Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 59, Bài 5: Đa thức - Năm học 2019-2020 - Dương Thị Như
- GV: Qua VD cô vừa nói thì bạn nào có thể nhắc lại cho cô biết đa thức là gì?
- GV: Đó cũng là định nghĩ sgk/ tr 37.
- GV ghi bảng.
- GV tiếp tục cho HS một vài VD về đa thức, chỉ ra các hạng tử của đa thức:
〖5x〗^2+3xy+y^2
∙ Có các hạng tử là: 〖5x〗^2; 3xy; y^2
1/2 x^3+4x^2-6x+5
∙ Có các hạng tử là: 1/2 x^3; 4x^2; -6x; 5
- GV lưu ý: Để cho gọn thì ta kí hiệu đa thức bằng các chữ cái in hoa như A, B, C,
- GV yêu cầu HS làm ?1.
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV chú ý: Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.
+ VD: 〖7x〗^2; y^3;5 là đa thức.
- GV cho VD và đặt câu hỏi:
C= x^2 y-1+〖3x〗^2-
〖7x〗^2 y+ 〖5x〗^2+4
+ Các em có nhận xét gì về đa thức này?
- GV: Vậy cô gọi đa thức này là đa thức chưa được thu gọn. Vậy làm thế nào để thu gọn đa thức thì ta sẽ qua phần 2.
Trường: Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt Giáo sinh: Dương Thị Thư Khoa: Tự nhiên Lớp: Toán – Tin k41 GVHD: Đinh Thị Hồng Trường: THCS Nguyễn Đình Chiểu Lớp: 7A5 Tuần: 28 Tiết: 59 Ngày soạn: 12/03/2019 Ngày dạy: 14/03/2019 BÀI 5 : ĐA THỨC. I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: - Học sinh nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể. - Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức. 2. Kỹ năng: - Áp dụng được định nghĩa đa thức để nhận biết các đa thức trong các bài toán cụ thể, biết cách thu gọn đa thức và cách tìm bậc của đa thức. 3.Thái độ : - Rèn luyện tính cẩn thận, linh hoạt, chính xác. - Có ý thức tự giác, tích cực phát biểu xây dựng bài. II.PHƯƠNG TIỆN: 1.Giáo viên : Giáo án, Sách giáo khoa, Phấn, Máy chiếu. 2.Học sinh : Sách giáo khoa, vở ghi, nháp. III. PHƯƠNG PHÁP: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1p) 2.Kiểm tra bài cũ: (5p) Câu hỏi: - Đơn thức đồng dạng là gì? - Xác định các đơn thức đồng dạng trong ví dụ sau và tính tổng các đơn thức đồng dạng đó: 23xy ; 9x2 ; 23x2 Trả lời: - Đơn thức đồng dạng là đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. - Các đơn thức đồng dạng là: 9x2 ; 23x2 - Tính tổng: 9x2+23x2=9+23x2=293x2 Đặt vấn đề: Cả lớp lấy cho cô ví dụ về 3 đơn thức. Vậy qua 3 đơn thức bạn vừa nếu cô đặt dấu cộng giữa các đơn thức này cô được một tổng, tổng này cô gọi là một đa thức. Vậy đa thức là gì? Cô và các em sẽ đi vào bài học ngày hôm nay. Hoạt động của GV Hoat động của HS Nội dung v Hoạt động 1: Đa thức. (10p) - GV: Qua VD cô vừa nói thì bạn nào có thể nhắc lại cho cô biết đa thức là gì? - GV: Đó cũng là định nghĩ sgk/ tr 37. - GV ghi bảng. - GV tiếp tục cho HS một vài VD về đa thức, chỉ ra các