Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tiết 6: Có chí thì nên

1. Khởi động:

2. Bài cũ: Có chí thì nên

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ, giải thích ý nghĩa của tục ngữ .

- GV nhận xét – đánh giá .

3. Giới thiệu bài mới:

4. Phát triển các hoạt động:

v Hoạt động 1: Thảo luận nhóm làm bài tập 3

Mục tiêu : HS được củng cố những kiến thức về sự vượt khó sống có chí.

- Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương “Có chí thì nên” mà em biết .

- GV viên lưu ý HS nêu :

+Khó khăn về bản thân .

+Khó khăn về gia đình .

+Khó khăn khác .

 

doc2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tiết 6: Có chí thì nên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
TIẾT 6 : CÓ CHÍ THÌ NÊN (t.t)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 	
- Giúp HS biết được cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. 
2. Kĩ năng: 	
- Rèn HS biết phân tích những thuận lợi, khó khăn của mình ; lập được “Kế hoạch vượt khó” của bản thân. 
3. Thái độ: 	
- Giáo dục HS cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội. 
* Nội dung tích hợp : HCM (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Xác định những thuận lợi, khó khăn và biết đề ra kế hoạch vượt qua khó khăn của bản thân .
2. KN ra quyết định : 
- Vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập để đạt được danh hiệu Học sinh Giỏi .
- Quyền trẻ em : Quyền được phát triển của trẻ em .
III. CHUẨN BỊ: 
GV- HS : Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của một số bạn học sinh trong lớp, trường.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Có chí thì nên
Kiểm tra
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ, giải thích ý nghĩa của tục ngữ .
- GV nhận xét – đánh giá .
- 2 HS nêu .
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm làm bài tập 3
Mục tiêu : HS được củng cố những kiến thức về sự vượt khó sống có chí.
Hoạt động nhóm
- Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương “Có chí thì nên” mà em biết .
- HS làm việc cá nhân , kể cho nhau nghe về các tấm gương mà mình đã biết .
Thực hành
- GV viên lưu ý HS nêu : 
+Khó khăn về bản thân .
+Khó khăn về gia đình .
+Khó khăn khác .
+Khó khăn về bản thân : sức khỏe yếu, bị khuyết tật 
+Khó khăn về gia đình : nhà nghèo, sống thiếu thốn tình cảm 
+Khó khăn khác như : đường đi học xa, thiên tai , bão lụt 
Hỏi đáp
- GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp đỡ bạn vượt khó .
- Lớp trao đổi, bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.
Thảo luận
Hoạt động 2: HS tự liên hệ (bài tập 4, SGK)
Mục tiêu : HS có kĩ năng xác định những biện pháp, phương hướng đạt được ước mơ của mình.
Hoạt động lớp 
- GV nêu yêu cầu 
- HS tự phân tích thuận lợi, khó khăn của bản thân (theo bảng sau)
Thực hành 
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
Hoàn cảnh gia đình
2
Bản thân
3
Kinh tế gia đình
4
Điều kiện đến trường và học tập
- Trao đổi hoàn cảnh thuận lợi, khó khăn của mình với nhóm.
® Phần lớn HS của lớp có rất nhiều thuận lợi. Đó là hạnh phúc, các em phải biết quí trọng nó. Tuy nhiên, ai cũng có khó khăn riêng của mình, nhất là về việc học tập. Nếu có ý chí vươn lên, cô tin chắc các em sẽ chiến thắng được những khó khăn đó.
- Mỗi nhóm chọn 1 bạn có nhiều khó khăn nhất trình bày với lớp.
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học
Hoạt động cả lớp
- Tập hát 1 đoạn:
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (2 lần)
- HS tập và hát
Trò chơi
- Tìm câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa giống như “Có chí thì nên”
- Thi đua theo dãy 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Nhớ ơn tổ tiên 
- Nhận xét tiết học
- Hs lắng nghe
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_5_tiet_6_co_chi_thi_nen.doc