Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức - Năm học 2018-2019 - Lã Việt Anh

I/ Mục tiêu: Học sinh phải có:

1/ Kiến thức: - Nắm chắc các hằng đẳng thức (1), (2), (3).

 - Biết cách chứng minh các hằng đẳng thức

2/ Kỹ năng: - Vận dụng 1 cách thành thạo 3 hằng đẳng thức vào giải toán

 - Nhân nhẩm trong một số tình huống

3, Thái độ: - Thấy được ứng dung của các hằng đẳng thức vào giải nhanh bài toán thực tế, thông qua đó các em yêu thích hơn môn toán .

- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm

- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn

4, Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực hợp tác: Các thành viên trong nhóm hợp tác để thực hiện các hoạt động

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, phương pháp giải quyết các bài tập và các tình huống

II/ Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu

2/ Học sinh: - Ôn lại §2

 - Nhân: 1, (a+b)(a+b)

 2, (a-b)(a+b)

 3, (a-b)(a-b)

III. Tiến trình

1) Hoạt động khởi động

* Mục tiêu:

 

doc29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số Lớp 8 - Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức - Năm học 2018-2019 - Lã Việt Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV giúp đỡ các nhóm
+ Báo cáo, thảo luận
- Chỉ định nhóm nào làm đúng lên trình bày
- Các nhóm khác quan sát nhận xét, thắc mắc .
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
- GV chuẩn hóa kiến thức
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
* Sản phẩm
Bài tập 1.3.4
a, Diện tích mảnh vườn là
(2x+5 + 3x +y) 2y/2
= (5x+y+5).y
= 5x2y +y2 +5y
b, tại x =4 và y =3 ta có diện tích mảnh vườn là
5.42.3+32+5.3=264(m2)
Bài tập 1.4.1:
Ta có: 
n(n+5)-(n-3)(n+2) 
= n2+5n - n2-2n +3n +6
= 6n + 6
= 6(n+1) chia hết cho 6 với mọi n là số nguyên.
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: ( 1 phút )
- Học thuộc quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức 
- Làm bài tập. 12;13(SGK/8;9)
Hướng dẫn: Vận dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức và phương 
pháp giải tương tự bài 2; 3 làm trên lớp
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ......../......../..........
Ngày dạy: ......../......../........; Lớp: ...........
......../......../........; Lớp: ...........
Ngày ........ tháng ........ năm ..........
TTCM KÝ DUYỆT 
Nguyễn Thị Minh Tâm
Tiết 4:
§3. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
I/ Mục tiêu: Học sinh phải có:
1/ Kiến thức: - Nắm chắc các hằng đẳng thức (1), (2), (3).
	 - Biết cách chứng minh các hằng đẳng thức
2/ Kỹ năng: - Vận dụng 1 cách thành thạo 3 hằng đẳng thức vào giải toán
	- Nhân nhẩm trong một số tình huống
3, Thái độ: - Thấy được ứng dung của các hằng đẳng thức vào giải nhanh bài toán thực tế, thông qua đó các em yêu thích hơn môn toán . 
- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn
4, Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực hợp tác: Các thành viên trong nhóm hợp tác để thực hiện các hoạt động
