Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 15: Chia đơn thức cho đơn thức - Năm học 2018-2019

Hoạt động 1 : Quy tắc( 25’)

Ta đã biết x ≠ 0 ; m,n N thì

. xm:xn = ? xm-n ( nếu m > n )

. xm:xn = ? 1 (nếu m = n )

? vậy xm chia hết cho xn khi nào ?

 Nói: Vận dụng CT trên các em nghiên cứu ?1 .( SGK/26) làm việc cá nhân

Mời 1 em lên bảng trình bày, mời em

HS dưới lớp tự trình bày trong vở

(? Cô mời e. nhắc lại cách nhân 2 đơn thức đã học)

Nói: Tương tự với phép nhân để các e thực hiện phần b,c

Có bao nhiêu bạn ra kq giống bạn giơ tay

Nhận xét cho cô bài làm của bạn.

?Em thực hiên phép chia như thế nào

Nói: Đúng vậy, tương tự như phép nhân 2 đơn thức, bạn đã làm bài rất tốt, đề nghị các em tặng thưởng cho bạn một tràng pháo tay.

 Gv nhấn mạnh : Nếu hệ số chia cho hệ số không hết thì ta phải viết dưới dạng

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 15: Chia đơn thức cho đơn thức - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
04/ 10/2018
Ngày dạy
11/ 10 /2018
Dạy lớp
8A
Tuần 8: Tiết 15: CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Học sinh nhận biết được khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B.
- Học sinh phát biểu được quy tắc chia đơn thức A cho đơn thức B( trường hợp A chia hết cho B) .
2. Kỹ năng: 
- Tính được thành thạo bài toán chia đơn thức cho đơn thức.
3. Thái độ: 
- Thực hiện phép tính cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ. 
4. Năng lực cần đạt: 
- Năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Bảng phụ(máy chiếu) nhận xét, quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, các bài tập ,
	2. Học sinh: Thước thẳng. Ôn tập kiến thức nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số, chia 2 số nguyên( lớp 7)
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ 
Kiểm tra bài cũ: (0’)
Hoạt động khởi động( 5’): 
GV: Trong tập hợp Z chúng ta cũng đã biết về phép chia hết ∀ a,b ∈ Z; b ≠ 0 Khi nào ta nói a chia hết cho b ?
HS: Cho a,b ∈Z , b≠ 0 nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta nói a chia hết cho b
GV: Tương tự như vậy Cho A và B là hai đa thức , B ≠ 0 ta nói đa thức A chia hết cho đa thức B nếu tìm được đa thức Q sao cho A = B.Q
Với 	A : là đa thức bị chia 
 	 	B : là đa thức chia
 	Q : là đa thức thương 
Kí hiệu Q = A :B hay Q = 
Trong bài này ta xét trường hợp đơn giản nhất đó là phép chia đơn thức cho đơn thức.
2. Nội dung bài học:
- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức Bvà phát biểu được quy tắc chia đơn thức A cho đơn thức B( trường hợp A chia hết cho B) .
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu, thảo luận nội dung SGK
- Phương thức thực hiện: GV cho HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
- Sản phẩm: đưa ra được nhận xét và quy tắc, các bài tập ?1, ?2, ?3
- Tiến trình thực hiện và dự kiến câu trả lời của học sinh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1 : Quy tắc( 25’)
Ta đã biết ∀ x ≠ 0 ; m,n ∈ N thì 
. xm:xn = ? xm-n ( nếu m > n ) 
. xm:xn = ? 1 (nếu m = n ) 
