã hội.
- GV cho HS nghe một vài bài Qh VD: Giữa tối hôm rằm
Hội Lim không chỉ là nơi hò hẹn của người QH trẩy hội tìm bạn mà còn là nơi hội tụ đông đảo của du khách thập phương về trẩy hội nghe QH đối đáp giao duyên.
HS ghi bài
HS theo dõi
HS đọc, nghe
HS trả lời
HS quan sát
HS trả lời
HS nghe, cảm nhận
HS theo dõi
4.Củng cố, dặn dò
- Trong ngày hội Lim, người Quan họ thường làm gì?
- Sưu tầm một số bài hát Quan họ
- Xem trước bài Truyền thống tôn trọng phụ nữ của người quan họ.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 3: truyền thống tôn trọng phụ nữ của người quan họ
(Bài 3/trang 34)
i. Mục tiêu:
 - HS được tìm hiểu về truyền thống tôn trọng phụ nữ của người Quan họ.
 - HS biết được ý tứ nền nã của người phụ nữ quan họ ( các liền chị ) khi được tôn trọng bình đẳng so với liền anh.
 - Qua nội dung bài học hướng các em có ý thức giữ gìn bảo vệ phát huy những giá trị tinh túy của người Quan họ từ những giai điệu đến đường ăn, lẽ ở.
ii. Chuẩn bị :
1. GV : - Nghiên cứu nội dung
 - Sưu tầm hình ảnh.
2. HS : Ngiên cứu bài, SGK,Vở 
iii. Tiến trình lên lớp:
1.Ôn định tc: GV kiểm tra sĩ số lớp vắng hay đủ
2.KTBC: 
3.Bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyền thống tôn trọng phụ nữ của người Quan họ.
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV thuyết trình
GV chỉ định
GV hỏi
GV hỏi
GV kết luận
Truyền thống tôn trọng phụ nữ của người Quan họ.
-Người phong kiến xưa có câu Nam nữ thụ thụ bất thân nhưng ở các làng Quan họ, nam nữ được quây quần, sum họp bên nhau trong các canh hát.
- GV yêu cầu HS đọc bài
? ở các làng Quan họ thể hiện sự tôn trọng phụ nữ như thế nào?
-> - Các liền chị được cúng lễ ở đình làng
- Gọi Bằng chị hai, chị ba, người ngoan, người xinh.., và xưng em với liền chị
- Được người thân ttrong gia đình luôn tạo điều kiện để được đi chơi quan họ.
? Khi được tôn trọng như vậy thì các liền chị tỏ thái độ như thế nào?
-> Các liền chị ý tứ trong đường ăn lẽ ở, bảo ban nhau nền nã.
=> Thông qua bài học hôm nay, các em hiểu rõ hơn việc chơI quan họ là thú chơi tao nhã, người quan họ luôn quý nhau vì nết, trọng nhau vì tình. Đó là giá trị gốc của nền văn hiến Kinh Bắc-Bắc Ninh.
HS ghi bài
HS nghe
HS đọc
HS quan sát, 
HS trả lời
HS quan sát, 
HS trả lời
4.Củng cố, dặn dò 
- Nêu những nét truyền thống tôn trọng phụ nữ của người quan họ?
- Sưu tầm một số bài hát Quan họ.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Học bài hát: Đi cấy
 Dân ca Quan họ
i. Mục tiêu:
 - HS biết bài Đi cấy là bài Dân ca QH Bắc Ninh
 - HS hát đúng lời ca, giai điệu và thể hiện đúng chỗ luyến
 - Qua nội dung bài học hướng các em có tình cảm yêu mến những làn điệu dân ca và có ý thức giữ gìn bảo vệ.
ii. Chuẩn bị :
1. GV : Đàn, băng nhạc bài Đi cấy
 Máy nghe nhạc
2. HS : thanh phách, Vở hát dân ca.
iii. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra: Vở hát dân ca
3. Bài mới: Bài hát quan họ, có nhiều bài hát thế hiện sự giao duyên, tình tứ, nhưng có những bài lại thể hiện sự vui tươi, dí dỏm của các liền chị trong ngày mùa đến VD bài Đi cấy mà cô sẽ dạy các em sau đây.
HĐ của GV
 GV ghi bảng
 và mở băng.
GV thuyết trình
GV chỉ định
 GV phân câu.
GV đàn
GV hướng dẫn
- GV dạy truyền khẩu
- GV hướng dẫn.
- Chia nhóm 
GV kiển tra
Nội Dung
 Học hát: Đi cấy Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- HS nghe băng nhạc: 2 lần
Bài hát hình thành dựa trên bài thơ
..Rủ nhau đi cấy xứ đương
Cấy cho Vua Thuấn ở đồng Lịch xa..
Khi hát gõ vào những từ gạch chân.
- Bài hát chia làm 2 trổ
Trổ 1: chia làm 2 câu: câu 1 gồm 2 ý nhạc
 Câu 2 gồm 4 ý nhạc
Trổ 2: chia làm 3 câu: câu 1,2 gồm 2 ý nhạc
 Câu 3 gồm 3 ý nhạc
- Luyện thanh:
- Tập từng trổ:
- Mỗi câu GV hát mẫu 2-3 lần cho HS nghe và cảm nhận sau đó bắt nhịp cho HS hát, học sinh hát được câu 1 thì chuyển sang câu tiếp theo.
Kết nối móc xích các câu trổ 1.
- Tập trổ 2, trổ 3 tương tự
- Trình bày hoàn chỉnh: Kết nối 2 trổ với nhau
- Chú ý các âm luyến, hát đệm h từ i, ơ, a..hát vang và nảy. Câu 1 trổ 1,2 có từ Xứ Đương khi hát thành Xử.
- HS tập theo lối cuốn chiếu cho đến hết bài.
- HS hát cả bài: 1 lần GV nghe nhận xét
- HS hát theo dãy bàn: 2 lần-GV nhận xét và sửa lại các âm HS hát sai.
- Luyện tập theo nhóm thực hiện khi hát kết hợp gõ phách . GV nghe sửa sai
- Chia lớp làm hai nhóm : Mỗi nhóm hát một trổ, GV nhận xét đánh giá.
-HS hát cả bài 1 lần GVsửa âm còn sai.
GV kiểm tra 1 vài HS trình bày.
HĐ của HS
- HS nghe và cảm nhận.
HS đọc bài thơ (SGK)
- HS nhận biết
đánh dấu trong SGK
- HS luyện thanh.
- HS tập hát.
- HS thực hiện.
HS thực hiện
HS ghi nhớ.
4.Củng cố.Dặn dò. 
- Bài hát thường được hát khi nào?
- Học thuộc bài hát
- Sưu tầm một vài bài hát Quan họ.

File đính kèm:

  • docGiao an day dan ca Quan ho 8.doc