Giáo án dạy Địa lí 8 cả năm

BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

I- Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh nắm được

- Đặc điểm về tốc độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế các nước khu vực Đông Nam á

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo

+ Công nghiệp có vai trò quan trọng ở một số nước. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc

- Những đặc điểm của nền kinh tế các nước ĐNA do sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế.

2. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu, lược đồ để nhận bét mức độ tăng trưởng của nền kinh tế .

3. Thái độ: Giúp cho học sinh yêu mến môn học, tích cực tìm tòi những kiến thức về phong tục, tập quán, đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước và khu vực Đông Nam á

 

doc135 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3154 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Địa lí 8 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chế tạo máy: ư hầu hết các nước chủ yếu các trung tâm công nghiệp gần biển.
Hoá chất, lọc dầu: bán đảo Ma lai, In đô, Bru nây.
- Tập trung các mỏ kim loại
- Thuận tiện xuất nhập nguyên liệu.
- Gần hải cảng thuận tiện cho xuất, nhập khẩu.
Nơi có nhiều mỏ dầu lớn.
Khai thác, vận chuyển thuận tiện.
4. Củng cố:5’
 - Giáo viên củng cố nội dung toàn bài.
	 - Học sinh đọc phần ghi nhớ. 
 - Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Các nước Đông Nam á sản xuất được nhiều nông sản là do:
a) Địa hình có nhiều đồng bằng châu thổ, cao nguyên đất đỏ tốt
b) Khí hậu nóng ẩm
c) Dân cư và nguồn lao động dồi dào
d) Cả a,b,c
5. Dặn dò: 3’
Học sinh đọc, học bài cũ, chuẩn bi cho bài học tìm hiểu về hiệp hội các nước Đông Nam á.
IV. Rút kinh nghiệm bài học.
Ngày soạn:.../../09 Tuần 
Ngày giảng:.../.../09 Tiết 
Bài 17.
 Hiệp hội các nước Đông Nam á (asean)
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
 - Sự ra đời và phát triển của hiệp hội.
- Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do hợp tác.
- Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gặp hiệp hội.
2. Kỹ năng:
Củng cố, rèn kỹ năng phân tích số liệu, tư liệu, ảnh.
Quan sát, theo dõi, thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ cho bài học
3. Thái độ:
Giúp cho học sinh yêu mến môn học hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ các nước Đông Nam á.
- Bảng tóm tắt các giai đoạn thay đổi mục tiêu của hiệp hội.
III. Phương pháp
 - Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm
IV- Hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức.2’
2. Kiểm tra bài cũ.8’
? Vì sao các nước Đông Nam á tiến hành công nghiệp hoá nhưng kinh tế phát triển chưa vững.
? Đông Nam á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?
3.Bài mới. 
 * Mở bài
Biểu tượng mang hình ảnh " bó lúa với 10 rẽ lúa" của hiệp hội các nước Đông Nam á có ý nghĩa thật gần gũi và sâu sắc với cư dân ở khu vực có cùng nền văn minh lúa nước trong môi trường nhiệt đới gió mùa.
Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu một tổ chức liên kết hợp tác, cùng phát triển kinh tế - xã hội, cùng nhau bảo vệ sự ổn định an ninh hoà bình của khu vực.
 * Bài mới
1.Hoạt động 1. Cá nhân - (15’)
G?Quan sát hình 17.1 cho biết
G?5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội?
G? Nước nào chưa tham gia? (Đông Ti mo)
G? Em hãy cho biết mục tiêu của hiệp hội thay đổi qua các thời gian như thế nào?
Học sinh trình bày, giáo viên tổng kết.
1. Hiệp hội các nước Đông Nam á
- Thành lập 8/8/1967
Thời gian
Hoàn cảnh lịch sử của khu vực