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, phương pháp giải quyết các bài tập và các tình huống
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu
2/ Học sinh: - Ôn lại §2
	- Nhân: 1, (a+b)(a+b)
	 2, (a-b)(a+b)
	 	 3, (a-b)(a-b)
III. Tiến trình
1) Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
 - HS nhớ được các hằng đẳng thức bình phương một tổng, bình phương một hiệu
 - HS áp dụng được 2 hằng đẳng thức trên vào tính nhẩm, tính hợp lý hay giải toán
* Nội dung, phương thức tổ chức
+ Chuyển giao: Học sinh làm việc nhóm làm bài tập sau
Các nhóm thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
 1. a) Với a, b là hai số bất kỳ tính: (a + b) (a + b)
 b) Với a>0; b> 0 hãy trao đổi với bạn cách tính tích (a + b) (a + b) thông qua việc tính diện tích hình vuông theo hai cách
ab
	 ab
c). Với a, b là hai số bất kỳ tính: (a - b) (a - b)
 d) . Với a, b là hai số bất kỳ tính: (a - b) (a + b)
+ Thực hiện: HS thảo luận trong nhóm làm bài tập
+ Báo cáo thảo luận: Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bài của nhóm khác 
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Trên cơ sở lời giải của học sinh GV chuẩn hóa lời giải giới 
- GV: thiệu để việc giải toán ngắn gọn người ta đã tổng quát các bài toán trên thành những hằng đẳng thức. Vậy việc vận dụng chúng như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu chủ đề hôm nay “ Những hằng đẳng thức đáng nhớ” 
* Sản phẩm: 
 1.(a + b)2 = a2 + 2ab + b2
 2. (a - b)2 = a2 - 2ab + b2
 3. (a - b) (a + b) = a2 - b2
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1:KT1. Bình phương của một tổng 
* Mục tiêu: HS nhớ được các hằng đẳng thức bình phương một tổng
 - HS áp dụng được hằng đẳng thức trên vào làm bài tập
* Nội dung, phương thức tổ chức
+ Chuyển giao: - Học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
? Nếu ta thay a, b là hai số bất kỳ bởi các biểu thức A, B ở bài toán 1 ta có các hằng đẳng thức bình phương một tổng, bình phương một hiệu. Em hãy viết các hằng đẳng thức đó 
? Phát biểu đẳng thức trên bằng lời
- HS làm việc nhóm bài tập 1: 
 a) Tính ( a+1)2.
 b) Viết biểu thức x2 + 4x + 4 dưới dạng bình phương của một tổng.
 c) Tính nhanh 512; 3012
+ Thực hiện: - Học sinh làm việc cá nhân, làm việc nhóm để trả lời các câu hỏi và bài tập áp dụng
+ Báo cáo, thảo luận: Chỉ định một học sinh bất kì trả lời 2 câu hỏi trên. Đại diện nhóm trình bày bài của nhóm mình 
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải, yêu cầu học sinh làm bài vào vở
* Sản phẩm: 
 a) ( a+1)2 = a2 + 2a.1 + 12 = a2 + 2a + 1
 b) x2 + 4x + 42 = x2 + 2x.2 + 22 = ( x+ 2)2 
 c) 512 = ( 50+1)2 = 502 + 2.50.1 + 1 = 2500 + 100 + 1 = 2601
3012 = ( 300+1)2 = 3002 + 2.300.1 + 12 = 90000 + 600 + 1 = 90601
2.1:KT 2. Bình phương của một hiệu
* Mục tiêu: HS nhớ được các hằng đẳng thức bình phương một hiệu
 - HS áp dụng được hằng đẳng thức trên vào làm bài tập
* Nội dung, phương thức tổ chức
+ Chuyển giao: - Học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
