Giáo án Đại số 7 - Tiết 75: Đa thức một biến

Gv: Giới thiệu cho Hs cách sắp xếp đa thức một biến theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến.

Gv: Đưa ra ví dụ về đa thức một biến.

Gv: Gọi Hs 1 sắp xếp theo lũy thừa giảm của biến.

Gv: Gọi Hs 2 sắp xếp theo lũy thừa tăng của biến.

Gv: Giới thiệu chú ý.

Gv: Cho Hs làm ?3, ?4

Gv: Giới thiệu nhận xét

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Tiết 75: Đa thức một biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§7. ĐA THỨC MỘT BIẾN
NS: 16/03/2014	Tuần: 29
ND: 17 /03/2014	Tiết: 75
MỤC TIÊU :
Kiến thức : Nắm được đa thức một biến, cách sắp xếp đa thức, hệ số của đa thức.
Kĩ năng : Biết nhận dạng đa thức một biến, sắp xếp đa thức, tìm hệ số của đa thức.
Thái độ : Liên hệ đến đa thức nhiều biến.
CHUẨN BỊ :
GV : SGK, bảng phụ, phấn màu.
HS : SGK, xem bài học trước ở nhà.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Ổn định lớp : (1’)
Kiểm tra bài cũ : (5’)
Tính tổng hai đa thức sau: P = x2y + 5xy – 7 và Q = 7x2y – 5xy + 3x – 9 ?
3. Bài mới :
TG
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
12’
1. Đa thức một biến :
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.
A=7y2-3y+1/2 là đa thức của biến y.
B=2x5-3x+7x3+4x5+1/2 là đa thức của biến x.
Mỗi số được coi là đa thức một biến.
Kí hiệu: A(y), B(x)
Bậc của đa thức một biến (khác đa thức 0 , đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
Gv: Yêu cầu mỗi tổ viết đa thức một biến .
Tổ 1 viết đa thức của biến y.
Tổ 2 viết đa thức của biến x.
Gv: Nhận xét các đa thức của Hs .
Gv: Qua ví dụ trên vậy đa thức một biến là gì?
Gv: Giới thiệu kí hiệu.
Gv: Cho Hs làm ?1 , ?2
Gv: Qua ?2 bậc của đa thức một biến là gì?
Hs các tổ thực hiện.
Tổ 1: A=7y2-3y+1/2
Tổ 2: 
B=2x5-3x+7x3+4x5+1/2
Hs nghe nhận xét.
Là tổng của những đưn thức của cùng một biến.
Hs nghe giới thiệu.
Hs làm ?1 , ?2
Hs: Là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
10’
2. Sắp xếp một đa thức :
Ta thường sắp xếp các hạng tử của đa thức một biến theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến.
Vd : P(x)=6x+3-6x2+x3+2x4
P(x)=2x4+x3-6x2+6x+3
P(x)=3+6x-6x2+x3+2x4 
Chú ý: (SGK)
Nhận xét : (SGK)
Gv: Giới thiệu cho Hs cách sắp xếp đa thức một biến theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến. 
Gv: Đưa ra ví dụ về đa thức một biến.
Gv: Gọi Hs 1 sắp xếp theo lũy thừa giảm của biến.
Gv: Gọi Hs 2 sắp xếp theo lũy thừa tăng của biến.
Gv: Giới thiệu chú ý.
Gv: Cho Hs làm ?3, ?4
Gv: Giới thiệu nhận xét.
Hs nghe giới thiệu và ghi bài.
Hs quan sát ví dụ.
Hs sắp xếp theo lũy thừa giảm của biến
Hs sắp xếp theo lũy thừa tăng của biến.
Hs nghe giới thiệu.
Hs làm ?3 , ?4
Hs nghe giới thiệu.
8’
3. Hệ số :
Vd : P(x)=6x5+7x3-3x+1/2
Ta nói : 6 là hs của lth bậc 5, 7 là hs của lth bậc 3, -3 là hs của lth bậc 1, 1/2 là hs của lth bậc 0 (hs tự do). 
Vì bậc của P(x) bằng 5 nên hệ số của lũy thừa bậc 5 còn gọi là hs cao nhất.
Gv: Đưa ra ví dụ về đa thức một biến .
Gọi Hs tìm bậc của đa thức đó.
Gv: Hệ số của lũy thừa bậc 5 là bao nhiêu?
Gv: Giới thiệu đó chính là hệ số cao nhất.
Gv: Giới thiệu chú ý.
Hs quan sát đa thức .
Hs: Bậc của đa thức là 5.
Hs: Là 6.
Hs nghe giới thiệu và ghi bài.
Hs nghe giới thiệu.
4. Củng cố : (7’)
Gv : Yêu cầu Hs phát biểu: Đa thức một biến là gì? Bậc của đa thức một biến là gì?
Hs : Trả lời.
Gv: Cho Hs chơi trò chơi “thi về đích nhanh” (SGK, Tr 43).
Hs : Thực hiện chơi trò chơi “thi về đích nhanh”.
Dặn dò : (2’)
Về nhà học bài nắm vững đa thức 1 biến, bậc của đa thức 1 biến.
Làm bài tập 39, 40, 41, 42, 43 (SGK, trang 43).
Chuẩn bị §8. Cộng , trừ đa thức 1 biến.
Y Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTIET 75.doc
Giáo án liên quan