Giáo án Đại số lớp 9 - Trường THCS Triệu Thuận - Tiết 61: Phương trình quy về phương trình bậc hai

Phương trình trên có số mũ là bao nhiêu ở cac hạng tử?

Hs cho ví dụ.

Ta có thể làm như thế nào để vận dụng công thức nghiệm của phương trình bậc hai?

Gv giới thiệu định nghĩa và cho ví dụ minh hoạ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 9 - Trường THCS Triệu Thuận - Tiết 61: Phương trình quy về phương trình bậc hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn:2/4.Giảng:6/4/09.T:2
Tiết
61
	 PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ
 PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI
	 A. Mục tiêu:: 
 1.Kiến thức : Biết cách giải phương trình đưa về phương trình bậc hai
 2.Kỷ năng :Thực hành tôt việc giải một số dạng phương trình qui được về PT bậc hai 
 như: Phương trình trùng phương, PT chứa ẩn ở mẫu, một số loại PT bậc cao.
 Biết cách giải PT trùng phương.
 Nhớ rằng khi giải PT chứa ẩn ở mẫu, trước hết phải tìm điều kiện của ẩn và sau 
 khi giải PT cần kiểm tra điều kiện.
 Giải tốt phương trình tích và rèn luyện kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử.
 3. Thái độ : Nhận biết được các cách biến đổi phù hợp 
 B. Chuẩn bị :
 1.Giáo viên: Một số ví dụ 
 2.Học sinh : Xem trước bài mới
	 C. Tiến trình lên lớp:
	 I. Ổn định lớp: 
	 II. Kiểm tra bài cũ:
 Hãy nêu các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta đã học ở lớp 8 
 III. Bài mới :
 1. Đặt vấn đề :Ở lớp 8 sau khi biết cách giải phương trình bậc nhất, ta có thể giải được những phương trình phức tạp hơn nếu ta biến đổi chúng về dạng này. Bây giờ ta cũng xét đến những phương trình không phải là bậc hai nhưng sau khi biến đổi nó trở thành phương trình bậc hai.
 2. Triển khai bài dạy :
 Ta có thể giải phương trình bậc hai bằng công thức gọn hơn không? 
HĐ1 : Phương trình trùng phương:
Phương trình trên có số mũ là bao nhiêu ở cac hạng tử?
Hs cho ví dụ.
Ta có thể làm như thế nào để vận dụng công thức nghiệm của phương trình bậc hai?
Gv giới thiệu định nghĩa và cho ví dụ minh hoạ.
Hãy giải phương trình :
 x4 - 13x2 + 36 = 0 (1).
Thay x2 = t thì PT đã cho trở thành dạng nào ?
Đặt điều kiện cho ẩn phụ ? Vì sao ?
Thực hiện ? 1. Chia lớp thành các nhóm.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Gv chốt lại vấn đề.
PT trùng phương có dạng:
ax4 + bx2 + c = 0 (a0).
Cách giải: Đặt t = x2 (ĐK t0).
at2 + bt + c = 0 (PT bậc hai theo t)
Giải PT theo t sau đó tìm lại x .
Ví dụ: Giải PT: 
x4 - 13x2 + 36 = 0 (1).
Đặt t = x2 (ĐK t0).
(1) t2 - 13t + 36 = 0 
Giải PT này ta được t1 = 4 và t2 = 9 (thoả t0).
* 
* 
Vậy PT có nghiệm là: x1 = -2, x2 = 2, x3 = -3, x4 = 3.
HĐ2: Phương trình chứa ẩn ở mẫu:
Hs nhắc lại các bước giải PT chứa ẩn ở mẫu.
Hs khác nhận xét.
Gv chuẩn hoá và cho hs làm ? 2 sgk.
Hãy tìm ĐKXĐ ?
Tìm MTC, NTP ?
Qui đồng khử mẫu ?
Giải PT tìm được ?
So sánh với ĐKXĐ. Kết luận nghiệm ?
Hs nhận xét, bổ sung.
Gv giải thích rõ.
Ví dụ: Giải PT 
ĐKXĐ: 
Qui đồng, khử mẫu:
. (1)
Giải (1) ta được x1 = 1, x2 = 3.
So sánh điều kiện thấy x = 3 không thoả mãn.
Vậy PT có nghiệm x = 1.
Các bước giải PT chứa ẩn ở mẫu:(SGK)
 HĐ3:Phương trình tích:
Hãy nêu cách giải phương trình tích .
Giải PT:
(x + 1)(x2 + 2x – 3) = 0
giải PT:
x3 + 3x2 + 2x = 0
Muốn giải phương trình này ta phải làm thế nào?
Hs lên bảng làm ? 3.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
Gv chốt lại vấn đề.
Ví dụ1: Giải PT:
(x + 1)(x2 + 2x – 3) = 0
x + 1 = 0 hoặc x2 + 2x – 3 = 0
x = -1 hoặc x = 1 hoặc x = -3.
Vậy S = {-3, -1, 1}.
Ví dụ 2: giải PT:
x3 + 3x2 + 2x = 0
x(x2 + 3x + 2) = 0.
x = 0 hoặc x = -1 hoặc x = -2.
Vậy S = {-2, -1, 0}.
 IV. Củng cố:
 Nhắc lại nội dung trọng tâm của bài.
 Hướng dẫn giải bài tập 34, 35 phần luyện tập
 V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà
 Hs học theo sgk.
 Làm bài tập 35, 36 sgk.
 Chuẩn bị phần luyện tập.

File đính kèm:

  • docTIET61..DOC
Giáo án liên quan