? Nếu ta thay a, b là hai số bất kỳ bởi các biểu thức A, B ở bài toán 1 ta có các hằng đẳng thức bình phương một tổng, bình phương một hiệu. Em hãy viết các hằng đẳng thức đó 
? Phát biểu đẳng thức trên bằng lời
- HS làm việc nhóm bài tập 2: 
a) Tính: (x - )
b) Tính: ( 2x - 3y )2.
c) Tính nhanh: 992
+ Thực hiện: - Học sinh làm việc cá nhân, làm việc nhóm để trả lời các câu hỏi và bài tập áp dụng
+ Báo cáo, thảo luận: Chỉ định một học sinh bất kì trả lời 2 câu hỏi trên. Đại diện nhóm trình bày bài của nhóm mình 
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải, yêu cầu học sinh làm bài vào vở
* Sản phẩm: 
a) 
b) ( 2x - 3y )2 = (2x)2 – 2.2x.3y +(3y)2
 = 4x2 - 12xy + 9y2 
c) 992 = (100 - 1)2 
 = 1002 – 2.100.1 + 12
 = 10000 – 200 + 1
 = 9801
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu : Biết vận dụng hằng đẳng thức bình phương một hiệu để làm bài ?7 SGK
* Nội dung, phương thức tổ chức.
+ Chuyển giao: Thảo luận nhóm đôi làm bài ?7 SGK
+ Thực hiện: Thảo luận nhóm đôi làm bài tập 3 (bài ?7 SGK)
GV quan sát học sinh làm việc, nhắc nhở các em không tích cực, hỗ trợ các nhóm yếu, giải đáp thắc mắc của học sinh hoặc yêu cầu em HS khác giải đáp thắc mắc của học sinh.
+ Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời 
 GV thu giấy nháp chung của một vài nhóm chấm
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV nhận xét quá trình làm bài của học sinh, chốt lại hằng đẳng thức mới tìm được
* Sản phẩm: Đức viết: x2 - 10x + 25 = ( x - 5)2
 Thọ viết: x2 - 10x + 25 = ( 5 - x)2
 Nhận xét: Thọ và Đức cùng viết đúng.
 Sơn rút ra được một hằng đẳng thức: ( A – B ) 2 = ( B – A )2
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Vận dụng được cáchằng đẳng thức bình phương một tổng, bình phương một hiệu
* Nội dung, phương thức tổ chức
+ Chuyển giao : Làm nhóm bài tập 4 (bài tập 18 trong sgk)
+Thực hiện : Thảo luận nhóm tìm ra hướng làm
+ Báo cáo thảo luận : Gọi nhóm đã tìm ra hướng làm trả lời
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp : GV hướng chốt lại cách làm và kết quả
* Sản phẩm : Kết quả điền vào chố chấm : a) 9y2 ; x
	 b) x ; x ; 5y
Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)
Học thuộc: Tổng quát các hằng đẳng thức
Làm bài tập: 16,17,18 
Hướng dẫn bài tập: 
BàI 18: Còn có các đáp án khác
x2+6xy+M=(N+3y)2
	 = N2+6Ny+9y2
M=N2+6Ny+9y2-(x2+6xy)
(N là đa thức tuỳ ý)
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ......../......../..........
Ngày dạy: ......../......../........; Lớp: ...........
......../......../........; Lớp: ...........
Ngày ........ tháng ........ năm ..........
TTCM KÝ DUYỆT 
Nguyễn Thị Minh Tâm
Tiết 5: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: Học sinh phải có:
1/ Kiến thức: Củng cố lại các hằng đẳng thức (1), (2), (3).
2/ Kỹ năng: - Vận dụng các hằng đẳng thức khi giải toán
	- Biết chứng minh tính chất về giá trị của một đa thức nào đó 
3, Thái độ: - Thấy được ứng dung của các hằng đẳng thức vào giải nhanh bài toán thực tế, thông qua đó các em yêu thích hơn môn toán . 
- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn
4, Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực hợp tác: Các thành viên trong nhóm hợp tác để thực hiện các hoạt động
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học, biết huy động kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Bảng phụ ( hướng dẫn về nhà)
2/ Học sinh: Ôn lại hằng đẳng thức (1), (2), (3).
III/ Tiến trình
* Giáo viên yêu cầu HS
- HS1: Viết các HĐT đã học 
- HS2: Viết các đa thức về dạng bình phương của nột đa thức
* Quan sát học sinh thực hiện
* Đánh giá nhận xét 
- HS1:
- HS2:
- Dưới lớp:(Làm bài của HS2)
* Viết các đa thức sau về dạng bình phương của một đa thức:
a) x2+x+1/4
b) 9x2- 6x+1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Làm bài 20 (10 phút)
* Yêu cầu HS 
- Sửa lại kết quả cho đúng và sửa ít chỗ nhất
- HS hoạt động cá nhân 
- Trắc nghiệm đúng sai 
- Giải thích
1. Bài 20: Nhận xét sự đúng sai của kết quả sau
" x2+2xy+4y2= (x+2y)2_Sai
vì (x+2y)2 = x2+4xy+4y2
(≠x2+2xy+4y2)
Hoạt động 2: Làm bài 21, 22 ( 15phút)
* Yêu cầu các nhóm thảo luận
?Nhận xét giá trị của các đa thức vừa làm ở bài 21(8A)
* Yêu cầu HS làm bài 22 ( hoạt động cá nhân )
- GV cho thêm vài ví dụ 
91.89=
19992=
99952=
- 4 nhóm thi viết nhanh các kết quả tương tự trong thời gian 5'
- Hoạt động cá nhân 
- Báo cáo kết quả 
- Giới thiệu cách làm
2. Bài 21: Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu 
Đáp án:
a, (3x-1)2
b, (2x+3y+1)2
3. Bài 22:Tính nhanh 
a) 1012=(100+1)2
= 1002+2.100+1=10201
b) 1992=(200-1)2
= 2002- 2.200+1=39601
c) 47.53=(50-3)(50+3)
 =502-32=2500-9=2491
Hoạt động 3: Làm bài 23 ( 10phút)
* Gợi ý: Bài đã hướng dẫn ở tiết học trước
- Gọi HS lên bảng trình bày
_ Theo dõi HS làm bài 
Gọi HS nhận xét đánh giá
- Xem lại bài 
- Làm bài
- Nhận xét đánh giá
4. Bài 23:Chứng minh rằng
a, (a-b)2=(a+b)2-4ab
Có VP=a2+2ab+b2-4ab
 = a2-2ab+b2=(a-b)2
Vậy (a-b)2=(a+b)2-4ab
Thay a+b=7và ab =12
Ta có:(a-b)2=72- 4.12= 1
b, (a+b)2= (a-b)2+4ab
Có: VP= a2-2ab+b2+4ab
 = a2+2ab+b2=(a+b)2
Thay a- b=20 và ab=3
Ta có:
(a+b)2 = 202+4.3= 412
 Hoạt động tìm tòi, mở rộng
*Mục tiêu : Biết vận dụng các hằng đẳng thức bình phương một tổng, bình phương một hiệu để giải quyết các bài toán thực tiễn
* Nội dung, phương thức tổ chức
+ Chuyển giao : Yêu cầu HS làm việc nhóm bài tập5 :
+ Thực hiện :HS Hoạt động cá nhân, GV quan sát giúp đỡ học sinh
+ Báo cáo, thảo luận : Chỉ định em nào làm đúng nêu cách làm
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp : GV chốt hướng làm và giới thiệu đó chính là bài toán ban đầu, cho HS thấy được tầm quan trọng của toán trong thực tế.
* Sản phẩm : Tính diện tích phần hình còn lại: 
Có S một miếng tôn hình vuông có cạnh bằng a+b, là ( a+b)2
 S miếng tôn hình vuông có cạnh bằng a –b là (a - b )2
Diện tích phần hình còn lại là: 
 ( a+b)2 – ( a –b )2
= (a2 +2ab +b2) - ( a2–2ab + b2) 
= a2+ 2ab + b2 – a2 + 2ab – b2
= 4ab.
Diện tích phần hình còn lại không phụ thuộc vào vị trí cắt!