Mục tiêu của hiệp hội
1967
Ba nước Đông Dương đang đấu tranh chống đế quốc Mỹ giành độc lập dân tộc
Liên kết về quân sự là chính ( nhằm hạn chế ảnh hưởng xu thế xây dựng CNXH trong khu vực)
Cuối 1970 đầu 1980
Khi chiến tranh đã kết thúc ở Đông Dương. Ba nước Việt Nam , Lào, Cam Pu Chia bắt tay vào công cuộc xây dựng kinh tế.
Xu hướng hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng phát triển .
1990
Xu thế toàn cầu hoá, giao lưu mở rộng hợp tác quan hệ trong khu vực được cải thiện giữa các nước Đông Nam á.
Giữ vững hoà bình an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hoà hợp cùng phát triển kinh tế.
12/1998
Các nước trong khu vực cùng mong muốn hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội.
Đoàn kết hợp tác vì một asean hoà bình ổn định và phát triển .
?Em hãy cho biết nguyên tắc hoạt động của hiệp hội?
(tự nguyện tôn trọng chủ quyền, hợp tác toàn diện).
2. Hoạt động 2. nhóm - (10’)
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.
? Em hãy cho biết những điều kiện thuận lợi để hợp tác kinh tế của các nước Đông Nam á?
? Em hãy cho 3 nước trong khu vực tăng trưởng kinh tế Xi - giô - ri đã đạt kết quả như thế nào?
(Kết quả phát triển 10 năm
Thực tế hiện nay có 4 khu vực hợp tác.
- Khu vực phía Bắc với 5 tỉnh Nam Thái Lan, các bang phía bắc Ma lai, đảo Xumatơra (In đô) thành lập 1993
- Tứ giác Đông asean: Brunây, phía Đông-Tây đảo Kalimantan và phía bắc đảo Xulavêdi (Inđô)
- Các tiểu vùng lưu vực sông Mêkông gồm: Thái Lan, Việt Nam , Lào, CamPuChia, Mianma.)
3. Hoạt động 3. lớp - 5’
? Em hãy cho biết lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước asean là gì?
(- Tốc độ mậu dịch phát triển rõ từ 1990 đến nay:26,8%
- Xuất khẩu gạo.
- Nhập xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu.
- Dự án hành lang Đông - Tây: Khai thác lợi thế miền Trung xoá đói giảm nghèo.
- Quan hệ trong thể thao, văn hoá.)
? Những khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của asean?
Chênh lệch trình độ kinh tế, khác biệt chính trị, ngôn ngữ bất đồng.
ịGiáo viên kết luận.
- Mục tiêu của hiệp hội thay đổi theo thời gian.
- Đến 1999 hiệp hội có 10 thành viên hợp tác cùng phát triển, xây dựng một cộng đồng hoà hợp ổn định / nguyên tắc tự nguyện tôn trọng chủ quyền.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội.
- Các nước Đông Nam á có nhiều điều kiện về TN,xã hội, văn hoá thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế.
- Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế- văn hóa- xã hội mỗi nước.
 - Sự nỗ lực phát triển của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác đã tạo môi trường ổn định để phát triển 
3. Việt Nam trong asean.
- Việt Nam tích cực tham gia mọi lĩnh vực hợp tác kinh tế, xã hội.
- Có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội song còn nhiều khó khăn cần cố gắng xoá bỏ.
4.Củng cố:3’ 
- Giáo viên củng cố lại toàn bài.
 - Cho học sinh làm các bài cuối sách giáo khoa.
5.Dặn dò:2’
- Học sinh về ôn các bài cũ.
Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội Lào và Cam Pu Chia.
V. Rút kinh nghiệm bài học
Ngày soạn:.../../09 Tuần 
Ngày giảng:.../.../09 Tiết 
 Bài 18: Thực hành 
 Tìm hiểu Lào và Cămpuchia
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Tập hợp và sử dụng các tư liệu để tìm hiểu địa lý một quốc gia.
- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc, phân tích bản đồ địa lý, xác định vị trí địa lý, xác định sự phân bố các đối tượng địa lý.
- Đọc, phân tích, nhận xét các bảng số liệu thống kê, các tranh ảnh...
3. Thái độ:
