Giáo án Đại số 7 tiết 56 đến 64

 Tiết 61 :

CỘNG, TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: - Học sinh có thể thực hiện việc cộng, trừ đa thức một biến bằng nhiều cách khác nhau. Đặt các đơn thức đồng dạng trong cùng một cột để thực hiện phép tính.

 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng cộng, trừ đa thức một biến.

 - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. Chuẩn bị

 - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ .

 - Học sinh: Đồ dùng học tập, bảng nhóm, bút dạ.

 

doc15 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 tiết 56 đến 64, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/T36)
HS: Lấy ví dụ các đa thức
HS: Nêu khái niệm đa thức.
Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
HS: Ở đa thức x2 + y2 + xy thì x2 ; y2 ;xy là những hạng tử
HS: Lấy ví dụ về dâ thức. Chỉ các hạng tử.
HS: Mỗi đơn thức cũng là một đa thức
Hoạt động 3: 2. Thu gọn đa thức
GV: Đa thức là tổng của những đơn thức. Như vậy trong tổng có thể có các đơn thức đồng dạng do vậy ta phải thu gọn đa thức đó và cách thu gọn như ví dụ SGK
Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ SGK
Thế nào là thu gọn đa thức ?
Gọi 1HS lên bảng làm?2 (SGK/T37)
 HS dưới lớp làm vào vở
HS: Nghiên cứu ví dụ SGK
HS: Thu gọn đa thức là tính tổng các đơn thức đồng dạng trong đa thức đó.
1HS: Lên bảng làm ?2
Q = (5x2y + x2y) + (-3xy – xy + 5xy) + (-) + ()
Q = x2y + xy + 
Hoạt động 4: Bậc của đa thức
Cho đa thức M = x2y5 – xy4 + y6 + 1
Đa thức trên có thu gọn được nữa hay không?
Yêu cầu HS đọc nghiên cứu ví dụ (SGK/T37)
Hạng tử x2y5 có bậc là 7
Hạng tử -xy4 có bậc là 5
Hạng tử y6 có bậc là 6
Hạng tử 1 có bậc là 0
Ta thấy 7 là số lớn nhất và nó chính là bậc của đa thức.
Thế nào là bậc của đa thức ?
GV: Nêu chú ý (SGK/T38)
+ Số 0 được coi là đa thức không và nó không có bậc.
+ Khi tìm bậc của đa thức trước hết ta phải thu gọn đa thức đó.
Yêu cầu HS làm ?3 (SGK/T38)
Đa thức Q đã được thu gọn chưa?
Muốn tìm bậc của đa thức Q ta làm thế nào?
Gọi 1HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở
4. Củng cố:
HS: Đa thức trên là đa thức đã thu gọn.
HS: Đọc và nghiên cứu ví dụ (SGK/T37)
HS: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
HS: Đa thức Q chưa được thu gọn
HS: Ta phải thu gọn đa thức Q sau đó mới tìm bậc
HS: Lên bảng tìm bậc của đa thức trên.
Q = -3x5 - 
Q = - 
Bậc của đa thức Q là 4
Bài tập 24 (SGK/T38): Bảng phụ
Gọi HS đọc bài toán 
Yêu cầu 1HS lên bảng làm bài
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
Bài tập 25 (SGK/T38)
 Yêu cầu HS làm theo nhóm
Nhóm chẵn: a)
Nhóm lẻ: b)
GV: Nhận xét, chuẩn hoá và cho điểm.
1HS: Lên bảng làm bài tập 24
a) 5x + 8y là một đa thức
b) 10.12x + 15.10y
 = 120x + 150y là một đa thức.
Kết quả bài tập 25
a) Đa thức: 3x2 - x + 1 + 2x – x2
 = 2x2 - x + 1 + 2x 
Có bậc là 2
b) Đa thức: 
 3x2 + 7x3 – 3x3 + 6x3 – 3x2 = 13x3
Có bậc là 3
 	 5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Về nhà học thuộc định nghĩa đa thức, cách thu gọn đa thức và cách tìm bậc của đa thức.
