Giáo án Đại số 7 - Trường PTDTBT THCS Xã Hiếu

Câu 6:

+ Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.

+ Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

+ Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.

 

docx128 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số 7 - Trường PTDTBT THCS Xã Hiếu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo Viên: SGK, bảng phụ, phấn màu.
2. Học Sinh: 
- Dụng cụ học tập, làm BTVN.
- Kiến thức ôn: Đơn thức đồng dạng, tích các đơn thức, tổng hiệu các đơn thức.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, trò chơi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong.
2. Kiểm tra bài cũ: (8’).
a.Câu hỏi 1: 
- Thế nào là 2 đơn thức đồng dạng? 
- Các cặp đơn thức sau có đồng dạng không? Vì sao?
 a) và b) 2xy và c) 5x và 5x2 d) -5x2yz và 3xy2z
Câu hỏi 2: 
- Muốn cộng, trừ các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào.
- Tính tổng: x2 + 5x2 + (-3x2) ;y2 + (-2 xy2) + 8 xy2
b. Đáp án: 
HS1: 
- Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến
- a,b có đồng dạng và có cùng phần biến; c,d không đồng dạng vì có phần biến khác nhau.
HS2: 
- Để công (hay trừ các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
- Tính tổng: x2 + 5x2 + (-3x2) = (1 + 5 – 3)x2 = 3x2
 xy2 + (-2 xy2) + 8 xy2 = (1 – 2 + 8) xy2 = 7 xy2
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1')
 Chúng ta sẽ luyện tập để củng cố kiến thức về đơn thức đồng dạng 
 b. Phát triển bài:
TG 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
29'
Hoạt động: Bài tập.
( Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, trò chơi )
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học.
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi của GV
- Khái niệm về biểu thức đại số; Cách tính giá trị của một biểu thức đại số., Khái niệm về đơn thức. Đơn thức thu gọn
- Bậc của đơn thức;Nhân hai đơn thức; Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
GV: Củng cố, sữa chữa và treo bảng phụ tóm tắt.
GV: Cho HS làm bài 19 (SGK/36). Gọi 1HS đọc đề.
HS: Đọc đề bài.
GV: Muốn tính giá trị biểu thức ta làm thế nào? Em hãy thực hiện bài toán đó.
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: 
+Ta thay x=0,5; y=-1 vào biểu thức
+ Thực hiện phép tính
Thay x=0,5 ; y=-1 vào biểu thức:
16x2y5-2x3y2
= 16(0,5)2.(-1)5-2(0,5)3(-1)2
=16.0,25(-1) - 2.0,125.1
= - 4 - 0,25 = -4,25
GV: Em còn cách nào tính nhanh hơn không?
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: Đổi 0,5 = để dễ rút gọn hơn.
GV: Tổ chức “trò chơi toán học” cho đơn thức –2x2y
a.Viết 3 đơn thức đồng dạng với đơn thức –2x2y
b. Tính tổng của 3 đơn thức đó
c. Tính giá trị của đơn thức tổng vừa tìm được tại x= -1; y=1.
HS: Chia thành 2 nhóm tham gia trò chơi. Lớp theo dõi, kiểm tra.
GV: Cho HS làm bài 21SGK
Tính tổng của các đơn thức sau:
;;
Nhận xét 3 đơn thức trên (đồng dạng). Gọi 1HS lên bảng
HS: Lên bảng trình bày, các HS khác làm bài vào vở
++=
GV bổ sung thêm: x2 – x2 –2x2.
HS khác lên bảng thực hiện
x2 – x2 –2x2 =
GV: Cho HS làm bài 22 (SGK). Gọi 1HS đọc đề bài.
HS: Đọc đề.
GV: Muốn tính tích các đơn thức ta làm thế nào?
HS: Muốn tính tích các đơn thức ta nhân các hệ số và nhân các phần biến.
GV: Thế nào là bậc của đơn thức? 
HS: Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến.
GV: Gọi 2HS lên bảng.
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: Lên bảng thực hiện
a. 
Bậc 8.
b.
Bậc 8
Bài tập 16 SBT
Thu gọn các đơn thức rồi chỉ ra phần hệ số, phần biến, bậc của đơn thức.
