Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Từ Chí Linh

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - HS nêu được phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

 - Vận dụng các phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn vào làm bài tập.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

3. Thái độ: Nghiêm túc và hứng thú học tập. Yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: KHBH, bảng phụ , phấn màu, thước thẳng, SGK.

2. Học sinh: SGK, bài tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1) Ổn định lớp: KTSS

2) Kiểm tra bài cũ

3) Thiết kế tiến trình dạy học

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Từ Chí Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số tiết: 01
Ngày soạn: 25/01/2020
Tiết theo ppct: 43
Tuần dạy: 23
§5: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH
LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
- Vận dụng được các phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn vào làm bài tập.
	2. Kỹ năng: 
Rèn kĩ năng trình bày giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
	3. Thái độ: Nghiêm túc và hứng thú học tập. Yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy và lập luận, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: KHBH, : Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, MTCT
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, bài tập, MTCT
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
3) Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Học sinh được nhắc lại và củng cố các bước giải bài toán bằng cách lập PT đã học ở lớp 8.
* Phương thức: HĐ cá nhân, giải quyết vấn đề.
GV: Hãy nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập PT đã học ở lớp 8
(Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn các bước giải bài toán bằng cách lập PT) 
GV: nhận xét
HS: đứng tại chỗ trả lời
HS: nhận xét
Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bước 1: Lập phương trình
– Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
– Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết
– Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải phương trình
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.
ĐVĐ:Vậy để giải bài toán bằng cách lập hệ pt ta có thực hiện theo các bước như trên không ?
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu: Hs biết giải bài toán bằng lời bằng cách lập hệ phương trình
* Phương thức: Nêu vấn đề, thuyết trình, giải quyết vấn đáp, cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
* Tổ chức hđ:
- Treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung đề ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài ví dụ 1 một vài lần.
GV: Trước đây ta chỉ biết giải 1 pt nên chỉ có thể chọn 1 ẩn, nay ta đã biết giải hệ pt, ta có thể chọn 2 đại lượng chưa biết làm ẩn.
GV: Ta nên chọn những đại lượng nào làm ẩn số?
GV: Trong bài toán còn những đại lượng nào chưa biết?
GV: hãy biểu diễn chúng qua các ẩn.
GV: Giữa chữ số hàng đ.vị và chữ số hàng chục có mối quan hệ gì?
- Hãy biểu diễn số cần tìm theo ẩn x và y ?
Yêu cầu HS cả lớp giải hệ phương trình và đối chiếu với điều kiện trả lời.
Như vậy ta đã giải bài toán bằng cách lập hệ pt.
GV: Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ pt giống và khác với các bước giải bài toán bằng cách lập pt ở chỗ nào?
(Đưa đề bài lên bảng phụ)
 Cho hs đọc đề và cho biết đề bài cho gì và yêu cầu ta xác định yếu tố nào ?
- Tóm tắt đề lên bảng
GV: Sau khi hai xe gặp nhau thì xe khách đã đi được bao lâu? xe tải đi được bao lâu?
Lớp thường gv gợi ý:
GV: Quan hệ giữa x và y
GV: Ngoài vận tốc còn đại lượng nào?
GV: Quan hệ giữa các số đo t/g
GV: Quan hệ giữa các quãng đường đi của 2 xe?
 Gv treo bài giải của các nhóm và kiểm tra kết quả
 Gv nhận xét đánh giá 
Y/c hs giải cách 2
- Đọc đề bài ví dụ 1 SGK
(Hoạt động cá nhân)
Đứng tại chỗ lần lượt trả lời các câu hỏi của gv, gv ghi kết quả thực hiện lên bảng
HS cả lớp giải và đứng tại chổ trả lời: x = 7;
 y = 4.
Giống: đều có các bước giải tương tự
Khác: Giải bài toán bằng cách lập hệ phải chọn hai ẩn, lập hai pt bậc nhất còn giải bài toán bằng cách lập hệ pt chỉ chọn 1 ẩn,lập 1 pt bậc nhất 