	- Giải các bài tập 26 à 28 (SGK/T38). 
	 Bài 24 --> 28 (SBT/T13)
	HD: Bài tập 27 (SGK/T38).
	Để tính giá trị của một đa thức P tại x = 0,5 và y = 1, ta nên rút gọn P sau đó mới thay x = 0,5 và y = 1 vào đa thức vào rồi thực hiện phép tính.
	Đọc và xem trước bài cộng, trừ đa thức
	Giờ sau: Cộng, trừ đa thức 
Ngày soạn :15/ 03/2011 
Ngày giảng:17/03/2011 
Tiết 58 : 
 CỘNG, TRỪ ĐA THỨC
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: - Học sinh biết cộng, trừ đa thức
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán cộng, trừ hai hay nhiều đa thức.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, bảng nhóm, bút dạ.
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức: 	7B
	2. Kiểm tra
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Thế nào là một đa thức ? Cho ví dụ. Tìm bậc của đa thức đó ?
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Phát biểu định nghĩa đa thức.
Lấy ví dụ về đa thức. Tìm bậc của nó.
Hoạt động 2: 1. Cộng hai đa thức.
Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu VD (SGK/T39) cách cộng hai đa thức.
Để cộng hai đa thức ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm ?1(SGK/T39)
Bảng phụ: Cho hai đa thức
 M = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 
 N = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y 
Hãy tính M + N = ?
Gọi 1HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở
Yêu cầu HS nhận xét GV chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Nghiên cứu ví dụ (SGK/T39)
HS: Để cộng hai đa thức ta nhóm các đơn thức đồng dạng thành một nhóm rồi thực hiện phép cộng
1HS: Lên bảng tính M + N
M + N = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) + (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y)
 = (3xyz + xyz) + (-3x2 + 5x2) + (5xy – 5xy) – y + 3 – 1 
 = 4xyz + 2x2 – y + 2 
Hoạt động 3: 2. Trừ hai đa thức
Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu VD (SGK/T39) cách trừ hai đa thức.
Để trừ hai đa thức ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm ?2(SGK/T39)
Bảng phụ: Cho hai đa thức
 M = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1 
 N = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y 
Hãy tính M - N = ? và N – M = ?
 Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
HS1: M – N
HS2: N – M
Gọi HS nhận xét, sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Nghiên cứu ví dụ (SGK/T39)
HS: Để trừ hai đa thức ta phải bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các đơn thức đồng dạng thành một nhóm rồi thực hiện phép cộng, trừ
2HS: Lên bảng làm
+) M - N = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) - (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y)
 = 3xyz - 3x2 + 5xy – 1 – 5x2 – xyz + 5xy – 3 + y
 = (3xyz – xyz) + ( - 3x2 - 5x2) + (5xy + 5xy) + (-3 – 1) + y
 = 2xyz - 8x2 + 10xy + y – 4
+) N – M = -2xyz + 8x2 –10xy – y + 4
 4: Củng cố :
Bài tập 29 (SGK/T40)
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện cộng hai đa thức.
HS1: a)
HS2: b)
Gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá 
Bài tập 32 (SGK/T40)
GV: Hướng dẫn HS cách tìm hai đa thức P và Q
Yêu cầu HS làm theo nhóm
Nhóm chẵn: a)
Nhóm lẻ: b)
HS1: (x + y) + (x – y)
 = x + y + x – y = 2x
HS2: (x + y) - (x – y)
 = x + y - x + y = 2y
HS làm theo nhóm
Kết quả:
a) P + (x2 – 2y2) = x2 – y2 + 3y2 – 1 
 P = - (x2 – 2y2) + x2 – y2 + 3y2 – 1 
 = (-x2 + x2) + (2y2 – y2 + 3y2) – 1
 = 4y2 – 1
b) Q – (5x2 – xyz) = xy + 2x2 – 3xyz + 5
à Q = 7x2 – 4xyz + xy + 5
 	5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Về nhà ôn lại cách cộng, trừ đa thức.