- Hiểu thêm về tình hữu nghị giữa các quốc gia Đông Dương.
II. Chuẩn bị
	- Bản đồ các nước Đông Nam á.
	- Lược đồ tự nhiên kinh tế Lào - Cămpuchia.
	- Tư liệu,tranh ảnh về 2 quốc gia trên.
III. Phương pháp
 - Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm
IV-Tiến trình trên lớp
1. ổn định tổ chức :2’
2. Kiểm tra bài cũ: Không kt
3. Bài mới
 * Hoạt động 1:(5’) Trước hết giáo viên phổ biến nội dung và yêu cầu của bài thực hành cần đạt.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Chia lớp 4 nhóm.
- Nhóm 1, 3 tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
- Nhóm 2, 4: điều kiện dân cư - xã hội, kinh tế.
Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đối chiếu kết quả rồi thông báo cho giáo viên.
 * Hoạt động 2:(30’) Nội dung thực hành.
I. Vị trí địa lý:
Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào và Campuchia:
- Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển?
- Khả năng liên hệ với nước ngoài?
Vị trí địa lý
Cămpuchia
Lào
Diện tích
- 181.000km2
- Thuộc bán đảo Đông Dương.
-Phía Đông, Đông Nam giáp Việt Nam .
- Phía đông bắc giáp Lào.
- Phía Tây Bắc, Bắc giáp Thái Lan.
- Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
- 236.800km2
- Thuộc bán đảo Đông Dương.
- Phía Đông giáp Việt Nam .
- Phía bắc giáp Trung Quốc, Mianma.
- Phía tây giáp Thái Lan.
- Phía nam giáp Cămpuchia.
Khả năng liên hệ với nước ngoài
Bằng tất cả các loại đường giao thông
- Đường bộ, đường sông, hàng không.
- Không giáp biển, nhờ cảng miền Trung Việt Nam .
II. Điều kiện tự nhiên:
Các yếu tố
Cămpuchia
Lào
Địa hình
75% đồng bằng, núi cao ven biên giới, dãy Rếch, Cacđamôn. Cao nguyên phía đông, ĐB
- 90% là núi, cao nguyên
- Các dãy núi cao phía bắc, cao nguyên dải từ Bắc xuống Nam.
Khí hậu
- Nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo, nóng.
- Mùa mưa ( T4- 10), gió tây nam.
- Mùa khô gió đông bắc, khô hanh
- Nhiệt đới gió mùa
- Mùa hạ, gió Tây namđmưa.
- Mùa đông, gió đông bắcđ khô hanh.
Các yếu tố
Cămpuchia
Lào
Sông ngòi
Sông Mêkông, Tông Lê Sáp, Biển hồ
Sông Mêkông( một phần qua Lào)
Thuận lợi đối với nông nghiệp
- Khí hậu nóng quanh nămđ ư trồng trọt
- Sông ngòi, hồ cung cấp nước, cá
- Đồng bằng diện tích lớn, màu mỡ.
- Khí hậu ấm áp quanh năm 
- Sông Mêkông là nguồn nước nhiều
- Đồng bằng đất màu mỡ, diện tích rừng nhiều.
Khó khăn
- Mùa khô thiếu nước
- Mùa mưa lũ lụt
- Diện tích đất nông nghiệp ít
- Mùa khô thiếu nước.
	III. Kinh tế:
Kinh tế
Cămpuchia
Lào
Cơ cấu (%)
- NN31,7% ; CN20% ; DV 42,4%
- Phát triển cả công, nông nghiệp và dịch vụ.
- NN52,9% chiếm tỉ trọng cao nhất.
- CN22,8%
- DV 24,3%
Điều kiện
- Biển hồ rộng, khí hậu nóng ẩm
- Đồng bằng lớn, màu mỡ
- Quặng sắt, Mn, vàng, đá vôi
- Nguồn nước khổng lồ, 50% tiềm năng thuỷ điện của sông Mêkông
- Đất nông nghiệp ít, rừng còn nhiều.
- Đủ các loại khoáng sản.
Các ngành sản xuất
- Trồng lúa gạo, ngô, cao su ở đồng bằng, cao nguyên thấp
- Đánh cá nước ngọt / Biển Hồ
- Sản xuất xi măng, khai thác quặng kim loại
- CNCB lương thực cao su.
- CNchưa ư
+ Chủ yếu sản xuất điện, khai thác, chế biến gỗ.
- Nông nghiệp là chủ yếu, sản xuất ven sông trồng cà phê, sa nhân trên cao nguyên
Giáo viên bổ sung, củng cố và tổng kết.
4. Củng cố:5’
* GV nhận xét giờ học thực hành và tuyên dương những nhóm đạt kết quả tốt. Có thể cho điểm để động viên tinh thần học tập của các em
- Nhắc nhở những nhóm làm chưa tốt để các em cố gắng nhiều hơn nữa trong bài học hôm sau
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên điền vào bản đồ để trống.
- Vị trí của Lào và Cămpuchia giáp nước nào, biển nào?
- Vị trí núi, cao nguyên, đồng bằng lớn.
