Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 49: Đơn thức - Năm học 2019-2020

- Trong biểu thức “4xy2” số 4 xuất hiện mấy lần? Các chữ số x, y xuất hiện mấy lần?

- Ta gọi những biểu thức như vậy là đơn thức thu gọn.

- Yêu cầu một HS đứng lên nhắc lại định nghĩa” đơn thức thu gọn” trong SGK.

- Trong VD 1 hãy chỉ ra các đơn thức thu gọn? Đơn thức không thu gọn?

- Trong biểu thức 4xy2 ta nói 4 là hệ số, xy2 là phần biến. Vậy biểu thức x, đâu là biến, đâu là hệ số?

- Yêu cầu HS đọc chú ý trong SGK. Sau đó làm bài tập 12 a) SGK. - Trong biểu thức 4xy2 số 4 xuất hiện 1 lần, các chữ số x, y xuất hiện một lần.

- Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.

- 4xy2, 2x2y, -2y là các đơn thức thu gọn. x2y3x; x2( )y3x là các đơn thức không thu gọn

- Biểu thức x, 1 là hệ số, x là biến.

- HS đọc chú ý trong SGK, làm bài tập 12a.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 49: Đơn thức - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49. 	§3. ĐƠN THỨC 
Ngày soạn:25/4/2020 Ngày dạy: 27/4/2020
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết các khái niệm đơn thức, lấy được ví dụ. Biết thu gọn đơn thức và phân biệt được phần hệ số và phần biến của một đơn thức.
2. Kĩ năng: Thực hiện được phép nhân hai đơn thức. Tìm được bậc của một đơn thức trong trường hợp cụ thể.
3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, khoa học. Xây dựng tính đoàn kết, tinh thần hợp tác trong học tập. Yêu thích môn học hơn.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh: Phát triển tư duy tìm tòi, trực quan, sáng tạo. Tính tự giác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. Hệ thống câu hỏi
1. Từ ?1 đến ?3 trong SGK
2. Đơn thức là gì? Thế nào là đơn thức thu gọn? Nhân hai đơn thức như thế nào?
III. Phương án đánh giá
1. Hình thức: Trả lời các câu hỏi, tính toán làm bài tập.
2. Công cụ: Nhận xét, cho điểm.
3. Thời điểm: Trong bài giảng, sau bài giảng 
IV. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước kẻ, SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài trước.
V. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
a) Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào ?
b) Chữa bài tập 9/29 SGK: Tính giá trị của biểu thức x2y3 + xy tại x = 1 và y = .
- Các buớc tính giá trị của biểu thức:
 + Thay giá trị của biến số vào biểu thức
 + Thực hiên phép tính
 + Kết luận
- Thay x = 1 và y = vào biểu thức ta có:
x2y3 + xy = 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn thức
- GV dùng bảng phụ ghi nội dung ?1 và yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm.
- GV: những biểu thức có các phép tính nhân và lũy thừa gọi là đơn thức. 
- 9, x có phải là đơn thức không?
- Đơn thức là gì?
- Yêu cầu HS cho một vài ví dụ về đơn thức và làm bài tập 1(SGK).
- 2HS lên bảng làm ?1
- 9, x là đơn thức
- Đơn thức là biểu thức chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
- Ví dụ về đơn thức: 7xy, 0, xyz,
- HS làm bài tập 1(SGK)
1. Đơn thức
* Định nghĩa: (SGK)
- Ví dụ: 9, x, 2xy4, -x2y3x; 2x2(-)y3xlà những đơn thức.
* Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không.
Hoạt động 3: Đơn thức thu gọn
- Trong biểu thức “4xy2” số 4 xuất hiện mấy lần? Các chữ số x, y xuất hiện mấy lần?
- Ta gọi những biểu thức như vậy là đơn thức thu gọn.
- Yêu cầu một HS đứng lên nhắc lại định nghĩa” đơn thức thu gọn” trong SGK.
- Trong VD 1 hãy chỉ ra các đơn thức thu gọn? Đơn thức không thu gọn?
- Trong biểu thức 4xy2 ta nói 4 là hệ số, xy2 là phần biến. Vậy biểu thức x, đâu là biến, đâu là hệ số?
- Yêu cầu HS đọc chú ý trong SGK. Sau đó làm bài tập 12 a) SGK.
- Trong biểu thức 4xy2 số 4 xuất hiện 1 lần, các chữ số x, y xuất hiện một lần.
- Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
- 4xy2, 2x2y, -2y là các đơn thức thu gọn. x2y3x; x2()y3x là các đơn thức không thu gọn
- Biểu thức x, 1 là hệ số, x là biến.
- HS đọc chú ý trong SGK, làm bài tập 12a.
2. Đơn thức thu gọn
- Định nghĩa: (SGK)
- Ví dụ: 4xy2; 2x2y Là các đơn thức thu gọn. 
x2y3x ; 2x2()y3x là các đơn thức không thu gọn.
- Số nói trên là hệ số, phần còn lại là phần biến của đơn thức thu gọn.
Chú ý: (SGK)
Hoạt động 4: Bậc của đơn thức
- Trong đơn thức 4xy2, x và y có số mũ?
- Tổng 2 số mũ ?
- Đó chính là bậc của đơn thức.
- Hãy tìm bậc của đơn thức trong VD 1?
- Trong đơn thức 4xy2, x có số mũ là 1, y có số mũ là 2. Tổng số mũ là 3.
3. Bậc của đơn thức
- Đơn thức 4xy2 có bậc là 3.
- Định nghĩa: (SGK)
* Số thực khác 0 là đơn thức bậc không
* Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
Hoạt động 5: 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập “nhân hai đơn thức A=32163 và B=35167 và làm bài tập ?3”
- Vậy muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài tập 13/32 (SGK)
- HS hoạt động nhóm làm bài tập nhân hai đơn thức.
- Muốn nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
- HS làm bài tập 13/32(SGK)
4. Nhân hai đơn thức
VD. Tính (-.x3).(-8x.y2)
= (-.(-8))(x3.x)y2 = 2x4y2
* Chú ý: (SGK)
Bài tập 13/32(SGK):
a) (-x2y).(2xy3)=(-)x3y4
 bậc của đơn thức là 7
b) (x3y).(-2x3y5)= -x6y6
 Bậc của đơn thức là 12
* Hướng dẫn
- Học theo SGK.
- Làm các bài tập : 10, 11, 12, 13 trang 32 SGK

File đính kèm:

  • docChuong IV 3 Don thuc_12817323.doc