hạng tử của đa thức: 5x2+3xy+y2 ∙ Có các hạng tử là: 5x2; 3xy; y2 12 x3+4x2-6x+5 ∙ Có các hạng tử là: 12 x3; 4x2; -6x; 5 - GV lưu ý: Để cho gọn thì ta kí hiệu đa thức bằng các chữ cái in hoa như A, B, C, - GV yêu cầu HS làm ?1. - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV chú ý: Mỗi đơn thức được coi là một đa thức. + VD: 7x2; y3;5 là đa thức. - GV cho VD và đặt câu hỏi: C= x2y-1+3x2- 7x2y+ 5x2+4 + Các em có nhận xét gì về đa thức này? - GV: Vậy cô gọi đa thức này là đa thức chưa được thu gọn. Vậy làm thế nào để thu gọn đa thức thì ta sẽ qua phần 2. - HS: Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó. - HS lắng nghe. - HS ghi vở. - HS quan sát và ghi vở. - HS lắng nghe. - HS làm ?1. - HS nhận xét. - HS ghi vở. - HS quan sát và trả lời. + Đa thức này có những hạng tử là đơn thức đồng dạng. 1. Đa thức: - Định nghĩa: SGK/tr 37. - VD: đa thức: A= 5x2+3xy+y2 ∙ Có các hạng tử là: 5x2; 3xy; y2 B= 12 x3+4x2-6x+5 ∙ Có các hạng tử là: 12 x3; 4x2; -6x; 5 ?1: - Chú ý: SGK/ tr 37. - VD: 7x2; y3;5 là đa thức. v Hoạt động 2: Thu gọn đa thức. (10p) - GV cho VD: C= x2y-1+3x2- 7x2y+ 5x2+4 + Như đã nói ở trên đa thức C là đa thức chưa đước thu gọn và có những hạng tử là đơn thức đồng dạng hay ta còn gọi là hạng tử đồng dạng. + Vậy một bạn đứng dậy áp dụng tính chất kết hợp và giáo hoán nhóm cho cô các hạng tử đồng dạng trong đa thức này. + Vậy để thu gọn được đa thức trên thì việc đầu tiên ta sẽ nhóm các hạng tử đồng dạng lại với nhau ( khi nhóm cần chú ý đến dấu của các hạng tử). Rồi thực hiện cộng các đơn thức đồng dạng. + Qua gợi ý bạn nào có thể đứng lên cộng các đơn thức đồng dạng này giúp cô. + GV: Ta thấy: C = 6x2y + 8x2 + 3 không xuất hiện các hạng tử đồng dạng nên cô gọi đa thức thu gọn. + Vậy cô nói đa thức C là dạng thu gọn của đa thức ban đầu. - GV: Muốn thu gọn một đa thức ta làm thế nào? - GV yêu cầu HS làm ?2. - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV chốt lại: Muốn thu gọn đa thức ta: nhóm các hạng tử đồng dạng lại với nhau. Rồi thực hiện cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. - GV: Các em đã học cách tìm bậc của đơn thức, vậy thông qua bậc của đơn thức ta có thể tìm bậc của đa thức không? Ta sẽ đến với phần 3. - HS quan sát. + HS lắng nghe. + HS: Các hạng tử đồng dạng là: x2y và 7x2y; 3x2 và 5x2; -1 và 4. + HS lắng nghe. + HS rút gọn đa thức: C = x2y-1+3x2- 7x2y+ 5x2+4 = x2y-7x2y + 3x2+ 5x2 + -1+4 = -6x2y + 8x2 + 3 + HS lắng nghe. + HS lắng nghe. - HS: Muốn thu gọn đa thức ta: nhóm các hạng tử đồng dạng lại với nhau. Rồi thực hiện cộng các đơn thức đồng dạng. - HS thực hiện ?2: + Thu gọn đa thức sau: Q=5x2y-3xy +12-xy+5xy -13x+12+23x-14 = ( 