? vậy xm chia hết cho xn khi nào ?
1.Quy tắc 
Với mọi x ≠ 0 ; m,n ∈ N, m n thì 
 xm:xn = xm-n ( nếu m > n ) 
 xm:xn = 1 (nếu m = n ) 
TL : xm chia hết cho xn khi m n
 Nói: Vận dụng CT trên các em nghiên cứu ?1 .( SGK/26) làm việc cá nhân
Mời 1 em lên bảng trình bày, mời em
HS dưới lớp tự trình bày trong vở
(? Cô mời e.. nhắc lại cách nhân 2 đơn thức đã học)
Nói: Tương tự với phép nhân để các e thực hiện phần b,c
Có bao nhiêu bạn ra kq giống bạn giơ tay
Nhận xét cho cô bài làm của bạn..
?Em thực hiên phép chia như thế nào
Nói: Đúng vậy, tương tự như phép nhân 2 đơn thức, bạn đã làm bài rất tốt, đề nghị các em tặng thưởng cho bạn một tràng pháo tay.
 Gv nhấn mạnh : Nếu hệ số chia cho hệ số không hết thì ta phải viết dưới dạng
HS lên bảng trình bày, 
HS dưới lớp tự trình bày trong vở
?1 .( SGK/26) Làm tính chia 
 a) x3 : x2 = x3-2 = x
 b) 15 x7: 3x2 = 5x5 
 c) 20x5 : 12x = x4
HS: Hệ số nhân hệ sô, nhân 2 lũy thừa cùng cơ số với nhau rồi nhân các kết quả lại
Nêu các bước thực hiện : 
 - Lấy hệ số chia hệ số
lấy luỹ thừa của biến x chia cho nhau 
nhân các kết quả tìm được 
phân số tối giản.
Nói: Trên đây là các đơn thức có một biến. Vậy để chia 2 đơn thức có nhiều biến, ta làm như thế nào?
Tương tự như vậy các em hoạt động cá nhân thực hiên ?2 . 
 Mời 1 em lên bảng trình bày, mời em
HS dưới lớp tự trình bày trong vở
Có bao nhiêu bạn ra kq giống bạn giơ tay, cảm ơn các em, các em bỏ tay xuống
Nhận xét cho cô bài làm của bạn..
Bạn ..lên bảng làm bài chính xác, đề nghị các em tặng thưởng cho bạn một tràng pháo tay. 
Nói và viết bảng: Cô gọi đơn thức bị chia là A, đơn thức chia là B,thì ta được thương là Q, Qua các VD trên em hãy cho biết điều kiện để A chia hết cho B?
Nói: Đó là nd nhận xét SGK/26, mời em.. đọc
Chốt: nhấn mạnh 2 ĐK 
HS: 
 - Lấy hệ số chia hệ số
lấy luỹ thừa cùng biến chia cho nhau 
nhân các kết quả tìm được 
?2 . Tính 
15x2y2 : 5xy2 = 3 x
12x3y: 9x2 = xy
HS: trả lời bt
Hs ( nội dung nhận xét) 
*Nhận xét: đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A .
?Củng cố phần nhận xét, các em làm bài tập sau:
Bạn An nói các phép chia các đơn thức sau đây là phép chia hết
a. 3xy2 : 2x2 
b. 4y3 : 2 x y 
Theo em bạn An nói đúng không?
? Khi đã biết A chia hết cho B, em nào có thể rút ra QT muốn chia đơn thức A cho đơn thức B ta làm thế nào ?
Gv đưa quy tắc lên bảng phu để Hs ghi nhớ
Y/c một vài hs đọc quy tắc 
Theo em bạn An nói sai vì phần 
a. 3xy2 : 2x2 vi phạm ĐK2 :Số mũ của biến x trong B lớn hơn số mũ của x trong A
b. 4y3 : 2 x y 
vi phạm ĐK1 : biến x có trong B không có trong A
Hs đưa ra (quy tắc )
*Quy tắc (sgk tr 26 )
Hoạt động 2 : Áp dụng( 7’)
Nói: Vận dụng QT để thực hiện ?3
Cô mời 1 em đọc nội dung a, 
? Để tìm thương em làm thế nào?
sau đó gọi Hs lên bảng trình bày 
Gv nhận xét và sửa sai ( nếu có)
-Tiếp tục các e háy thảo luận cùng bạn phần b, và nêu định hướng cách giải
Cô mời nhóm em.. nêu định hướng của mình. 
GV: Đó là cách tính bình thường, em nào phát hiện cách tính ngắn gọn hơn?
GV: Với định hướng của 2 bạn, các em thấy cách nào có ưu điểm tính dễ hơn?
