Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Oanh

Hoạt động 3: Làm bài tập. (5 phút)

*Mục tiêu: Nhìn tranh làm bài tập theo tranh.

*Tiến hành:

- Cho học sinh làm bài tập 3.

- Treo từng tranh + Học sinh trình bày.

- Nhận xét.

Kết luận của GV: Khuôn mặt cười nối với tranh 1, 2, 3, 4 vì các việc này đã góp phần cho môi trường tốt hơn. Khuôn mặt nhăn nhó nối với các tranh 5, 6.

Hoạt động 4: Vẽ tranh bảo vệ hoa, cây.

(15 phút)

*Mục tiêu: HS hoàn thành các bức tranh về chủ đề bảo vệ hoa, cây.

*Tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại việc đã làm để bảo vệ cây hoa nơi công cộng.

- Cho học sinh vẽ.

- Giáo viên quan sát và theo dõi giúp đỡ học sinh.

 

docx2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31	Ngày soạn: 28/ 03/ 2019
 Tiết:	31	 	Ngày giảng: 04/ 04/ 2019
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG
Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
Để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, các em cần trồng cây, tưới cây  mà không được làm hại, gây hư hỏng đến chúng như trèo cây, bẻ cành, hái hoa lá, giẫm đạp lên chúng.
Kỹ năng:
Học sinh thực hiện được những quy định về bảo vệ hoa và cây nơi công cộng, biết chăm sóc, bảo vệ cây hoa, cây xanh (ở nhà mình, nơi công cộng, ).
Thái độ:
Biết bảo vệ và chăm sóc cây hoa, cây xanh.
Năng lực cần hướng cho học sinh: 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
* GDMT: HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng ( liên hệ HĐ 2, 3)
* GDKNS: 
+ Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
+ Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Sân trường, vườn trường (nếu có), tranh vẽ.
Học sinh:
Vở bài tập, bút màu, giấy vẽ.
Phương pháp trọng tâm: 
Quan sát, thực hành, thảo luận nhóm
Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào tiết học. 
*Tiến hành:
Ổn định:
Bài mới: Học bài bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 2. (10 phút)
*Mục tiêu: Nhìn tranh nói được theo tranh.
*Tiến hành:
Cho 2 em ngồi cùng bàn thảo luận bài tập 2.
+ Những bạn trong tranh đang làm gì?
+ Bạn nào có hành động sai? Vì sao?
+ Bài nào có hành động đúng? Vì sao?
Đại diện nhóm trình bày.
Nhận xét.
àKết luận của GV: Trong 5 bạn thì 3 bạn đang trèo cây, vịn cành hái lá là sai, còn 2 bạn đang khuyên nhủ là đúng, 2 bạn biết góp phần bảo vệ cây xanh.
Hoạt động 3: Làm bài tập. (5 phút)
*Mục tiêu: Nhìn tranh làm bài tập theo tranh.
*Tiến hành:
Cho học sinh làm bài tập 3.
Treo từng tranh + Học sinh trình bày.
Nhận xét.
àKết luận của GV: Khuôn mặt cười nối với tranh 1, 2, 3, 4 vì các việc này đã góp phần cho môi trường tốt hơn. Khuôn mặt nhăn nhó nối với các tranh 5, 6.
Hoạt động 4: Vẽ tranh bảo vệ hoa, cây.
(15 phút)
*Mục tiêu: HS hoàn thành các bức tranh về chủ đề bảo vệ hoa, cây.
*Tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại việc đã làm để bảo vệ cây hoa nơi công cộng.
Cho học sinh vẽ.
Giáo viên quan sát và theo dõi giúp đỡ học sinh.
Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò (3 phút)
*Mục tiêu: Khắc sâu lại kiến thức bài học
*Tiến hành:
1. Củng cố:
Cho các tổ thi đua trình bày tranh của tổ mình. Mỗi tổ 5 tranh. Tổ nào có nhiều bạn vẽ đẹp nhất sẽ thắng.
Nhận xét.
Tuyên dương đội có nhiều bạn vẽ đẹp.
Đọc câu thơ cuối bài.
Nhận xét.
Dặn dò:
Thực hiện tốt điều được học để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
Chuẩn bị bài mới.
Hát.
Học sinh lắng nghe.
2 em thảo luận với nhau.
Học sinh lên trình bày trước lớp ý kiến của nhóm mình.
Lớp bổ sung, tranh luận với nhau.
Từng học sinh độc lập làm bài.
Học sinh trình bày kết quả trước lớp.
Lớp tranh luận , bổ sung.
Học sinh nêu.
Học sinh vẽ tự do.
Học sinh thi đua trưng bày tranh.
Nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc.
Học sinh lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_kim_oanh.docx
Giáo án liên quan