5x2y + 12 x2y) +-3xy-xy+5xy + -13x+23x+12-14 = 112 x2y + xy+ 13 x + 14 - HS nhận xét. - HS lắng nghe. 2. Thu gọn đa thức: - VD: Thu gọn đa thức sau: C = x2y-1+3x2- 7x2y+ 5x2+4 = x2y-7x2y + 3x2+ 5x2 + -1+4 = -6x2y + 8x2 + 3 Vậy: C = -6x2y + 8x2 + 3 " là đa thức thu gọn. ?2: Hãy thu gọn đa thức sau: Q=5x2y-3xy +12-xy+5xy -13x+12+23x-14 = ( 5x2y + 12 x2y) +-3xy-xy+5xy + -13x+23x+12-14 = 112 x2y + xy+ 13 x + 14 v Hoạt động 3: Bậc của đa thức. (10p) - GV cho VD: D = x2y3-xy3+x2 -y3+7 + Hãy xác định bậc của các hạng tử trong đa thức D? + Vậy theo em bậc của hạng tử nào là cao nhất trong các hạng tử trên? + Vậy cô nói đa thức D có bậc là 5. - GV: Vậy một bạn cho cô biết bậc của đa thức là gì? - GV yêu cầu HS đọc định nghĩa sgk/tr38. - GV: Theo em số 0 có phải là đa thức không? Vì sao? - GV: Vậy cô có 2 chú ý sau: + Số 0 cũng được gọi là đa thức không và nó không có bậc. + Khi tìm bậc của một đa thức, trước hết ta phải thu gọn đa thức đó. - GV yêu cầu HS đọc lại chú ý. - GV các bạn nên phân biệt rõ: + Số 5 là đa thức có bậc là 0. + Số 0 là đa thức không có bậc. - GV yêu cầu HS làm ?3. - GV: Vậy để tìm bậc của đa thức đầu tiên ta phải xem đa thức đã đã thu gọn hay chưa, nếu chưa thu gọn ta phải nhóm các hạng tử đồng lại với nhau dạng ( khi nhóm cần chú ý dấu của các hạng tử) rồi thực hiện cộng các đơn thức đồng dạng. Sau khi thu gọn xong ta tìm bậc của từng hạng tử, hạng tử nào có bậc lớn nhất thì đó chính là bậc của hạng tử. - HS quan sát. +Trong đa thức: Hạng tử x2y3có bậc là 5 Hạng tử -xy3có bậc là 4 Hạng tử x2 có bậc là 2 Hạng tử -y3 có bậc là 3 Hạng tử 7 bậc là 0 + Bậc của hạng tử x2y3 có bậc cao nhất trong các hạng tử trên. + HS lắng nghe. - HS: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó. - HS đọc định nghĩa sgk/tr38. - HS: số 0 là đa thức vì số 0 là đơn thức mà ở mục 1 có chú ý: mỗi đơn thức được coi là một đa thức. - HS lắng nghe. - HS đọc lại chú ý. - HS lắng nghe. - HS làm ?3. Q=-3x5- 12x3y -34xy2+3x5+2 = -3x5+3x5 - 12x3y-34xy2+2 = - 12x3y- 34xy2+2 " Q có bậc là 4. - HS lắng nghe. 3. Bậc của đa thức: - VD: Tìm bậc của đa thức sau: D = x2y3-xy3+x2 -y3+7 " D có bậc là 5. - Định nghĩa: sgk/ tr 38 - Chú ý: sgk/ tr 38 ?3: Q=-3x5- 12x3y -34xy2+3x5+2 = -3x5+3x5 - 12x3y-34xy2+2 = - 12x3y- 34xy2+2 " Q có bậc là 4. 4.Củng cố: (8p) - Nhắc lại định nghĩa đa thức là gì? - Nhắc lại cách thu gọn đa thức? - Muốn tìm bậc của đa thức ta làm thế nào? 5.Hướng dẫn về nhà: (1p) - Học định nghĩa đa thức, thu gọn đa thức, cách tìm bậc của đa thức. - Làm bài 24, 25, 26, 27 SGK/ 38. - Đọc trước bài cộng trừ đa thức. 6.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Chuong IV 5 Da thuc_12665410.docx