	- Giải các bài tập 33 à 36 (SGK/T40, 41). 
	Bài 29 --> 31 (SBT/T13,14)	
	HD: Bài tập 36.
	Để tính giá trị của một đa thức tại giá trị cụ thể của biến, ta nên rút gọn sau đó mới thay vào rồi tính.
	Giờ sau: “ Luyện tập ”
Ngày soạn : 22/03/2011 
Ngày giảng: 24/03/2011 
Tiết 60 : 
 ĐA THỨC MỘT BIẾN
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: - Học sinh biết kí hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến. Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, bảng nhóm, bút dạ...
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức: 	7B:
	2. Kiểm tra bài cũ: 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Em hãy phát biểu khái niệm đa thức ? Lấy ví dụ.
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Nếu chúng ta xét tổng các đơn thức của cùng một biến thì ta sẽ có đa thức một biến. Để nghiên cứu kĩ chúng ta học bài hôm nay.
3. Bài mới:
HS: Phát biểu khái niệm đa thức.
HS: Lấy ví dụ
Hoạt động 2: 1. Đa thức một biến
Em hãy cho biết thế nào là đa thức một biến ?
GV: Lấy ví dụ về đa thức một biến.
A = 7y2 – 3y + 
B = 2x5 – 3x +7x3 + 4x5 + 
Em hãy cho biết đa thức một biến khác gì với đa thức?
Một số có được gọi là đa thức một biến không ?
GV: Để chỉ rõ A là đa thức biến y, B là đa thức biến x, người ta kí hiệu A(y), B(x),  Khi đó giá trị của đa thức A(y) tại y = -1 là A(-1) 
Gọi hai HS lên bảng thực hiện phép tính ở ?1
HS1: A(5) 
HS2: B(-2)
Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm ?1 sau đó nhận xét bài làm của bạn.
GV: Gọi HS nhận xét, sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
 Em hãy cho biết thế nào là bậc của đa thức ?
Yêu cầu HS đứng tại chỗ làm ?2. Tìm bậc của đa thức A(y) và B(x) ?
Vậy bậc của đa thức một biến là gì ?
HS: Phát biểu khái niệm đa thức một biến.
HS: Đa thức một biến là đa thức chỉ có một biến.
HS: Trả lời
Một số cũng được coi là đa thức một biến.
2HS: Lên bảng làm bài tập
HS1: A(5) = 7.52 – 3.5 + 
 = 175 – 15 + 
 = 160,5
HS2: 
B(x) = 2x5 – 3x +7x3 + 4x5 + 
 = 6x5 + 7x3 – 3x + 
B(-2) = 6.25 + 7.23 – 3.2 + 
B(-2) = 242,5
HS: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
+ Bậc của A(y) là 2
+ Bậc của B(x) là 5
HS: Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
Hoạt động 3: 2. Sắp xếp một đa thức.
GV: Giới thiệu tác dụng của việc sắp xếp một đa thức.
 Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ SGK.
 Để sắp xếp một đa thức ta có mấy cách ?
 Cho đa thức P(x) = 2x + 5x2 – 4 – x3 + 3x5.
Gọi 2 HS lên bảng sắp xếp đa thức trên 
HS1: Sắp xếp theo luỹ thừa giảm dần của biến 
HS2: Sắp xếp theo luỹ thừa tăng dần của biến
GV: Nêu chú ý SGK
Để sắp xếp các hạng tử của một đa thức, trước hết ta phải thu gọn đa thức đó.
Gọi 3 HS lên bảng làm ?3 và ?4. HS dưới lớp hoạt động theo nhóm làm vào bảng nhóm.
