Giáo án Đại số 7 - Tiết học 36, 37

A./ Mục tiêu :

 1. Kiến thức:

Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải các bài toán liên quan

 NB :- Biết hàm số và đồ thị của hàm số.

 TH :- Biết xác định 1 điểm trên mp toạ độ ; tính giá trị của hàm số .

 VD :- Biết xác định 1 điểm trên mp toạ độ ; tính giá trị của hàm số ; vẽ được đồ thị hàm số y=ax .

 2. Kĩ năng:

Học sinh có kĩ năng giải các dạng toán ở chương I, II.

 3. Thái độ

 Thấy được ứng dụng của của toán học trong cuộc sống

B./ Chuẩn bị :

 - GV : Thước thẳng , phấn màu

 - HS : SGK, bảng nhóm, thước kẻ.

 Phương pháp : Ôn tập , luyện tập

C./ Tiến trình lên lớp :

 1. Ổn định

 2. KTBC – Kiểm tra vở của hs

 3. Bài mới :

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Tiết học 36, 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
NS : 7/12/12	 Tiết 36 ÔN TẬP HỌC KÌ I
ND : 10/12/12
A./ Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Ôn tập các phép tính về số hữu tỉ .Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
NB : - Các phép tính về số hữu tỉ; đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
TH : - Thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực để tính giá trị của biểu thức.
VD : - HS vận dụng các tính chất về đại lượng tỉ lệ thuận và TLN để giải các bài toán liên quan.
 2.Kĩ năng: 
 Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, số thực để tính giá trị của biểu thức. Vận dụng các tính chất của đẳng thức, tính chất của tỉ lệ thức và dãy số bằng nhau để tìm số chưa biết.
 HS vận dụng các tính chất về đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch để giải các bài toán liên quan.
3. Thái độ 
 Học sinh biết vận dụng các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch vào đời sống thực tế.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
B./ Chuẩn bị :
	- GV : Thước thẳng , phấn màu
	- HS : Soạn các câu hỏi ôn tập
	- Phương pháp : Ôn tập , luyện tập
C./ Tiến trình lên lớp :
 1. Ổn định
 2. KTBC : Vừa ôn , vừa kiểm tra
 3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1:Ôn tập về số hữu tỉ, số thực và tính giá trị của biểu thức số
? Số hữu tỉ là gì.
? Số hữu tỉ có biểu diễn thập phân như thế nào.
? Số vô tỉ là gì.
? Trong tập R em đã biết được những phép toán nào.
- Học sinh: cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, căn bậc hai.
- Giáo viên đưa lên máy chiếu các phép toán, quy tắc trên R.
- Học sinh nhắc lại quy tắc phép toán trên bảng.
? Tỉ lệ thức là gì
? Nêu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức
- Học sinh trả lời.
? Từ tỉ lệ thức ta có thể suy ra các tỉ số nào.
Hoạt động 2:Ôn tập lại tỉ lệ thức – Dãy tỉ số bằng nhau, Đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
*GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau ?.
*HS: Thực hiện. 
? Khi nào 2 đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau. Cho ví dụ minh hoạ.
- Học sinh trả lời câu hỏi, 3 học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
? Khi nào 2 đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau. Lấy ví dụ minh hoạ.
- Giáo viên đưa lên máy chiếu bảng ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch và nhấn mạnh sự khác nhau tương ứng.
- Học sinh chú ý theo dõi.
- Giáo viên đưa ra bài tập.
Hoạt động 3: Bài tập áp dụng
- Học sinh thảo luận theo nhóm và làm ra phiếu học tập (nhóm chẵn làm câu a, nhóm lẻ làm câu b)
- Giáo viên thu phiếu học tập của các nhóm đưa lên máy chiếu.
