Giáo án Đại số 9 tiết 52: Phương trình bậc hai một ẩn

Hoạt động 1

GV: Hãy đọc đề bài toán mở đầu.

HS: Đọc đề

GV: Để giải bài toán này ta gọi ẩn bề rộng mặt đuờng là x (m). Điều kiện của ẩn là gì?

HS: 0 < 2x < 24

GV: Chiều dài phần đất còn lại là bao nhiêu?

HS: (m)

GV: Chiều rộng phần đất còn lại là bao nhiêu?

HS: (m)

GV: Diện tích phẩn đất còn lại là bao nhiêu?

HS: (m2)

GVyêu cầu HS lên bảng thiết lập phương trình bài toán và thu gọn.

 

docx5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 tiết 52: Phương trình bậc hai một ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27	Ngày soạn: 06/03/2015
Tiết 52	Ngày dạy: 09/03/2015
§3: PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Kiến thức:
HS nắm được định nghĩa phương trình bậc hai một ẩn: dạng tổng quát, dạng đặc biệt khi b hoặc c bằng 0 hoặc cả b và c bằng 0. Luôn nhớ rằng . 
Kỹ năng:
HS biết phương pháp giải riêng các phương trình thuộc hai dạng đặc biệt và giải thành thạo đúng
HS biết biến đổi phương trình dạng tổng quát về dạng trong các trường hợp a, b, c là những số cụ thể để giải phương trình.
Thái độ:
Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, tính cần cù, chăm chỉ.
Tác phong làm việc độc lập, sáng tạo.
Với việc lựa chọn và sử dụng hiệu quả các phương pháp giải các phương trình đặc biệt, tạo lòng ham thích, say mê học tập bộ môn.
CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Thầy: Giáo án, phấn màu, bảng phụ ghi câu hỏi, hình vẽ.
Trò: Ôn lại phương pháp giải phương trình tích, bảng nhóm.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Kiểm tra bài cũ: Thông qua.
Chuyển vào bài mới:
Ở lớp 8 chúng ta đã học phương trình bậc nhất một ẩn và đã biết cách giải. chương trình lớp 9 sẽ giới thiệu cho chúng ta một loại phương trình nữa, đó là phương trình bậc hai.
Vậy phương trình bậc hai có dạng như thế nào và cách giải một số phương trình bậc hai ra sao, đó là nội dung của bài hôm nay.
Trình tự các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV: Hãy đọc đề bài toán mở đầu.
HS: Đọc đề
GV: Để giải bài toán này ta gọi ẩn bề rộng mặt đuờng là x (m). Điều kiện của ẩn là gì?
HS: 0 < 2x < 24
GV: Chiều dài phần đất còn lại là bao nhiêu?
HS: (m)
GV: Chiều rộng phần đất còn lại là bao nhiêu?
HS: (m)
GV: Diện tích phẩn đất còn lại là bao nhiêu?
HS: (m2)
GVyêu cầu HS lên bảng thiết lập phương trình bài toán và thu gọn.
HS: 
 GV giới thiệu: Phương trình được gọi là một phương trình bậc hai một ẩn. 
Để biết phương trình bậc hai có dạng như thế nào ta qua phần 2/ Định nghĩa
Hoạt động 2
GV: Phương trình bậc 2 một ẩn số có dạng tổng quát như thế nào? 
HS: ax2+bx+c=0
GV: Gọi vài HS đọc định nghĩa.
HS: Đọc định nghĩa
GV viết dạng tổng quát của phương trình bậc 2 có 1 ẩn số lên bảng. Giới thiệu ẩn x và các hệ số a, b, c. Nhấn mạnh .
HS lắng nghe
GV: Cho ví dụ về phương trình bậc hai một ẩn.
a)2x2-8x+1=0, b) x2-4=0, c) 2x2+5x=0, 
d) -3x2=0
GV: Các phương trình này có phải là phương trình bậc hai một ẩn không? 
