Giáo án Đạo đức lớp 2 - Biết nhận lỗi và sửa lỗi
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi
-Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
-Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hành đúng việc sửa chữa lỗi lầm.
* HS khá giỏi: -Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
*KNS:Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh có tính dũng cảm, trung thực.
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1.Giáo viên : Nội dung chuyện : Cái bình hoa, giấy thảo luận.
2.Học sinh : Sách, vở BT.
Tiết: 1 Đạo đức. PPCT 3: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI. (KNS) I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : -Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi -Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi. -Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hành đúng việc sửa chữa lỗi lầm. * HS khá giỏi: -Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. *KNS:Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân. 3.Thái độ : Giáo dục học sinh có tính dũng cảm, trung thực. II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1.Giáo viên : Nội dung chuyện : Cái bình hoa, giấy thảo luận. 2.Học sinh : Sách, vở BT. III/ TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ : -Tiết trước em được học bài gì? -Nêu lợi ích và tác hại của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ ? -Nhận xét. 2.Dạy bài mới : a) Khám phá: Khi mắc lỗi em có nhận lỗi và sửa lỗi không? Để tìm hiểu thêm về nội dung này hôm nay các em học bài Biết nhận lỗi và sửa lỗi. b) Kết nối: Hoạt động 1 :Tìm hiểu, phân tích truyện : Cái bình hoa. GV kể chuyện cái bình hoa với kết cục để mở Kể chuyện : Cái bình hoa “ từ đầu đến ba tháng trôi qua..” GV hỏi gợi ý: -Nếu Vô Va không nhạn lỗi thì điều gì sẽ xảy ra? -Các em sẽ đoán xem Vô -va nghĩ và làm gì sau đó? Các nhóm 4 theo dõi chuyện và xây dựng phần kết. GV hỏi: " Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn? Vì sao?" -Giáo viên kể tiếp đoạn cuối: Ba tháng trôi qua không còn ai nhớ đến cái bình hoa vỡ nữa.. biết tự nhận lỗi cháu là đứa bé ngoan. GV phát phiếu thảo luận: -Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi? -Nhận lỗi và sửa lỗi đem lại tác dụng gì ? Kết luận : Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là với các em ở tuổi nhỏ.Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. c) Thực hành: Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến, thái độ. Các nhóm thảo luận: Tình huống 1 :Lan chẳng may làm gẫy bút của Mai, -Lan đã xin lỗi bạn và xin mẹ mua chiếc bút khác đền cho Mai. Tình huống 2 : Do mãi chạy, Tuấn xô ngã một em học sinh lớp Một. Cậy mình lớn hơn Tuấn mặc kệ em và tiếp tục chơi với bạn. Nêu bài học: -Giáo viên kết luận :Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến. * HS khá giỏi: Nếu bạn mình có lỗi mà không nhận em phải làm gì? Kết luận: -Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi như thế sẽ mau tiến bộ và được mọi người quí mến. d) Vận dụng : Nếu em của em có lỗi mà không nhận em sẽ làm gì? Tiết 2 1.On định: 2.Bài cũ : -Em kể cho các bạn nghe việc em đã gây ra lỗi lầm và biết nhận lỗi sửa sai ? -Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em điều gì ? 2.Dạy bài mới : Thực hành: Hoạt động 1 :Đóng vai theo tình huống. Hoạt động nhóm : Các nhóm 4 theo dõi chuyện và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi. Tình huống 1: Lan đang trách Tuấn : “Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình?”. Em sẽ làm gì nếu là Tuấn ? Tình huống 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu: “Con đã dọn nhà cho mẹ chưa?”. Em sẽ làm gì nếu em là Châu ? Tình huống 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách:”Bắt đền Trường đấy, làm rách sách tớ rồi ?”