Giáo án dạy Đại số 9 tuần 25

Tuần 25 tiết 50 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS được củng cố lại các kiến thức cơ bản về tính chất của hàm số y = ax2 và hai nhận xét sau khi học xong hai tính chất để vận dụng vào giải bài tập và để chuẩn bị vẽ đồ thị hàm số y = ax2 ở tiết sau.

 2. Kĩ năng: HS biết cách tính giá trị của hàm số khi biết giá trị cho trước của biến số và ngược lại.

 3. Thái độ: HS được luyện tập nhiều bài toán thực tế để thấy rõ toán học bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và quay lại phục vụ thực tế.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập, thước thẳng, MTBT.

 2. Học sinh: Máy tính bỏ túi, thước thẳng, làm bài tập.

III. Phương pháp: Vấn đáp, thực hành luyện tập, thảo luận.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Đại số 9 tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/02/2015
 Ngày dạy: 13/02/2015
Tuần 25 tiết 49
Chương IV: HÀM SỐ y = ax2 (a ≠ 0).
 PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN
 §1. HÀM SỐ y = ax2 (a ≠ 0)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Thấy được trong thực tế có những hàm số dạng y = ax2 (a ≠ 0).
 - Nêu được tính chất và nhận xét về hàm số y = ax2 (a ≠ 0).
 2. Kĩ năng: HS biết cách tính giá trị của hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số.
 3. Thái độ: HS thấy được thêm một lần nữa liên hệ hai chiều của toán học với thực tế: Toán học xuất phát từ thực tế và nó quay trở lại phục vụ thực tế. 
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, máy tính bỏ túi.
 2. Học sinh: Máy tính bỏ túi, bài soạn.
III. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, gợi mở, thảo luận
IV. Tiến trình giờ dạy:
 1. Ổn định lớp (1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Nêu định nghĩa hàm số bậc nhất và tính chất của nó?
 3. Bài mới (30’)
Chuẩn
KT-KN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-Thấy được nhu cầu phải xét hàm số y=ax2 qua ví dụ cụ thể..
-Lấy được ví dụ về hàm số y=ax2 
-Biết thiết lập bảng giá giá trị tương ưng của x và y.
-Hiểu các tính chất của hàm số y=ax2 .
Hoạt động 1: (10’)
- GV gọi HS đọc ví dụ.
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời 
? Nhìn vào bảng trên, em hãy cho biết giá trị s1 = 5 được tính như thế nào? 
+HS: Thay t = 1 vào công thức s = 5t2 .
? Nêu cách tính giá trị s4 = 80. 
- GV hướng dẫn: Trong công thức s = 5t2 , nếu thay s bởi y và t bởi x, thay 5 bởi a ≠ 0 ta có công thức nào?
+HS: y = ax2 (a ≠ 0). 
- GV gọi HS nêu công thức sau đó liên hệ thực tế.
+HS: Diện tích h.vuông S = a2; diện tích hình tròn S = πR2, ...
Hoạt động 2: (20’)
- GV đưa bảng phụ lên, yêu cầu HS thực hiện vào phiếu học tập.
+ HS làm bài.
 Đại diện 1 HS lên bảng điền vào bảng.
- GV kiểm tra kết quả sau đó đưa ra đáp án đúng để HS đối chiếu. 
- GV đưa bảng phụ ghi lên bảng. Yêu cầu HS thực hiện.
- Dựa vào bảng giá trị đã làm ở trên em hãy nêu nhận xét theo yêu cầu của 
+HS trả lời.
- Qua nhận xét trên em có thể rút ra tính chất tổng quát nào?
+HS nêu à GV đưa bảng phụ ghi tính chất sau đó chốt lại các tính chất.
- GV đưa bảng phụ ghi lên, cho HS hoạt động nhóm làm.
+ HS thảo luận và nêu đáp án. nêu nhận xét.
- GV chốt nhận xét. 
? Hãy nêu nhận xét về giá trị của hàm số tổng quát y = ax2 . 
- GV yêu cầu HS thực hiện vào vở sau đó lên bảng làm bài.
+ HS làm tương tự như . 
- GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
1. Ví dụ mở đầu
- Quãng đường chuyển động rơi tự do của vật được biểu diễn bởi công thức: s = 5t2 với t là thời gian tính bằng giây (s), s tính bằng mét (m), mỗi giá trị của t xác định giá trị tương ứng duy nhất của s.
t
1
2
3
4
s
5
20
45
80
s1= 5.12 = 5 ; s4 = 5.42 = 80
- Công thức s = 5t2 biểu thị một hàm số dạng 
y = ax2 với a ≠ 0.
2. Tính chất của hàm số y = ax2 (a ≠ 0)
Xét hai hàm số : y = 2x2 và y = - 2x2 
x
- 3
- 2
- 1
0
1
2
3
y = 2x2
18
8
2
0
2
8
18
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y = -2x2
-18
- 8
- 2
0
- 2
- 8
- 18
- Đối với hàm số y = 2x2 
 + Khi x tăng nhưng luôn luôn âm thì giá trị tương ứng của y giảm. 
 + Khi x tăng nhưng luôn luôn dương thì giá trị tương ứng của y tăng. 
- Đối với hàm số y = - 2x2 
 + Khi x tăng nhưng luôn luôn âm thì giá trị tương ứng của y tăng. 
 + Khi x tăng nhưng luôn luôn dương thì giá trị tương ứng của y giảm.