- Tên sông hồ lớn.
* Khái quát đặc điểm kinh tế của Lào và Cămpuchia.
5. Dặn dò:3’
Học sinh học bài cũ và tìm hiểu trước những tác động của nội lực và ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất.
V. Rút kinh nghiệm bài học
Ngày soạn:.../../09 Tuần 
Ngày giảng:.../.../09 Tiết 
 Bài 19 : Địa hình với 
tác động của nội lực và ngoại lực
I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
Học sinh cần hệ thống lại những kiến thưc về:
- Hình dạng bề mặt trái đất vô cùng phong phú, đa dạng với các dạng địa hình.
- Những tác động đồng thời hoặc xen kẽ của nội lực, ngoại lực tạo nên cảnh quan trái đất với sự đa dạng, phong phú đó.
2.Kỹ năng:
- Củng cố, nâng cao kiến thức đọc, phân tích, mô tả.
- Giải thích các hiện tượng địa lý của tự nhiên
3. Thái độ:
- Tích cực tìm hiểu, khám phá thế giới, những hiện tượng lạ trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ tự nhiên thế giới có kí hiệu khu vực động đất, núi lửa.
- Bản đồ các địa mảng trên thế giới.
III. Phương pháp:
 - Trực quan, đàm thoại
IV- hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức:2’
2. Kiểm tra bài cũ: 8’
?Cho biết đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của Lào và Cămpuchia.
3. Bài mới: 30’
Giới thiệu: Trái đất là môi trường sống của con người. Các điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước và ?? vận động của nó đã sinh ra trên trái đất , nguyên nhân hiện tượng địa lý.
Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên trái đất cùng với nguyên nhân, đặc điểm riêng của chúng đã tác động, ảnh hưởng lẫn nhau thể hiện rõ ngay trên lớp vỏ trái đất ( vỏ cảnh quan) đồng thời cũng là nơi tồn tại và phát triển của xã hôị loài người.
Với trình độ KHKT phát triển mạnh mẽ cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người đã tác động đến tự nhiên ngày càng đa dạng.
Bài mới:
1. Hoạt động 1: Cá nhân - 15’
? Bằng kiến thức đã học em hãy nhắc lại:? Hiện tượng động đất, núi lửa?
 ? Nguyên nhân nào đã gây nên hiện tượng đó? Nội lực là gì?
? Quan sát hình 19.1 đọc tên và nêu vị trí của các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục?
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm
? Quan sát hình 19.1 và hình 19.2 và dựa vào kiến thức đã học cho biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện vị trí nào của các mảng kiến tạo?
Nhóm1 Dựa vào kí hiệu nhận biết các dãy núi nơi có núi lửa, nêu tên, vị trí ( khu vực châu lục)?
Nhóm 2,3: Cho biết nơi có các dãy núi cao và núi lửa xuất hiện trên lược đồ địa mảng thể hiện như thế nào?
Nhóm 4: Giải thích sự hình thành núi và núi lửa.
Sau 5 phút đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên chuẩn bị kiến thức.
- Các núi lửa dọc theo ven bờ Tây và Đông Thái Bình Dương tạo thành vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
- Nơi có các dãy núi cao, kết quả các mảng xô, chờm vào nhau đẩy vật chất lên cao.
-Nơi có các dãy núi cao , kết quả các mảng xô hoặc tách xa làm vỏ trái đất không ổn định nên vật chất phun trào macma lên mặt đất.
?Quan sát hình 19.3, 19.4, 19.5 cho biết nội lực còn tạo ra các hiện tượng gì?
- Nén, ép các lớp đá làm cho chúng xô lệch (hình 19.5)
- Uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài (hình 19.4, hình 19.3)
? Nêu 1 số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người?
- Dung nham núi lửa đã phong hoá là đất tốt cho trồng cây công nghiệp.
- Tạo ra cảnh quan đẹp.
Hoạt động 2: Cá nhân - 10’
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng trong các tranh a,b,c,d.
- Tác động của khí hậu tới phong hoá các loại đá.
- Quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió...)
Giáo viên kết luận.
? Dựa vào lược đồ 19.1 và kiến thức đã học tìm thêm ví dụ cho mỗi dạng địa hình ?
 Bờ biển bị sóng đánh vỡ bờ
 Núi đồi bị xói mòn.
ị Kết luận: Cảnh quan trên bề mặt trái đất là kết quả tác động không ngừng trong thời gian dài của nội lực, ngoại lực và các hiện tượng địa chất địa lý, nguyên nhân tác động đó vẫn đang tiếp diễn.
1. Tác động của nội lực lên bề mặt trái đất.
- Nội lực là lực sinh ra từ bên trong trái đất.
VD: + Lực gây ra động đất.
 + Lựcđlục địa nâng lên và hạ xuống.
 + Lực đnúi lửa phun.
- Các hiện tượng tạo núi cao, núi lửa trên mặt đất do vận động trong lòng trái đất tác dụng lên bề mặt Trái đất.
2. Tác động của ngoại lực lên bề mặt trái đất.
- Đó là nguyên nhân lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái đất.
ị Kết luận (sách giáo khoa)
4. Củng cố: 5’
Giáo viên củng cố lại toàn bài.
1. Gợi ý học sinh làm bài tập 1.
	Hình 10.4 (Tr.35), hình 12.3 (Tr. 43): kết quả tác động nội lực tạo nên.
	Hình 11.3, hình 11.4: kết quả tác động ngoại lực trong đó có vai trò con người.
2. Cảnh quan tự nhiên Việt Nam thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác động của ngoại lực.
- Rừng bị pháđ đồi núi trọcđxói mònđkhe rãnh đất thoái hoá.
- Dòng sông uốn khúc để lại các hồ lớn.
	VD: Hồ Tây là một khúc uốn sông Hồng.
5. Dặn dò:3’
- Học sinh ôn tập đặc điểm khí hậu trên Trái đất.
- Khí hậu ảnh hưởng tới các cảnh quan tự nhiên như thế nào?
- Địa hình, vị trí ảnh hưởng tới khí hậu như thế nào?
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:.../../09 Tuần 
Ngày giảng:.../.../09 Tiết 
 Bài 20
Khí hậu và cảnh quan trên trái đất
I- Mục tiêu bài học
sau bài học cần giúp học sinh nắm
1. Kiến thức 
 - Nhận biết, mô tả các cảnh quan chính trên trái đất, các sông và vị trí của chúng trên trái đất, các thành phần của vỏ trái đất.
- Phân tích mối quan hệ mang tính quy luật giữa các yếu tố để giải thích một số hoạt động địa lý tự nhiên.
2. Kỹ năng
Củng cố, nâng cao kỹ năng nhận xét, phân tích lược đồ, bản đồ, ảnh các cảnh quan chính trên trái đất.
3. Thái độ: Yêu mến môn học
II- Chuẩn bị
- Bản đồ tự nhiên, khí hậu thế giới
- Các vành đai gió trên trái đất (H203 phóng to)
III- Phương pháp:
 - Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm
IV- Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức:2’
2. Kiểm tra bài cũ: 8’
? Nêu một số ví dụ về cảnh quan của tự nhiên thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác động của ngoại lực
3. Bài mới
1. Hoạt động 1 cá nhan - 20’
? Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết các chí tuyến và vòng cực là ranh giới của các vành đai nhiệt nào?
? Trái đất có những đới khí hậu nào?
? Nguyên nhân xuất hiện các đới khí hậu?
? Quan sát H20.1 cho biết mỗi châu lục có những đới khí hậu nào?
Cho học sinh thảo luận nhóm
? Nêu đặc điểm của 3 đới khí hậu
+ Nhiệt đới
+ Ôn đới
+ Hàn đới
? Giải thích vì sao thủ đô Oen - lin - tơn 410N- 1750Đ của Niudilân lại đón năm mới vào những ngày mùa hạ nước ta?
Bắc bán cầu và nam bán cầu có mùa trái ngược nhau
? Phân tích nhiệt độ, lượng mưa của 4 biểu đồ trên cho biết kiểu, đới khí hậu mỗi biểu đồ
Khí hậu trên trái đất
- Châu á: đới cực, cận cực, ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt, xích đạo
- Châu âu
- Châu Phi
- Châu Mĩ
- Châu ĐD
Các yếu tố
Biểu đồ A
Biểu đồ B
Biểu đồ C
Biểu đồ D
Nhiệt độ
- Cao quanh năm
- Tháng nóng nhất T4, 11 (350)
- ít thay đổi
Biểu đồ t0 năm lớn (300C)
- Biểu đồ t0 năm 150C
- Tháng lạnh nhất T12, 1 (270)
- Nóng
Mùa đông T12, 1 <-100C