GV: Hướng dẫn câu b
HS:
Hệ số: 15
Phần biến: x3y2
Bậc của đơn thức là 5
Hệ số: ;
Phần biến: x5y7
Bậc của đơn thức là 12
Bài 19 (SGK/36)
Thay x=0,5 ; y=-1 vào biểu thức:
16x2y5-2x3y2
=16(0,5)2.(-1)5 -2(0,5)3(-1)2
=16.0,25(-1) -2.0,125.1
= - 4 - 0,25 = -4,25
Bài 21 (SGK/36)
++=
x2 – x2 –2x2 =
Bài 22(SGK/36)
bậc 8
bậc 8
Bài tập 16 SBT
Hệ số: 15
Phần biến: x3y2
Bậc của đơn thức là 5.
Hệ số: ;
Phần biến: x5y7
Bậc của đơn thức là 12.
4. Củng cố: (5')
- Muốn tính tích các đơn thức ta làm thế nào?
-Thế nào là bậc của đơn thức? 
-Qui tắc cộng trừ haiđơn thức đồng dạng.	
* Sơ đồ tư duy:
5. Hướng dần về nhà: (1')
- Xem kĩ và giải lại các bài tập đã giải.
- Làm thêm bài tập 19à 23 (SBT/12,13) tương tự như các bài tập đã giải.
Tiết sau luyện tập 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 28
Tiết 60
Ngày soạn: 15/03/2014
Ngày dạy: 17/03/2014
§5. ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng: HS Biết thu gọn đa thức và biết cách tìm bậc của một đa thức
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác và kiên trì trong học tập cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, phấn màu, tổng số bài tập chọn lọc.
2. Học sinh: 
- Dụng cụ học tập, làm BTVN
- Kiến thức ôn: đơn thức, đơn thức đồng dạng, cộng trừ các đơn thức đồng dạng
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’) 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’).
Câu hỏi : Tính giá trị của biểu thức 3x2y – 5x2y +x2y tại x = -1 và y = 1
Đáp án : Ta có 3x2y – 5x2y +x2y = (3 – 5 +1) x2y = - x2y
 Thay x = -1 và y = 1 vào biểu thức -x2y ta được :
 = -(-1)2. 1 = -1 
Vậy với x = -1 và y = 1 thì biểu thức 3x2y – 5x2y +x2y có giá trị là -1 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1')
 Biểu thức 3x2y – 5x2y +x2y ta gọi là một đa thức . Vậy một biểu thức như thế nào gọi là đa thức ? 
b. Phát triển bài:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
13'
Hoạt động 1: Giới thiệu đa thức.
( Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành )
GV: Để hiểu một biểu thức như thế nào gọi là đa thức thì ta xét các biểu thức sau:
GV: Treo bảng phụ hình vẽ (SGK/36). Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích của hình tạo bỡi 1 tam giác vuông và 2 hình vẽ.
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: Quan sát hình vẽ và đưa ra kết quả.
GV: Cho tiếp các đơn thức:
3x2-y2 +xy2 – 7x 
GV: Giữa các đơn thức được nối với nhau bởi phép tính gì ? Ta có thể viết biểu thức này dưới dạng tổng các đơn thức như thế nào?
HS: Phép tính cộng và trừ 
Trình bày miệng 
3x2 +(-y2 )+xy2 +(– 7x) 
GV: Giới thiệu những biểu thức trên là những ví dụ về đa thức. Vậy khái niệm đa thức là gì?
HS: Đa thức là một tổng những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
GV: Giới thiệu ký hiệu đa thức.
Ví dụ: N = xy2 – 3xy + 3x2y – 3 + xy - 
HS: Nghe GV giới thiệu
GV: Cho HS làm ?1 rồi gọi vài em đọc ví dụ,chỉ rõ hạng tử.
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: Tự lấy ví dụ và xác định các hạng tử.
GV: Nêu chú ý (SGK)
HS: Đọc chú ý
* Chuyển ý :Trong đa thức a không chứa các hạng tử đồng dạng nhưng trong đa thức N có chứa các hạng tử đồng dạng . Vậy khi một đa thức có chứa các hạng tử đồng dạng thì ta nên đưa đa thức đó sao cho trong đó không còn hạng tử nào đòng dạng với nhau . Cách tiến hành trên ta gọi là gì ?