* Tính chất:
a > 0: hàm số đồng biến khi x > 0 và nghịch biến khi x < 0.
a 0.
 - Hàm số y = 2x2 
 Khi x ≠ 0 giá trị của y > 0; khi x = 0 giá trị của y = 0. Giá trị nhỏ nhất của hàm số là y= 0.
 - Hàm số y = -2x2: 
 Khi x ≠ 0 giá trị của y < 0; khi x = 0 giá trị của y = 0. Giá trị lớn nhất của hàm số là y = 0. 
* Nhận xét: SGK tr 30
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y=
2
0
2
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y= -
-
-2
-
0
-
-2
-
 4. Củng cố: (8’)
- Nêu công thức tổng quát và tính chất của hàm số bậc hai?
- GV hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ túi Casio fx.
- Giải bài tập 1 SGK tr 30.	
 5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Nắm vững các tính chất đồng biến và nghịch biến của hàm số bậc hai; 
- Hiểu rõ giá trị lớn nhất, nhỏ nhất mà hàm số đạt được. 
- BTVN: 2, 3 SGK tr 31.
- Chuẩn bị máy tính bỏ túi, tiết sau luyện tập.
V. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Ngày soạn: 03/02/2015
 Ngày dạy: 13/02/2015
Tuần 25 tiết 50
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS được củng cố lại các kiến thức cơ bản về tính chất của hàm số y = ax2 và hai nhận xét sau khi học xong hai tính chất để vận dụng vào giải bài tập và để chuẩn bị vẽ đồ thị hàm số y = ax2 ở tiết sau.
 2. Kĩ năng: HS biết cách tính giá trị của hàm số khi biết giá trị cho trước của biến số và ngược lại.
 3. Thái độ: HS được luyện tập nhiều bài toán thực tế để thấy rõ toán học bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và quay lại phục vụ thực tế.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập, thước thẳng, MTBT.
 2. Học sinh: Máy tính bỏ túi, thước thẳng, làm bài tập.
III. Phương pháp: Vấn đáp, thực hành luyện tập, thảo luận.
IV. Tiến trình giờ dạy:
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (8’)
? Nêu tính chất của hàm số y = ax2 (a0). 
? Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số y = ax2 (a 0). Áp dụng đối với hàm số y = – 4x2
 3. Bài mới: (30’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-GV đưa bảng phụ ghi bài tập 2 tr 36 SBT lên. Gọi một HS lên bảng điền vào bảng kẻ sẵn
+1 HS lên bảng làm.
 1 HS khác nhận xét kết quả của bạn.
?Xác định toạ độ điểmA, B, C, B’, A’, C’
+HS lên bảng làm tiếp.
-GV vẽ sẵn hệ toạ độ Oxy trên bảng có lưới ô vuông.
+HS lên bảng xác định trên hình.
-GV đưa bảng phụ ghi bài tập 5 tr 37 SBT
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trong thời gian 5 phút.
+HS các nhóm thảo luận làm bài.
-GV: kiểm tra hoạt động của các nhóm.
+HS: Đại diện một nhóm báo cáo kết quả.
 Các nhóm khác nhận xét kết quả của bạn.
-GV nhận xét bổ sung.
-GV đưa bảng phụ ghi bài tập 6 tr 37 SBT.
Gọi 1 HS đọc đề bài.
? Đề bài cho ta biết điều gì?
? Còn đại lượng nào thay đổi?
? Điền số thích hợp vào bảng sau
I(A)
1
2
3
4
Q(calo)
+HS lên bảng điền.
? Nếu Q = 60 calo. Hãy tính I?
+1 HS lên bảng tính.
Bài tập 2 SBT tr 36
x
–2
–1
–
0
1
2
y=3x2
12
3
0
3
12
Tọa độ C B A O A’ B’ C’
 y
12
10
 8
 6
 4
 2
 -2 -1 O 1 2 x
C
C’
B’
 B y 
 A18 A’
 B 8 B’
A A’
Bài tập 5 SBT tr 37
x
0
1
2
3
4
5
6
y
0
0,24
1
4
a/ y = at2 a = (t 0)
 Xét các tỉ số = ≠ 
 Vậy lần đầu tiên đo không đúng.
b/ Thay y = 6,25 vào công thức y = t2
ta có: 6,25 = t2 Þ t2 = 6,25 . 4 = 25.
 Þ t = 5 hoặc t = – 5. 
 Vì thời gian là số dương nên t = 5 giây
c/ 
x
0
1
2
3
4
5
6
y
0
0,24
1
2,25
4
6,25
9
Bài tập 6 SBT tr 37
a/
I(A)
1
2
3
4
Q(calo)
2,4
9,6
21,6
38,4
Q = 0,24 R.t.I2 = 0,24 10.1.I2 = 2,4.I2
b/ Ta có Q = 2,4.I2 60 = 2,4.I2
 I2 = 60 : 2,4 = 25 I = 5 (A)
(Vì cường độ dòng điện mang giá trị dương)
 4. Củng cố: (2’)
 - Nếu cho hàm số y = f(x) = ax2 (a0) có thể tính được f(1); f(2) và ngược lại nếu cho f(x) ta tính được giá trị của x tương ứng. 
 - Áp dụng: Cho hàm số y = f(x) = 5x2. Tính f(1); f(2).
 Tìm x biết f(x) = 125.
 5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Ôn lại tính chất của hàm số y = ax2 (a0) và các nhận xét về hàm số y = ax2 (a 0) khi a > 0 và a < 0.
- Ôn lại khái niệm đồ thị hàm số y = f(x).
- BTVN: 1, 3 SBT tr 36.
- Chuẩn bị thước kẻ, compa, bút chì để tiết sau học Đồ thị hàm số y = ax2 (a 0)
V. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Ngày.........tháng..........năm...........
Ký duyệt
Phạm Quốc Bảo

File đính kèm:

  • docTuần 25.doc