Hướng dẫn về nhà: ( 3 phút)
Học thuộc : Hằng đẳng thức (1), (2), (3).
Làm bài tập: Còn lại trong sgk
Đọc trước §4
Hướng dẫn bài tập:
- Bài24:Đưa về dạng bình phương của một tổng
- Bài25:Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng 
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ......../......../..........
Ngày dạy: ......../......../........; Lớp: ...........
......../......../........; Lớp: ...........
Ngày ........ tháng ........ năm ..........
TTCM KÝ DUYỆT 
Nguyễn Thị Minh Tâm
Tiết: 6
§4. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu: Học sinh phải có:
1/ Kiến thức: Nắm chắc hằng đẳng thức (4), (5).
2/ Kỹ năng: Vận dụng các hằng đẳng thức vào giải toán
3, Thái độ: - Thấy được ứng dung của các hằng đẳng thức vào giải nhanh bài toán thực tế, thông qua đó các em yêu thích hơn môn toán . 
- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn
4, Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực hợp tác: Các thành viên trong nhóm hợp tác để thực hiện các hoạt động
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, phương pháp giải quyết các bài tập và các tình huống
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học, biết huy động kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: - Nghiên cứu phần các đIểm cần lưu ý ở sgv
	 - Bảng phụ, phấn màu 
2/ Học sinh: Ôn tập lại các hằng đẳng thức đã học 
IV/ Tiến trình dạy học :
Khởi động: 7’
Mục tiêu: Củng cố lại các hằng đẳng thức (1), (2), (3).
* Giáo viên nêu yêu cầu 
- HS1 Viết 3 HĐT đã học 
- HS2 Làm bài trên bảng
* Quan sát học sinh thực hiện
* Đánh giá nhận xét 
- HS1: Viết các hằng đẳng thức
- HS2: Làm bài trên bảng
- Dưới lớp: Làm bài trên bảng
Tính:
a, (x+)2 ; (x+1/x)2
b, (x-1/2)2 ; 
 (2x+3y)(2x-3y)
Hình thành kiến thức :
* Mục tiêu: 
- Học sinh viết và phát biểu được bằng lời HĐT 4, 5
-Áp dụng được HĐT 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Nghiên cứu mục 4/sgk ( 7phút)
B1 : * Yêu cầu HS làm ?1 và viết vế trái thành 1 luỹ thừa
B4 :
* Khẳng định kết quả 
* Khái quát: Kết quả còn đúng với A,B là các biểu thức bất kỳ
* Yêu cầu HS áp dụng HĐT 4 để tính
B2,3- Làm ?1
- Viết vế trái thành một luỹ thừa
(a+b)3=a3+3a2b+3ab2+b3
- Hoạt động nhóm: Phát biểu quy tắc.
- HS đại diện nhóm đọc phát biểu
- Các nhóm thảo luận làm bài tập áp dụng 
4. Lập phương của một tổng
(A+B)3=A3+3A2B+3AB2+B3
* Phát biểu :
* Áp dụng : 
Tính: (x+1)3=
 (x+1/3)3=
 (x+1/x)3=
 (2x+y)3=
 1013=
 1023=
Viết về dạng lập phương
x3+9x2+27x+27
8x3+12x2 y+6xy2+y3
Hoạt động 2: Nghiên cứu mục 5/sgk (10 phút)
* Nêu yêu cầu
- Dãy ngoài tính(A+(-B))3
-Dãy trong tính (A-B)(A-B)2
* Giáo viên quan sát, hướng dẫn
? HĐT (4) và (5) có gì giống và khác nhau
* GV khẳng định: ở HĐT(5) nếu B có số mũ lẻ thì dấu của hạng tử chứa nó là dấu" - "
? Phát biểu thành lời HĐT(5)
? Tính
- Tính 
- Dãy ngoài tính(A+(-B))3
-Dãy trong tính (A-B)(A-B)2
- HS nhận xét chéo
- Giống phần chữ, số
- Khác về dấu
- Phát biểu thành lời
- HS hoạt động cá nhân 
- Đổi chéo để kiểm tra
