Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 9: Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

 - HS hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em.

 - Các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

 - Giáo dục học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

-Vở bài tập Đạo đức 1

-Bút chì màu

-Tranh bài tập 2 phóng to (nếu có thể)

-Điều 12 Công ước quốc tế quyền trẻ em

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

docx8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 9: Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
ĐẠO ĐỨC
Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO
CÔ GIÁO (Tiết1 )
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. 
 - Các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 - Giáo dục học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Bút chì màu.
- Tranh bài tập 2 phóng to (nếu có thể ).
- Điều 12 Công ước quốc tế quyền trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung DH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
18’
18’
4’
*Hoạt động 1: 
Đóng vai (bài tập 1)
Hoạt động 2: 
 Bài tập 2: Tô màu vào quần áo của bạn trong tranh mà em thích, sau đó giải thích tại sao?
-Hoạt động 3:
*Nhận xét- dặn dò:
- GV chia nhóm 
-Yêu cầu mỗi nhóm học sinh đóng vai theo 1 tình huống của bài tập 1.
-Qua việc đóng vai của các nhóm, em thấy:
+ Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thấy giáo, cô giáo?
+ Cần là gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo?
GV kết luận:
-Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
-Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay.
Lời nói khi đưa: Thưa cô đây ạ!
Lời nói khi nhận lại: Em cám ơn cô!
- GV theo dõi HS tô màu vào tranh
GV kết luận:
 Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo.
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài 9: “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
-Một số nhóm lên đóng vai trước lớp.
-Cả lớp thảo luận, nhận xét:
+ Cần chào hỏi lễ phép
+ Khi đưa: Thưa cô đây ạ! Khi nhận : Em cám ơn cô!
-HS làm bài tập 2.
-HS tô màu tranh.
-HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó?
-Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-HS chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
TUẦN 20
ĐẠO ĐỨC
Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO
CÔ GIÁO (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - HS hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. 
 - Các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 - Giáo dục học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Vở bài tập Đạo đức 1
-Bút chì màu
-Tranh bài tập 2 phóng to (nếu có thể)
-Điều 12 Công ước quốc tế quyền trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
Nội dung DH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
14’
12’
4’
* Hoạt Động 1: HS làm bài tập 3
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo bài tập 4.
.
* Hoạt động 3: Múa hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
*Nhận xét –dặn dò:
-Giáo viên kể 1-2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường.
-Sau mỗi câu chuyện, cả lớp nhận xét: bạn nào trong câu truyện đã lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo?
-GV chia nhóm và nêu yêu cầu:
+Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo?
GV kết luận:
 Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
- GV tổ chức, theo dõi , động viên khuyến khích học sinh.
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 10: “Em và các bạn”
HS làm bài tập 3
-Một số HS kể trước lớp
-Cả lớp trao đổi
-Các nhóm thảo luận
+Đại diện từng nhóm trình bày
+Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-Học sinh vui múa hát về chủ đề “ Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
-Học sinh đọc 2 câu thơ cuối bài.
“Thầy cô như thể mẹ cha.
Vâng lời, lễ phép mới là trò ngoan”.
15p
8p
7p
5p
3.1-Hoạt động 1:
+Mục tiêu: Hs làm BT2.
+Cách tiến hành: Cho Hs đọc yêu cầu BT và hướng dẫn Hs làm BT→Hãy nối các bức tranh với chữ NÊN hoặc chữ KHÔNG NÊN cho phù hợp và giải thích vì sao→ gọi Hs lên bảng làm.
-Gv sửa bài :
.Tranh 1:→ KHÔNG NÊN
→ vì anh không cho em chơi chung.
.Tranh 2:→ NÊN
→ vì anh biết hướng dẫn em học chữ.
.Tranh 3:→ NÊN
→ vì hai chị em đã biết bảo ban nhau làm việc nhà.
.Tranh 4:→ KHÔNG NÊN
→vì chị tranh với em quyển truyện là không biết nhường nhịn em.
.Tranh 5:→ NÊN
→vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc nhà.
-Giải lao.
3.2-Hoạt động 2:
+Mục tiêu: Gv chia nhóm và hướng dẫn Hs đóng vai theo tình huống của BT2.
+Cách tiến hành:
.Chia nhóm để thảo luận về hoạt động đóng vai .
.Gv yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện tham gia.
.Hướng dẫn Hs đóng vai.
+Kết luận:
Anh chị cần phải nhường nhịn em nhỏ.
Là em phải lễ phép và vâng lời anh chị.
3.3-Hoạt động 3:
+Mục tiêu: Cho Hs tự liên hệ bản thân.
+Cách tiến hành: Gọi Hs lên nêu những liên hệ với bản thân hoặc kể những câu chuyện về lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ.
3.4-Hoạt động 4:
+Củng cố:
.Các em học được gì qua bài này?
.Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
+Dặn dò: Về nhà thực hành ngay bài học.
Xem trước bài: “Nghiêm trang khi chào cờ”
-Hs đọc yêu cầu BT2.
-Hs làm BT2.
-Hs sửa BT.
- Hs đóng vai.
-Trả lời các câu hỏi dẫn dắt của Gv để đi đến kết luận bài.
-Hs tự liên hệ bản thân và kể chuyện.
-Trả lời câu hỏi của Gv.

File đính kèm:

  • docxBai_9_Le_phep_vang_loi_thay_giao_co_giao.docx