HS1: B(x)
HS2: Q(x)
HS3: R(x)
GV: Thu bảng nhóm của một số nhóm song trước và treo lên bảng.
 Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Nêu nhận xét SGK
ax2 + bx + c gọi là tam thức bậc hai
(a, b, c là các số thực cho trước, a khác 0)
GV: Nêu chú ý 
HS: Đọc và nghiên cứu ví dụ
HS: Để sắp xếp một đa thức ta có thể sắp xếp theo luỹ thừa tăng (hoặc giảm) của biến.
HS1:P(x)=-4 + 2x + 5x2 – x3 + 3x5
HS2:P(x)=3x5 – x3 +5x2 + 2x – 4 
3HS: Lên bảng sắp xếp các đa thức.
B(x) = 2x5 – 3x +7x3 + 4x5 + 
 = 6x5 + 7x3 – 3x + 
 = - 3x +7x3 + 6x5
Q(x) = 4x3 – 2x + 5x2 – 2x3 + 1 – 2x3
 = 5x2 – 2x + 1
R(x) = -x2 + 2x4 + 2x – 3x4 – 10 + x4
 = -x2 + 2x – 10 
Hoạt động 4: 3. Hệ số
Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK
Bảng phụ: Cho đa thức P(x) = 3x5 – x3 + 5x2 + 2x – 4 
Tìm hệ số, luỹ thừa của các biến, hệ số cao nhất ?
Yêu cầu HS làm theo nhóm bàn
GV: Nêu chú ý SGK
P(x) = 3x5 + 0x4 – x3 + 5x2 + 2x – 4
 4. Củng cố:
HS: Lên bảng làm bài tập
P(x) = 3x5 – x3 + 5x2 + 2x – 4
3 là hệ số của luỹ thừa bậc 5
-1 là hệ số của luỹ thừa bậc 3
5 là hệ số của luỹ thừa bậc 2
2 là hệ số của luỹ thừa bậc 1
-4 là hệ số tự do
3 là hệ số cao nhất
Gọi HS lên bảng làm bài tập 39 SGK. HS dưới lớp làm theo nhóm bàn
Bảng phụ: Bài tập 43 SGK.
Gọi 1HS đứng tại chỗ trả lời
GV: Chốt lại kiến thức toàn bài
HS: Lên bảng làm bài tập 39
Kết quả: 
a) P(x) = 6x5 – 4x3 + 9x2 – 2x +2
b)Các hệ số khác 0 của đa thứcP(x)
6; -4; 9; -2; 2
Kết quả:
a) 5 b) 1 c) 3 d) 0
 5. Hướng dẫn về nhà: 
	1. Về nhà ôn tập bài cũ, đọc trước bài mới.
	2. Giải các bài tập 40 à 43 SGK trang 43.
	HD: Bài tập 42
	P(x) = x2 – 6x + 9 = (x – 3).(x – 3)
	P(3) = (3 – 3).(3 – 3) = 0
	P(-3) = (-3 – 3).(- 3 – 3) = (-6).(-6) = 36
	 	Giờ sau: “ Cộng, trừ đa thức một biến “ 
Ngày soạ: 28/03/2011 
Ngày giảng:30/03/2011
Tiết 61 : 
CỘNG, TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: - Học sinh có thể thực hiện việc cộng, trừ đa thức một biến bằng nhiều cách khác nhau. Đặt các đơn thức đồng dạng trong cùng một cột để thực hiện phép tính.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng cộng, trừ đa thức một biến.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, bảng nhóm, bút dạ...
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Tổ chức: 	7B
Kiểm tra bài cũ: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 Em hãy cho biết khái niệm đa thức một biến ? Bậc của đa thức một biến? Lấy ví dụ về đa thức một biến.