5. Lập phương của một hiệu 
(A-B)3=A3-3A2B+3AB2-B3
* Áp dụng: Tính
(2x-y)3=
(x-1/2)3=
(1/3x-y)3=
993=
Hoạt động 3: Luyện tập (17 phút)
* Mục tiêu : Biết vận dụng các HĐT vào giải bài tập.
* Yêu cầu HS làm ?4
- GV treo bảng phụ
Khẳng định
Đú
g
Sai
1
x
2
x
3
x
4
x
5
x
* Cho HS làm bài 29
( Dùng bảng phụ )
Đố. Đức tính đáng quý
x3 – 3x2 + 3x -1 (N)
16 + 8x +x2 (U) 
3x2 + 3x +1 + x3 (H)
1-2y+y2 (Â)
(x-1)3 
(x+1)3 
(y-1)3 
(1+x)3 
(1-y)2 
(x+4)2 
- HS trắc nghiệm đúng sai
- Nhận xét
- Hoạt động nhóm tìm ra đức tính đáng quý
* Luyện tập 
* Chú ý:
(A-B)2= (B-A)2
(A-B)3= - (B-A)3 
V/ Hướng dẫn về nhà: (4phút)
Học thuộc : Năm HĐT đã học , Làm bài tập 26 đến 29(sgk)
Đọc trước §5
Hướng dẫn bài tập: Bài 28: Đưa về dạng lập phương rồi tính
Ngày soạn: ......../......../..........
Ngày dạy: ......../......../........; Lớp: ...........
......../......../........; Lớp: ...........
Ngày ........ tháng ........ năm ..........
TTCM KÝ DUYỆT 
Nguyễn Thị Minh Tâm
Tiết: 7
§5. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp)
I/ Mục tiêu: Học sinh phải có:
1/ Kiến thức: - Nắm chắc các hằng đẳng thức còn lại 
	 - Củng cố 5 HĐT đã học 
2/ Kỹ năng: Vận dụng các HĐT vào giảI toán
3, Thái độ: - Thấy được ứng dung của các hằng đẳng thức vào giải nhanh bài toán thực tế, thông qua đó các em yêu thích hơn môn toán . 
- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn
4, Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, phương pháp giải quyết các bài tập và các tình huống
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học, biết huy động kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu
2/ Học sinh: Ôn tập 5 HĐT đã học 
IV/ Tiến trình dạy học :
Khởi động: 7’: Củng cố kiểm tra 5 HĐT đã học
 * Giáo viên nêu yêu cầu 
* Quan sát học sinh thực hiện
* Đánh giá nhận xét 
- HS1: Viết 5 HĐT đã học 
- HS2:Làm bài 28a
- Dưới lớp: Theo dõi, nhận xét 
- Ghi chép, chữa bài
Hình thành kiến thức : 
* Mục tiêu Nhận dạng được công thức của hằng đẳng thức tổng hai lập phương,Hiệu hai lập phương
+ Hs được Hiểu được nội dung hằng đăng thức tổng hai lập phương được tính tích của tổng với bình phương thiếu của hiệu
+ Hs Hiểu được nội dung hằng đẳng thức hiệu hai lập phương chính là tích của hiệu với bình phương thiếu của tổng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ngiên cứu mục 6 (15 phút)
* Yêu cầu HS làm ?1
? Vậy a3+ b3 = 
* GV khẳng định: Kết quả đó vẫn đúng với A, B là các biểu thức tuỳ ý. Hãy viết dạng tổng quát.
* Giới thiệu A2- AB +B2 gọi là bình phương thiếu của hiệu 
? Hãy phát biểu thành lời HĐT(6)
- Hoạt động cá nhân 
(a+b)(a2-ab+b2)
= a3-a2b+ab2+ba2-ab2+b3
= a3+b3
-Vậy a3+b3 =(a+b)(a2-ab+b2)
- Viết dạng tổng quát
- HS kiểm tra chéo vở của nhau
- Phát biểu 
- HS làm bài theo nhóm nhỏ
- Viết kết quả, nhận xét
6. Tổng hai lập phương
A3+B3 =(A+B)(A2-AB+B2)
* Áp dụng 
Viết thành tích
1, x3+1=
2, 8y3+x3=
3, x3 + 2=
4, A3+ (-B)3=
Viết thành tổng 
5, (x+2)(x2-2x+4)=
Rút gọn
6, (x+3)(x2-3x+9)-(54+x3) =
? Từ câu 4 trên em có nhận xét gì 
