Giáo án Đại số 7 - Tiết 45: Đồ thị của hàm số y = ax (a khác 0)

Gv: Kiểm tra xem các điểm còn lại có nằm trên đường thẳng đó không?

Gv nhấn mạnh: Các điểm biểu diễn các cặp số của hàm số y = 2x cùng nằm trên một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Gv: Vậy đồ thị hàm số y = ax có dạng như thế nào?

Gv: Cho hs làm ?3

Gv: Cho Hs làm ?4

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Tiết 45: Đồ thị của hàm số y = ax (a khác 0), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§7. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax (a 0)
NS: 18/11/2013	Tuần: 16
ND: 26/11/2013	Tiết: 45
MỤC TIÊU :
Kiến thức : Hs hiểu được khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax (a 0).
Kĩ năng : Hs thấy được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiển và trong nghiên cứu của hàm số.
Thái độ : Vẽ chính xác đồ thị của hàm số y= ax.
CHUẨN BỊ :
GV : SGK, phấn màu, thước thẳng.
HS : SGK, xem bài học trước ở nhà.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Ổn định lớp : (1’)
Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
TG
ND
HĐGV
HĐHS
12’
1. Đồ thị của hàm số 
Đồ thị của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng tọa độ.
Vd1 : Đths y=f(x) đã cho gồm 5 điểm M, N, P, Q, R
Gv: Cho Hs làm ?1
Gv: Gọi Hs 1 làm câu a.
Gọi Hs 2 làm câu b.
Gv: Gọi tên các điểm lần lượt là M, N, P, Q, R. Tập hợp các điểm biểu diễn các cặp số như thế gọi là đồ thị của hàm số y=f(x)
Vậy thế nào là đồ thị của hàm số y=f(x) ?
Gv: Giới thiệu ví dụ 1 như Sgk cho Hs tự nghiên cứu.
Hs: a/ {(-2;3) ; (-1;2) ; (0;-1); (0,5;1) ; (1,5;-2) }
b/
Hs: Đồ thị của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mptđ.
Hs nghiên cứu ví dụ 1.
20’
2. Đồ thị của hàm số y=ax (a0):
Đồ thị của hàm số y=ax(a0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
Nhận xét:
Đồ thị của hàm số y=ax(a0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ nên khi vẽ ta cần xác định thêm một điểm thuộc đồ thị
Vd2 : Vẽ đồ thị của hàm số y=-1,5x
Cho x=2y=-3 ; A(2;-3)
Đường thẳng OA là đồ thị hàm số y=-1,5x
Gv: xét hàm số y = 2x có dạng y = ax với a = 2 .
Hàm số này có bao nhiêu cặp số (x;y)?
Chính vì thế ta không thể liệt kê hết được các cặp số của hàm số.
Gv: Cho Hs hoạt động nhóm làm ?2 
Gv: Gọi đai diện một nhóm lên trình bày.
Gv: Kiểm tra xem các điểm còn lại có nằm trên đường thẳng đó không?
Gv nhấn mạnh: Các điểm biểu diễn các cặp số của hàm số y = 2x cùng nằm trên một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Gv: Vậy đồ thị hàm số y = ax có dạng như thế nào?
Gv: Cho hs làm ?3
Gv: Cho Hs làm ?4
Gv giới thiệu nhận xét như Sgk.
Gv: Cho Hs nghiên cứu ví dụ 2 .
Hs xét hàm số y = 2x.
Có vô số cặp số x;y.
a) { (-2;-4) ; (-1;-2) ; (0;0) ; (1;2) ; (2;4) }
bc)
Các điểm còn lại có nằm trên đường thẳng.
Hs nghe giới thiệu.
Là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Hs : Ta cần biết hai điểm.
Hs: a/ A ( 2;1)
b/
 Hs nghe giới thiệu
Hs nghiên cứu ví dụ 2.
	4. Củng cố : (10’)
Gv : Cho Hs phát biểu ĐN đồ thị hàm số và đồ thị hàm số y = ax ((a 0).
Hs : Trả lời.
Gv : Cho Hs làm bài tập 39 (SGK, Tr 71).
Hs : Thực hiện bài tập theo yêu cầu.
Dặn dò : (2’)
- Về nhà học ĐN đồ thị hàm số và đồ thị hàm số y = ax ((a 0).
- Làm bài tập 40, 41 (SGK, trang 71, 72).
- Chuẩn bị luyện tập (SGK, Tr 72, 73).
Y Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTIET 45.doc