Đọc đề và trả lời câu hỏi của GV
(Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm)
 Hs tự giải theo mẫu VD1; sử dụng gợi ý của gv và ?3; ?4; ?5-sgk
Hs hoạt động nhóm sau đó các nhóm báo cáo kết quả
Hs: Chọn ẩn là quãng đường đi của mỗi xe
1. Ví dụ 1:
Tóm tắt: 
 Số có 2 chữ số:
 2 lần chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục 1 đơn vị; nếu viết 2 chữ số theo thứ tự ngược lại thì được số mới bé hơn số cũ 27 đơn vị.
Giải:
 Gọi chữ số hàng chục của số cần tìm là x, chữ số hàng đơn vị là y. (với x, yZ và 0<x<10; 
0y<10)
Hai chữ số hàng đơn vị là: 2y
Số cần tìm là =10x+y. 
Khi viết 2 chữ số ấy theo thứ tự ngược lại ta được =10y+x
- Theo điều kiện đầu của đề bài ta có:
 2y - x = 1 hay -x+2y=1 (1)
– = 27 hay
 (10x + y) - (10y + x) = 27 
 Û x - y = 3, (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ: 
Giải hệ ta được : x=7; y=4 (TMĐK)
Vậy số đã cho là 74.
2. Ví dụ 2:
TPHCM
C. Thơ
189 Km
Sau 1h
Xe khách
Xe tải
GV vẽ sơ đồ chuyển động của bài toán.
 Khi 2 xe gặp nhau, t/g xe khách đi là: 1h48’=9/5h
t/g xe tải đi là: 1+9/5=14/5 h
 Gọi vận tốc xe tải là x (km/h) và 
 vận tốc xe khách là y (km/h) 
 đk: :x, y >0
Vì mỗi giờ, xe khách đi nhanh hơn xe tải 13 km nên ta có :
 x + 13 = y hay x - y = -13 (1). 
Từ lúc xuất phát đến khi gặp nhau xe tải đi được và nó đã đi được quãng đường xe khách đi được , lúc này cả 2 xe đi hết quảng đường nên ta có phương trình: 
hay (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ PT:
Vậy vận tốc của xe tải là: 36 km/h, vận tốc của xe khách là 49 km/h
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ
* Mục tiêu: Hs biết giải bài toán bằng lời bằng cách lập hệ phương trình theo các bước 
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
* Tiến hành hoạt động :
_ Gv quan sát hoạt động của các nhóm và kịp thời sủa chữa các sai sót cho Hs.
Gv yêu cầu các nhóm nhận xét bài lẫn nhau rồi chốt lại vấn đề
Các nhóm thảo luận rồi trình bày bài vào bảng nhóm
Bài 28 : 
Gọi hai số tự nhiên cần tìm là x và y
(x, y >0)
Vì tổng của hai số là 1006 nên ta có pt : x+y = 1006 (1)
Vì nếu chia số lớn cho số bé thì được thương là 2 và dư 124 nên ta có pt : x = 2y + 124 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ pt : 
Vậy hai số tự nhiên cần tìm là 294 và 712
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS tự phát biểu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ PT. 
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân,
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Nêu các bước giải của giải bài toán bằng cách lập hệ pt qua 2 ví dụ và bài tập trên.
 1. Đặt ẩn (thông thường chọn ẩn trực tiếp là đại lượng cần tìm)
 2. Lập hệ phương trình.
 3. Giải hệ phương trình vừa tìm được và trả lời bài toán đã cho
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: : HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Làm BT 29, 30/SGK
Đọc trước bài SBT.
Chuẩn bị cho tiết học sau.
Số tiết: 01
Ngày soạn: 25/01/2020
Tiết theo ppct: 44
Tuần dạy: 23
§6: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH 
LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH ( tt )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- HS nêu được phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
	- Vận dụng các phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn vào làm bài tập.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
3. Thái độ: Nghiêm túc và hứng thú học tập. Yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: KHBH, bảng phụ , phấn màu, thước thẳng, SGK.
2. Học sinh: SGK, bài tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
3) Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: HS nhắc lại được kiến thức đã học về giải bài toán bằng cách lập hệ PT.
* Phương thức: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp
GV: Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ PT 
GV: nhận xét
HS: trả lời 
HS: nhận xét
Bước 1: Lập hệ phương trình
- Chọn hai ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết
- Lập hai phương trình biểu thị mỗi quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải hệ phương trình nói trên.
Bước 3: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thích hợp với bài toán và kết luận.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu: Hs biết giải bài toán bằng lời bằng cách lập hệ phương trình với dạng toán làm chung công việc 
* Phương thức: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
* Tổ chức hđ:
Cho HS đọc đề và cho biết bài toán có những đại lượng nào? Cho biết gì và yêu cầu gì ?
- Tóm tắt đề lên bảng Hãy chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn?
Mỗi ngày mỗi đội làm được bao nhiêu phần công việc ?
Yêu cầu HS suy nghĩ biểu diễn các dữ liệu qua ẩn lập phương trình và hệ phương trình của bài toán ?.
GV theo dõi định hướng để giúp HS lập hệ phương trình.
Đọc đề bài SGK
Trả lời
(Hoạt động cá nhân)
HS suy nghĩ và tóm tắt đề bài toán.
Đội A: công việc
Đội B: công việc
- Suy nghĩ biểu diễn các dữ liệu qua ẩn lập phương trình và hệ phương trình của bài toán
HS giải và đứng tại chổ trả lời
3. Ví dụ 3
 2 đội cùng làm: 24 ngày
 Mỗi ngày đội A = đội B
? Mỗi đội làm một mình bao lâu thì xong 
Giải:
- Gọi thời gian đội A làm 1 mình xong toàn bộ công việc là x (ngày), thời gian đội B làm 1 mình xong công việc là y (x,y>24)
- Mỗi ngày đội A làm được cv và mỗi ngày đội B làm được cv
- Theo bài ra ta có pt: .
- Do mỗi ngày đội A làm được gấp rưỡi đội B nên ta có Pt: 
 Từ (1) và (2) ta có hệ: Đặt ta có hệ mới: 
 khi đó ta có: 
hay x= 40 và y= 60 thoả mãn điều kiện của bài toán.
Trả lời: Vậy mình đội A làm xong công việc đó hết 40 ngày, mình đội B làm xong công việc hết 60 ngày
Cách 2: Gọi năng suất 1 ngày của đội A là x (cv/ngày), đội B là y (cv/ngày)
ĐK: x>0; y>0
Lập hệ 
 ?Ngoài cách giải trên còn có cách giải nào khác
 Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm
Nhận xét đánh giá uốn nắn những sai sót HS mắc phải.
HS hoạt động nhóm, các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét của nhau
HS của lớp nêu ý kiến nhận xét và đề xuất.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ
*Mục tiêu: HS vận dụng quy tắc thế vào giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
* Phương thức: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Dự kiến sản phẩm
Cho HS làm bài tập 32 SGK yêu cầu HS đọc đề bài SGK
 ? Lập bảng phân tích đại lượng
 ? Nêu điều kiện của ẩn 
 ? Lập hệ phương trình
 ? Nêu cách giải hệ
Gv chốt kiến thức: Hai dạng toán làm chung, làm riêng và vòi nước chảy có cách phân tích đại lượng và giải tương tự nhau, cần nắm vững cách phân tích và trình bày bài.
 HS đọc đề bài, tóm tắt đề
(Hoạt động nhóm)
Hs trả lời miệng các câu hỏi của gv
hệ : 
Bài tập 32- SGK::
Giải
T/g chảy đầy bể
NS chảy 1 giờ
2 vòi
Vòi I
Vòi II
24/5 (h)
x (h)
y (h)
5/24 (bể)
1/x (bể)
1/y (bể)
ĐK: x, y >24/5
Lập hệ:.. 
( TMĐK)
Vậy ngay từ đầu chỉ mở vòi thứ hai thì sau 8 giờ đầy bể
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào bài toán.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Hai người thợ cùng sơn cửa cho một ngôi nhà, mất 2 ngày mới xong việc. Nếu người thợ thứ nhất làm một mình trong 4 ngày rồi nghỉ và người thứ hai làm tiếp trong một ngày nữa thì mới xong công việc. Hỏi mỗi người làm việc một mình thì trong bao lâu mới xong công việc.
Hướng dẫn:
Trong một ngày, nếu người thứ nhất làm một mình thì làm được x (phần công việc).
Trong một ngày, nếu người thứ hai làm một mình thì làm được y (phần công việc). (x, y > 0).
Vì nếu hai người thợ cùng sơn thì trong hai ngày là hoàn thành công việc nên ta có hệ phương trình: 2(x+y)=1 (1)
Vì nếu người thợ thứ nhất làm một mình trong 4 ngày, người thợ thứ 2 làm một mình thêm 1 ngày nữa thì hoàn thành công việc nên ta có phương trình:
4x+y=1 (2)
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.
 - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà. 
Học sinh ghi vào vở để thực hiện.
Bài cũ
Xem lại bài học.
Làm bài tập 31, 34,35 sgk trang 24.
Bài mới
Chuẩn bị tiết luyện tập.
Tân Sơn ngày..//2020
Duyệt của Tổ phó 
Mai Thanh Hùng

File đính kèm:

  • docxChuong III 5 Giai bai toan bang cach lap he phuong trinh_12753484.docx
Giáo án liên quan