HS1: Phát biểu khái niệm đa thức một biến. Bậc của đa thức một biến
Ví dụ: 
P(x) = 2x3 – 5x2 + 7x – 1
3. Bài mới: Hoạt động 2: 1. Cộng hai đa thức một biến
GV đưa ra bảng phụ Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ cách thực hiện phép cộng hai đa thức P(x) và Q(x) SGK.
GV: Qua ví dụ trên em hãy cho biết có mấy cách thực hiện phép cộng hai đa thức một biến ? Cách thực hiện của từng cách như thế nào ?
GV: Nhận xét và nêu cách thực hiện.
Bảng phụ: Cho hai đa thức sau:
P(x) = 2x4 – x – 2x3 + 1
Q(x) = 5x2 – x3 + 4x
Yêu cầu HS dưới lớp làm theo nhóm, nhóm nào làm song trước thì lên bảng làm lấy điểm
 Gọi 2 nhóm lên bảng làm theo hai cách khác nhau.
HS1: Cách 1
HS2: Cách 2
Gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Đọc cách thực hiện phép cộng hai đa thức SGK
HS: Qua ví dụ trên có hai cách thực hiện phép cộng hai đa thức một biến.
Cách 1: Nhóm các đơn thức đồng dạng rồi thực hiện phép cộng.
Cách 2: Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo luỹ thừa giảm (hoặc tăng) của biến, rồi đặt phép tính theo cột dọc tương tự như cộng các số (các đơn thức đồng dạng đặt cùng một cột)
HS: Làm bài theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày
Nhóm1 : Cách 1P(x) + Q(x) 
= (2x4 – x – 2x3 + 1) + (5x2 – x3 + 4x)
= 2x4 + (-2x3 – x3) + 5x2 + (-x + 4x) + 1
= 2x4 – 3x3 + 5x2 + 3x + 1
Nhóm 2: Cách 2
P(x) = 2x4 – 2x3 - x + 1
Q(x) = - x3 + 5x2 + 4x 
P(x) + Q(x) =2x4 – 3x3 +5x2 + 3x +1
Hoạt động 3: 2. Trừ hai đa thức một biến
GV đưa ra bảng phụ Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ cách thực hiện phép trừ hai đa thức P(x) và Q(x) SGK.
GV: Qua ví dụ trên em hãy cho biết có mấy cách thực hiện phép trừ hai đa thức một biến ? Cách thực hiện của từng cách như thế nào ?
GV: Nhận xét và nêu cách thực hiện.
Bảng phụ: Cho hai đa thức sau:
P(x) = 2x4 – x – 2x3 + 1
Q(x) = 5x2 – x3 + 4x
Yêu cầu HS dưới lớp làm theo nhóm, nhóm nào làm song trước thì lên bảng làm lấy điểm
Gọi 2 nhóm lên bảng làm theo hai cách khác nhau.
HS1: Cách 1
HS2: Cách 2
Gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Đọc cách thực hiện phép trừ hai đa thức SGK
HS: Qua ví dụ trên có hai cách thực hiện phép trừ hai đa thức một biến.
Cách 1: Nhóm các đơn thức đồng dạng rồi thực hiện phép trừ.
Cách 2: Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo luỹ thừa giảm (hoặc tăng) của biến, rồi đặt phép tính theo cột dọc tương tự như trừ các số (các đơn thức đồng dạng đặt cùng một cột)
HS: Làm bài theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày
Nhóm1 : Cách 1
P(x) + Q(x) 
= (2x4 – x – 2x3 + 1) - (5x2 – x3 + 4x)
= 2x4 – x – 2x3 + 1 – 5x2 + x3 – 4x 
= 2x4 + (-2x3 + x3) - 5x2 + (-x - 4x) + 1
= 2x4 – x3 - 5x2 - 5x + 1
Nhóm 2: Cách 2
P(x) = 2x4 – 2x3 - x + 1
Q(x) = - x3 + 5x2 + 4x 
P(x) - Q(x) =2x4 – x3 - 5x2 - 5x +1
Hoạt động 4: Chú ý
GV: Nêu chú ý SGK
Để cộng, trừ hai đa thức một biến, ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Thực hiện theo cách cộng, trừ đa thức đã học ở lớp mục 6 (bài cộng, trừ đa thức).