HS: phải
GV:Tìm các hệ số ?
HS: a=2, b=-8, c=1
HS: a=1, b=0, c=-4
HS: a=2, b=5, c=0
HS: a=-3, b=0, c=0
GV: Muốn giải phương trình bậc hai như các ví dụ trên ta xét một số ví dụ.
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS đọc VD1 và phân tích
GV: Pt 3x2-6x=0 khuyết gì?
HS: Khuyết c
GV: Có nhân tử gì chung?
HS: Có x chung
GV: Ta phân tích vế trái thành nhân tử để đưa về phương trình tích và tìm nghiệm của phương trình.
GV: Tương tự một HS lên bảng làm và cả lớp làm vào vở.
HS thực hiện
GV tổng quát ax2+bx=0 có mấy nghiệm? Là những nghiệm nào?
HS: Có 2 nghiệm x=0, 
GV yêu cầu HS đọc VD2 và phân tích
GV: Pt x2-3=0 khuyết gì?
HS: Khuyết b
GV: Ta biến đổi phương trình về dạng x2=a rồi tìm nghiệm.
GV: Phương trình x2+3=0 có nghiệm không?
HS: Không vì ,và 
GV yêu cầu một HS lên bảng làm và cả lớp làm vào vở.
HS thực hiện
GV tổng quát pt ax2+c=0 có nghiệm khi các hệ số trái dấu và vô nghiệm khi các hệ số cùng dấu.
GV yêu cầu HS đọc đề VD3
GV: Với phương trình này ở các bài sau ta giải phương trình bằng công thức nghiệm và công thức nghiệm thu gọn. Nhưng đối với bài này ta làm theo các bước sau:
- B1: Chuyển 1 sang phải.
- B2: Chia 2 vế cho 2.
- B3: Tách 4x ở vế trái thành 2.2.x và cộng vào hai vế của phương trình bao nhiêu để vế trái thành một bình phương.
HS làm theo hướng dẫn
Bài toán mở đầu:
Ta gọi bề rộng mặt đường là x(m), 0 < 2x < 24
Diện tích phần đất còn lại là 
(m2)
Theo đầu bài ta có phương trình 
hay 
Phương trình được gọi là một phương trình bậc hai một ẩn.
Định nghĩa:
Phương trình bậc hai một ẩn (nói gọn là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng
 trong đó x là ẩn; a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và .
VD: 
a) 
b) 
c) 
d) 
Một số ví dụ về giải phương trình bậc hai:
 Giải phương trình 
 hoặc 
 hoặc 
Vậy phương trình có 2 nghiệm 
 Giải phương trình 
Vậy phương trình có 2 nghiệm 
VD3: Giải phương trình 
Chuyển 1 sang vế phải: 
Chia hai vế cho 2 được 
Thêm 4 vào hai vế được
Vậy phương trình có 2 nghiệm 
Củng cố - Luyện tập:
- Hãy nêu dạng tổng quát của phương trình bậc hai một ẩn? Điều kiện để phương trình tổng quát là phương trình bậc hai một ẩn?
- Bài tập 11/tr 42. Đưa các phương trình sau về dạng ax2+bx+c=0 và chỉ rõ các hệ số a, b, c:
- Bài tập 12/tr42. Giải phương trình.
Vậy phương trình có 2 nghiệm
Hướng dẫn – Dặn dò:
-Xác định dạng phương trình bậc hai, cách giải phương trình bậc hai.
-Làm bài tập 11b,11c,12b,12c,12e, 13, 14 tr43 SGK
Bài 12/tr 42: Hãy áp dụng các pt khuyết b, khuyết c để giải bài 12.
Bài 13/tr42: Cộng vào 2 vế của pt cùng một số thích hợp để được một phương trình mà vế trái là một bình phương. Câu a) x2+8x=-2 ta tách 8x thành 2.x.4 và cộng vào 2 vế của phương trình 16 để vế trái là một bình phương. Tương tự câu b.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
	Giáo sinh thực tập	Duyệt của GVHD
LÊ NGỌC VĨNH NGÂN	NGÔ THỊ PHƯƠNG

File đính kèm:

  • docxChuong_IV_3_Phuong_trinh_bac_hai_mot_an.docx