HS: Lắng nghe 
1. Đa thức :
 Đa thức là một tổng những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
* Chú ý:
- Để kí hiệu đa thức ta thường dùng các chữ cái in hoa.
- Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.
12'
Hoạt động 2 : Thu gọn đa thức.
( Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành )
GV: Trong đa thức (ghi bảng) 
N = xy2 – 3xy + 3x2y – 3 + xy - 
có những hạng tử nào đồng dạng trong N.
HS: Hạng tử đồng dạng:
xy2 và 3xy2; -3xy và xy; -3 và 5.
GV: Em hãy thực hiện cộng các đơn thức đồng dạng trong N. Gọi 1 HS trình bày miệng .
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: N = xy2 – 3xy + 3x2y – 3 + xy - 
N = (x2y + 3x2y) + (-3xy + xy) + (-3 + 5)
N = 4x2y – 2xy + 2 - 
GV: Trong đa thức N lúc này, còn 2 hạng tử nào đồng dạng nhau không?
HS: Không còn hạng tử nào đồng dạng với nhau.
à Ta gọi đó là dạng thu gọn của đa thức N. 
GV: Cho HS làm ?2(SGK/37) trong thời gian 2 phút , sau đó chuyển phiếu học tập của mình cho nhóm trưởng tổng hợp thống nhất và ghi vào bảng nhóm trong thời gian 3 phút.
HS: Làm bài vào vở sau đó thảo luận nhóm ?2
Q 
* Chuyển ý : Ta đã biết cách xác định bậc của đơn thức . Vậy bậc của đa thức xác định như thế nào ? 
2. Thu gọn đa thức :
N = xy2 – 3xy + 3x2y – 3 + xy - 
N = (x2y + 3x2y) + (-3xy + xy) + (-3 + 5)
N = 4x2y – 2xy + 2 - 
8'
Hoạt động 3: Bậc của đa thức.
( Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm )
GV: Cho đa thức M (ghi bảng) 
M= x2y5 – xy4 + y6 + 1
cho biết đa thức M có ở dạng thu gọn không? Vì sao?
HS: quan sát và trả lời:
M đã thu gọn vì trong M không còn hạng tử đồng dạng nhau.
GV: Hãy chỉ rõ mỗi hạng tử của M và cho biết bậc của mỗi hạng tử.
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: 	x2y5 bậc 7; y6 : bậc 6
	xy5: bậc 6; 1: Bậc 0
GV: Bậc cao nhất trong các bậc đó là bao nhiêu?
HS: Bậc 7
Ta nói 7 là bậc của đa thức M.
GV: Vậy bậc của đa thức là gì?
HS: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
GV: Cho nhắc lại.
HS: Nhắc lại khái niệm.
GV: Cho HS hoạt động nhóm ?3 
(HS có thể không đưa về dạng thu gọn của , GV phải sửa rõ)
HS: Hoạt động nhóm
Q có bậc 4
GV: Cho HS đọc chú ý (SGK/38)
* Chuyển ý : Qua bài đa thức ta cần nắm khái niệm đa thức , biết thu gọn đa thức và tìm bậc của nó . Để khắc sâu kiến thức ta làm một số bài tập.
HS: Đọc chú ý (SGK).
3. Bậc của đa thức :
M= x2y5 – xy4 + y6 + 1
x2y5: bậc 7 (cao nhất).
Vậy M có bậc 7
 Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
* Chú ý
- Số 0 là đa thức không và không có bậc.
- Khi tìm bậc của đa thức phải thu gọn đa thức đó.
4. Củng cố: (5')
GV treo bảng phụ một số bài tập trắc nghiệm cho HS làm 
GV cho HS làm bài 24 (SGK/38).	
* Sơ đồ tư duy:
5. Hướng dần về nhà: (1')
- Xem kỹ và giải lại các bài tập SGK đã giải.
- Làm thêm bài tập 25,26 đã hướng dẫn , làm bài 27 tương tự các bài tập đã giải.
- Ôn lại các tính chất của phép cộng các số hữu tỷ.