Cách 2: Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo luỹ thừa giảm (hoặc tăng) của biến, rồi đặt phép tính theo cột dọc tương tự như trừ các số (các đơn thức đồng dạng đặt cùng một cột).
HS: Ghi chú ý vào vở
4: Củng cố :
Cho HS hoạt động nhóm làm ?1
Bảng phụ: Cho hai đa thức: 
M(x) = x4 + 5x3 – x2 + x – 0,5
N(x) = 3x4 – 5x2 – x – 2,5
Gọi 2 HS lên bảng
HS1 thực hiện M(x) + N(x)
HS2 thực hiện M(x) – N(x)
 Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
 Em hãy nêu cách thực hiện phép cộng, trừ hai đa thức một biến
HS hoạt động theo nhóm bàn
HS1: 
M(x) + N(x) = (x4 + 5x3 – x2 + x – 0,5) + (3x4 – 5x2 – x – 2,5 )
= (x4 + 3x4) + 5x3 + (-x2 – 5x2) + (x – x) + (-0,5 – 2,5)
= 4x4 + 5x3 – 6x2 – 3
HS2:
M(x) = x4 + 5x3 – x2 + x – 0,5
N(x) = 3x4 – 5x2 – x – 2,5
M(x) – N(x) = -2x4 + 5x3 + 4x2 + 2x + 2
HS: Nêu cách cộng, trừ đa thức một biến
 5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Ôn tập lại cách cộng, trừ đa thức một biến
	- Làm các bài tập: 44 à 53 (SGK trang 45 – 46)
	HD: Thực hiện phép cộng, trừ đa thức một biến theo cách 2. Cộng, trừ theo cột dọc. 
	Bài tập 47 SGK
	P(x) = 2x4 – 2x3 - x + 1
	Q(x) = - x3 + 5x2 + 4x
	H(x) = - 2x4 + x2 + 5
 P(x) + Q(x) + H(x) = - 3x3 + 4x2 + 3x + 6
 P(x) - Q(x) - H(x) = 4x4 - x3 – 6x2 – 5x – 4
Ngày soạn : 4/04/2006
Ngày giảng: 6/04/2006
Tiết 63: 
 NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN
I. MỤC TIÊU:
	- Kiến thức: - Học sinh hiểu khái niệm của đa thức. Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không 
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức hay không.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ...
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:	7B:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Để tính giá trị của một đa thức tại một giá trị cho trước của biến ta làm như thế nào ?
GV: Tính giá trị của đa thức 
P(x) = x2 – x – 2. Tại x = 1 ; x = - 1 ; x = 0 .
GV: Nhận xét và cho điểm.
GV: Với x = -1 ta có P(x) = 0. Khi đó x = -1 được gọi là gì ? Chúng ta học bài hôm nay.
 3. Bài mới:
HS: Nêu cách tính giá trị của đa thức khi biết giá trị của biến.
Thay giá trị của biến vào đa thức rồi thực hiện phép tính.
HS: Lên bảng tính giá trị của đa thức P(x).
Thay x = 1 vào P(x) ta được:
P(1) = 12 – 1 – 2 = -2
Thay x = -1 vào P(x) ta được:
P(-1) = (-1)2 – (-1) – 2 = 1 + 1 – 2 = 0
Thay x = 0 và P(x) ta được:
P(0) = 0 – 0 – 2 = -2
Hoạt động 2: Nghiệm của đa thức một biến
GV: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu bài toán SGK.
GV: Em hãy cho biết công thức đổi độ F sang độ C ?
GV: Em hãy cho biết nước đóng băng ở bao nhiêu độ C ?
GV: Vậy nước đóng băng ở bao nhiêu độ F ?