* Khẳng định: Đó là HĐT(7): Hiệu hai lập phương 
* Giới thiệu:A2+AB +B2 gọi là bình phương thiếu của tổng
? Phát biểu thành lời HĐT(7) 
* Yêu cầu làm bài tập áp dụng
- Treo bảng phụ 
(x+2)(x2-2x+4)=
x3+8
x
x3-8
(x+2)3
(x-2)3
- Nhận xét, bổ sung
- Chú ý
- Phát biểu 
- Thực hiện
- Nhận xét, sửa bài cho bạn 
7. Hiệu hai lập phương
A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2)
* Phát biểu 
* Áp dụng 
- Tính
1, (x-1)(x2+x+1)=
2, 8x3- y3=
3, x3-3= 
4, (x+2)(x2-2x+4)=
5, x6- 8=
 Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: củng cố 7 HĐT
* Yêu cầu HS
- Viết lại 7 HĐT đã học
- Lấy điểm 1 số bài của HS 
- Gấp sách vở
- Viết lại 7 HĐT đã học ra nháp
- Đổi chéo nhận xét
- Cho điểm (sai một HĐT trừ 1 điểm)
V/ Hướng dẫn về nhà: ( 3 phút)
Học thuộc : 7 HĐT đã học
Làm bài tập : 30, 31, 32 /16 (sgk)
Ngày soạn: ......../......../..........
Ngày dạy: ......../......../........; Lớp: ...........
......../......../........; Lớp: ...........
Ngày ........ tháng ........ năm ..........
TTCM KÝ DUYỆT 
Nguyễn Thị Minh Tâm
Tiết: 8
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức: Củng cố khắc sâu các hằng đẳng thức đáng nhớ. 
b) Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng vận dụng theo hai chiều các hằng đẳng thức. 
Có kỹ năng áp dụng các hằng đẳng thức trong các bài toán. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
c) Thái độ: nghiêm túc và yêu thích môn học.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
+ Phát triển năng tự học;
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+ Phát triển năng lực tính toán; sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học;
+ Phát triển năng lực hợp tác, hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Phấn mầu, bảng phụ, thước thẳng.
2. Học sinh: Bài tập về nhà. Học thuộc các hằng đẳng thức.
III. Tổ chức hoạt động của học sinh:
1. Hoạt động khởi động : ( 6 phút )
- HS1: Viết các hằng đẳng thức đáng nhớ.
- HS2: Rút gọn biểu thức sau: a) 	
	 b) 
- Hằng đẳng thức đáng nhớ là những công thức toán học rất có ích cho ta trong quá trình giải toán, để nhớ được lâu hơn những công thức này và biến đổi thành thạo các công thức đó chúng ta đi giải các bài tập có liên quan những hằng đẳng thức đáng nhớ trong tiết học này.
 2. Hoạt động luyện tập
- Kiến thức: + Kiểm tra việc ghi nhớ hằng đẳng thức của học sinh.
- Kĩ năng:+ Học sinh có kĩ năng biến đổi hằng đẳng thức theo 2 chiều.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài tập 32 
- GV: Gọi 2 HS lên bảng:
a) (3x + y)= 27x3 + y3
b) (2x -)(+10x+)= 8x3 - 125
- 2 HS lên bảng.
Bài tập 32: điền theo thứ tự
a) 
b) 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 33 Tr16 SGK.
- HS lên bảng làm 
- HS1 : a,c
- HS2:b,d
- HS3:e,f
 Cho học sinh nhận xét kỹ năng vận dụng kiến thức hằng đẳng thức qua bài tập 33
Bài 33 (Tr16 – SGK)
a, (2+xy)2 = 4 + 4xy +x2y2
b, (5 – 3x)2 = 25 – 30x + 9x2

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_chuong_i_phep_nhan_va_phep_chia_cac_da.doc