- Đọc trước bài “cộng trừ của đa thức” tiết sau học.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 28
Tiết 61
Ngày soạn: 16/03/2014
Ngày dạy: 18/03/2014
§6: CỘNG, TRỪ ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS nắm được quy tắc cộng, trừ đa thức.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc dấu “-“, thu gọn đa thức, chuyển vế đa thức.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác và kiên trì trong học tập cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo Viên: SGK, bảng phụ, phấn màu, tổng số bài tập chọn lọc.
2. Học Sinh: 
- Dụng cụ học tập, làm BTVN.
- Nội dung ôn: Quy tắc dấu ngoặc , các tính chất của phép cộng.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’) 
- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong.
2. Kiểm tra bài cũ: (6’).
Câu hỏi :
HS1:
- Thế nào là đa thức? Cho ví dụ về đa thức? (HS yếu kém).
HS2:
- Bậc của đa thức là gì?
- Chữa bài tập 27 (SGK/38).
Thu gọn đa thức rồi tìm bậc của chúng.
Đáp án:
- HS trả lời theo sách giáo khoa
- Chữa bài tập: 
= có bậc là 4 = có bậc là 7 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (2’)
GV: Yêu cầu hs viết đa thức: x5 + 2x4 – 3x2 – x4 + 1 – x thành tổng của 2 đa thức và hiệu của 2 đa thức.
HS: 
+ (x5 + 2x4 – 3x2 – x2) + (1 – x)
+ (x5 + 2x4) – (3x2 + x4 – 1 + x)
 GV một đa thức có thể viết thành tổng hoặc hiệu của 2 đa thức. Vậy ngược lại, muốn cộng và trừ đa thức ta làm thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
 b. Phát triển bài:
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
15'
Hoạt động 1: Cộng hai đa thức.
( Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm )
GV: Yêu cầu học sinh nêu: Quy tắc bỏ dấu ngoặc, nêu tính chất của phép cộng, trừ các số hữu tỉ.
HS: Khi bỏ dấu ngoặc 
- Nếu đằng trước dấu ngoặc là dấu “+” ta giữa nguyên dấu của các số hạng.
- Nếu đằng trước dấu ngoặc là dấu “-” ta phải đổi dấu các số hạng.
GV: Để cộng,trừ các đa thức ta cũng sử dụng các tính chất này.
HS: - Tính chất kết hợp 
 - Tính chất giao hoán
GV: Đưa ra 2 đa thức M và N, yêu cầu HS tính tổng M + N theo SGK.
M = 5x2y + 5x – 3
N = xyz – 4x2y + 5x - 
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: Ghi ví dụ vào vở và thực hiện các bước theo hướng dẫn của GV
GV: Hướng dẫn trình tự các bước.
Viết đa thức M cộng với đa thứcN
- Bỏ dấu ngặc
- Nhóm các hạng tử đồng dạng
- Cộng, trừ các đa thức đồng dạng
+ Sau đó gọi 1 HS lên bảng trình bày 
+ Em hãy giải thích các bước làm.
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: Lên bảng trình bày và giải thích các bước làm.
M + N = (5x2y + 5x – 3) + (xyz – 4x2y + 5x - )
= 5x2y +5x – 3+ xyz – 4x2y + 5x- 
= (5x2y - 4x2y) + (5x + 5x) + (-3-) + xyz= x2y + 10x - + xyz
GV: Giới thiệu kết quả x2y + 10x - + xyz là tổng của 2 đa thức M, N
GV: Cho 2 đa thức bất kỳ, 
Chẳng hạn: P = x2y+ x3 – xy2 +3
Q = x3 + xy2 – x2y – 6
Tính tổng P + Q
HS: Thực hiện tính P + Q
GV: Yêu cầu HS làm ?1(SGK/39)
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: Lên bảng trìh bày bài làm của mình.
(Lớp nhận xét – đánh giá điểm)
GV: Đã biết cộng 2 đa thức, còn trừ 2 đa thức làm thế nào?à………
Kết quả: P + Q =2x3 – 3
1. Cộng hai đa thức :
Ví dụ: Cho 2 đa thức:
M = 5x2y + 5x – 3
N = xyz – 4x2y + 5x -
Tính M + N
Giải
M + N = (5x2y + 5x – 3) + (xyz – 4x2y + 5x - )
= 5x2y +5x – 3+ xyz – 
 4x2y + 5x- 
= (5x2y - 4x2y) + (5x + 
5x) + (-3-) + xyz
= x2y + 10x - + xyz
15'
Hoạt động 1: Trừ hai đa thức.
( ( Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm )
GV: Viết lên bảng 2 đa thức P và Q và hướng dẫn HS trừ 2 đa thức P và Q.
P = 5x2y – 4xy2 + 5x – 3
Q = xyz – 4x2y + xy2 + 5x - 
Yêu cầu HS viết đa thức P trừ đa thức Q 
HS: Ghi bài vào vở và trả lời các câu hỏi theo gợi ý của HS.
P – Q = (5x2y – 4xy2 + 5x – 3) – (xyz – 4x2y + xy2 + 5x -)
GV: Theo em ta làm tiếp như thế nào để được P – Q 
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: Bỏ dấu ngoặc rồi thu gọn đa thức
P – Q = 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 – xyz + 4x2y - xy2 - 5x +)
 = 9x2y – 5xy2 – xyz – 2
GV lưu ý: Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-”, phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
GV giới thiệu: 9x2y – 5xy2 – xyz – 2 là hiệu của hai đa thức P và Q.
GV: Cho HS hoạt động nhóm bài tập 1 (SGK/140) 
M = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1
N = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y 
Hỏi thêm: có nhận xét gì về kết quả của M – N và N – M.
HS: Hoạt động nhóm bài1 (SGK/140)
Kết quả: 
M + N = (3xyz – 3x2 + 5xy-1)+(5x2 + xyz – 5xy + 3 – y)
= 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 + 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y 
= 4xyz + 2x2 – y+ 2
M – N = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) - (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y )
= 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 - 5x2 - xyz + 5xy - 3 + y 
= 2xyz + 10xy- 8x2 + y – 4
N – M = (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y ) - (3xyz – 3x2 + 5xy – 1)
 = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y - 3xyz + 3x2 - 5xy + 1
= -2xyz – 10xy + 8x2 – y + 4
Nhận xét: M – N và N – M là 2 đa thức đối nhau.
GV: Cho HS làm ?2 (SGK), gọi 2 HS lên bảng viết kết quả của mình.
HS: Lên bảng làm ?2
2. Trừ hai đa thức :
Ví dụ: Cho 2 đa thức:
P = 5x2y – 4xy2 + 5x – 3
Q = xyz – 4x2y + xy2 + 5x - 
Tính P – Q
4. Củng cố: (5')
- Bậc của đa thức ?
- Số 0 có phải là đa thức ? Bậc ?
- Nhắc lại qui tắc mở dấu ngoặc.
- Nắm phương pháp cộng, trừ đa thức .
* Sơ đồ tư duy:
5. Hướng dần về nhà: (1')
- Làm tiếp các bài tập SGK, bài 31, 32 trang 14 SBT
- Đọc trước bài “Đa thức một biến”.
- Tiết sau học bài : Đa thức một biến
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 29
Tiết 62
Ngày soạn: 22/03/2014
Ngày dạy: 24/03/2014
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS được củng cố kiến thức về đa thức, cộng trừ đa thức.
2. Kĩ năng: HS được rèn kỹ năng xác định đơn thức đồng dạng, tính tổng, hiệu các đa thức, tính giá trị của đa thức.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác và kiên trì trong học tập cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:	
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, phấn màu, tổng số bài tập chọn lọc.
2. Học sinh: 
- Dụng cụ học tập, làm BTVN.
- Nội dung ôn: Nội dung ôn: Đơn thức đồng dạng, cộng trừ đa thức, bài tập SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’) 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (6’).
a. Câu hỏi: Nêu qui tắc cộng, trừ đa thức.
+
+ Q = 
Tính P - Q
b. Đáp án: 
 P - Q = () - ()
 = -
 = x5 + xy – 1.6 y2 -7
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1')
 Tiếp tục hoàn thiện về quy tắc cộng, trừ đa thức.
b. Tiến trình bài dạy: 
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
31'
Hoạt động: Luyện tập.