Nói: Cô mời em lên bảng làm, mời em..Dưới lớp các e HĐ nhóm bàn cùng nhau thảo luận
NX bài làm của bạn
Chốt: Như vậy đứng trước một bài toán, cần quan sát nhận xét tìm ra cách làm ngắn gọn và dễ nhất. Cụ thể trong bài tập phần b, sau khi thực hiện phép chia thì bt P không còn phụ thuộc vào giá trị của biến y, cho dù y là số thập phân hay bất kì số nào đó thì giá trị của bt P cũng không thay đổi, nó chỉ còn phụ thuộc biến x và ta thay x = - 3, ta tính đc kq nhanh hơn.Tương tự về nhà các em làm bài tập 62/27
( Nói thêm: Các e có thể nhẩm các bước của quy tắc trên và viết kq với phép tính đơn giản)
2. Áp dụng 
?3 . Hs lên bảng thực hiện 
15x3y5z : 5x2y3 = 3xy2z
HS: Em thay luôn x = - 3 và y = 1,005
vào bt P rồi thực hiện phép tính ra kq
 HS 2: Em thấy P là một phép chia đơn thức cho đơn thức nên em sẽ chia trước rồi thay biến sau.
HS: cách bạn Quỳnh thực hiện phép chia trước
 Cho P = 12x4y2 : ( - 9xy2 ) 
Tính giá trị của biểu thức P tại 
x = - 3 và y = 1,005
Giải
P = 12x4y2 : (- 9xy2) = - x3 
Tại x = - 3 và y = 1,005 ta có : 
P = - . (- 3)3 = - . (- 27) = 36
Vậy tại x = - 3 và y = 1,005 thì P = 36 
- Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh.
HS nhận xét chéo
GV căn cứ vào kết quả của hs để nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học(8’)
* Củng cố: Sau đây cô mời các em cùng tham gia 1 trò chơi mang tên giải ô chữ. 
TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ
Tìm thương của các phép chia sau:
Ă = 2x2y2z : 2y2z = x2
N = 4xy3 : xy2 = 4 y
A = 54 : 52 = 25
G = 10x5 z : 2x2z = 5x3
S = y2 : ( -y) 2 = 1
1
x2
4y
1
25
4y
5x3
Ă
Luật chơi như sau: Mỗi nhóm 4 em: Bạn đứng thứ nhất làm 1 phép tính và điền các chữ cái tương ứng với kq của phép tính đó vào ô chữ ở hàng dưới 
VD: Ă = 2x2y2z : 2y2z = x2
Thì ta điền chữ Ă vào ô của x2 trong bảng kq.Sau đó chuyển bút cho bạn tiếp theo và về chỗ ngồi theo dõi các bạn của đội mình.Nếu đội nào vi phạm cách chơi sẽ dành chiến thắng cho đội bạn.
Các em rõ luật chơi chưa và sau đây các em bắt đầu tham gia.Các em ở dưới lớp cổ vũ cho đội mình yêu thích.
Như vậy chúng ta đã tìm ra đội chiến thắng trong trò chơi là đội....Đội xếp thứ nhì là....Các em trả lời cho cô câu hỏi: Em có biết sau khi thêm dấu ta có câu đáp trong khẩu hiệu đội là gì?(sẵn sàng).Vậy hô khẩu hiệu như thế nào?(“ Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại”), 
GV: Đó là câu hô đáp khẩu hiệu đội mà tiết chào cờ hàng tuần các em đều thực hiện.
Các em đã tiếp thu bài học rất tốt, cả lớp chúng ta tặng thưởng các đội chơi tràng pháo tay giòn giã
GV: Các em lưu ý qua bài tập trên ta thấy lũy thừa bậc chẵn của 2 số đối nhau thì bằng nhau.Tương tự các em về làm bt 59, 60/27
*Hướng dẫn HS tự học:
 Học thuộc nhận xét, quy tắc chia đơn thức cho đơn thức 
 Làm các bài tập: 59, 60, 61, 62( SGK/26, 27)
 Ôn tập về đa thức, tính chất chia một tổng cho một số.
 Xem trước bài 11: Chia đa thức cho đơn thức( đọc kĩ cách phân tích các VD và QT trong bài )

File đính kèm:

  • docxGiao an ca nam_12665078.docx