Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tiết 13: Kính già, yêu trẻ

1. Khởi động:

2. Bài cũ: Kính già, yêu trẻ(T1)

- Gọi HS đọc ghi nhớ. Nhận xét.

3. Giới thiệu bài mới:

4. Phát triển các hoạt động:

 Hoạt động 1: Làm bài tập 2.

Mục tiêu : HS có kĩ năng nhận xét các hành động, việc làm liên quan thể hiện lòng kính già, yêu trẻ.

- Nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm xử lí tình huống của bài tập 2 Sắm vai.

 Kết luận:

a) Vân nên dừng lại, dỗ dành em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, Vân có thể dẫn em bé đến đồn công an để tìm gia đình em bé. Nếu nhà Vân ở gần, Vân có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.

 b) Có thể có những cách trình bày tỏ thái độ sau:

- Cậu bé im lặng bỏ đi chỗ khác.

- Cậu bé chất vấn: Tại sao anh lại đuổi em? Đây là chỗ chơi chung của mọi người cơ mà.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tiết 13: Kính già, yêu trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
 Tiết 13: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 2) 
I . MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu: Trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc ; Cần tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội.
2. Kĩ năng: Học sinh biết thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ người già, nhường nhịn em nhỏ.
3. Thái độ: Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ, biết phản đối những hành vi không tôn trọng, yêu thương người già, em nhỏ.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨÕ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ người già, nhường nhịn em nhỏ.
2. KN ra quyết định : Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già và em nhỏ. Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được gia đình và xã hội quan tâm.
III. CHUẨN BỊ: 
 GV + HS: - Tìm hiểu các phong tục, tập quán của dân tộc ta thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Kính già, yêu trẻ(T1)
Gọi HS đọc ghi nhớ. Nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Làm bài tập 2.
Mục tiêu : HS có kĩ năng nhận xét các hành động, việc làm liên quan thể hiện lòng kính già, yêu trẻ.
Nêu yêu cầu: Thảo luận nhóm xử lí tình huống của bài tập 2 ® Sắm vai.
® Kết luận: 
a) Vân nên dừng lại, dỗ dành em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, Vân có thể dẫn em bé đến đồn công an để tìm gia đình em bé. Nếu nhà Vân ở gần, Vân có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.
 b) Có thể có những cách trình bày tỏ thái độ sau: 
Cậu bé im lặng bỏ đi chỗ khác.
Cậu bé chất vấn: Tại sao anh lại đuổi em? Đây là chỗ chơi chung của mọi người cơ mà.
Hành vi của anh thanh niên đã vi phạm quyền tự do vui chơi của trẻ em.
c) Bạn Thủy dẫn ông sang đường.
v	Hoạt động 2: Làm bài tập 3.
Mục tiêu : HS bày tỏ được thái độ phù hợp liên quan việc thể hiện lòng kính trọng người già, yêu quý trẻ em.
Giao nhiệm vụ cho học sinh : Mỗi em tìm hiểu và ghi lại vào 1 tờ giấy nhỏmột việc làm của địa phương nhằm chăm sóc người già và thực hiện Quyền trẻ em.
® Kết luận: 
v	Hoạt động 3: Làm bài tập 4.
Mục tiêu: HS lập được kế hoạch về việc giúp đỡ 1 số người già, trẻ nhỏ gần nơi các em ở.
Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về các ngày lễ, về các tổ chức xã hội dành cho người cao tuổi và trẻ em.
® Kết luận, chốt ý
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Tôn trọng phụ nữ.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 Học sinh đọc.
Họat động nhóm, lớp.
Thảo luận nhóm 6.
Đại diện nhóm sắm vai.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Làm việc cá nhân.
Từng tổ so sánh các phiếu của nhau, phân loại và xếp ý kiến giống nhau vào cùng nhóm.
Một nhóm lên trình bày các việc chăm sóc người già, một nhóm trình bày các việc thực hiện Quyền trẻ em bằng cách dán hoặc viết các phiếu lên bảng.
Các nhóm khác bổ sung, thảo luận ý kiến.
- Hs lắng nghe
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
Thảo luận nhóm đôi.
1 số nhóm trình bày ý kiến.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hs lắng nghe
Hỏi đáp
KNS
Thảo luận
Sắm vai.
HCM
Thực hành.
Giảng giải
Thảo luận
Thuyết trình
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_5_tiet_13_kinh_gia_yeu_tre.doc