. -Em sẽ làm gì nếu em là Trường ? Tình huống 4: Xuân quên không làm bài tập Tiếng việt. Sáng nay đến lớp, các bạn kiểm tra bài tập ở nhà. Em sẽ làm gì nếu là Xuân ? Kết luận: Khi có lỗi, biết nhận và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen. Hoạt động 2: Thảo luận. Tình huống 1 :Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ do tai kém, lại ngồi bàn cuối. Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào ? Theo em Vân nên làm gì ? Yêu cần người khác giúp và thông cảm có nên không ? Vì sao ? Lúc nào nên, lúc nào thì không nên ? Tình huống 2 : Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết suất. Tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do. Việc đó đúng hay sai? Dương nên làm gì ? Kết luận : Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. -Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách lỗi lầm cho bạn. -Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt. Hoạt động 3: Tự liên hệ : Em hãy kể lại những sự việc mà có lần em mắc lỗi và sửa lỗi -Khen ngợi HS biết nhận lỗi và sửa lỗi. Kết luận : Ai cũng có khi mắc lỗi. Điền quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. * HS khá giỏi: Nếu bạn mình có lỗi mà không nhận em phải làm gì? Kết luận: -Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi như thế sẽ mau tiến bộ và được mọi người quí mến. 3.Vận dụng : Em hãy kể 1 việc mà em đã nhận và sửa lỗi? Nhận lỗi và sửa lỗi có ích lợi gì? GDTT. Nhận xét tiết học. Dặn dò : Sưu tầm các câu chuyện những trường hợp nhận lỗi và xin lỗi. -Học tập, sinh hoạt đúng giờ. -Ghi ý ra nháp. -Vài em nêu. Nhận xét. -Biết nhận lỗi và sửa lỗi. Khi có lỗi em đã nhận lỗi và sửa lỗi - theo dõi và một HS đọc lại theo sách VBT: Hồi ấy Vô-va mới lên 8 tuổi, rất hay đùa nghịch. Một hôm Vô-va theo mẹ đến chơi nhà cô. Ở nhà cô có nhiều trẻ cùng Vô-va chơi đùa vui vẻ. Vô-va vô ý xô vào bàn, làm bình hoa rơi xuống đất Thảo luận nhóm 4 : xây dựng phần kết. -Đại diện nhóm trình bày. -Câu chuyện trên sẽ quên đi HS nêu:- Im lặng không nói gì? -Suy nghĩ và kể sự việc ấy cho mẹ nghe. -Kể sự việc trên cho bạn nghe. -Nói thật với cô về sự việc trên. -Trao đổi, nhận xét bổ sung . -Các nhóm thảo luận. và TLCH. -Đến nói thật với cô và xin lỗi cô.Vì như thế em thấy nhẹ lòng và nhận được khuyết điểm cuả mình để sửa. -. em thấy khi mắc lỗi cần nhân và sửa lỗi -giúp em mau tiến bộ và được bạn bè yêu mến -1 em nhắc lại tình hống.Thảo luận nhóm 4. -Đại diện các nhóm trình bày. Tình huống 1 :-Việc làm của Lan là đúng, vì bạn đã nhận và sửa lỗi do mình gây ra. Tình huống 2 : -Việc làm của Tuấn là sai. ..... -1 em nêu nội dung bài học : Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến -..em phải nhắc bạn , hoặc khuyên bạn nhận lỗi và sửa lỗi do mình gây ra. Em phải nhắc nhở em nhận và sửa lỗi - Tìm tài liệu. -Sưu tầm các câu chuyện những trường hợp nhận lỗi và xin lỗi. -Biết nhận lỗi và sửa lỗi / tiết 1. -1 em giỏi đưa ra tình huống trên. -Em mau tiến bộ, được mọi người yêu mến. -Biết nhận lỗi và sửa lỗi / tiết 2. -Nhóm theo dõi. Nhóm chuẩn bị sắm vai. -Đại diện nhóm trình bày cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm. 1.Tuấn cần xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích lí do. 2.Châu cần xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa. 3.Trường cần xin lỗi bạn và dán lại sách cho bạn. 4.Xuân nhận lỗi với cô giáo, với các bạn và làm lại bài tập ở nhà.. -Nhận xét, bổ sung. -2-3 em đọc lai. -Các nhóm 4 thảo luận. -Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm. 1-Vân nên bày tỏ ý kiến của mình để cô giáo không hiểu lầm, nên nêu lí do em bị tai kém và xin phép cô được ngồi lên phía trên. 2-Các bạn nên lắng nghe Dương và không nên trách cho bạn. Các bạn của Dương phải thông cảm, giúp đỡ Dương mới là bạn tốt. -Vài em đọc lại. -Vài em lên kể trước lớp những lần em mắc lỗi và sửa lỗi.VD: Có lần em dậm phải chân bạn em xin lỗi bạn và từ đó về sau khi đi lúc nào em cũng cẩn thận không để xảy ra như trước nữa. -..em phải nhắc bạn , hoặc khuyên bạn nhận lỗi và sửa lỗi do mình gây ra. HS kể Giúp mình mau tiến bộ - Tìm tài liệu.
File đính kèm:
- Bai_2_Biet_nhan_loi_va_sua_loi.docx