GV: Từ bài toán trên, xét đa thức P(x) = x - 
GV: Em hãy cho biết giá trị của P(x) = 0 khi nào ?
GV: x = 32 gọi là nghiệm của đa thức P(x). Vậy thế nào là nghiệm của đa thức ?
GV: Em hãy cho biết nghiệm của đa thức
P(x) = x2 – x – 2 bằng bao nhiêu ?
GV: Để kiểm tra xem x = a có phải là nghiệm của đa thức P(x) không, ta làm như thế nào ?
HS: Đọc bài toán SGK
HS: Nêu công thức:
C = (F – 32)
HS: Nước đòng băng ở 00C
HS: Từ công thức C = (F – 32) ta có:
C = (F – 32) = 0à F – 32 = 0 à F = 32
Vậy nước đóng băng ở 320F
HS: P(x) = 0 khi x = 32.
HS: Đọc khái niệm nghiệm của đa thức.
Nếu x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó.
HS: Nghiệm của đa thức P(x) = x2 – x – 2 là x = -1
HS: Kiểm tra xem P(a) có băng 0 hay không.
Hoạt động 3: Ví dụ
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK
GV: Một đa thức có bao nhiêu nghiệm ?
GV: Nêu chú ý SGK
Một đa thức (khác đa thức không) có thể có 1 nghiệm, 2 nghiệm,  hoặc không có nghiệm.
Người ta đã chứng minh được số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá bậc của nó.
HS: Đọc nghiên cứu ví dụ SGK (5’)
HS: Trả lời về số nghiệm của một đa thức.
HS: Ghi chú ý SGK
 4: Củng cố:
GV: Cho HS làm ?1
GV: Để kiểm tra xem x = -2; x= 0; x = 2 có là nghiệm của đa thức x3 – 4x ta làm như thế nào ?
GV: Cho HS làm ?2
HS: Lên bảng làm ?1
- Thay x = -2 vào đa thức x3 – 4x ta được: (-2)3 – 4(-2) = -8 + 8 = 0 à x = -2 là nghiệm của đa thức.
- Thay x = 0 vào đa thức x3 – 4x ta được:
03 – 4.0 = 0 à x = 0 là nghiệm của đa thức.
- Thay x = 2 vào đa thức x3 – 4x ta được:
23 – 4.2 = 8 – 8 = 0 à x = 2 là nghiệm của đa thức.
 5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới
	- Làm bài tập: 54 à 56 SGK. Các bài tập trong SBT
Ngày soạn : 5/ 04/2006
Ngày giảng: 7/ 04/2006
Tiết 64: 
NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN
I. MỤC TIÊU:
	- Kiến thức: - Học sinh hiểu khái niệm của đa thức. Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không. Biết cách tìm nghiệm của một đa thức. 
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức hay không.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ...
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:	7B:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Để kiểm tra xem x = a có phải là nghiệm của đa thức P(x) không, ta làm như thế nào ?
GV: Em hãy kiểm tra xem 
x = có là nghiệm của đa thức P(x) = 2x + không ?
HS: Trả lời
Nếu x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó.
HS: Lên bảng làm bài tập
x = - là nghiệm của đa thức.
Hoạt động 2: Trò chơi toán học
GV: Phát cho HS phiếu học tập và hướng dẫn HS chơi trò chơi toán học như SGK
GV: Thu 10 phiếu của 10 HS nhanh nhất và chữa bài sau đó cho điểm.
GV: Nhắc lại cách kiểm tra xem x = a có là nghiệm của đa thức P(x) không.
HS: Ghi 2 số là nghiệm của P(x) vào phiếu học tập và nộp cho GV
x = -1; x = 0; x = 1 là nghiệm
Hoạt động 3: Bài tập luyện tập
Bài t

File đính kèm:

  • docChuong_IV_7_Da_thuc_mot_bien.doc