- Mùa đông T1,2 (50C)
- Bđộ t0 năm thấp
- TB 300C
Mùa hè T7 (160C)
- Mùa hè
(T6, 7,8)+250C
Lượng mưa
- Không đều
- Mưa quanh năm
- Mưa quanh năm
Phân bố không đều
- Mùa mưa 
(T5 - T9)
- Tập trung T4, T10
- Tập trung 
T6, T9
Mùa đông mưa nhiều
- Không mưa 
(T12 - T1)
Mùa hè mưa ít
KL kiểu KH
Nhiệt đới gió mùa
Xích đạo
Ôn đới lục địa
Địa trung hải
? Quan sát H20.3 nêu trên và giới thiệu sự hình thành các loại gió trên trái đất
? Gió là gì?
? Nêu tên các loại gió chính trên trái đất?
Phạm vi hoạt động 
Gió tín phong
Gió tây ôn đới
Gió đông cực
Vùng xích đạo t0 cao quanh năm tạo ra 1 vùng khí áp thấp. Khong khí nóng bốc lên cao, toả ra 2 bên đường xích đạo, lạnh dần rồi chuyển xuống khu vực vĩ độ 30 - 350C ở 2 bán cầu tạo ra 1 vùng áp cao không khí di chuyển từ nơi áp cao về nơi áp thấp đều quanh năm tạo nên gió tín phong (do chịu lực Coriolit nên bị lệch về hướng tây)
Không khí di chuyển từ vùng khí áp cao (30 - 350) ở 2 bán cầu về vĩ tuyến 600 ở 2 bán cầu là nơi có khí áp thấp động lực tạo ra gió tây ôn đới
Không khí di chuyển từ vùng 900N và 900B nơi khí áp cao về nơi áp thấp 600N và 600B tạo ra gió động cực
? Dựa vào H20.1, 20.3 và kiến thức đã học giới thiệu sự hình thành sa mạc sa ha ra?
- Lãnh thổ Bắc phi hình khối rộng, cao 200cm
- ảnh hướng đường chí tuyến bắc
- Gió tón phong ĐB kho thổi từ lục địa á - Âu tới
- Đông biển lạnh Canari chảy ven bờ
Hoạt động 2: Cá nhân - 10’
? Quan sát H20.4 mô tả cảnh quan, trong ảnh cảnh quan đó thuộc đới khí hậu nào?
ảnh a: Hàn đới
ảnh b: Nhiệt đới
ị Giáo viên kết luận
? Em hãy vẽ sơ đồ các thành phần tạo nên vỏ trái đất và mối quan hệ giữa chúng
? Dựa vào sơ đồ đã hoàn tất, trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên?
Các cảnh quan trên trái đất
BT1: Do vị trí địa lý, kích thước lãnh tổ, mỗi châu lục có các kiểu, đới khí hậu cụ thể, các cảnh quan tương ứng
BT2: Vẽ sơ đồ vào vở: Các thành phần tạo nên vỏ trái đất và mối quan hệ
BT3: Các thành phần của cảnh quan thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan nơi đây
4. Củng cố:5’
GV củng cố lại toàn bộ bài học
5. Dặn dò: 3’
Học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị trước bài hôm sau
Ôn lại các kiến thức về đặc điểm tiêu biểu của khí hậu cảnh quan các châu lục: 	+ Châu á
+ Châu Âu
+ Châu Phi
+ Chây Mỹ
+ Châu Đại dương
V- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:.../../09 Tuần 
Ngày giảng:.../.../09 Tiết 
Bài 21: 
 Con người và môi trường địa lý
I- Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Sự đa dạng của hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố sản xuất 
- Các hoạt động sản xuất của con người đã tác động và làm thiên nhiên thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc, mô tả, nhận xét, phân tích mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng địa lý.
- Khai thác cảnh, lược đồ, bản đồ
3. Thái độ 
- Nhận biết được mối quan hệ của bản thân với môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
II- Chuẩn bị
Bản đồ tự nhiên thế giới
Bản đồ các nước trên thế giới, tài liệu, tranh ảnh
III- Phương pháp
 - Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm
IV- Tiến trình trên lớp
1. ổn định tổ chức:2’
2. Kiểm tra bài cũ:5’
Vẽ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên? Trình bày mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên
3. Bài mới
 *Mở bài :sử dụng phần đầu sgk
 * Bài mới
1. Hoạt động 1:cá nhân - 15’
Học sinh quan sát H21.1 và cho biết 
? Trong các ảnh có những hình thức hoạt động nông nghiệp nào

File đính kèm:

  • doclich_su_8_20150726_011857.doc
Giáo án liên quan