Giáo án Đạo đức lớp 3 - Dành cho địa phương

1.Những mốc quan trọng.

-Bản Công ước về quyền trẻ em do Liên hợp quốc cùng với đại diện của 43 nước trên toàn thế giới tiến hành chuẩn bị và soạn thảo trong 10 năm(1979 – 1989).

-Công ước được Đại Hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, theo Nghị định 44/25. Công ước có hiệu lực và được coi là Luật quốc tế từ ngày 2 tháng 9 năm 1990, khi đã có 20 nước phê chuẩn.

-Tính đến năm 1999 đã có 191 nước kí và phê chuẩn Công ước.

-Viết Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước, ngày 20 tháng 2 năm 1990.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức lớp 3 - Dành cho địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 
®¹o ®øc
Dµnh cho ®Þa ph­¬ng
I.MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:
 -Nắm được một số thông tin về Công ước Quốc Tế về quyền trẻ em.
 -Nắm được nội dung cơ bản của Công ước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 -Một số thông tin về Công ước Quốc Tế về quyền trẻ em.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
 2.GIỚI THIỆU BÀI: Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một số thông tin về Công ước quốc tế trẻ em.
1.Những mốc quan trọng.
-Bản Công ước về quyền trẻ em do Liên hợp quốc cùng với đại diện của 43 nước trên toàn thế giới tiến hành chuẩn bị và soạn thảo trong 10 năm(1979 – 1989).
-Công ước được Đại Hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, theo Nghị định 44/25. Công ước có hiệu lực và được coi là Luật quốc tế từ ngày 2 tháng 9 năm 1990, khi đã có 20 nước phê chuẩn.
-Tính đến năm 1999 đã có 191 nước kí và phê chuẩn Công ước.
-Viết Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước, ngày 20 tháng 2 năm 1990.
2.Nội dung cơ bản của Công ước
 Công ước là văn bản quốc tế đầu tiên đề cặp đến quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng và toàn diện, mang tính pháp lí cao.
 Nội dung Công ước gồm quy định các quyền gồm 54 điều khoản. Với nội dung quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, Công ước thực sự là một văn bản hoàn chỉnh của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tất cả các nước, nếu nó được thực thi và áp dụng một cách nghiêm túc và phù hợp. 
 Trên thực tế những năm qua, Công ước đã trở thành cơ sở cho chương trình hành động
Của nhiều quốc gia trên thế giới trong công tác về trẻ em.
 Việc Liên hợp quốc phê chuẩn Công ước đã khẳng định địa vị của trẻ em trong gia đình và xã hội. Trẻ em không chỉ là đối tượng được quan tâm, chăm sóc, được hưởng thụ một cách thụ động, mà chính trẻ em là chủ thể của các quyền đã nêu ra trong Công ước.
 Công ước thể hiện tập trung vào 8 nội dung cơ bản sau:
 Bốn nhóm quyền
 -Quyền được sống còn.
 -Quyền được bảo vệ.
 -Quyền được phát triển.
 -Quyền được tham gia.
 Ba nguyên tắc
 -Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi.
 -Tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử.
 -Tất cả những hoạt động được thực hiện đều cần phải tính đến các lợi ích tốt nhất của trẻ em.
 Một quá trình
 -Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi việc thực hiện Công ước.
 vi. CỦNG CỐ -DẶN DÒ
 -Hãy nêu ba nhóm quyền mà trong Công ước đã quy định.
 -Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt quyền được làm trẻ em.
 -Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doc32.doc