- Học sinh nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chốt kết quả.
1. Ôn tập về số hữu tỉ, số thực, tính giá trị của biểu thức số 
- Số hữu tỉ là một số viết được dưới dạng phân số với a, b Z, b 0
- Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
2. Ôn tập tỉ lệ thức - Dãy tỉ số bằng nhau 
- Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số: 
- Tính chất cơ bản: nếu thì a.d = b.c
- Nếu ta có thể suy ra các tỉ lệ thức: 
2. Đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch 
- Khi y = k.x (k 0) thì y và x là 2 đại lượng tỉ lệ thuận.
- Khi y = thì y và x là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
3. Bài tập áp dụng
Bài tập 1: Thực hiện các phép tính sau:
 Tiết 36 : Ôn tập HKI
 4./ Củng cố : Sơ đồ tư duy
Đại lượng TLT , TLN
Số hữu tỉ
Số thực
Tỉ lệ thức
Nhắc lại phương pháp giải các bài tập đã giải.
 Khắc sâu những chỗ học sinh thường sai.
 5./ HDVN :
-Bài vừa học:
+Khắc sâu nội dung vừa ôn và cách giải các bài tập vừa giải.
+BTVN : Ôn tập các kiến thức đã học 
-Bài sắp học: Tiết 37: Ôn tập học kì I (tt)
NS : 11/12/12 Tiết 37 ÔN TẬP HỌC KÌ I (tt)
ND : 14/12/12
A./ Mục tiêu :
 1. Kiến thức: 
Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải các bài toán liên quan
 NB :- Biết hàm số và đồ thị của hàm số.
 TH :- Biết xác định 1 điểm trên mp toạ độ ; tính giá trị của hàm số .
 VD :- Biết xác định 1 điểm trên mp toạ độ ; tính giá trị của hàm số ; vẽ được đồ thị hàm số y=ax .
 2. Kĩ năng: 
Học sinh có kĩ năng giải các dạng toán ở chương I, II.
 3. Thái độ 
 	Thấy được ứng dụng của của toán học trong cuộc sống
B./ Chuẩn bị :
	- GV : Thước thẳng , phấn màu
	- HS : SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
	Phương pháp : Ôn tập , luyện tập
C./ Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định 
	2. KTBC – Kiểm tra vở của hs
	3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
a) Tìm x
b) 
- 2 học sinh lên bảng trình bày phần a, phần b
- Một số học sinh yếu không làm tắt, giáo viên hướng dẫn học sinh làm chi tiết từ đổi số thập phân phân số , , quy tắc tính.
- Học sinh đọc kĩ yêu cầu bài tập 3
- Giáo viên lưu ý: 
- 1 học sinh khá nêu cách giải
- 1 học sinh TB lên trình bày.
- Các học sinh khác nhận xét.
-GV : Nêu yêu cầu bài tập 4
- 1 học sinh nêu cách làm phần a, b sau đó 2 học sinh lên bảng trình bày.
- Giáo viên lưu ý phần b: Không lên tìm điểm khác mà xác định luôn O, A để vẽ đường thẳng. 
- Lưu ý đường thẳng y = 3
-GV: Nêu yêu cầu bài tập 5
- Yêu cầu học sinh làm chi tiết từng phép toán.
- Gọi 3 học sinh TB lên bảng làm 3 phần của câu a
- 2 học sinh khá làm phần b:
Giả sử A(2, 4) thuộc đồ thị hàm số y = 3x2-1
 4 = 3.22-1
 4 = 3.4 -1
 4 = 11 (vô lí)
 điều giả sử sai, do đó A không thuộc đôd thị hàm số.
Bài tập 2 :
a) 
b) 
Bài tập 3 : Tìm x, y biết
7x = 3y và x - y = 16
Vì 
Bài tập 4: Cho hàm số y = ax
a) Biết đồ thị hàm số qua A(1;2) tìm a
b) Vẽ đồ thị hàm số
Giải:
a) Vì đồ thị hàm số qua A(1; 2)
 2 = a.1 a = 2
 hàm số y = 2x
b) 
Bài tập 5: Cho hàm số y = 3x2 - 1
a) Tìm f(0); f(-3); f(1/3)
b) Điểm A(2; 4); B(-2; 11) điểm nào thuọc đồ thị hàm số trên.
HD:
a) f(0) = -1
b) A không thuộc
 B có thuộc
	4./ Củng cố :
-GV: Nhắc lại phương pháp giải các bài tập đã giải.
-GV : Khắc sâu những chỗ học sinh thường sai.
	5./ HDVN :
-Bài vừa học:
+Khắc sâu nội dung vừa ôn và cách giải các bài tập vừa giải.
+BTVN : Ôn tập các kiến thức đã học 
-Bài sắp học: Kiểm tra học kì I .

File đính kèm:

  • docTIET 36;37.doc
Giáo án liên quan