( Đàm thoại, giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành )
GV yêu cầu HS làm bài tập 35 (SGK) :
HS: Cả lớp làm bài vào vở và 1 HS lên bảng trình bày.
M + N = () + ()
=+ 
 = 2x2 + 2y2 + 1
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 36/41 SGK và hỏi: Muốn tính giá trị của mỗi đa thức ta làm như thế nào?
HS: Ta cần thu gọn đa thức, sau đó thay giá trị của các biến vào đa thức đa thu gọn rồi thực hiện phép tính.
GV: Cho HS cả lớp làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm câu a và câu b.
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng trình bày.
a. HS1: x2 + 2xy – 3x2 + 2y3 + 3x3 – y3 = x2 + 2xy + y3
Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức ta có:A = 52 + 2.5.4 + 43
 = 25 + 40 + 64 = 129
b. HS 2:– xy – x2y2 + x4y4 – x6y6 + x8y8 = xy – (xy)2 – (xy)4 – (xy)6 + (xy)8
mà xy = (-1) (-1) = 1
nên giá trị của biểu thức là: 
B = 12 – 12 + 14 – 16 + 18 = 1
GV: Hướng dẫn học sinh cách giải câu b dựa vào tính chất:
GV: Cho HS giải bài tập 38
 A = 
 B = 
Tìm đa thức C sao cho
C = A + B
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: 
C = A + B 
= () +()
 =+ 
= 2x2 – y + xy – x2y2
Vậy C = 2x2 – y + xy – x2y2
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 35 SBT.
HS: Đọc đề bài 35 SBT.
GV: Yêu cầu HS lên bảng làm.
( Dành cho HS khá – giỏi )
HS: Lên bảng làm.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 38 SBT.
HS: Đọc đề bài 35 SBT.
GV: Yêu cầu HS lên bảng làm.
HS: Lên bảng làm.
GV: Nhận xét, bổ sung.
Bài 35 (SGK/40):
a. M + N = () + ()
=+ 
= 2x2 + 2y2 + 1
Bài 36 (SGK/41):
a. x2 + 2xy – 3x2 + 2y3 + 3x3 – y3 = x2 + 2xy + y3
Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức ta có:
A = 52 + 2.5.4 + 43
 = 25 + 40 + 64 = 129
b. xy – x2y2 + x4y4 – x6y6 + x8y8
 = xy – (xy)2 – (xy)4 – (xy)6 + (xy)8
mà xy = (-1) (-1) = 1
nên giá trị của biểu thức là: 
12 – 12 + 14 – 16 + 18 = 1
Bài 38 (SGK/41):
a) C = A + B = ()+()
 = + 
= 2x2 – y + xy – x2y2
Bài 35 SBT:
a. M – N = () -()
 =- 
 = - 4xy – 1
b. N – M = () - ()
 = -
= 4xy + 1
* Nhận xét: Đa thức N – M có từng cặp hạng tử đồng dạng trong 2 đa thức có hệ số đối nhau.
Bài 38 SBT:
C + A = B C = B - A
C = () -()
= -
= 3y - x2y2 – xy – 2 
4. Củng cố: (5')
- Bậc của đa thức ?
- Số 0 có phải là đa thức ? Bậc ?
- Nhắc lại qui tắc mở dấu ngoặc.
- Nắm phương pháp cộng, trừ đa thức .
- Nắm vững quy tắc cộng, trừ đa thức ( Thực chất là thu gọn đa thức)
- Tổng quát: 
 A + B = C A = C – B
 A - B = C A = C + B
- Chú ý: Khi bỏ dấu ngoặc, đằng trước có dấu “-” phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
Tìm tổng của 2 đa thức sau rồi tìm bậc của đa thức tổng.
a.5x2y – 5xy2 + xyvà
 xy – x2y2 + 5xy2
b. x2 + y2 và x2 – y2 + z2
* Sơ đồ tư duy:
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Làm tiếp các bài tập SGK, bài 31, 32 trang 14 SBT
- Đọc trước bài “Đa thức một biến”.
- Tiết sau học bài : Đa thức một biến
V. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................

File đính kèm:

  • docxGIÁO ÁN ĐẠI SỐ 7 HỌC KÌ 2 ( MỚI SOẠN ).docx
Giáo án liên quan